Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại Đắk Lắk

1.1. Đặt vấn đề Cây cà phê đã được trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay nhưng diện tích cà phê chỉ phát triển nhanh trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Hiện nay cả nước có trên 500.000 ha với sản lượng xuất khẩu trên 750.000 tấn [35], đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm cà phê có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam góp phần tích cực trong việc định canh định cư, xóa đói giảm nghèo và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước. Đồng thời với những bước tiến ngoạn mục trong ngành sản xuất cà phê, những yếu tố bất lợi cho môi trường cũng như tính kém bền vững của một hệ thống canh tác chạy theo năng suất cao (với đầu tư thâm canh cao) đã bắt đầu bộc lộ. Điều này thấy rõ khi điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán hoặc giá cả xuống thấp. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất theo những phương pháp thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, khi những qui định ràng buộc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được siết chặt, những phương pháp sản xuất có ảnh hưởng cho môi trường bị loại bỏ, thì việc đầu tư tìm kiếm những phương pháp sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường cần được quan tâm. Trong sản xuất, đầu tư nghiên cứu giảm tối đa các yếu tố đầu vào vừa để đảm bảo có năng suất vừa có hiệu quả ổn định cũng cần được chú ý. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật canh tác như trồng cây che bóng, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê, bảo vệ môi trường bền vững là yêu cầu cấp thiết được đặt ra với các vùng trồng cà phê vối ở Tây Nguyên. Từ thực tiễn của ngành sản xuất cà phê, để có cách nhìn tổng thể và có phương thức canh tác hợp lý trong sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại DakLak”. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Với diện tích cà phê hơn 174.500 ha (95% là cà phê vối) sản lượng trên 380.000 tấn/năm [35], DakLak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây hạn hán kéo dài liên tục, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng vẫn tiếp tục gia tăng làm cho mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước của con người và cây trồng. Đồng thời, việc loại bỏ cây che bóng và đầu tư cao độ cho cây cà phê để cho năng suất cao nhất cũng làm cho môi trường sinh thái cũng như thực phẩm bị ô nhiễm, dịch bệnh phát triển nhiều hơn Từ những vấn đề đó, việc đầu tư nghiên cứu để có một giải pháp kỹ thuật thích hợp như trồng cây che bóng, bón phân hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê, hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, giảm thiểu lượng nước tưới cho cây trồng là yêu cầu cấp thiết phải đặt ra với các vùng trồng cà phê vối tại DakLak nói riêng cũng như Tây Nguyên nói chung. 1.3. Mục đích của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối. Từ kết quả đó xác định được công thức bón phân hợp lý cho vườn cà phê có và không có cây che bóng để cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Điều tra hiện trạng sử dụng phân bón và trồng cây che bóng cho cà phê vối trên đất Bazan tại DakLak. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và lượng tàn dư thực vật trả lại cho đất trong điều kiện có che bóng và không che bóng. - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở 2 mô hình có che bóng và không che bóng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng. - So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn + Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được hiện trạng trồng cây che bóng cho cà phê vối tại DakLak, qua đó thấy được những ưu điểm của việc trồng cây che bóng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Những tiến bộ này góp phần vào chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh DakLak nói riêng và Việt Nam nói chung. - Bổ sung thêm vào tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp (KHKT NLN) Tây Nguyên về ảnh hưởng của bón phân và cây che bóng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà phê vối. + Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của đề tài không những là cơ sở khoa học góp phần bổ sung vào quy trình trồng cà phê tại DakLak mà còn là cơ sở giúp người sản xuất cà phê làm giàu nhờ giảm chi phí đầu tư (phân bón, nước tưới ) nhưng vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn góp phần ổn định bền vững trong sản xuất của ngành cà phê và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. 1.6. Giới hạn đề tài Tuy đề tài được thực hiện phối hợp cùng Viện KHKTNLN Tây Nguyên nhưng thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với một đối tượng là cây lâu năm, kinh phí hạn chế nên đề tài chỉ tập trung điều tra nghiên cứu ở những vùng trồng cà phê vối (Robusta) trọng điểm của DakLak trên nền đất Bazan ở Thành Phố Buôn Ma Thuột và Huyện Krông Pach. Đồng thời chú trọng vào yếu tố ảnh hưởng của các công thức bón phân theo thí nghiệm của Viện KHKT NLN Tây Nguyên trong điều kiện có và không có trồng cây che bóng cho cà phê kinh doanh.

doc101 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ------------------ HOÀNG BÁ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VỐI TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ CHE BÓNG VÀ KHÔNG CHE BÓNG TẠI DAKLAK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THANH TIỆM HÀ NỘI, 2007 LỜI CAM ĐOAN - Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày 18 tháng 12 năm 2007 Tác giả Hoàng Bá Nghiệm LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo Trường Đại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, UBND TP Buôn Ma Thuột, UBND Huyện Krông Pach, Phòng Trồng Trọt Sở Nông Nghiệp Phát triển nông thôn Tỉnh DakLak và các nông hộ trồng cà phê tại TP Buôn Ma Thuột và Huyện Krông Pach, DakLak. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: */. TS. Hoàng Thanh Tiệm, Viện Trưởng Viện KHKT NLN Tây Nguyên. */. TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện KHKT NLN Tây Nguyên. */. TS. Vũ Đình Chính, Trưởng bộ môn Cây Công Nghiệp, trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội. */. TS. Nguyễn Đình Vinh, Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội. */. Cùng toàn thể thầy cô giáo Bộ môn Cây Công Nghiệp, tập thể lãnh đạo Khoa Sau Đại Học, tập thể lãnh đạo Khoa Nông Học - trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội. */. Tập thể cán bộ Phòng Khoa Học, Viện KHKT NLN Tây Nguyên. */. Tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc Bộ môn Hệ Thống nông nghiệp, Viện KHKT NLN Tây Nguyên. Những người đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Bá Nghiệm. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.3. Mục đích của đề tài 2 1.4. Yêu cầu của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 1.6. Giới hạn đề tài 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Tình hình phát triển sản xuất cà phê ở nước ta 5 2.2. Nguồn gốc và đặc tính cà phê vối (Coffea canephora) 8 2.3. Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối 9 2.4. Đất trồng cà phê 11 2.5. Giống cà phê vối 13 2.6. Nhu cầu dinh dưỡng của cà phê 14 2.7. Vai trò của phân bón, tưới nước và trồng cây che bóng trong thâm canh cà phê 17 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng điều tra, nghiên cứu 26 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Điều kiện tự nhiên của vùng điều tra 36 4.1.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết 36 4.1.2. Đất đai 36 4.1.3. Nhiệt độ không khí 41 4.1.4. Gió 42 4.1.5. Chế độ mưa 42 4.1.6. Ẩm độ không khí 43 4.1.7. Tình hình trồng cây che bóng, cây chắn gió tại địa bàn điều tra 44 4.1.8. Tình hình tưới nước cho cà phê trong mùa khô 47 4.1.9. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra 49 4.1.10. Tình hình sử dụng phân bón tại các điểm điều tra 50 4.2. Kết quả nghiên cứu tại vườn thí nghiệm 51 4.2.1. Nhiệt độ không khí 51 4.2.2. Ẩm độ không khí tại vườn thí nghiệm 53 4.2.3. Ẩm độ đất 55 4.2.4. Lý hóa tính đất tại địa điểm nghiên cứu 58 4.2.5. Ảnh huởng của các công thức bón phân đến tốc độ tăng trưởng của số đốt trên cành trong điều kiện có che bóng và không che bóng 59 4.2.6. Tỷ lệ rụng quả 60 4.2.7. Lượng chất hữu cơ trả lại cho đất tại vườn thí nghiệm trên 2 nền có và không có che bóng 64 4.2.8. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối trong vườn thí nghiệm 65 4.2.9. Năng suất cà phê tại vườn thí nghiệm 67 4.2.10.Hiệu quả kinh tế từ mô hình thí nghiệm với 3 công thức phân bón trên 2 nền có và không có che bóng 69 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71 5.1. Kết luận 71 5.2. Đề nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cty : Công ty KHKT : Khoa học kỹ thuật NLN : Nông Lâm nghiệp NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PB : Phân bón TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP BMT : Thành Phố Buôn Ma Thuột DANH MỤC BẢNG STT  Tên bảng  Trang   2.1. Diễn biến diện tích và lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1981 đến 2005 6 2.2. Diện tích, sản lượng cà phê ở Việt Nam và tỉnh DakLak 7 2.3. Lượng dinh dưỡng cây cà phê lấy đi từ đất qua các năm 16 2.5. Lượng phân bón cho cà phê vối ở Pêru 18 2.6. Lượng phân bón cho cà phê kinh doanh dưới các mức độ che bóng khác nhau ở Ecuado 18 2.7.. Lượng phân bón theo năng suất cà phê 19 2.8. Hàm lượng dinh dưỡng của một số loại tàn dư hữu cơ trên lô cà phê 23 2.9. Thành phần đoàn lạp sau 2 năm bón tàn dư hữu cơ 24 2.10. Dung trọng và độ xốp đất sau 2 năm bón hữu cơ 25 2.11. Ảnh hưởng của việc bón tàn dư hữu cơ đến nhiệt độ và ẩm độ đất mùa khô 25 4.1. Diện tích và sản lượng cà phê tại các điểm điều tra 37 4.2. Bảng số liệu khí tượng vùng Krông Pach (2004-2006) 39 4.3. Bảng số liệu khí tượng vùng Eakmat - Buôn Ma Thuột (2004-2006) 40 4.4. Tình hình tưới nước cho cà phê kinh doanh ở các điểm điều tra 48 4.5. Năng suất cà phê tại các khu vực điều tra 50 4.6. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra 50 4.7. Lượng phân sử dụng cho cà phê tại khu vực điều tra 51 4.8. Ảnh hưởng của cây che bóng đến nhiệt độ và ẩm độ không khí tại vườn thí nghiệm 53 4.9. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến ẩm độ đất trong điều kiện có và không có cây che bóng qua các đợt tưới nước 56 4.10. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến lý, hóa tính đất tại địa điểm nghiên cứu trong điều kiện có che bóng và không che bóng (tầng 0-30cm) 58 4.11. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tăng trưởng số đốt trên cành trong điều kiện có che bóng và không che bóng 59 4.12. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ rụng quả trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại vườn thí nghiệm 61 4.13. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ rụng quả trong điều kiện có che bóng và không che bóng 62 4.14. Lượng tàn dư thực vật trả lại cho đất trong điều kiện che bóng và không che bóng 65 4.15. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiệm bệnh gỉ sắt 66 4.16. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất 67 4.17. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất cà phê trong điều kiện có và không có che bóng 69 4.18. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến thu nhập thuần 70 DANH MỤC HÌNH STT  Tên hình  Trang   4.1. Đồ thị theo dõi khí tượng tại khu vực huyện Krông Pach 39 4.2. Đồ thị theo dõi khí tượng tại khu vực TP Buôn Ma Thuột 40 4.3. Các loại đất và độ dốc ở khu vực điều tra 41 4.4. Nhiệt độ và tốc độ gió tại khu vực điều tra (2004-2006) 42 4.5. Lượng mưa, độ ẩm không khí và lượng nước bốc hơi tại khu vực điều tra (bình quân từ năm 2004 - 2006) 43 4.6. Tình hình trồng xen và trồng cây che bóng ở huyện Krông Pach 46 4.7. Tình hình trồng cây che bóng và trồng xen ở TP BMT 46 4.8. Lượng nước tưới cho cà phê năm 2007 48 4.9. Nguồn nước tưới cho cà phê ở khu vực điều tra 49 4.10. Diễn biến nhiệt độ trong ngày tại vườn thí nghiệm năm 2007 52 4.11. Nhiệt độ không khí trong vườn thí nghiệm ở 3 công thức phân bón trước và sau tưới nước 53 4.12. Diễn biến ẩm độ trong ngày tại vườn thí nghiệm năm 2007 54 4.13. Ẩm độ không khí trong vườn thí nghiệm ở 3 công thức bón phân trước và sau tưới nước 55 4.14. Ẩm độ đất trước tưới 1 ngày ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có và không có che bóng. 56 4.15. Độ ẩm đất 1 ngày sau tưới ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có và không có che bóng 57 4.16. Ẩm độ đất sau tưới 15 ngày ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có và không có che bóng 57 4.17. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tốc độ tăng số đốt 60 4.18. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến lượng quả rụng 62 4.19. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu và rụng quả ở nền không che bóng 63 4.20. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu và rụng quả ở nền có che bóng 64 4.21. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt ở nền có cây che bóng 66 4.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt ở nền có trồng cây che bóng 67 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây cà phê đã được trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay nhưng diện tích cà phê chỉ phát triển nhanh trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Hiện nay cả nước có trên 500.000 ha với sản lượng xuất khẩu trên 750.000 tấn [35], đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm cà phê có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam góp phần tích cực trong việc định canh định cư, xóa đói giảm nghèo và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước. Đồng thời với những bước tiến ngoạn mục trong ngành sản xuất cà phê, những yếu tố bất lợi cho môi trường cũng như tính kém bền vững của một hệ thống canh tác chạy theo năng suất cao (với đầu tư thâm canh cao) đã bắt đầu bộc lộ. Điều này thấy rõ khi điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán hoặc giá cả xuống thấp. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất theo những phương pháp thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, khi những qui định ràng buộc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được siết chặt, những phương pháp sản xuất có ảnh hưởng cho môi trường bị loại bỏ, thì việc đầu tư tìm kiếm những phương pháp sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường cần được quan tâm. Trong sản xuất, đầu tư nghiên cứu giảm tối đa các yếu tố đầu vào vừa để đảm bảo có năng suất vừa có hiệu quả ổn định cũng cần được chú ý. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật canh tác như trồng cây che bóng, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê, bảo vệ môi trường bền vững là yêu cầu cấp thiết được đặt ra với các vùng trồng cà phê vối ở Tây Nguyên. Từ thực tiễn của ngành sản xuất cà phê, để có cách nhìn tổng thể và có phương thức canh tác hợp lý trong sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại DakLak”. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Với diện tích cà phê hơn 174.500 ha (95% là cà phê vối) sản lượng trên 380.000 tấn/năm [35], DakLak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây hạn hán kéo dài liên tục, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng vẫn tiếp tục gia tăng làm cho mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước của con người và cây trồng. Đồng thời, việc loại bỏ cây che bóng và đầu tư cao độ cho cây cà phê để cho năng suất cao nhất cũng làm cho môi trường sinh thái cũng như thực phẩm bị ô nhiễm, dịch bệnh phát triển nhiều hơn…Từ những vấn đề đó, việc đầu tư nghiên cứu để có một giải pháp kỹ thuật thích hợp như trồng cây che bóng, bón phân hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê, hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, giảm thiểu lượng nước tưới cho cây trồng là yêu cầu cấp thiết phải đặt ra với các vùng trồng cà phê vối tại DakLak nói riêng cũng như Tây Nguyên nói chung. 1.3. Mục đích của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối. Từ kết quả đó xác định được công thức bón phân hợp lý cho vườn cà phê có và không có cây che bóng để cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Điều tra hiện trạng sử dụng phân bón và trồng cây che bóng cho cà phê vối trên đất Bazan tại DakLak. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và lượng tàn dư thực vật trả lại cho đất trong điều kiện có che bóng và không che bóng. - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở 2 mô hình có che bóng và không che bóng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng. - So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn + Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được hiện trạng trồng cây che bóng cho cà phê vối tại DakLak, qua đó thấy được những ưu điểm của việc trồng cây che bóng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Những tiến bộ này góp phần vào chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh DakLak nói riêng và Việt Nam nói chung. - Bổ sung thêm vào tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp (KHKT NLN) Tây Nguyên về ảnh hưởng của bón phân và cây che bóng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà phê vối. + Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của đề tài không những là cơ sở khoa học góp phần bổ sung vào quy trình trồng cà phê tại DakLak mà còn là cơ sở giúp người sản xuất cà phê làm giàu nhờ giảm chi phí đầu tư (phân bón, nước tưới…) nhưng vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn góp phần ổn định bền vững trong sản xuất của ngành cà phê và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. 1.6. Giới hạn đề tài Tuy đề tài được thực hiện phối hợp cùng Viện KHKTNLN Tây Nguyên nhưng thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với một đối tượng là cây lâu năm, kinh phí hạn chế nên đề tài chỉ tập trung điều tra nghiên cứu ở những vùng trồng cà phê vối (Robusta) trọng điểm của DakLak trên nền đất Bazan ở Thành Phố Buôn Ma Thuột và Huyện Krông Pach. Đồng thời chú trọng vào yếu tố ảnh hưởng của các công thức bón phân theo thí nghiệm của Viện KHKT NLN Tây Nguyên trong điều kiện có và không có trồng cây che bóng cho cà phê kinh doanh. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình phát triển sản xuất cà phê ở nước ta Cây cà phê được các nhà truyền đạo Cơ đốc giáo mang vào trồng ở Việt Nam tại Quảng Bình và Quảng Trị từ năm 1857. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cây cà phê được trồng ở nhiều nơi: Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến năm 1920-1925 cây cà phê mới được trồng ở miền Đông Nam Bộ và ở Tây Nguyên- vùng đất đỏ Bazan màu mỡ. Vào những năm 1963-1964, cả nước chỉ có khoảng 25.000 ha cà phê, trong đó Miền Bắc khoảng 14.000 ha và Miền Nam khoảng 11.000 ha. Cho đến năm 1975 thì cả nước còn chưa đến 20.000 ha với sản lượng 4.000 – 6.000 tấn/năm. Từ thập niên 80 của thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam bắt đầu đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tốc độ kỷ lục. Sự “bùng nổ” này đã được dư luận và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm nhất là từ sau năm 2001 lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Colombia, chiếm vị trí thứ nhì trên thế giới chỉ sau Brazil là nước có 250 năm lịch sử phát triển cây cà phê. Tốc độ phát triển sản xuất cà phê ở Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1 (số liệu diễn biến diện tích gieo trồng và lượng cà phê xuất khẩu qua 25 năm từ 1980-2005). Qua bảng số liệu này có thể thấy rõ diện tích cà phê của Việt Nam được mở rộng liên tục cho đến năm 2001 nước ta đã đạt diện tích lớn nhất là 535.000 ha và đó cũng là năm có lượng cà phê xuất khẩu cao nhất trong 25 năm qua. Có điều đáng tiếc là từ năm 1999 bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng thừa cà phê và giá cả bắt đầu xuống liên tục trong 4 năm liền 2000, 2001, 2002, 2003. Đến năm 2004 giá chững lại và sau đó bắt đầu tăng trở lại từ năm 2005 và tới thời điểm đang thu hoạch của năm 2007 giá cà phê bán ra đang ở mức 27.300đ/kg trên thị trường tự do ở Việt Nam. Bảng 2.1. Diễn biến diện tích và lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1981 đến 2005 Năm  Diện tích (ha)  Lượng XK (Tấn/ha)  Năm  Diện tích (ha)  Lượng XK (Tấn/ha)   1981  19.100  4.600  1994  115.500  163.200   1982  19.800  4.600  1995  205.500  222.900   1983  26.500  3.400  1996  285.500  248.500   1984  29.500  9.400  1997  385.000  375.600   1985  44.600  23.500  1998  485.000  387.200   1986  65.600  26.000  1999  529.000  464.400   1987  92.300  30.000  2000  533.000  705.300   1988  119.900  45.000  2001  535.000  844.452   1989  123.100  56.900  2002  522.200  702.218   1990  135.500  68.700  2003  509.937  693.863   1991  135.000  76.800  2004  503.241  889.705   1992  135.500  87.500  2005  491.400  800.608   1993  140.000  124.300      (Nguồn: VICOFA theo C/O do VCCI cấp). Do đặc điểm thuận lợi về đất đai, khí hậu Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng được xem là vùng sản xuất cà phê chính của Việt Nam. Mặc dù sự khủng hoảng về giá cả trong thời gian qua đã ảnh hưởng không ít đến ngành sản xuất cà phê, cho đến nay và trong thời gian dài sắp tới, cà phê vẫn là loại cây công nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên và mang lại cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn. Diện tích cà phê Tây Nguyên vẫn chiếm khoảng 90% diện tích cà phê cả nước. Trong 2 năm vừa qua, khi giá cà phê bắt đầu ổn định trở lại thì nông dân cũng bắt đầu trồng mới lại cà phê (bảng 2.2). Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng cà phê ở Việt Nam và tỉnh DakLak Năm  Cả nước  Vùng Tây Nguyên  DakLak    Diện tích (ha)  Sản lượng (tấn)  Diện tích (ha)  Sản lượng (tấn)  Diện tích (ha)  Sản lượng (tấn)   2001  565.737  841.000  475.736  755.731  180.992  348.289   2002  531.000  689.000  451.100  611.900  167.214  325.408   2003  513.500  771.000  443.200  705.400  166.619  284.349   2004  503.241  834.600  437.758  775.000  165.126  330.700   2005  497.400  767.700  445.800  706.800  170.403  266.300   2006  488.700  853.500  439.900  790.500  170.600  311.400   (Nguồn. Đoàn Triệu Nhạn - Diễn Đàn Các Giải Pháp Phát Triển Cà phê Bền Vững) Phần lớn cà phê trồng ở vùng Tây Nguyên là cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta), chiếm hơn 95% diện tích. Các nét đặc trưng trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng là: - Đầu tư thâm canh cao độ thể hiện ở tình trạng độc canh, đầu tư nhiều phân bón, nước tưới, ít có hay không có cây che bóng. - Cà phê đạt được năng suất rất cao, vào loại đứng đầu thế giới, nhưng giá thành sản xuất cũng cao. - Chất lượng sản phẩm thấp do có nhiều hạn chế trong khâu thu hoạch, sơ chế cà phê. Người trồng cà phê có tập quán thu hoạch cà phê quả còn xanh, thu hoạch bằng cách tuốt nguyên cả cây một lần khi quả trên cây chín khoảng 30-50%. Nhằm nâng cao tính ổn định, bền vững ngành sản xuất cà phê các nhà chuyên môn và hoạch định chính sách ở nước ta đã đề ra một số các giải pháp chính hạn chế các thiệt hại, rủi ro cho người trồng cà phê: - Giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như bón phân cân đối, tưới nước hợp lý. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng không vì mục đích năng suất cao mà hướng đến sự ổn định năng suất và hiệu quả. - Khuyến khích phát triển sản xuất cà phê bền vững bằng việc trồng cây che bóng. Kết hợp cây che bóng với đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm trong vườn cà phê. Chú trọng đến khâu chế biến, nâng cao chất lượng cà phê. Các kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy phần lớn diện tích cà phê ở Tây Nguyên không có cây che bóng và đây là nguyên nhân chính khiến nhiều vườn cà phê bị kiệt sức sau một vài vụ bội thu. Mặc dù đạt được những bước tiến vượt bậc nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang đối đầu với nhiều thách thức. Với chế độ thâm canh cao độ, vườn cây được đầu tư cao về phân bón, nước tưới, không có cây che bóng và cây trồng xen đã kích thích cây cà phê phát huy tối đa tiềm năng năng suất nhưng đồng
Luận văn liên quan