Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Say mê trên hành trình tìm kiếm “hạt ngọc” ẩn chứa trong mỗi con người, Nguyễn Minh Châu đã yêu thương và tin tưởng, lặng lẽ và sẻ chia, thấu hiểu và dâng tặng đời bao tặng phẩm quý giá. Đó là những trang viết vừa giàu chất văn, chất thơ ở tình người cao đẹp vừa nồng mặn xót xa ở những dòng cảm nhận về cuộc sống đời thường nhiều bộn bề trăn trở. Trước 1975, người đọc đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính những tác phẩm ghi nhận sinh động bức tranh về hiện thực cuộc sống và chiến đấu của quân dân Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước hào hùng

pdf134 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6429 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ HUỆ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, người viết đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người. Người viết xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Thị Văn – Giảng viên chính khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, TS Nguyễn Thị Anh Thảo – Giảng viên chính khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng SĐH Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn luận văn. Xin cảm ơn BGH, thầy cô giáo Trường THPT Long Kiến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác để người viết hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Xin cảm ơn Cha Mẹ, chồng, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Người viết xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 Người viết Đoàn Thị Huệ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Say mê trên hành trình tìm kiếm “hạt ngọc” ẩn chứa trong mỗi con người, Nguyễn Minh Châu đã yêu thương và tin tưởng, lặng lẽ và sẻ chia, thấu hiểu và dâng tặng đời bao tặng phẩm quý giá. Đó là những trang viết vừa giàu chất văn, chất thơ ở tình người cao đẹp vừa nồng mặn xót xa ở những dòng cảm nhận về cuộc sống đời thường nhiều bộn bề trăn trở. Trước 1975, người đọc đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người línhnhững tác phẩm ghi nhận sinh động bức tranh về hiện thực cuộc sống và chiến đấu của quân dân Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước hào hùng. Sau 1975, nhất là sau công cuộc đổi mới đất nước, với Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông một lần nữa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc. Và mọi người đã nghĩ nhiều đến Nguyễn Minh Châu hơn với tư cách “nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khát khao đổi mới văn học” [48;tr 5], là một trong “những người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất.” [52; tr 256] Từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương nhưng tác phẩm Nguyễn Minh Châu vẫn không hề đứt đoạn trong cảm hứng sáng tạo, trong việc thể hiện tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Nhà văn đã nhận chân được ở đây một gương mặt thật của hậu phương nhưng vẫn tiếp tục là chiến trường trong cuộc sống đời thường không khói súng. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một sự tiếp nối và cách tân khác đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định cái riêng, cái đặc sắc của trang sáng tác Nguyễn Minh Châu. Đó là sự tiếp nối và cách tân chính trong nghệ thuật kể chuyện, trong “cái duyên kể chuyện” của tác giả. 1.2 Có thể nói, so với những sáng tác ở thể loại tiểu thuyết, thì mảng truyện ngắn và bút ký của Nguyễn Minh Châu được các nhà nghiên cứu chú ý muộn hơn. Nhưng không vì thế mà thành tựu của những trang viết sau này của tác giả mất đi sự quan tâm, ưu ái và đánh giá cao của bạn đọc. Ngược lại, có nhà nghiên cứu còn nhận diện được ở đây sự hiện thân đầy đủ cho quá trình sống còn của trang viết nhà văn “Nguyễn Minh Châu viết nhiều tiểu thuyết. Từ Cửa sông đến Mảnh đất tình yêu, tất cả 8 cuốn (). Nhưng cái mà nhà văn để lại cho đời không phải là những tác phẩm dài hơi ấy mà là dăm ba truyện ngắn in rải rác trên báo chí, trong các tập truyện cuối đời của anh.” [38; tr 346]. Riêng Nguyễn Minh Châu cũng đã một lần nói rõ sự tâm đắc của mình đối với thể loại sáng tác này “có thể viết một truyện vừa hay một truyện dài nhưng tôi lại đem cô đúc tất cả vào trong một truyện ngắn vì tôi không thích viết dài.” [38; tr 306] và cũng đã từng ngậm ngùi mà hạnh phúc tự đánh giá “Mình viết văn, cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại vài cái truyện ngắn.” [38; tr 259] Khi xét ở phương diện nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm, thì những sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn có những đặc trưng riêng rất đáng được khảo sát và tìm hiểu. Đó là đặc trưng ở sự hạn định của câu chữ, sự lựa chọn đề tài, tạo tình huống truyện, kết cấu trần thuật Những điều này vừa quy định cũng vừa được thể hiện một cách sinh động, cụ thể qua việc chọn điểm nhìn, xác định chủ thể trần thuật, tổ chức, sắp xếp các sự kiện, tình tiết câu chuyện cũng như việc lựa chọn dạng lời văn với giọng điệu trần thuật phù hợp. Đây chính là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên cái riêng, cái độc đáo của nghệ thuật trần thuật của tác giả. 1.3 Đa dạng ở lĩnh vực sáng tác (tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình tiểu luận), phong phú ở tầng vỉa ý nghĩa trên từng trang viết, sáng tác Nguyễn Minh Châu cả trước và sau 1975, đặc biệt là những năm cuối thập niên 80, luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu là một cách nhìn, một tiếng nói, một suy nghĩ, một cảm nhận riêng của người viết xoay quanh vấn đề con người và tác phẩm của nhà văn. Trong những bài viết đó, ít nhiều các vấn đề về điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong sáng tác Nguyễn Minh Châu đã được đề cập và lý giải. Nhưng thật sự chưa có công trình khoa học nào lấy việc tìm hiểu về “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” làm đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Với tất cả những lý do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi trước, người viết mong trong giới hạn nhất định, đề tài mà luận văn đã chọn - “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” sẽ là cơ hội để người viết tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật làm nên nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên tinh thần khoa học và toàn diện nhất có thể, để từ đó hướng đến một cách hiểu và cách lý giải thuyết phục về cái hay, cái độc đáo và hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là dưới góc độ thi pháp trần thuật. Hy vọng việc tìm hiểu tính nghệ thuật trong “cái duyên kể chuyện” của Nguyễn Minh Châu là một đóng góp của người viết trong việc làm đầy đặn hơn chân dung của một tài năng lớn về văn học nghệ thuật của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề: Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu thì “từ truyện ngắn đầu tiên Sau một buổi tập in trên Văn nghệ quân đội số 10/1960 đến truyện ngắn cuối cùng Phiên chợ Giát và những ghi chép Ngồi buồi viết mà chơi hoàn thành trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh thì Nguyễn Minh Châu đã có 29 năm cầm bút với 13 tập văn xuôi và 1 tập tiểu luận phê bình” [48; tr 13]. Thành tựu đó thể hiện rõ quá trình lao động không mệt mỏi của nhà văn trong nỗ lực vươn tới những tác phẩm có khả năng chuyển tải được những vấn đề bức xúc thuộc về tầng tâm của cuộc sống con người ngày ấy và hôm nay. Xoay quanh vấn đề về Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông, đặc biệt ở mảng truyện ngắn, đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học gắn liền với nhiều tên tuổi lớn như: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Long, Huỳnh Như Phương, Trịnh Thu Tuyết, Tôn Phương Lan, Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm, một suy nghĩ và một cảm nhận riêng. Trong giới hạn nhất định, người viết tập trung vào các ý kiến nổi bật trong bài viết có liên quan đến mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã chọn. 2.1 Những nhận xét về cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Ngay từ rất sớm, khi tiếp xúc những sáng tác thuộc giai đoạn đầu của Nguyễn Minh Châu, trên báo Văn nghệ số 364 - năm 1970 các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá đã đưa ra nhận định “Chưa có thành tựu nào thật tài hoa, xuất sắc. Nhưng bước đi của anh – dù sao cũng đã 10 năm rồi, nói chung là chắc chắn. Từ những bút ký, truyện ngắn đến Cửa sông, anh cứ tiến dần từng bước rõ ràng về con đường mình đi, với thái độ cần cù, thận trọng của một con người không chủ quan, tự mãn.” [38; tr 27]. Sau 1975, tiếp tục tự khẳng định mình qua loạt tác phẩm ra đời sau đó, Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn đã không ngừng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Điển hình nhất phải kể đến Hội thảo “Trao đổi về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm gần đây” do Tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 năm 1985. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ nhiều phương diện khác nhau, có người đã lên tiếng khẳng định và ủng hộ những dấu hiện tích cực trong bước đường cách tân nghệ thuật của nhà văn. Phan Cự Đệ đã đưa ra nhận xét khái quát về hai giai đoạn sác tác của Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc của ta. (). Truyện ngắn của ta sau bảy năm có một bước phát triển mới, ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng cao hơn. Truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu cũng có những ưu điểm ấy. Nó không dừng lại ở trực giác mà đi sâu vào tâm lý tiềm thức. Nguyễn Minh Châu muốn đóng góp vào sự thức tỉnh con người từ phần sâu kín bên trong của bạn đọc.” [38;tr 292]. Cùng với Phan Cự Đệ thì Tô Hoài và Xuân Thiều đồng cảm nhận được nét cộng hưởng đáng quý giữa con người thật và câu chuyện hiện diện trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Tô Hoài khẳng định: “Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” [38;tr 295]. Xuân Thiều khi làm cuộc đối sánh trang sách và trang đời của nhà văn, cũng đã không quá lời khi khẳng định: “Nguyễn Minh Châu có thiên hướng tìm cái đẹp trong đời sống bình thường, những con người bình thường ngay từ lúc cầm bút viết văn. (). Nguyễn Minh Châu sống như thế nào thì những trang sách của anh thể hiện như thế ấy, bản lĩnh ngòi bút của anh được khẳng định. [38;tr 396]. Riêng với Lê Lựu, tác giả của một Thời xa vắng thì cái tài văn của Nguyễn Minh Châu xét đến cùng được quy lại hai điều đáng kể: “Điều thứ nhất: anh là một trong những nhà văn duy trì sự tìm tòi, góp phần làm cho văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn. Điều thứ hai là anh nhìn đâu cũng ra truyện ngắn. Đến gần đây sự thể hiện của Nguyễn Minh Châu đã thành công. Trước đây, nếu như truyện Giao thừa còn ương thì nay truyện của anh đã chín.” [38; tr 298-299]. Tiếp tục nhìn nhận giá trị về tư tưởng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Phong Lê cũng đã chỉ ra tính “không dễ hiểu ”, tính “đa thanh phức điệu” của truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong sự cảm nhận của độc giả “Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không dễ hiểu. (). Trong truyện của anh, mọi cái đã vỡ ra tạo nên những khoảng trống, phải nghi ngờ, phải nghĩ”. [38; tr 299]. Và tác giả bài viết cũng chỉ ra rằng cái khoảng trống ấy đã được lấp dần bởi tài năng sáng tạo của Nguyễn Minh Châu khi mà “Nguyễn Minh Châu dần tạo ra một thế giới nghệ thuật của anh: cái quyết định không phải ở đề tài (). Trên chặng đường đi tìm, Nguyễn Minh Châu đào sâu vào tầng tâm, tham gia vào cuộc đấu tranh giữa các xấu và cái tốt. Trong cái mấp mé hằng ngày, giữa cái xấu và cái tốt, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giúp níu chúng ta lại.” [38; tr 299]. Nguyễn Kiên cũng góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị tích cực mang tính định hướng mở đường của truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những tác phẩm ra đời ở giai đoạn sau. Tác giả viết: “Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu phù hợp với nhu cầu phát triển chung. Nó vượt ra một cái gì gọi là chuyện riêng của Nguyễn Minh Châu. Sáng tác của anh để chúng ta bàn bạc được nhiền vấn đề lớn hơn” [38; tr 300]. Nhìn chung thì nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng ủng hộ sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu, khẳng định một tài năng đã được định hình và càng dần về sau càng vươn tới độ chín cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn lo ngại về sự tự bứt mình sang một cương thổ sáng tạo mới của nhà văn. Phong Lê khi khẳng định văn tài của Nguyễn Minh Châu cũng đã chỉ ra những điều khó hiểu trong tác phẩm “Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không dễ hiểu. Tôi cũng có lúc nghi ngờ cả sự hiểu của chính mình. Đọc Khách ở quê ra, tôi khó khăn tự hỏi rồi phải liệt kê ra một loạt ý tưởng của truyện nhưng rốt cuộc vẫn không biết đâu là vấn đề của truyện.” [38; tr 299] Và Bùi Hiển, ông đánh giá cao bước tiến trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở “ý nghĩa rõ, thái độ dứt khoát, nội dung ấy lại được phục vụ bằng những tình tiết khá đắt và tập trung, những chi tiết độc đáo, sắc sảo” nhưng đồng thời cũng tỏ ra quan ngại khi cho rằng “Về một số truyện ngắn khác nữa, trong đó anh đẩy sự tìm tòi khám phá về nội tâm, về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa hẳn là sâu sắc hơn. Đặc biệt tôi nghĩ đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Khách ở quê ra [38;tr 291]. Cùng đề cập đến phần “không dễ hiểu” của truyện ngắn Khách ở quê ra, Vũ Tú Nam cũng không ngại nêu lên ý kiến: “Một vài truyện của anh Châu bị rối, có phần khó hiểu.(). Ở một vài truyện anh tìm chưa tới, chưa đạt.” [38; tr 302]. Với Triều Dương thì điều khiến ông quan tâm khi tiếp xúc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chính là một phong cách viết hơn “lạ” của nhà văn mà theo ông thì “Ngay cả trong một truyện ngắn sau đó, truyện Hai con nhóc Nguyễn Minh Châu lại bộc lộ lối viết ấy, rối rắm, lan man, để người đọc không bắt được chủ đích hoặc muốn hiểu thế nào cũng được” và “Gần đây anh lại cho in truyện ngắn Khách ở quê ra vẫn lại lối biểu hiện ấy nhưng do độ dài và dung lượng của truyện, sự rối rắm càng tăng lên.” [38; tr 303]. Từ đây có thể thấy trong cuộc Hội thảo đã cùng lúc xuất hiện hai luồng ý kiến có vẻ trái chiều nhau nhưng điều thú vị là cả hai đều đồng khẳng định cái mới (dù là rối rắm hay khó hiểu đi nữa) trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là trong dăm bảy năm gần đây. Cái mới đó trước hết phải kể đến “những vệt tư tưởng mà tư duy nghệ thuật và sáng tác của ông đã để lại khá sâu đậm trong văn học Việt Nam đương đại” [38;tr 513] và sau đó là “những nỗ lực cách tân sâu sắc và toàn diện về nghệ thuật biểu đạt, từ nhân vật đến cốt truyện, tình huống, từ giọng điệu ngôn ngữ đến điểm nhìn trần thuật của nhà văn”[38;tr 513]. Và đây cũng là những yếu tố chính góp phần khẳng định “một phong cách trần thuật có chiều sâu” được bắt nguồn từ giai đoạn trước và càng dần về sau càng vươn đến độ chín của tác giả. 2.2 Những nhận xét về Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975: Có thể nói từ trước đến nay vấn đề về Nguyễn Minh Châu và các sáng tác truyện ngắn của ông đã được các nhà nghiên cứu xem xét khá kỹ lưỡng ở từng tác phẩm cụ thể, ở từng giai đoạn sáng tác gắn liền với quá trình trăn trở tìm tòi, với nhu cầu tự đổi mới mình trong cách nghĩ và cách viết của nhà văn. Trong giới hạn nào đó, các bài viết này đã ít nhiều đề cập đến “nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” ở một vài khía cạnh cụ thể nhất của nó. Trong một bài viết của mình, Nguyễn Thanh Tú đã cập đến vấn đề “chủ thể trần thuật” khi tiến hành khảo sát “Nghệ thuật kể chuyện trong Mảnh trăng cuối rừng”. Ở đây, tác giả đã phân tích và lý giải khái niệm kịch hóa nhân vật người kể chuyện để từ đó chỉ ra hiệu quả nghệ thuật mà dạng chủ thể trần thuật này trực tiếp mang lại cho câu chuyện kể. Đó là khả năng “tăng cường tính thời sự cho câu chuyện được kể, thời điểm kể rất gần so với thời điểm câu chuyện được kể xảy ra, chất thời sự vẫn nóng hổi, mọi chi tiết vẫn tươi nguyên sự sống” [38; tr 164]. Và Nguyễn Thanh Hùng khi tìm hiểu về “Cái hay và cái đẹp của Mảnh trăng cuối rừng” cũng đã phát hiện: “Với Mảnh trăng cuối rừng, mỗi thi pháp trong phương thức kể đều thể hiện kết quả tìm tòi nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Minh Châu” [38; tr 144]. Theo tác giả, việc Nguyễn Minh Châu để câu chuyện được tái hiện qua lời kể của nhiều chủ thể trần thuật khác nhau chính là biểu hiện cụ thể của “biện pháp phục khuyết (catalyse) trong nghệ thuật kể chuyện”[38; tr145]. Xét cụ thể ở Mảnh trăng cuối rừng, tác giả bài viết đã chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp phục khuyết này “Người này bổ sung cho người kia những lãng quên và chưa rõ ràng để làm đầy dần câu chuyện. Mỗi người kể là một người người nghe, theo dõi khắc khoải không kém gì nhân vật Lãm. Chỉ có một người biết tất cả đó là chúng ta - những người đọc” [38; tr 145]. Để sau đó tác giả bài viết đi đến khẳng định “Chẳng lẽ chỗ này không phải là cái mới trong cách kể của Nguyễn Minh Châu đó sao?” [38; tr 145]. Như vậy ngay từ Mảnh trăng cuối rừng thì cách kể chuyện lôi cuốn thể hiện rõ sự dụng công sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trong việc xây dựng những dạng chủ thể trần thuật sinh động đã thực sự chinh phục được sự mến yêu của độc giả. Đến sau 1975, hàng loạt tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến trên tàu tốc hành, Phiên chợ Giát lại tiếp tục gây xôn xao dư luận bởi những bước đi tiên phong nhưng chắc chắn của nhà văn. Tập truyện ngắn Bến quê thực sự làm hài lòng nhà nghiên cứu Trần Đình Sử bởi “một phong cách trần thuật có chiều sâu”. Và ông đã không ngại khẳng định rằng: “Trong số những nhà văn trăn trở tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật và tiếng nói nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút gây được nhiều hứng thú. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến trên tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” [38; tr 188]. Tôn Phương Lan khi tiến hành khảo sát hàng loạt sáng tác Nguyễn Minh Châu (bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn) cũng đã đồng khẳng định quan niệm trên của Trần Đình Sử khi cho rằng “Trước những năm 80, điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Minh Châu cơ bản theo xu thế đối ngoại” [48; tr145]. Nhưng càng dần về sau khi hiện thực cuộc sống thay đổi thì quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng dần thay đổi theo: “Từ quan điểm trần thuật sử thi, Nguyễn Minh Châu đã dần chuyển sang quan điểm đời tư thế sự, do vậy mà các hình thức trần thuật của ông cũng có những chuyển đổi” [48; tr 146]. Cũng trong công trình nghiên cứu này, khi tìm hiểu về giọng điệu chủ đạo trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã khẳng định “Có một giọng điệu trữ tình xuyên suốt nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu mà điểm nhìn trần thuật của lối tư duy sử thi đã góp phần thi vị hóa những khó khăn gian khổ” [48; tr 161]. Nhưng đến càng dần về sau, khi những điều triết lý giản dị mà sâu sắc dần thay thế cho những yếu tố chính luận gắn liền với những bước đi lớn của thời đại thì mặc dù vẫn đi về trong giọng điệu trữ tình quen thuộc nhưng giờ đây truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trầm lắng hơn, đượm nhiều trắc ẩn hơn trong dòng cảm nhận, suy tư về cuộc đời của tác giả. Cùng quan tâm đến vấn đề giọng điệu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Lê Thành Nghị cũng cho rằng: “Trong những thiên truyện gần đây của Nguyễn Minh Châu, một phong cách tưởng đã định hình đang tự biến đổi. Tác giả thay đổi chất giọng, ngôn ngữ, thay đổi góc nhìn phần lớn để truy tìm đến tận cùng những biểu hiện tâm lý phức tạp” [38;tr 301]. Còn với Phong Lê thì ngòi bút Nguyễn Minh Châu cơ hồ đã tỏ hết vẻ đẹp thiên phú của nó khi chuyển tải được cái muôn vàn phức tạp của thanh âm cuộc sống vào tất cả những khoảng trống phải nghi ngờ, phải ng
Luận văn liên quan