Luận văn Nghiên cứu biện pháp canh tác ngô, lúa nương bền vững trên đất dốc tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

Đất dốc chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền nông nghiệp của cả nước. Đây là vùng có môi trường sinh thái rất mỏng manh. Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, hoạt động canh tác bấthợp lí của con người đã gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi và hàng loạt các quá trình thổ nhưỡng bất thuận khác đã biến những vùng đất vốn dĩ rất màu mỡ thành hoang hoá, bạc màu giảm sút sức sản xuất. Ở Việt nam, đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, là địa bàn cư trú của hơn 28 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em.Do sức ép dân số, đất dốc vùng sâu vùng xa thậm chí kể cả rừng cấm đầu nguồn cũng đã và đang bị xâm hại (Thái Phiên 1998)[15]. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25 o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày với năng suất thấp, cuộc sống của nông dân trong vùng rất khó khăn ( Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm 2002)[16], (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne 2006)[2] Ia Dom là một xã vùng sâu, giáp biên giới Cam Pu Chia. Đây là vùng đất có nhiều đồi núi, địa hình phân cắt, quá trình xói mòn đang đe dọa, độ phì nhiêu không đồng đều giữa các vùng trong xã.Lượng mưa khá cao trong năm, song phân bố tập trung theo mùa, thườnggây nên hạn hán trong mùa khô, ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mùa màng. Trong khi đây là vùng có dân trí thấp, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như thâm canh cây trồng chưa cao.

pdf97 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu biện pháp canh tác ngô, lúa nương bền vững trên đất dốc tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------- LƯƠNG ĐỨC TRÍ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Buôn Ma Thuột năm 2009 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------- LƯƠNG ĐỨC TRÍ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 4.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trình Công Tư Buôn Ma Thuột năm 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Đất dốc chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền nông nghiệp của cả nước. Đây là vùng có môi trường sinh thái rất mỏng manh. Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, hoạt động canh tác bất hợp lí của con ngườiđã gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi và hàng loạt các quá trình thổ nhưỡng bất thuận khác đã biến những vùng đất vốn dĩ rất màu mỡ thành hoang hoá, bạc màu giảm sút sức sản xuất. Ở Việt nam, đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, là địa bàn cư trú của hơn 28 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em. Do sức ép dân số, đất dốc vùng sâu vùng xa thậm chí kể cả rừng cấm đầu nguồn cũng đã và đang bị xâm hại (Thái Phiên 1998)[15]. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày với năng suất thấp, cuộc sống của nông dân trong vùng rất khó khăn ( Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm 2002)[16], (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne 2006)[2] Ia Dom là một xã vùng sâu, giáp biên giới Cam Pu Chia. Đây là vùng đất có nhiều đồi núi, địa hình phân cắt, quá trình xói mòn đang đe dọa, độ phì nhiêu không đồng đều giữa các vùng trong xã. Lượng mưa khá cao trong năm, song phân bố tập trung theo mùa, thường gây nên hạn hán trong mùa khô, ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mùa màng. Trong khi đây là vùng có dân trí thấp, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như thâm canh cây trồng chưa cao. 2 Lúa nương và ngô là những loại cây trồng chủ đạo, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân tại xã Ia Dom. Song kỹ thuật canh tác 2 loại cây trồng này còn nhiều hạn chế. Người dân ở đây chủ yếu sử dụng giống địa phương có độ lẫn tạp cao, không đầu tư đúng mức về phân bón, áp dụng chưa thoả đáng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất...nên năng suất thu được thường thấp, bấp bênh, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh, độ phì nhiêu nhanh chóng sụt giảm, có trường hợp chỉ qua 3 - 5 năm canh tác đất đã bị thoái hoá đến mức mất sức sản xuất. Nhằm từng bước khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng đất dốc tại địa phương, ổn định đời sống xã hội và gìn giữ môi trường, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biện pháp canh tác Ngô, lúa nương bền vững trên đất dốc tại xã Ia Dom huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất ngô và lúa nương trên đất dốc xã Ia Dom - Xác định biện pháp canh tác bảo vệ, ổn định độ phì nhiêu đất dốc trồng ngô và lúa nương tại xã Ia Dom 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3.1. Ý nghĩa khoa học : - Bổ sung thêm luận cứ khoa học cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất dốc. - Làm phong phú thêm tư liệu về nghiên cứu và sử dụng đất dốc ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra được các giải pháp canh tác ngô và lúa nương phù hợp trên đất dốc, trên cơ sở đó cải thiện và ổn định đời sống của cư dân và bảo vệ môi trường thiên nhiên miền núi. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: Các tác nhân gây xói mòn đất là do địa hình dốc, kết hợp với độ che phủ lớp mặt kém và cường độ mưa lớn. Khi hạt mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, động năng của hạt mưa sẽ phá vỡ các hạt kết khỏi đất và chuyển dịch đi nơi khác theo dòng chảy (Beasley R. P. 1972) [27]. Như vậy đất bị xói mòn, rửa trôi ngày càng trầm trọng, nếu chúng ta không có biện pháp tích cực ngăn chặn, hậu quả là đất thoái hoá bạc màu, khô cằn trơ sỏi đá, mất sức sản xuất. Muốn giảm thiểu xói mòn đất do mưa, trước hết mặt đất phải được che phủ để hạn chế tối đa hạt mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất và giảm tối đa lượng nước chảy tràn bề mặt, đồng thời cần phải có những biện pháp hữu hiệu làm giảm độ cao của địa hình. Để thực hiện được điều đó một cách hiệu quả, khi canh tác cây trồng trên đất dốc cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiến bộ và thâm canh, luân canh giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao độ che phủ cho đất đồng thời kết hợp bằng biện pháp công trình hay những băng chắn bằng sinh học để ngăn chặn dòng chảy bề mặt, hạn chế đất bị xói mòn. Với cây lương thực như ngô và lúa nương, khả năng che phủ đất vốn dĩ đã kém, kết hợp với phương thức trồng độc canh theo tập quán địa phương đã làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi ngày càng trầm trọng Bên cạnh những tác động xấu của thiên nhiên đối với đất đồi núi dốc, thì con người cũng là một trong những tác nhân gây không ít đến sự sụt giảm và thoái hoá đất đai thông qua quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất người ta chỉ biết khai thác dinh dưỡng trong đất một cách triệt để, mà ít 4 nghĩ đến việc trả lại dinh dưỡng cho đất khi cây trồng đã lấy đi. Có chăng chỉ trả lại bằng cách bón phân nhưng không thể bù đắp được. Đặc biệt là những vùng đất đồi núi dốc nơi đồng bào dân tộc thiểu số canh tác hầu như người ta không nghĩ đến chuyện bón phân cho cây trồng, đồng thời những phụ phế phẩm của cây trồng cũng đưa ra khỏi ruộng hoặc đốt. Bên cạnh đó không có những biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất, vì vậy sự trả lại dinh dưỡng cho đất là rất khiêm tốn. Độ phì nhiêu đất bị suy giảm dẫn đến mất sức sản xuất. Hướng tiếp cận tốt nhất để cải tạo và giữ gìn chất lượng đất là áp dụng các biện pháp luân canh, thâm canh, tái sử dụng tàn dư cây trồng và sử dụng phân hữu cơ, kết hợp phân hoá học trong nông nghiệp, tăng cường áp dụng các loại cây che phủ, nhất là cây họ đậu để vừa bảo vệ vừa cải tạo đất. Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật nhằm tăng độ che phủ mặt đất và tính liên tục của lớp phủ để chống xói mòn đất, tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo các tính chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ pH... Tất cả những nỗ lực trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt đối với cây trồng trên đất dốc (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2006)[2] 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc trên thế giới: Đất dốc chiếm một diện tích đáng kể trong tổng diện tích đất đai toàn cầu. Theo tài liệu của FAO thì diện tích đất dốc trên toàn thế giới khoảng 973 triệu ha. Ở Châu á đất dốc chiếm 35% tổng diện tích. Đất dốc việt nam chiếm tỉ lệ khá cao 75%, Lào 73,7%, Hàn Quốc 49,8%, Malaysia 47,8%...(Trích dẫn từ Nguyễn Duy Sơn, 2000)[21]. Vì vậy nghiên cứu có hệ thống đối với đất dốc là đòi hỏi cấp thiết. Thực trạng đã cho thấy, quá trình canh tác trên đất đồi núi dốc không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn cầu nếu không có các biện pháp bảo 5 vệ đất thì một thời gian không lâu đất canh tác sẽ bị sụt giảm dinh dưỡng dẫn đến quá trình đất bị thoái hoá bạc màu mất sức sản xuất. Theo tính toán của Oldeman R.L. và ctv (1990) [36], trong vòng 45 năm (từ 1945 đến 1990) có 1,97 tỷ hecta đất bị thoái hoá, trong đó có khoảng 330 triệu hecta thoái hoá nặng và ước chừng 9 triệu hecta bị thoái hoá trầm trọng. Các châu lục có diện tích đất thoái hoá lớn nhất là Châu á: 453 triệu hecta, châu Phi: 321 triệu hecta, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức sản xuất lương thực trong nước cũng như trên toàn cầu. Thống kê của Hary Eswaran, Rattan Lal và Paul F. Reich (1999) [30] cho thấy: Bình quân hàng năm trên phạm vi toàn cầu mất đi 75 tỷ tấn đất do xói mòn từ diện tích đất canh tác và đất không được che phủ. Trong các châu lục, đất bị xói mòn mạnh nhất là Châu á, Châu Phi và Nam Mỹ. Theo tính toán của Lal R. and Stewart B.A., (1990) [32], bình quân xói mòn đất khoảng 30-40 tấn/ha/năm. Trong khi đó khả năng hình thành đất từ đá mẹ qua quá trình phong hoá nhiều nhất cũng không quá một tấn /ha/năm. Đó là nguyên nhân chính làm mỏng dần tầng canh tác, đất thoái hoá trơ sỏi đá, dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Xói mòn đã làm giảm mạnh năng suất cây trồng, như ở Châu Phi từ 2 đến 40%, Châu á ước tính lương thực hàng năm cũng bị giảm 36 triệu tấn/ năm, tương đương với 5,4 tỷ đôla. Chính vì vậy mặc dù xói mòn đất xảy ra từ hàng thế kỷ nay, nhưng hiện tại và tương lai trong thế kỷ 21 vẫn sẽ là nội dung cần phải quan tâm nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Để minh chứng cho sự quan tâm đầu tư trí tuệ của các nhà khoa học không chỉ riêng ở Việt nam mà trên toàn thế giới, cũng như chính phủ các nước đối với việc nghiên cứu các vấn đề bức xúc vùng đất dốc đã đưa lại những kết quả rất khả quan. Qua những kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở Queensland ( Úc), phương pháp phủ đất tốt nhất là để lại toàn bộ phế phụ phẩm trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, xói mòn đất giảm xuống chỉ 6 còn 20 tấn/ha/năm so với 130 đất/ha/năm ở đất không để lại phế phụ phẩm. Đồng thời phủ đất còn làm tăng độ ẩm tầng 0 - 30cm từ 16,6% lên 19,2% vào tháng 8-9, và từ 15% đến 20% vào tháng 2-3, bên cạnh đó năng suất cây trồng cũng tăng lên rõ rệt (Trương P. N. V.and Prove B. G 1988) [40]. Theo Coughlan K.J (1995) [29], trồng băng chắn theo đường đồng mức, tận dụng sinh khối cây trồng phủ đất, sẽ có những tác dụng: Tăng năng suất lúa nương, ngô, sắn, giảm xói mòn một cách có hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại, tăng nguồn hữu cơ cho đất, giảm độ chặt và giữ ẩm cho đất. Coughlan còn cho rằng: khi có 10% độ che phủ, lượng đất xói mòn giảm từ 30-50% so với đất trống. Khi tăng độ che phủ lên 30% lượng đất được giữ lại đến 90%. Một ưu điểm nữa của băng chắn theo Sam Fujisaka, (1998) [38] là làm cho độ dốc trong diện tích canh tác giảm dần theo từng năm. Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba theo thứ tự 9%, 8%, và 7% do sự hình thành dần bậc thang, vì đất được giữ lại và tích tụ phía trên băng chắn. Do đó, nhiều nghiên cứu đi đến kết luận: Trồng xen băng chắn hạn chế được xói mòn đất, bổ sung, phục hồi và duy trì được độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất sắn, ngô, lúa, mía... Theo Siegfried Lampe (1997) [18], việc sử dụng phân bón có hiệu lực và cân đối là chìa khoá cho việc đưa đến năng suất bền vững. Tác giả đã nhận định: Một cánh đồng được bón phân sẽ nuôi dưỡng một bộ lá dày để chống xói mòn, hấp thu CO2 từ không khí nhiều hơn và giải phóng O2 nhiều hơn, đã hạn chế rất lớn về tổn thất do xói mòn, rửa trôi và bay hơi của phân khoáng. Đồng thời cây trồng được bón phân thì hiệu lực sử dụng nước cao hơn rất nhiều so với cây không được bón phân, đặc biệt là đối với những vùng canh tác trên đất dốc dựa vào nước mưa là chính. Qua theo dõi thí nghiệm cây lương thực, tác giả còn đưa ra nhận xét: Bón phân không những làm tăng sinh khối cây ngô một cách rõ rệt mà còn kéo dài tuổi thọ của lá trên cây, đồng thời năng suất tăng từ 20 - 36% và ổn định nhiều năm so với đối chứng. 7 Thái Lan là một quốc gia khá thành công trong lĩnh vực sử dụng đất dốc. Các công thức độc canh lúa nương hiệu quả thấp được thay thế bằng đậu tương - lúa đã làm cho tổng giá trị sản phẩm tăng gấp đôi, mức độ xói mòn ít hơn và độ phì nhiêu đất cũng được cải thiện hơn. Ở Mabini, Thái Lan người ta nghiên cứu các biện pháp trồng ngô theo băng, kết hợp bón phân cho thấy: Hạn chế được lượng nước trôi và đất mất do xói mòn rất đáng kể, năng suất cây trồng tăng 65 – 98% và hiệu quả kinh tế thu được cũng cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống của nông dân (Maglinao, 1995)[33] Các nghiên cứu đối với ngô trồng trên đất dốc ở miền nam Trung Quốc theo Yin Dixin (1995)[44] kết luận: Trồng ngô theo biện pháp canh tác truyền thống của nông dân địa phương thì đất mất do xói mòn hàng năm là rất lớn, tới 42tấn/ha/năm. Trong khi đó trồng ngô theo băng kết hợp trồng xen cây cốt khí và có bón phân thì lượng đất trôi hàng năm giảm xuống còn 25tấn/ha/năm. đồng thời độ phì nhiêu của đất cũng sụt giảm rất ít, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao hơn, tăng 38% - 75% so với biện pháp canh tác của nông dân. Ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc): Sau khi làm đất xong, trồng sắn xen lạc, xen ngô hoặc đậu tương. Với cơ cấu xen canh như vậy, không chỉ tăng năng suất sắn, tăng thu nhập do đa dạng sản phẩm, mà còn chống xói mòn rất hiệu quả, đồng thời duy trì được độ phì đất từ lượng sinh khối của tàn dư thực vật trả lại đất. Cũng tương tự, Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Rayong, Thái Lan có nhận xét: trồng sắn, ngô kết hợp trồng xen 2 hàng lạc, không chỉ tăng thu nhập cho người dân, mà còn giảm xói mòn đất đến 30% (Tongglum A. và ctv, 1998) [39]. Theo Chenxuhui và cộng sự (1994)[28] trồng ngô, lúa nương không sử dụng biện pháp bảo vệ thì mức độ xói mòn đất rất mạnh, cùng độ dốc 20o lượng đất mất lên tới 120 – 242 tấn/ha/năm đối với ngô và 100 – 150 8 tấn/ha/năm đối với lúa. Các công thức trồng ngô theo băng và kết hợp trồng xen cây họ đậu đã hạn chế lượng đất mất do xói mòn, xuống còn 65 – 135 tấn/ha/năm và năng suất ngô cao hơn 18 - 45%. Đối với lúa nương công thức có bón phân kết hợp với biện pháp bảo vệ đất, lượng đất mất giảm xuống đáng kể, còn 45 – 85 tấn/ha/năm và năng suất tăng 42% so với công thức không có các biện pháp bảo vệ đất. Cũng tương tự như vậy, khi đánh giá về độ phì nhiêu đất, Virginia C. Cuevas và F. C. Diez (1988) [42] kết luận: Giải pháp dùng cây phân xanh làm băng chắn bảo vệ đất đồi núi dốc, kết hợp cắt tỉa lượng sinh khối chất xanh từ băng chắn vùi vào đất, đã duy trì được tốt nhất hàm lượng hữu cơ và đạm trong đất, nên năng suất cây trồng cao nhất và ổn định qua 3 năm liên tục ( 3,7 tấn/ha đối với lúa nương, 0,431 kg/m2 đối với tỏi). Do đó, có thể nói băng chắn hạn chế được xói mòn đất, đồng nghĩa với duy trì được độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng. Khi nghiên cứu hệ thống canh tác trên đất dốc Naik Sinukaban (1994)[35] đã rút ra được kết luận: Khi áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc đối với cây ngắn ngày như lúa nương, ngô, lạc.. thì cần phải kết hợp trồng xen các giống cây phân xanh cây họ đậu, hoặc sử dụng băng cỏ phủ đất và trồng theo đường đồng mức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, năng suất cây trồng chính sẽ tăng 25 - 50% và mức độ thiệt hại do xói mòn, rửa trôi cũng giảm xuống, độ phì nhiêu của đất được bảo vệ tốt hơn. Việc nghiên cứu về bón phân cải thiện độ phi nhiêu của đất dốc, làm tăng năng suất cây trồng cũng thường xuyên được các nhà khoa học đề cập. Theo Ernt Mutert và Thomas Fairhust (1997)[4] nguyên nhân làm cho độ phì nhiêu của đất dốc kém là do độ độc của nhôm, mangan, sắt bên cạnh thiếu lân, canxi, kali... Phần lớn đất dốc xẩy ra phong hoá mạnh và dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng. Vì vậy cần bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu và duy trì độ phì nhiêu của đất bằng cách thông qua con đường bón phân. 9 Theo Siegfried Lampe (1997)[18] Việc sử dụng phân bón không đầy đủ trong sản xuất nông nghiệp thì hoàn toàn không thể đáp ứng đủ lương thực cho con người và thức ăn gia súc. Sự gia tăng dân số đã gây áp lực mạnh đến đất đai sản xuất cho nên việc canh tác trên đất dốc và đồi núi cũng như các diện tích đất xấu là không tránh khỏi. Vì vậy canh tác cần phải chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng cho đất thông qua con đường bón phân, để dảm bảo được sự bền vững của đất và năng suất cây trồng. Ở Lào với kết quả nghiên cứu vùng đất độ dốc dao động trong khoảng từ 30-60%, cơ cấu cây trồng chính là lúa nương, kê và ngô, có bón phân và sử dụng băng cây xanh chắn xói mòn theo đường đồng mức; lượng đất xói mòn ra khỏi lưu vực chỉ từ 0,58 – 0,72 tấn/ha/năm. Nhờ bảo vệ rừng đầu nguồn và áp dụng băng cây xanh chắn xói mòn, mà đã tăng khả năng giữ nước cho đất canh tác trong lưu vực và giảm xói mòn đất và năng suất cây trồng tăng một cách đáng kể (Ty Phommasack và ctv, 2000) [41]. Nhờ bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc, Trung Quốc đã làm tăng được 43% sản lượng ngũ cốc. Các tỉnh Hắc Long Giang, Tế Lâm, Liêu Ninh đã làm tăng năng suất ngũ cốc lên đến 15 tấn/ha, đó là nhờ sử dụng biện pháp xen canh ngô, lúa và dùng các loại phân bón thâm canh cây trồng. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Hải Nam, Trung Quốc (CATAS) với đất có độ dốc từ 15 - 25o trồng cây ngắn ngày như sắn, bắp, đậu đỗ, lúa cạn...cần áp dụng các biện pháp trồng xen một số cây họ đậu, kết hợp bón phân, năng suất tăng 5% -25%, xói mòn có thể giảm đến 38% - 42% so với biện pháp canh tác cổ truyền. Mặt khác, duy trì được độ phì nhiêu của đất thông qua con đường phân giải phụ phế phẩm từ cây trồng xen (Wargiono J. và ctv1998) [43]. Đồng thời tác giả cũng nhận xét rằng: Nếu thâm canh có bón phân kể cả trồng xen cũng như không trồng xen, đều có tác dụng giảm xói mòn đất và tăng năng suất cây trồng, vì bón phân làm cho cây phát triển tốt, tăng khả năng che phủ, hạn chế được hạt mưa rơi trực tiếp xuống bề mặt 10 đất. Wargiono J. và ctv cho rằng ngay cả khi bón phân cho sắn trồng thuần, cho lúa - đậu tương xen canh và cho ngô trồng thuần thì năng suất tăng 1,5 - 2 lần, đồng thời xói mòn đất cũng giảm so với không bón theo thứ tự là 35%, 11% và 19%, còn nếu bón phân cho hệ thống cây trồng xen lạc-sắn có băng cỏ voi chắn xói mòn hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tại Philippin, người ta sử dụng biện pháp trồng cây hàng năm theo băng kết hợp trồng một số cây làm hàng rào theo đường đồng mức. Kết quả cho thấy đây là biện pháp canh tác bảo vệ đất chống xói mòn hiệu quả nhất trên đất đồi, giảm lượng nước trôi và đất xói mòn xuống còn 20 - 70% so với kỹ thuật của nông dân là trồng dọc dốc. Độ phì nhiêu của đất cũng được cải thiện thông qua tàn dư hữu cơ từ hàng rào được cắt xén vùi vào đất hàng năm, năng suất lúa ngô, sắn cũng được tăng lên rất đáng kể, từ 15 – 40%. Hàng rào trồng theo đường đồng mức còn có tác dụng làm giảm độ dốc của đất đồi, hình thành ruộng bậc thang dần (Hernandez. L. G. 1996)[31]. Mohd Noor Yusoff (1994)[43] cho rằng: Bón phân hữu cơ cho đất đồi trồng cây ngắn ngày như bắp, lúa cạn hay cây lâu năm như cao su, đồng thời trồng xen cây họ đậu đã có tác dụng làm tăng độ xốp, giảm dung trọng đất cũng như vùi tàn dư cây trồng trên ruộng đã làm tăng pH, giảm nhôm di động và tăng CEC rất đáng kể, đã đưa năng suất cây trồng tăng 15% đối với cao su, 20% đối với lúa cạn và 33% đối với bắp. Việc sử dụng phân bón không chỉ ảnh hưởng tới năng suất, phẩm chất cây trồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất cũng như tuổi thọ canh tác của đất. Theo Ernst và Thomas Faihurst (1997) [4], canh tác trên đất dốc, sự làm giảm độ phì là do xói mòn, rửa trôi, đồng thời cây trồng đã lấy đi chất dinh dưỡng trong đất để tạo nên sinh khối thực vật và sản phẩm của cây. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra nhận xét; Khi bón phân khoáng cho cây trồng canh tác trên đất dốc sẽ giảm được độ độc của nhôm, mangan và sắt 11 đồng thời ổn định được lân, canxi, kali trong đất. Không những phân bón hoá học mà phân bón hữu cơ đối với cây trồng và đất hết sức quan trọng, nó tác động rất lớn đến các tính chất khác nhau của đất tạo cho đất có môi trường hoá, lý tính và cấu trúc thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Chất hữu cơ trong đất vừa là một chất đệm tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưởng trong đất, đồng thời
Luận văn liên quan