Luận văn Thiết kế E - Book hỗ trợ dạy học chương “dòng điện trong các môi trường”- Vật lí 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học và chú ý đến phương pháp tự học. Như Bác Hồ đã từng nói: “Dạy học lấy tự học làm cốt”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học của học sinh, Luật Giáo Dục quy định tại điều 28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ : “Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.” .“Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015 có 80% giáo viên phổ thông, 100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.”

pdf140 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế E - Book hỗ trợ dạy học chương “dòng điện trong các môi trường”- Vật lí 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Hương Ly THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Hương Ly THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN GIA ANH VŨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC 1TMỤC LỤC1T ................................................................................................................................ 3 1TLỜI CẢM ƠN1T .......................................................................................................................... 6 1TMỤC LỤC1T ................................................................................................................................ 7 1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ...................................................................................... 8 1TMỞ ĐẦU1T .................................................................................................................................. 9 1T .Lí do chọn đề tài1T ............................................................................................................................ 9 1T2.Mục đích nghiên cứu1T .................................................................................................................... 10 1T3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T ................................................................................................ 10 1T3.Giả thuyết khoa học – Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu1T ..................................................... 10 1T4.Nhiệm vụ nghiên cứu1T ................................................................................................................... 11 1T5.Phương pháp nghiên cứu1T .............................................................................................................. 11 1T6.Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu1T ................................................................................. 12 1TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1T ............................................13 1T .1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu1T .................................................................................................. 13 1T .2. Đổi mới phương pháp dạy học1T................................................................................................. 15 1T .2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học1T ........................................................................... 15 1T .2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:1T....................................................................... 15 1T .2.3. Dạy học tích cực1T ............................................................................................................... 16 1T .2.3.1. Thế nào là tính tích cực học tập?1T ................................................................................ 16 1T .2.3.2. Phương pháp dạy học tích cực:1T ................................................................................... 16 1T .3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí1T ......................................... 17 1T .3.1.Hoạt động nhận thức :1T ........................................................................................................ 17 1T .3.2.Tích cực hóa hoạt động nhận thức ( TCHHĐNT) :1T ............................................................. 17 1T .3.3.Sự cần thiết của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức :1T .................................................... 18 1T .3.4. Các biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS1T .............................................. 19 1T .3.4.1. Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của trẻ1T .............................. 19 1T .3.4.2. Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh1T ................................................. 19 1T .3.4.3. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học1T ........................... 20 1T .3.4.4 . Rèn luyện phương pháp tự học :1T ................................................................................ 20 1T .3.4.5 . Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác1T .......................................... 20 1T .3.4.6. Từng bước đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học1T ..................................................... 20 1T .3.4.7. Tạo điều kiện để HS có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao1T ........... 21 1T .3.4.8.Sử dụng một số phương pháp đặc thù của bộ môn vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS1T .................................................................................................................... 22 1T .4.Vai trò của CNTT trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS1T .................................... 24 1T .5. Tự học1T ...................................................................................................................................... 26 1T .5.1. Khái niệm tự học1T ............................................................................................................... 26 1T .5.2. Sự cần thiết của tự học1T ...................................................................................................... 27 1T .5.3. Chu trình tự học1T ................................................................................................................ 27 1T .6. Sách điện tử (E-Book)1T ............................................................................................................. 29 1T .6.1. Khái niệm1T ......................................................................................................................... 29 1T .6.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử1T ................................................................................. 30 1T .6.3. Các yêu cầu thiết kế E-book1T .............................................................................................. 30 1T .6.4. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book1T ..................................................................... 32 1T .6.4.1. CourseLab1T .................................................................................................................. 32 1T .6.4.2. Macromedia FlashPaper1T ............................................................................................. 33 1T .6.4.4. Adobe Photoshop CS31T ............................................................................................... 33 1T .6.4.5. Sothink Glanda 20051T .................................................................................................. 33 1T .6.4.6. Flip Flash Album Deluxe1T ........................................................................................... 34 1T .6.4.9. Photodex ProShow Producer1T ...................................................................................... 34 1T .6.4.10. EclipseCrossword1T..................................................................................................... 35 1T .6.4.11. CamStudio1T ............................................................................................................... 35 1T .7. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông ở Bình Thuận1T ........................................................................................................................ 36 1TCHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 11, CHƯƠNG 3 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO1T ............................................................................................40 1T2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của chương 3, vật lí 11 - Chương trình nâng cao1T ............................ 40 1T2.1.1. Cấu trúc của chương1T.......................................................................................................... 40 1T2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng1T .............................................................................................. 41 1T2.1.3. Phương pháp dạy học cơ bản của chương1T .......................................................................... 47 1T2.2. Cấu trúc E-book1T ....................................................................................................................... 49 1T2.3. Thiết kế E-book1T ........................................................................................................................ 49 1T2.3.1. “Trang chủ”1T ...................................................................................................................... 51 1T2.3.2. Trang giới thiệu:1T ................................................................................................................ 51 1T2.3.3. Trang “Hướng dẫn”1T ........................................................................................................... 52 1T2.3.4. Trang “Bài học”1T ............................................................................................................... 54 1T2.3.5. Trang bài tập1T ..................................................................................................................... 56 1T2.3.6. Trang “Tư liệu”1T ................................................................................................................. 59 1T2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book1T ...................................................................................................... 62 1T2.5 GIÁO ÁN MẪU CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”1T ........................... 62 1TII. CHUẨN BỊ1T................................................................................................................................. 63 1TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1T ...........................................................................68 1T3.1. Mục đích thực nghiệm1T .............................................................................................................. 68 1T3.2. Nội dung thực nghiệm1T .............................................................................................................. 68 1T3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm1T ......................................................................................... 69 1T3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm1T .......................................................................................... 69 1T3.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm1T.................................................................................... 70 1T3.6. Tiến hành thực nghiệm1T ............................................................................................................. 72 1T3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm1T .................................................................................... 72 1T3.7.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm1T ................................................................ 72 1T3.7.2. Xử lí kết quả thực nghiệm1T ................................................................................................. 73 1T3.7.2.1. Nhận xét của GV về E- book1T ...................................................................................... 73 1T3.7.2.2. Nhận xét của HS về E-book1T ...................................................................................... 75 1TKẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT1T ....................................................................................................85 1T . Kết luận1T...................................................................................................................................... 85 1T2. Đề xuất1T ....................................................................................................................................... 86 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ......................................................................................................87 1TPHỤ LỤC1T ................................................................................................................................91 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để khóa học chúng tôi được kết thúc tốt đẹp. Trong quá trình học tại trường, chúng tôi đã được các thầy cô tận tình chỉ dạy, mở rộng và khắc sâu những kiến thức chuyên môn, cho chúng tôi được tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới và thật nhiều kiến thức bổ ích khác. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn thầy Phan Gia Anh Vũ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin cảm ơn thầy đã luôn động viên, giúp đỡ, khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và công tác. Cảm ơn thầy đã không quản ngại thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh trường THPT Hàm Thuận Nam đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi đi học và hết sức giúp đỡ trong quá trình làm luận văn, đặc biệt là quá trình thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã làm chỗ dựa vững chắc cho tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT công nghệ thông tin ĐC đối chứng GV giáo viên HS học sinh MVT máy vi tính PPDH phương pháp dạy học KT kiểm tra QT quá trình SGK sách giáo khoa THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TTC tính tính cực TCHHĐNT tích cực hóa hoạt động nhận thức. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học và chú ý đến phương pháp tự học. Như Bác Hồ đã từng nói: “Dạy học lấy tự học làm cốt”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học của học sinh, Luật Giáo Dục quy định tại điều 28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh..”. Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ : “Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.” .“Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015 có 80% giáo viên phổ thông, 100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.” Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu: - Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh. - Bồi dưỡng phương pháp tự học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức. Thời đại mà CNTT đã xâm nhập vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế xã hội. Cho nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trong dạy học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Theo chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, một trong bốn mục tiêu đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học”. Trong dạy học, công nghệ thông tin được sử dụng ở nhiều khâu khác nhau, dưới nhiều dạng khác nhau: phần mềm mô phỏng;minh hoạ, trang web, bài giảng hoặc giáo trình điện tửTrong các dạng này thì E-book Chính vì lí do đó, chúng tôi xây dựng nên một E-book dùng để dạy và học chương “ Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 THPT nâng cao nhằm hướng đến mục tiêu : gây sự hứng thú cho học sinh, làm cho các nội dung bài học trực quan hơn và góp phần cho học sinh chủ động học tập, kể cả trong thời gian ngoài giờ lên lớp. Qua đó đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu bài học nói riêng và mục tiêu chương nói chung. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “ THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH”. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và sử dụng E-book để hỗ trợ dạy học chương “ Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 THPT nâng cao theo ướng tích cực hoá hoạt động của người học. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 11 nâng cao trường THPT Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. - E-book hỗ trợ dạy học vật lý. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình thiết kế và sử dụng E-book vào chương trình Vật Lí lớp 11 Nâng Cao cụ thể là áp dụng vào giảng dạy chương III “Dòng điện trong các môi trường”. 3.Giả thuyết khoa học – Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Nếu thiết kế E-book cho chương “Dòng điện trong các môi trường” – lớp 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả dạy học. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh; - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng máy vi tính trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng; - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Ebook hỗ trợ dạy học vật lý; - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo để xác định nội dung và cấu trúc của kiến thức mà học sinh cần nắm vững; - Xây dựng tiến trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của Ebook; - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả thi, hiệu quả sư phạm của việc dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của Ebook; - Phân tích kết quả đánh giá học sinh; - Đưa ra những nhận xét sau khi thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của đề tài. Phân tích ưu nhược điểm để điểu chỉnh cho phù hợp nếu cần. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý, các phương pháp tiếp cận dạy học trên thế giới; - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin tr
Luận văn liên quan