Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (CNMLN) về mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH), được sự soi
sáng, cổ vũ của thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga và xuất phát từ điều kiện cụ thể
của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có quan điểm sáng tạo, độc đáo về kết hợp nhuần nhuyễn
giữa giữa vấn đề dân tộc với giai cấp, ĐLDT với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Nhờ đó, đã tập hợp được lực lượng, tạo sức mạnh to lớn để giải phóng dân tộc (GPDT)
và đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào giải quyết có hiệu quả mục tiêu ĐLDT và
CNXH ở một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến. Đây chính là sáng tạo lớn của Hồ
Chí Minh trong vận dụng lý luận của CNMLN về vấn đề dân tộc và giai cấp, ĐLDT và
CNXH trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi
hiểu” [155, tr.65]. Mục đích cao đẹp này là tất cả ý nghĩa của cuộc sống, là khát vọng
thiêng liêng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài đi tìm đường cứu
nước, giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp mang lại hạnh
phúc, ấm no cho nhân dân. Muốn vậy, theo Người, ở Việt Nam phải tiến hành cách
mạng GPDT và cách mạng ruộng đất để tiến tới xây dựng xã hội mới - xã hội chủ
nghĩa tốt đẹp hơn.
Trong quá trình hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: ĐLDT và CNXH là khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam, là mục tiêu, lý
tưởng của Đảng và của Người - điều này là hợp quy luật, thuận lòng dân, ý Đảng. Tuy
nhiên, ĐLDT và CNXH không tự nhiên mà có được mà phải chiến đấu, xây dựng và
bảo vệ với sức mạnh tổng hợp to lớn, do Đảng ta lãnh đạo. Đích đến cao nhất là làm
sao đất nước Việt Nam được độc lập hoàn toàn, người dân được ăn no, mặc ấm, sung
sướng và tự do. Để thực hiện được đích đó, theo Hồ Chí Minh “Chúng ta phải xây
dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc Chúng ta
phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui
hạnh phúc” [116, tr.92]. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐLDT và CNXH là
hai mục tiêu lớn gắn quyện vào nhau và đó cũng chính là vấn đề dân tộc và giai cấp
gắn quyện vào nhau theo bản chất và lập trường của giai cấp công nhân.
191 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG CÔNG THÀNH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG CÔNG THÀNH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 931.02.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. BÙI ĐÌNH PHONG
2. TS. LÊ THỊ THU HỒNG
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ
Đặng Công Thành
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra luận án
tiếp tục nghiên cứu 27
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 31
2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 31
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 38
Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 83
3.1. Thực trạng vận dụng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam 83
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam 107
Chương 4: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 130
4.1. Nhân tố tác động đến việc thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay 130
4.2. Phương hướng và giải pháp cơ bản thực hiện độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 139
KẾT LUẬN 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CMVN : Cách mạng Việt Nam
CNMLN : Chủ nghĩa Mác - Lênin
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
ĐLDT : Độc lập dân tộc
GPDT : Giải phóng dân tộc
Nxb : Nhà xuất bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (CNMLN) về mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH), được sự soi
sáng, cổ vũ của thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga và xuất phát từ điều kiện cụ thể
của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có quan điểm sáng tạo, độc đáo về kết hợp nhuần nhuyễn
giữa giữa vấn đề dân tộc với giai cấp, ĐLDT với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Nhờ đó, đã tập hợp được lực lượng, tạo sức mạnh to lớn để giải phóng dân tộc (GPDT)
và đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào giải quyết có hiệu quả mục tiêu ĐLDT và
CNXH ở một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến. Đây chính là sáng tạo lớn của Hồ
Chí Minh trong vận dụng lý luận của CNMLN về vấn đề dân tộc và giai cấp, ĐLDT và
CNXH trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi
hiểu” [155, tr.65]. Mục đích cao đẹp này là tất cả ý nghĩa của cuộc sống, là khát vọng
thiêng liêng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài đi tìm đường cứu
nước, giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp mang lại hạnh
phúc, ấm no cho nhân dân. Muốn vậy, theo Người, ở Việt Nam phải tiến hành cách
mạng GPDT và cách mạng ruộng đất để tiến tới xây dựng xã hội mới - xã hội chủ
nghĩa tốt đẹp hơn.
Trong quá trình hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: ĐLDT và CNXH là khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam, là mục tiêu, lý
tưởng của Đảng và của Người - điều này là hợp quy luật, thuận lòng dân, ý Đảng. Tuy
nhiên, ĐLDT và CNXH không tự nhiên mà có được mà phải chiến đấu, xây dựng và
bảo vệ với sức mạnh tổng hợp to lớn, do Đảng ta lãnh đạo. Đích đến cao nhất là làm
sao đất nước Việt Nam được độc lập hoàn toàn, người dân được ăn no, mặc ấm, sung
sướng và tự do. Để thực hiện được đích đó, theo Hồ Chí Minh “Chúng ta phải xây
dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộcChúng ta
phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui
hạnh phúc” [116, tr.92]. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐLDT và CNXH là
hai mục tiêu lớn gắn quyện vào nhau và đó cũng chính là vấn đề dân tộc và giai cấp
gắn quyện vào nhau theo bản chất và lập trường của giai cấp công nhân.
2
Thực tiễn chứng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kết hợp giải quyết
đúng đắn giữa hai mục tiêu ĐLDT và CNXH, góp phần to lớn đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Điều này tỏ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
ĐLDT và CNXH vừa có tầm vóc và giá trị to lớn đối với đất nước, vừa là cơ sở trực
tiếp để Đảng ta đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển
đất nước Việt Nam phú cường, hạnh phúc suốt hơn chín thập kỷ qua.
Sau 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của
nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh,
phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, trực
tiếp là mấy chục năm thực hiện công cuộc đổi mới, Cương lĩnh rút ra bài học hàng đầu
là: Nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH - ngọn cờ vinh quang mà Người đã trao cho
thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
Hiện nay, bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, thế giới và khu vực có những
biến đổi dữ dội, nhanh chóng và đầy kịch tích, làm nảy sinh nhiều suy nghĩ của con người về
tương lai của mình cũng như hướng đi của lịch sử nhân loại và con đường phát triển của mỗi
quốc gia - dân tộc. Những biến đổi đó đã làm cho ĐLDT và CNXH vốn đã phức tạp lại càng
trở nên phức tạp hơn, rất nhiều vấn đề mới xuất hiện đòi hỏi phải được vận dụng và giải quyết
một cách thấu đáo. Nếu chúng ta không có phương cách phù hợp, thì khó có thể kết hợp giải
quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, khai
thác và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH luôn luôn là nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh mới.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn
với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhìn tổng thể, qua
gần 40 năm đổi mới, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa” [41,
tr.25], đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện hơn trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Quy mô, trình độ
phát triển của nền kinh tế được nâng lên. Đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc gia trên trường quốc tế được nâng
cao. Những thành tựu đó đã khẳng định con đường đi lên CNXH của Việt Nam là đúng đắn,
sáng tạo, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn phát triển Việt Nam và xu thế của
3
thời đại; thực tế đó chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân
tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 93 năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện ĐLDT và
CNXH còn bộc lộ những hạn chế nhất định: “Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một
bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc
đổi mới. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ Niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút” [39, tr.67-68]. Điều này,
đòi hỏi sự nghiệp đổi mới vì dân cường, nước thịnh phải tiếp tục nhận thức sâu sắc và
cần tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo
định hướng XHCN nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết của thực tiễn đang đặt ra để
xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Điều này đã thôi thúc chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư
tưởng của Người về ĐLDT và CNXH với những giá trị cao đẹp đã được kiểm chứng
và khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam (CMVN), để tìm ra những giải
pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề hiện tại, trước một bối cảnh mới nhưng
đầy biến động, thuận lợi luôn song hành với khó khăn và thách thức, lợi ích đi liền với
ràng buộc.
Từ những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu có hệ thống và làm sâu sắc
thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH, vừa góp phần làm phong phú tư
tưởng, vừa làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn nữa, nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH để vận dụng vào thực tiễn đang đặt
ra của công cuộc đổi mới ở Việt Nam và con đường phát triển của các quốc gia - dân
tộc trên thế giới trong bối cảnh hiện nay, là vấn đề thời sự có giá trị và ý nghĩa cấp
thiết, đòi hỏi phải được nhận thức và giải quyết thấu đáo trên nền tảng CNMLN và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Với những lý do chủ yếu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề:
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá, luận giải và làm sâu sắc thêm những nội dung chủ yếu trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH và sự vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam hiện nay
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án
- Chỉ ra, hệ thống hoá, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về ĐLDT và CNXH.
- Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH trong công
cuộc đổi mới đất nước; chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay khi vận dụng tư tưởng này của Người.
- Phân tích các nhân tố tác động, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản thực
hiện ĐLDT và CNXH ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH và sự vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ
Chí Minh về ĐLDT và CNXH và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư
tưởng này trong quá trình cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới.
Tuy nhiên, trong luận án tác giả chỉ tập trung làm rõ hệ thống quan điểm của Hồ
Chí Minh về ĐLDT và CNXH và việc giải quyết mối quan hệ này được thể hiện trong
các tác phẩm của Người cùng với thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí
Minh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó hệ thống hoá, làm sâu sắc thêm nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về ĐLDT và CNXH; đồng thời làm rõ sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tư tưởng này của Người trong công cuộc đổi mới.
- Về thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
và hơn 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tập trung vào
gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
- Về không gian: Những nơi mà Hồ Chí Minh tham gia hoạt động cách mạng,
tập trung chủ yếu ở Việt Nam
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật
và duy vật lịch sử của CNMLN, đặc biệt là mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn
5
đề giai cấp, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và giai cấp, ĐLDT
và CNXH và việc giải quyết mối quan hệ này qua các thời kỳ cách mạng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của CNMLN, luận án sử dụng tổng hợp phương pháp liên
ngành và chuyên ngành Hồ Chí Minh học để thực hiện đề tài. Trong đó, tập trung chủ yếu là
phương pháp logic kết hợp với lịch sử, khái quát hoá, hệ thống hoá; so sánh, phân tích, tổng
hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia. Tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể của từng chương mà luận án ưu tiên các mức độ khác nhau khi sử dụng các phương pháp.
Luận án sử dụng phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu và đánh giá số liệu có
liên quan của các tài liệu, công trình được công bố của các học giả ở trong và ngoài
nước; dùng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để đánh giá tổng quan tình hình
liên quan đến đề tài luận án.
Luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử, khái quát hoá, hệ thống hoá,
so sánh, trừu tượng hoá để làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài; đồng thời sử dụng
khái quát hoá, hệ thống hoá - cấu trúc, so sánh, phân tích văn bản và nghiên cứu giá trị để luận
giải, nhận định làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn, so sánh,
thống kê để nhận định, đánh giá khách quan thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về ĐLDT và CNXH trong công cuộc đổi mới và chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp,
khái quát hoá, so sánh, phương pháp chuyên gia để luận giải các nhân tố tác động, đề ra phương
hướng, giải pháp thực hiện ĐLDT và CNXH dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đưa ra và phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và
CNXH; khái niệm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH; khái quát và
trình bày một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH
đối với CMVN; chỉ rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách về giải quyết mối quan hệ này
qua các thời kỳ cách mạng.
- Luận án đánh giá thực trạng vận dụng ĐLDT và CNXH trong công cuộc đổi mới
đất nước dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay khi vận
dụng tư tưởng này của Người.
6
- Luận án phân tích nhân tố tác động, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để
thực hiện ĐLDT và CNXH ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần khái quát hoá, hệ thống hoá lý luận và luận giải quan điểm
về ĐLDT và CNXH dưới góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối,
chính sách vận dụng ĐLDT và CNXH trong tình hình mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thông qua đó, luận án góp phần bổ sung vào kho tàng tri thức ngành Hồ Chí Minh học, đồng thời
khẳng định công lao to lớn và tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đạt được của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc kiên định mục
tiêu ĐLDT và CNXH ở Việt Nam, góp phần đấu tranh, phê phán những quan điểm, nhận thức
sai trái và những luận điệu phủ nhận, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về Hồ Chí
Minh và CMVN, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học,
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH trong điều
kiện mới. Qua đó hiện thực hoá di sản của Người vào cuộc sống nhằm xây dựng và
phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh
học ở các học viện, nhà trường trong cả nước.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công
trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong mấy chục năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đề
cập đến hầu hết các lĩnh vực, một trong những vấn đề mà các công trình đề cập dù trực
tiếp hoặc gián tiếp đều khẳng định, việc nhận thức và vận dụng, phát triển sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH là cơ sở để Đảng ta xác lập được đường lối cách
mạng đúng đắn, đưa CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong số các công
trình đó, với các góc độ tiếp cận khác nhau, có khá nhiều công trình đề cập trực tiếp hoặc
gián tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH:
Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc [44]. Tác
giả chỉ rõ, Hồ Chí Minh là con người của lịch sử, sự nghiệp và cuộc đời của Người
kết tinh quá khứ với bao thành quả của Việt Nam và loài người, giúp giải đáp các
vấn đề của hiện tại, định hướng cho tương lai của Việt Nam và góp phần vào sự
nghiệp cách mạng của loài người. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh sự nghiệp Hồ Chí
Minh, người anh hùng của ĐLDT, người đặt nền móng cho CNXH ở Việt Nam; chủ
yếu là sự nghiệp lãnh đạo cả dân tộc chiến đấu vì độc lập, tự do cho đến thắng lợi
hoàn toàn. Thực tiễn CMVN đã chứng minh, Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam
đến gặp thời đại, làm nên sự nghiệp ĐLDT gắn với CNXH - sự thể hiện đúng đắn tư
duy và phong cách của Hồ Chí Minh khi vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN
gắn với thực tiễn Việt Nam, đề xướng đường lối ĐLDT gắn với CNXH, sau này
được đúc kết trong khẩu hiệu nổi tiếng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Thông
qua cuốn sách, tác giả đi đến khẳng định, những cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh
với tư cách là một lãnh tụ của đất nước đã giải quyết thành công những vấn đề lớn của
sự nghiệp ĐLDT và CNXH ở Việt Nam. Đồng thời nhấn mạnh, ĐLDT và CNXH
chính là xu thế tất yếu của CMVN và cũng là xu thế đã và đang diễn ra dưới nhiều
hình thức khác nhau của nhiều nước trên thế giới.
Trần Văn Giàu, Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh [50]. Tác giả
khẳng định, khi Hồ Chí Minh đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về
8
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đã
chuyển biến nhiều về phía cách mạng, và dần dần từng bước Người đi đến kết luận:
cách mạng GPDT muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Đồng
thời tác giả cho rẳng, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản trong giai
đoạn lịch sử 1920 - 1930, và sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp
cách mạng nước ta là Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930.
Với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị, trong đó có
quan điểm “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng tiến tới xã hội
cộng sản”, nghĩa là Người xác định con đường CMVN chỉ có thể là ĐLDT gắn liền
với CNXH. Thực hiện theo con đường ĐLDT gắn liền với CNXH, CMVN đã đi từ
thành công này tới thành công khác.
Nguyễn Đức Bình, Giương cao ngọn cờ cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ
Chí Minh [9]. Tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu sáng ngời và trọn
vẹn nhất cho sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, ĐLDT với CNXH.
Đồng thời, tác giả nhấn mạnh CMVN qua các thời kỳ, giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ
Chí Minh là giương cao ngọn cờ cách mạng và sáng tạo của CNMLN, thực hiện thành
công lý tưởng ĐLDT và CNXH trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Nguyễn Đức Bình, Chủ thuyết cách mạng và phát triển Việt Nam [8]. Tr