Lâm Đồng là một tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho nghề
trồng rau phát triển. Trong những năm qua, nông dânLâm Đồng đã từng bước
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới dưới nhiều hình thức: Thông qua hội thảo tập
huấn, thực hiện các mô hình khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các
nhà đầu tư nước ngoài tại Lâm Đồng và quá trình tích lũy kinh nghiệm qua hàng
chục năm sản xuất. Nông dân sản xuất rau ở Lâm Đồngđã ứng dụng những công
nghệ mới về giống, kỹ thuật sản xuất rau tiên tiến,sản xuất rau trong nhà lưới,
nhà kính. Diện tích trồng rau ngày càng mở rộng hình thành những vùng chuyên
canh sản xuất rau hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt,
huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương. Sản phẩm rau của Lâm Đồng đã tham gia
xuất khẩu đến thị trường các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore.và cung cấp cho thị trường các tỉnh MiềnĐông, Miền Trung, đặc biệt
là thành phố Hồ Chí Minh với số lượng ngày càng lớn.
Diện tích trồng rau của Lâm Đồng năm 2005 đạt 29.400 ha, sản lượng đạt
710.000 tấn, tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm là 9,1% về diện tích và
10,6% về sản lượng. Chủng loại rau ngày càng đa dạng và phong phú hơn, có
nhiều loại rau chất lượng ngon, giá trị dinh dưỡng cao mang tính đặc sản chỉ duy
nhất trồng ở Lâm Đồng đã được thị trường trong nướctiêu thụ mạnh và có giá trị
xuất khẩu cao. Trong đó rau họ thập tự (cải bắp, cải thảo, suplơ) chiếm đến 60%
và chủ yếu là cây cải bắp.
Cải bắp là loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tếcao cho người trồng
rau. Tuy vậy, trong những năm gần đây, một số sâu bệnh hại có chiều hướng gia
tăng gây hoang mang cho sản xuất, đặc biệt là bệnh sưng rễ cải bắp đang là vấn
đề bức xúc trong sản xuất rau hiện nay.
91 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng các biện pháp canh tác trong quản lý bệnh sưng rễ do nấm Plasmodiophora Brassicae Woronin trên cây cải bắp tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
------------------
NGUYỄN ANH SƠN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC TRONG
QUẢN LÝ BỆNH SƯNG RỄ DO NẤM PLASMODIOPHORA
BRASSICAE WORONIN TRÊN CÂY CẢI BẮP TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thanh
BUÔN MA THUỘT - 2010
1
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lâm Đồng là một tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho nghề
trồng rau phát triển. Trong những năm qua, nông dân Lâm Đồng đã từng bước
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới dưới nhiều hình thức: Thông qua hội thảo tập
huấn, thực hiện các mô hình khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các
nhà đầu tư nước ngoài tại Lâm Đồng và quá trình tích lũy kinh nghiệm qua hàng
chục năm sản xuất. Nông dân sản xuất rau ở Lâm Đồng đã ứng dụng những công
nghệ mới về giống, kỹ thuật sản xuất rau tiên tiến, sản xuất rau trong nhà lưới,
nhà kính. Diện tích trồng rau ngày càng mở rộng hình thành những vùng chuyên
canh sản xuất rau hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt,
huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương. Sản phẩm rau của Lâm Đồng đã tham gia
xuất khẩu đến thị trường các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore..và cung cấp cho thị trường các tỉnh Miền Đông, Miền Trung, đặc biệt
là thành phố Hồ Chí Minh với số lượng ngày càng lớn.
Diện tích trồng rau của Lâm Đồng năm 2005 đạt 29.400 ha, sản lượng đạt
710.000 tấn, tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm là 9,1% về diện tích và
10,6% về sản lượng. Chủng loại rau ngày càng đa dạng và phong phú hơn, có
nhiều loại rau chất lượng ngon, giá trị dinh dưỡng cao mang tính đặc sản chỉ duy
nhất trồng ở Lâm Đồng đã được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh và có giá trị
xuất khẩu cao. Trong đó rau họ thập tự (cải bắp, cải thảo, suplơ) chiếm đến 60%
và chủ yếu là cây cải bắp.
Cải bắp là loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng
rau. Tuy vậy, trong những năm gần đây, một số sâu bệnh hại có chiều hướng gia
tăng gây hoang mang cho sản xuất, đặc biệt là bệnh sưng rễ cải bắp đang là vấn
đề bức xúc trong sản xuất rau hiện nay.
Từ năm 2003 đến nay, bệnh đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây cải bắp và
một số cây họ thập tự khác tại Lâm Đồng. Nông dân sản xuất rau tại địa phương rất
2
2
hoang mang về khả năng lây lan và mức độ phát tán của bệnh hại cũng như sự thiệt
hại nghiêm trọng đến kinh tế của nông dân trong sản xuất.
Để phòng trừ bệnh sưng rễ cải bắp, người dân địa phương đã tiến hành rất
nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên chưa có hiệu quả rõ rệt. Nhiều nông dân
gặp khó khăn trong việc lựa chọn cây trồng khác để thay thế cây rau họ thập tự
trên đất đã nhiễm bệnh hoặc không dám tiếp tục trồng rau họ thập tự (nhất là cải
bắp) trong khi các biện pháp phòng trừ bệnh hại này chưa có hiệu quả rõ rệt.
Bệnh sưng rễ do nấm Plasmodiophora brassicae Woronin gây hại trên
nhiều loài rau thập tự và rất phổ biến ở các nước ôn đới trên thế giới. Tại Việt
Nam, bệnh sưng rễ cải bắp mới xuất hiện gần đây, vì vậy chưa có nhiều nghiên
cứu về bệnh hại này.
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần đáng kể trong
quản lý sâu bệnh hại cây trồng, tuy nhiên người dân chưa thực sự hiểu rõ và
đánh giá được hiệu quả rõ ràng của các biện pháp canh tác.
Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng các biện pháp canh tác trong quản lý bệnh sưng rễ do nấm
Plasmodiophora brassicae Woronin trên cây cải bắp tại huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong việc phòng
trừ bệnh sưng rễ trên cây cải bắp để lựa chọn và ứng dụng ra cộng đồng góp
phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp
theo về bệnh sưng rễ cải bắp do nấm Plasmodiophora brassicae Woronin và
biện pháp phòng trừ bệnh này.
3
3
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn chỉnh quy trình
sản xuất cây cải bắp theo hướng an toàn hiệu quả tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm
Đồng.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hạn chế bệnh sưng rễ cải bắp, giúp tăng năng suất, tăng thu
nhập cho người dân trồng rau tại địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại các xã trồng rau chuyên canh
như Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, N’thol Hạ và thị trấn Liên Nghĩa huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày trong 62 trang không kể tài liệu tham khảo và
phụ lục, trong đó có 19 bảng biểu, 5 biểu đồ và 4 hình ảnh minh họa.
Trong quá trình thực hiện tác giả đã tham khảo 34 tài liệu, trong đó có 24
tài liệu tiếng việt và 10 tài liệu tiếng anh.
Toàn bộ luận văn gồm có 5 phần, trong đó gồm:
Mở đầu: 3 trang.
Chương I: Tổng quan tài liệu: 22 trang.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 5 trang.
Chương III: Kết quả và thảo luận: 27 trang.
Kết luận và kiến nghị: 02 trang.
4
4
Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí và tầm quan trọng của cây cải bắp
1.1.1 Vị trí cây cải bắp
Tên khoa học của cây cải bắp là Brassica oleracea var capitata. Cải bắp
ngày nay có nguồn gốc từ cải biển không cuốn. Đầu tiên cải biển chỉ được dùng
như cây thuốc để chữa bệnh như làm dịu cơn đau của bệnh gút, chữa tiêu chảy,
nước ép cải bắp dùng để giải độc khi ăn phải nấm độc [4].
Ngày nay, người ta còn tìm thấy một số loài cải bắp dại tại bờ biển Anh và
vùng xung quanh Địa Trung Hải. Loài cải bắp cuốn chặt ngày nay là thế hệ sau
của cải bắp dại.
Khi điều tra về thực vật, nhà thực vật cổ Hy Lạp Theophastic đã mô tả 3
dạng hình trong nhóm cải bắp: Dạng hình lá nhăn nheo xoăn hoặc gợn sóng,
dạng hình thứ 2 là mượt nhẵn, dạng hình thứ 3 là dạng dại có mùi hăng. Dựa vào
nguồn gốc, sự phát sinh, phát triển, sự liên quan giữa dạng hình dại và trồng trọt
để tiến hành phân loại. Mặt khác, khi phân loại các tác giả còn dựa vào đặc điểm
hình thái và nguồn gốc địa lý . . . như vậy sự phân loại sẽ hoàn chỉnh hơn [4].
Loài B. Oleraceae chiếm vị trí quan trọng của chi Bassicaeae, có nhiều
biến chủng có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất thực phẩm, đời sống kinh tế và
xã hội [20].
Những biến chủng này cũng đang chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất
rau của nhiều quốc gia, có thể tập hợp chúng trong nhóm cải bắp (Cole Crops)
- Cải bắp: Brassica oleracea L,var.capitata
- Su hào: Brassica oleracea L,var. gongylodes
- Súp lơ trắng: Brassica oleracea L,var.botrytis
- Súp lơ xanh: Brassica oleracea L,var.italica
- Cải làn: Brassica oleracea L,var. alloglalra
- Cải Bixen: Brassica oleracea L,var. gmmifera
5
5
- Cải xoăn (Kale) Brassica oleracea L,var. acephata
1.1.2 Tầm quan trọng của cây cải bắp
1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của cây cải bắp
Ông bà ta xưa có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”, câu nói
đó cho thấy rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
con người, đặc biệt là đối với các dân tộc châu Á và nhất là người Việt Nam.
Cải bắp là loại rau ăn lá có giá trị dinh dưỡng cao. Trong lá cải bắp chứa
một số chất quan trọng như: Đường saccaroza, protein, các chất khoáng: natri
(Na), photpho (P), sunphua (S), canxi (Ca)Đặc biệt trong lá cải bắp chứa nhiều
axit ascorbis, B- caroten, vitamin C, B1, B2, B3 và vitamin K [12].
Một số nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên
cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta
cần khoảng 1300 –1500 calo năng lượng để sống và hoạt động, tương đương với
lượng rau dùng hàng ngày trung bình cho một người phải vào khoảng 250 –
300gr (tức khoảng 7,5 – 9kg/người/tháng). Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp,
ông Dorolle (1942) đã cho biết: lượng rau phải cung cấp trung bình/người
khoảng 360gr/ngày, (tức khoảng 10,8kg/tháng/người) [4].
Cải bắp là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài các chất
khoáng như: Mg, Ca, P, Fe là những chất cấu tạo nên máu và xương thì cải
bắp còn cung cấp các chất quan trọng cho cơ thể như: protein, lipid, axit hữu cơ
và các chất thơmĐặc biệt trong cải bắp còn chứa các vitamin A, B, C, E và
PPcó tác dụng trong quá trình phát triển cơ thể và hạn chế bệnh tật [25].
Theo bác sĩ Paul Talalay trường đại học John Hopkin ở bang Marylan
(Mỹ) [4] cho biết: Trong cây cải bắp có chất Sulphoraphan có tác dụng phòng
bệnh ung thư ở người. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, cải bắp còn cung cấp các
chất xenllulo có tác dụng khử chất độc và cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hoá.
Trong cải bắp có chứa chất dầu và Ancoloit, đó là các chất kháng sinh, chất diệt
khuẩn giúp bảo vệ con người chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loại
vi sinh vật.
6
6
Cải bắp là món rau vừa ngon, vừa rẻ, lại vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe vì nó nằm trong số những loại rau giàu dinh dưỡng, nhất là nguồn vitamin
C và chất xơ. Cải bắp cũng dồi dào nguồn kali, canxi, magie, sắt, sulfur, folate,
vitamin K, axit folic
Trong cải bắp còn chứa các chất chống oxy hóa polyphenols, cho khả
năng chống viêm nhiễm. Do đó, ăn cải bắp sống có thể thanh lọc chất thải ở dạ
dày, ruột, giải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch,
giảm vết loét, ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, cải bắp còn mang lại nhiều lợi ích khác như: rất giàu iốt, giúp cho
bộ não và thần kinh hoạt động tốt, từ đó có lợi cho việc điều trị chứng Alzheimer.
Ăn cải bắp còn giúp phòng ngừa bệnh táo bón nhờ nguồn chất xơ dồi dào.
Vitamin E chứa trong cải bắp cũng giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và mắt.
Người ta cũng chứng minh, nước ép của rau cải bắp có tác dụng chữa
viêm dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu, khi uống 25-50 ml nước ép cải bắp mỗi
ngày còn giúp điều trị hiệu quả chứng đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản và các
vấn đề tiêu hóa khác [23].
So với các loại cây trồng chủ đạo khác thì cải bắp có khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích đất lớn hơn nhiều lần. Năng suất 1 ha
cải bắp có thể gấp đến 10 lần lúa, và xếp thứ 2 sau cà chua. Ngoài ra, cải bắp còn
chứa protein, carotene, vitamin C khá cao sao với một số loại rau quả khác.
Qua bảng 1.1 cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích lượng protein thu
được từ cải bắp gấp 5 lần từ đậu nành, lượng carotene gấp 2 lần từ cà chua,
lượng vitamin C tương đương lượng vitamin C trong cà chua.
7
7
Bảng 1.1: Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng
Cây trồng
Năng suất
(tấn/ha)
Protein
(kg/ha)
β – carotene
(g/ha)
Vitamin C
(kg/ha)
Lúa 5,6 414 0 0
Đậu tương 2,5 167 1,9 0,28
Khoai lang 24,6 216 116,9 6,7
Khoai tây 23,9 345 - 4,8
Cải bắp 49,7 707 537,0 20,6
Súp lơ 23,9 229 6,9 8,0
Hành 19,5 941 - 2,8
Tỏi 9,5 565 0 0,6
Cà chua 60,1 535 299,0 20,2
(Nguồn: Cẩm nang trồng rau Trần Văn Lài, Lê Thị Hà 2002) [13]
1.1.2.2 Giá trị sử dụng
Cải bắp là loại rau có giá trị sử dụng cao, người ta có thể chế biến hàng
chục món ăn từ cải bắp như xào, nấu, muối chua, trộn xa lát, làm kim chi và bánh
ngọt v.v. cải bắp được dùng trong y học để chữa trị bệnh viêm ruột, dạ dày [4].
Do vậy, cải bắp ngày càng được trồng phổ biến rộng rãi trên thế giới: diện
tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên. Theo FAO (2004) thì diện tích
và sản lượng cải bắp trên thế giới năm 2003 là 3.185.687 ha và 65.956.162 tấn.
Trong khi đó diện tích súp lơ chỉ đạt 862.558 ha và 15.948.166 tấn (nguồn 12
records (Symbols and Abbre viation) FAO, 2004) [4].
1.1.2.3 Giá trị về kinh tế
Cải bắp là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao, là cây rau quan trọng trong
vụ Đông ở miền Bắc nước ta trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa –
cải bắp.
8
8
Theo Bùi Thị Gia (2000) trồng cải bắp sẽ lãi khoảng 40 triệu
đồng/ha/năm. Cải bắp chịu được vận chuyển, bảo quản nên là loại rau dự trữ
tốt, cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị [12].
Cải bắp có khả năng thích nghi rộng, dễ trồng, năng suất cao, chất lượng
tốt được nhà nông chọn trồng và người tiêu dùng ưa thích. Những nơi trồng cải
bắp nổi tiếng ở Hà Nội: Đặng Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Dịch Vọng, Từ Liêm..
Hiện nay sản xuất cải bắp luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều
loại cây trồng khác. Điều này thể hiện rõ trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Năng suất, doanh thu, lợi nhuận một số loại rau tại Đà Lạt
Lợi nhuận
Loại rau
Năng suất
trung bình
(tấn/ha)
Đơn giá trung
bình (VND/
kg)
Doanh thu trung
bình (ha)
(1.000 VND)
Lợi nhuận
trung bình (ha)
(1,000 VND)
Cải bắp 80 1000 – 3,800 72,000 – 304,000 60,000 – 80,000
Cải thảo 70 - 80 800 – 4,100 56.000 – 320,000 39,500 - 45,000
Cà chua 80 – 100 1.000 – 7.000 80,000 – 700,000 50,000-90,000
Hành tây 65 2,100-5,500 136,500 – 162,500 53,000-68,000
(Nguồn: Thảo luận nhóm nông dân của hai vùng Đơn Dương & Đức Trọng do
Axis thực hiện, 2007)
So với lúa, trên một đơn vị diện tích, cây cải bắp có giá trị sản xuất cao
hơn từ 3 –5 lần, thậm chí gấp 5-7 lần [19]. Mặc dù trồng cải bắp yêu cầu thâm
canh cao, công lao động nhiều, thời vụ nghiêm ngặt nhưng cải bắp có tỷ xuất
hàng hoá lớn hơn nhiều loại cây trồng khác, là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu
cao [23]. Cây cải bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ
trong năm nên sản lượng trên một đơn vị diện tích trong năm cao.
Mức đầu tư sản xuất cải bắp không lớn, có thời gian sinh trưởng ngắn,
quay vòng được đất sản xuất nên giá thành sản xuất thấp hơn giá bán, do vậy,
nhìn chung sản xuất cải bắp có lãi từ 30 đến 80 triệu/ha.
9
9
Ngoài ra cải bắp là loại cây trồng đưa vào sản xuất có thể nâng cao hệ số
sử dụng ruộng đất, thay đổi cơ cấu luân canh, nâng cao vòng quay vốn trong
sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.4 Giá trị về mặt xã hội
Cây rau nói chung và cây cải bắp nói riêng đóng một vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần của người dân. Rau không chỉ có giá trị về mặt dinh
dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mà các sản phẩm được chế biến từ rau với những
hình thức đẹp mắt và hương vị lôi cuốn khác nhau tạo một cảm giác sảng khoái,
tươi mát cho người sử dụng. Ngoài ra rau còn góp phần tạo nên nét văn hoá đặc
thù của từng vùng, miền dân tộc.
Cây rau còn là nhịp cầu nối cho nông dân tiếp cận với các chương trình
khuyến nông, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để mở mang thêm kiến thức trồng
trọt, làm cho các nhà sản xuất rau xích lại gần nhau hơn, hoàn thiện hơn. Ngoài
ra cây rau còn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao năng suất và tinh
thần lao động cho người dân. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, khi các ngành
công nghiệp và dịch vụ mới chỉ thu hút một phần nhỏ sức lao động, thì việc tạo
thêm công ăn, việc làm cho người dân từ việc sản xuất rau có ý nghĩa rất lớn
không chỉ về kinh tế mà còn về mặt xã hội và các quan hệ khác. Thông qua việc
sản xuất rau, người nông dân đã có nhiều cơ hội hơn trong việc hoà mình với thế
giới bên ngoài, tăng cường kỹ năng sản xuất, kỹ năng thị trường và khả năng
giao tiếp. . .
Sản xuất rau thu hút nhiều loại hình lao động, nhiều lao động thất nghiệp
có tính thời vụ trong nông thôn.
Sản xuất rau bước đầu giúp người nông dân hình thành thói quen sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ.
1.2 Đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái của cây cải bắp
1.2.1 Đặc điểm thực vật học
1.2.1.1 Hệ rễ
Hệ rễ của cây cải bắp thuộc loại rễ chùm, ăn nông, hệ rễ cạn, ưa thích ẩm
10
10
Hình 1.1: Đặc điểm thực vật học cây cải bắp
ướt, không chịu hạn cũng như chịu úng.
Ở thời kỳ cây con rễ phụ phát triển rất nhanh, đặc biệt là sau trồng 40
ngày sự phân bố của rễ phụ, lông hút gấp 10 lần so với bề mặt lá.
Khối lượng của hệ rễ được hình thành và phát triển mạnh vào năm đầu. Số
lượng rễ của giống sớm thường kém hơn giống muộn.
1.2.1.2 Thân
Thân cây cải bắp có chiều cao 15 – 50cm, mập hình trụ tròn, đường kính ở
đoạn thân lớn nhất từ 35 - 60 cm. Cải bắp có thân trong và thân ngoài, thân ngoài
là đoạn thân có nhiều lá xanh (làm nhiệm vụ quang hợp) sắp xếp sít nhau theo
hình xoáy ốc, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống và kỹ
thuật trồng trọt. Độ cao thân có tác dụng chống đổ khi bắp cuốn chặt. Ở những
vùng vào mùa vụ có gió to cần chọn trồng những giống có thân ngoài ngắn hoặc
trung bình. Khi thu hoạch bằng máy cần sử dụng những giống có độ cao thân
đồng đều.
Ở mỗi nách lá đều có mầm
nách ở trạng thái ngủ nghĩ, khi thu
hoạch bắp, chồi sinh trưởng mạnh
sau 25-30 ngày, chúng giống như
một cây cải bắp nhưng không có
rễ. Những nhánh này có thể nhân
giống vô tính hoặc hữu tính tùy
thuộc vào tuổi phát dục của nó.
Thân trong là đoạn thân
mang những lá không có
màu xanh, độ cao thân
trong so với độ cao bắp biểu hiện giá trị sử dụng của cải bắp cao hay thấp. Giá trị
sử dụng của cải bắp cao hay thấp được biểu diễn bởi công thức h/H*10. Đoạn
thân trong càng dài thì giá trị sử dụng của cải bắp càng thấp. Nếu độ cao trong
thân chiếm 40% độ cao bắp thì loại cải bắp này là cây thân ngắn.
11
11
1.2.1.3 Lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây, là đặc trưng hình thái dùng để phân biệt
giống này với giống khác, cải bắp có 2 loại lá: lá ngoài và lá trong. Lá ngoài
thường có màu xanh, xanh nhạt, xanh sẫm. Người ta thường căn cứ vào hình
dạng lá, màu sắc lá, sự phân bố gân lá để nhận biết giống.
Những giống có lá mỏng, ít sáp thường sinh trưởng chậm, chín muộn, dễ
nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chịu khô hạn kém. Những lá có nhiều khí khổng
và nhỏ, có nhiều chất sáp, thoát hơi nước mạnh vào buổi trưa nhưng lại khôi
phục nhanh khả năng hút nước vào buổi chiều là những cây chịu hạn tốt.
Trên lá có nhiều sáp là những cây có hàm lượng vitamin C cao, dựa vào
đặc điểm này các nhà chọn giống có thể chọn giống có nhiều vitamin C so với
giống khác. Lá trong là bộ phận sử dụng chủ yếu, số lượng lá và khối lượng mỗi
lá là chỉ tiêu có tính chất quyết định đến năng suất. Điều này phụ thuộc chủ yếu
vào đặc tính của giống và kỹ thuật trồng trọt.
Số lá trong thay đổi theo liều lượng nitơ, từ 60 – 100kg N: số lá trong từ
40 đến 50 lá, thay đổi theo khoảng cách và mật độ trồng.
Do không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên lớp trong của cải bắp có màu
vàng nhạt, trắng ngà.
1.2.1.4 Hoa, quả, hạt
Hoa cải bắp thuộc họ hoa thập tự, hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn
trùng. Chúng rất dễ dàng lai tạp với các cây trong họ. Sự lai tạp giữa các biến
chủng không có ý nghĩa kinh tế. Đối với cải bắp, lai giữa giống với nhau thể hiện
ưu thế lai rất rõ. Khi sản xuất hạt giống và thực hiện các chương trình lai tạo
giống cần tiến hành cách ly nghiêm ngặt. Khoảng cách để cách ly giữa các giống
là 2000m.
Quả của các cây trong họ thập tự và cây cải bắp thuộc loại quả giác 2
mảnh vỏ, khi quả chín khô, vỏ tách đôi hạt rơi ra ngoài. Do vậy, cần thu hoạch
khi quả bắt đầu chín vàng. Quả cải bắp dài trung bình 8 – 10 cm, giống cải bắp
12
12
Hà Nội có từ 115 – 716 quả. Giống cây cải bắp Bắc Hà có khoảng 376 – 464
quả.
Hạt cải bắp nhỏ hình tròn, cầu, nhẵn hoặc dạng lưới, màu nâu đỏ hoặc nâu
sẫm. Khối lượng 1000 hạt: 3,5 – 6,5g.
1.2.2 Yêu cầu sinh thái của cây cải bắp
1.2.2.1 Nhiệt độ
Cải bắp có nguồn gốc ở vùng ôn đới, trong quá trình sinh trưởng, phát
triển, chúng ưa thích khí hậu mát mẻ, ôn hòa, là cây chịu rét khá, khả năng chịu
nhiệt không cao. Cải bắp có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 – 200C. Hạt cải bắp
có thể nẩy mầm ở nhiệt độ (-50C) nhưng chậm.
Nhiệt độ tác động lên cây bằng nhiều cách: bằng số lượng, trị số nhiệt độ,
bằng biến động của trị số nhiệt, bằng tần xuất xuất hiện các trị số nhiệt, bằng
thời gian tác động dài hay ngắn, bằng thời kỳ tác động, bằng sự chênh lệch nhiệt
độ theo thời gian v.v
Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng
và phát triển của cây cải bắp. Từ miền nhiệt độ thích hợp đi về 2 phía cao hơn
hoặ