Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của Resveratrol lên sự bám dính của các dòng tế bào ung thư DLD-1 và HL-60
Resveratrol (3,4’,5-trihydroxy-trans-stilbene, RV) là một hợp chất polyphenol hiện diện trong nhiều loài thực vật (ít nhất 72 loài, phân bố trong khoảng 31 giống và 12 họ), và một số trong các loài này là những thành phần trong thực phẩm hằng ngày của con người như nho, dâu tằm, và đậu phộng. Năm 1997, lần đầu tiên Jang và cộng sự (cs) đã chứng minh khả năng phòng ngừa ung thư của RV bởi sự ức chế bagiai đoạn chính của quá trình phát sinh ung thư gồm khởi phát, thúc đẩy và phát triển của khối u [22].Từ đó, khả năng phòng chống ung thư và cơ chế tác động của RV đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu trên thế giới. Các công trình về RV cho thấy RV ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư thông qua khả năng cảm ứng sự chết theo chương trình (apoptosis); ức chế các con đường truyền tín hiệu phân bào như Mitogen-Activated Protein Kinase (MAPK), Nuclear Factor B(NF-B), Phosphoinositide-3 Kinase(PI3K/Akt); và ức chế hoạt động của các tyrosine kinases cũng như các protein củachu trình phân bào. Ngoài ra, RV còn có khả năng kháng oxy hóa, kháng đột biến và kháng viêm [1], [7], [19], [46]. RV trở thành một trong những phân tử có tiềm năng nhất trong phòng chốngung thư. Trong quá trình xác định cơ chế kháng ung thư của RV, kết quả ban đầu của nhóm cho thấy khi được xử lý với RV, tế bào ung thư biểu mô ruột DLD-1 gia tăng kích thước đáng kế và bám chặt hơn vào bề mặt nuôi cấy. Điều này chứng tỏ RV đã có những ảnh hưởng nhất định lên sự bám dính của các tế bào ung thưDLD-1. Sự bám dính của tế bào đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tăng trưởng, biệt hóa,di động của tế bào cũng như các đáp ứng miễn dịch. Nhiều phân tử bám dính tham gia vào các tương tác liên bào và tương tác tế bào –chất nền ngoại bào (extracellular matrix, ECM) của tế bào ung thư. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Rodrigue và cs(2005), RV đã cảm ứng sự gia tăng một cách rõ rệt tính bám dính của tế bào ung thư máu K562 trên fibronectin; cũng như sự biểu hiện của tensin, một protein liên quan đến bộ xương tế bào. Sự cảm ứng này giải thích cho khả năng của RV ức chế sự xâm lấn (invasion)của khối u thông qua sự tăng tính bám dính và tái sắp xếp các sợi actin của khungxương tế bào [41]. Nhằm tìm hiểu rõhơn tác động của RV lên sự bám dính của tế bào ung thư, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu : - Ảnh hưởng của RV lên sự bám dính của 2 dòng tế bào ung thư, DLD-1 có hình thái bám và dòng tế bào lơ lửng HL-60. - Ảnh hưởng của RV lên sự biểu hiện và phosphoryl hóa của protein Focal Adhesion Kinase (FAK), phân tử trung tâm trong quá trình điều hòa sự bám dính của tế bào. - Tác động của RV lên sự tăng sinh và sức sống của dòng tế bào HL-60.