Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế
xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn được coi là nhu cầu
cao cấp, thậm chí ở nhiều nước phát triển nó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi
người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới
xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành quốc tế diễn
ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các quốc gia dùng mọi biện pháp để giành
lấy lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch.
Việt Nam mới bước đầu tham gia vào lĩnh vực này, đã góp phần quan trọng vào
việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh thu
hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam nói chung còn yếu so với nhiều đối thủ cạnh
tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHDLQT về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh
tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có
kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động
marketing, quảng bá, tiếp thị ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp
LHDLQT của Việt Nam còn hạn chế.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng chủ đạo hiện nay,
đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO từ tháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực LHDLQT để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp
thiết. Việt Nam nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu
một chiến lược cạnh tranh linh họat phù hợp sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với
các đối thủ cạnh tranh và sẽ bị loại khỏi sân chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu
hút khách quốc tế.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
*****
Họ và tên: Nguyễn Tiến Lực
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Mã số: 6 2 3 1 0 7 0 1
“NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Giáo viên hướng dẫn : PGS, TS: Vũ Sĩ Tuấn
Học viên: Nguyễn Tiến Lực
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
MỤC LỤC
Phần mở đầu Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Đối tượng & Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................
6. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. ..
7. Kết cấu của Luận văn. ........................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1 . Tổng quan về lữ hành du lịch quốc tế. ..................................................... 7
1.1.1. Một số khái niệm. .....................................................................................
1.1.2. Vai trò của lữ hành du lịch quốc tế. ..................................................... ....
1.1.3. Một số loại hình du lịch phục vụ cho phát triển lữ hành du lịch quốc tế.
1.1.4. Tình hình phát triển Lữ hành du lịch quốc tế trên thế giới và khu vực.
1.1.5. Những cơ hội và thách thức của lữ hành du lịch quốc tế khi hội nhập.
1.2 Cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế. ............... 20
1.2.1. Khái niệm về Cạnh tranh ...................................................................... ....
1.2.2. Khái niệm Năng lực cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
lữ hành du lịch Quốc tế. .......................................................................
1.3. Kinh nghiệm nâng cao cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của một số
quốc gia trên thế giới ......................................................................................... 24
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................
1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................................
1.3.3. Kinh nghiệm của Campuchia ....................................................................
1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore ......................................................................
1.3.5. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra .............................................. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
2.1. Hoạt động lữ hành du lịch quốc tế ở Việt Nam......................................... 28
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của lữ hành du lịch quốc tế ................. ........
2.1.2. Hoat động lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam gần đây.................... ...
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh trong lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam ......... 30
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam.
2.2.1. Môi trường kinh doanh của lữ hành du lịch quốc tế ............................ 31
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch và lữ hành du lịch quốc tế ............. ..... 35
2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế........................................ 38
2.2.4. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá và Marketing trong lĩnh vực lữ hành du
lịch quốc tế của Việt Nam. ................................................................... 41
2.2.5. Nguồn nhân lực lữ hành du lịch quốc tế .............................................. 45
2.2.6. Vốn, công nghệ trong lữ hành du lịch quốc tế...................................... 48
2.2.7. Trình độ tổ chức, quản lý trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế ........ 49
2.2.8. Giá cả đối với lữ hành du lịch quốc tế................................................. 50
2.2.9. Sự sẵn sàng phối hợp của các thành phần chủ đạo trong Tour du lịch....
2.2.10. Nguồn lực tự nhiên và văn hoá............................................................. 53
2.2.11. Vấn đề nhận thức và ưu tiên phát triển lữ hành du lịch quốc tế ........... 56
2.3. Đánh giá Năng lực cạnh tranh Lữ hành du lịch Quốc tế của Việt Nam 58
2.3.1 . Ưu điểm ............................................................................................... 65
2.3.2 . Hạn chế ................................................................................................ 66
2.3.3 . Cơ hội ...................................................................................................67
2.3.4 . Thách thức ............................................................................................68
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ
hành du lịch quốc tế. ........................................................................................... 70
3.1.1. Định hướng nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế.......... 72
3.2.1. Giải pháp vĩ mô .....................................................................................72
3.2.2. Giải pháp vi mô..................................................................................... 80
Kết Luận ............................................................................................................ 85
Tài liệu Tham khảo
Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Bộ VHTT & DL Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch
LHDLQT Lữ hành du lịch quốc tế
NLCT Năng lực cạnh tranh
TCDL Tổng cục Du lịch
TTCI Travel & Tourism Competitiveness Index
WEF World Economic Forum
Danh mục các bảng hình vẽ, đồ thị
Sô hiệu Nội dung Trang
Bảng 1.2 Triển vọng Du lịch 2020: Dự báo du lịch thế giới theo khu vực 17
Bảng 2.1 Số lượng khách quốc tế đến Việt nam 1999- 2008 29
Bảng 2.2 Thu nhập trong du lịch 2000 - 2008 31
Bảng 2.3 Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế 35
Bảng 2.4 Số lượng các cơ sở lưu trú 35
Bảng 2.5 Một vài chỉ số TTCI 2009 của các quốc gia trong khu vực 45
Bảng 2.6 Biểu giá so sánh một số chương trình tham quan ngắn ngày 50
Bảng 2.7 Một vài chỉ số TTCI 2009 có liên quan tới giá cả 51
Bảng 2.8 So sánh một vài chỉ tiêu về Nguồn lực tự nhiên & văn hoá của VN 54
Bảng 2.9 So sánh một vài chỉ tiêu liên quan tới nhận thức và ưu tiên du lịch 56
Bảng 2.10 Xếp hạng TTCI của Việt nam 2007 - 2009 58
Bảng 2.11 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực 59
Bảng 2.12 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Hành lang Pháp lý
60
Bảng 2.13 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng
63
Bảng 2.14 Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nước trong khu vực –
Chỉ số Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực
64
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế
xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn được coi là nhu cầu
cao cấp, thậm chí ở nhiều nước phát triển nó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi
người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới
xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành quốc tế diễn
ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các quốc gia dùng mọi biện pháp để giành
lấy lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch.
Việt Nam mới bước đầu tham gia vào lĩnh vực này, đã góp phần quan trọng vào
việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh thu
hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam nói chung còn yếu so với nhiều đối thủ cạnh
tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHDLQT về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh
tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có
kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động
marketing, quảng bá, tiếp thị ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp
LHDLQT của Việt Nam còn hạn chế.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng chủ đạo hiện nay,
đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO từ tháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực LHDLQT để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp
thiết. Việt Nam nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu
một chiến lược cạnh tranh linh họat phù hợp sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với
các đối thủ cạnh tranh và sẽ bị loại khỏi sân chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu
hút khách quốc tế.
4
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đặc điểm, hiện trạng cạnh tranh lữ hành du
lịch quốc tế ở Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cạnh tranh lữ hành du
lịch quốc tế là điều cần thiết giúp cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển lên một
tầm cao mới. Chính do vậy, tôi đã chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch
quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
2.1. Trên thế giới:
Thời gian gần đây, khá nhiều học giả nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh trong du lịch, kể cả năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật có thể kể tới như: “
Tourism, competitive and societal prosperity” (1999), “The competitive destination: a
sustainable tourism perspective” (2003) của G.I Crouch &J.R.Brent Ritchie; “Tourism,
Technology and Competitive Strategies” (1993) của Auliana Poon; “ Destination
Competitive: Determinants and Indicators” (2003) của Dwyer Larry & Chulwon Kim
..... Tuy nhiên, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT là vấn đề phức
tạp, nên có nhiều quan điểm khác nhau. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World
Travel & Tourism Council – WTTC) cũng đã có những công trình nghiên cứu, đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của các nước trên thế giới. Bắt đầu từ năm
2007, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã nghiên cứu và đưa ra bảng xếp hạng năng
lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI (Travel& Tourism Competitiveness Index) của
hơn 100 nước trên thế giới. Chúng tôi sẽ dựa trên kết quả TTCI 2009 này để phân tích,
đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực lữ hành quốc
tế nói riêng.
2.2. Trong nước:
Những công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành tại
Việt Nam chưa xuất hiện nhiều. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của
5
Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng
đề tài „Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch’, trong đó tập
trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của
quá trình tự do hoá ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Năm 2007, Vụ Lữ
hành du lịch - Tổng cục du lịch Việt nam cũng cho ra mắt đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh lữ hành quốc tế của Việt nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế”. Như vậy, cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu nào chuyên về
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng như LHDLQT tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt
Nam để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực lữ hành du lịch,
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế; Phân tích,
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế; Đưa ra
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tăng cường vị thế
của lữ hành du lịch quốc tế trên thị trường để thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội
nhập quốc tế.
5. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam so với các nước là đối thủ
cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc trong việc thu hút khách quốc
tế Inbound, không nghiên cứu năng lực cạnh tranh đưa khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài (Outbound Tourism) và du lịch của người trong nước (Internal Tourism).
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách về du lịch nói chung và lữ hành nói
riêng từ năm 1990, với nhấn mạnh chủ yếu từ năm 2000 đến nay và khảo sát, điều tra
6
thực trạng hoạt động lữ hành du lịch quốc tế và năng lực cạnh tranh thu hút khách quốc
tế của các doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế được cấp phép trước 01/07/2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, phỏng vấn và thu thập thông tin; Phương pháp
phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp dự báo
và chuyên gia...
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Lữ hành du lịch quốc tế và Năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực Lữ hành du lịch Quốc tế.
Chương 2: Thực trạng Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Lữ hành du lịch quốc
tế của Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Lữ hành du
lịch Quốc tế của Việt Nam.
7
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về Lữ hành du lịch Quốc Tế
1.1.1. Một số khái niệm
Du lịch xuất phát từ việc đi lại, di chuyển của con người từ nơi này sang nơi
khác ( travel). Những người đi lại, di chuyển với nhiều mục đích khác nhau được gọi là
khách lữ hành hay lữ khách ( traveller). Do phạm vi và góc độ nghiên cứu đa dạng,
khái niệm du lịch được đề cập đến một cách khác nhau:
Trên góc độ Người đi du lịch thì du lịch là hoạt động của con người thoát
khỏi nơi cư trú tới những vùng khác với những nguyên cớ khác nhau, ngoài mục đích
cư trú và để tiêu tiền chứ không phải để kiếm tiền ( Nhà kinh tế Áo jozep Stander). Họ
coi du lịch là một sinh hoạt bao gồm mọi việc từ dự trù chuyến đi, di chuyển đến nơi,
lưu trú, trở về và hồi tưởng lại sau đó.
Dưới góc độ những người kinh doanh du lịch thì Du lịch là tổng hợp những
mối quan hệ và những hiện tượng phát sinh trong những cuộc hành trình và lưu trú của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, nếu việc lưu trú đó không trở thành nơi cư
trú (định nghĩa của Husicker và Kraff). Các nhà kinh doanh xem ngành du lịch là một
cơ hội để kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho du
khách.
Đối với Chính phủ tại địa bàn du lịch: các giới chức chính phủ xem du lịch
chủ yếu như một hoạt động kinh tế có thể đem lại thu nhập cho dân chúng, ngoại tệ cho
quốc gia và tiền thuế cho ngân sách.
Dân chúng địa phương: thường xem du lịch là một cơ hội tạo việc làm và
giao lưu văn hoá. Một điều cần lưu tâm đó là hậu quả của sự giao tiếp giữa một số
8
lượng lớn khách du lịch quốc tế với người dân địa phương. Hậu quả này có thể có lợi,
nhưng cũng có thể gây nguy hại cho cả hai.
Trên cơ sở tổng quát, Tổ chức du lịch quốc tế (WTO – World Tourism
Organization) cũng đưa ra khái niệm cụ thể và chi tiết về du lịch nhằm làm cơ sở cho
việc thống kê đánh giá về du lịch quốc tế. Những khái niệm này được Liên hợp quốc
công nhận như sau:
“Du khách quốc tế”: là người lưu trú ít nhất một đêm, nhưng không vượt quá
một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú; du khách có thể đến vì nhiều
lý do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến.
“Du khách trong nước”: là người đang sống trong một quốc gia, không kể
quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó, khác nơi thường trú, trong một
thời gian ít nhất 24 giờ và không vượt quá một năm với mục đích khác hơn là làm việc
để lĩnh lương ở nơi đến.
Ngoài ra các thuật ngữ sau cũng được Hội đồng Thống kê Liên hợp Quốc công
nhận ngày 14/03/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất việc soạn thống kê du lịch:
Du lịch quốc tế (International Tourism): Gồm hai bộ phận:
- “Inbound Tourism”: gồm những người từ nước ngoài đến thăm một quốc gia
khác nơi họ cư trú. Đây là đối tượng du khách chính mà chúng ta muốn thu hút họ tới
với đất nước chúng ta để thu thêm được nhiều ngoại tệ cho quốc gia, nâng cao thu nhập
của người dân, cũng như góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch.
- “Outbound Tourism”: gồm những người đang sống trong một quốc gia đi
viếng thăm nước ngoài.
Du lịch của người trong nước (Internal Tourism): gồm những người đang
sống trong một quốc gia đi viếng thăm trong nước.
Du lịch nội địa (Domesic Tourism): gồm Inbound & Internal tourism.
9
Lữ hành xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động du lịch, thì việc định
nghĩa hoạt động lữ hành, cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là việc cần thiết.
Tuy nhiên ở đây có hai cách tiếp cận về lữ hành và du lịch.
Cách tiếp cận thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả
những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự
di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm
yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả hoạt động lữ hành là du lịch. Tại các nước
phát triển, đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “ lữ hành” và “ du lịch” (Travel
and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “ Du lịch”. Vì vậy, người ta có thể sử
dụng thuật ngữ “ lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác
có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch. Với cách tiếp cận lữ hành này cho
phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn.
Cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp. Để phân biệt hoạt động
kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà
hàng, vui chơi giải trí ... người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm
những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là
định nghĩa về lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ năm 2006: “ lữ hành
là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch
cho khách du lịch”.
Trong vấn đề nghiên cứu chúng ta phải hiểu lữ hành theo nghĩa rộng, chứ
không hẳn chỉ bó hẹp trong phạm vi thuần tuý lữ hành là việc kinh doanh chương trình
du lịch được, hơn nữa chúng ta cũng giới hạn việc nghiên cứu khách du lịch quốc tế
vào Việt Nam ( Inbound Tourism). Như vậy, lữ hành quốc tế bao gồm các hoạt động đi
lại và các hoạt động khác có liên quan tới chuyến đi của khách du lịch quốc tế vào Việt
Nam.
1.1.2. Vai trò của lữ hành du lịch quốc tế
10
Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các
khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận
thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân càng