Khoai lang (Ipomoea batatas L. (Lam)là cây lương thực quan trọng ñược
trồng ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ la tinh. Khoai lang không
những chỉ có công dụng làm lương thực cho người, thức ăn cho gia súc mà
còn là sản phẩm của các mặt hàng công nghiệp thực phẩm. Người ta có thể
chế biến rượu, cồn, xiro . từ khoai lang. Tinh bột khoai lang còn dùng trong
công nghiệp giấy và hồ sợi. Một số nước trên thế giới dùng khoai lang chế
biến axit xitoric, dextrin, lấy tinh bột dùng trongy học. Khoai lang chứa nhiều
men amilaza biến tinh bột thành ñường mạch nha nên là nguồn nguyên liệu
tốt cho công nghiệp sản xuất loại men này.
Theo thống kê 2006 của Sở Nông Nghiệp – PTNT Đăk Nông và Đăk
Lăk, khoai lang cao sản xuất khẩu ñang phát triển mạnh với diện tích ở tỉnh
Đăk Nông là 4500 ha, Đăk Lăk là trên 3000 ha. Trongthời kỳ ñầu, năng suất
khoai lang ñạt từ 20-25 tấn/ha, giá bán cho suất khẩu là 5 triệu ñồng /tấn, ñem
lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, sau 5 năm phát triển năng suất
khoai lang suy giảm gần 40-50%, chỉ còn 12-15 tấn/ha, làm giảm thu nhập
của người nông dân và sản suất không bền vững cả vềkinh tế và môi trường.
Chitosan và chitosan oligomer là các chất hoạt hóa một số gen thực vật,
bằng cách tác ñộng trên promoter của trên 20 gen hệthống ñề kháng của thực
vật ñể tăng cường tổng hợp enzyme chitanase, β- 1,3-glucanase, RNAse,
proteinase inhibitor, tăng cường tổng hợp lignin và kháng sinh thực vật
phytoalexin. Chính vì vậy, Chitosan và chitosan oligomer làm tăng sức ñề
kháng của cây với các tác nhân gây bệnh như nấm, vikhuẩn và virus [41].
102 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bổ sung chitosan oligomer trong nuôi cấy mô khoai lang cao sản Nhật Bản (ipomoea batatas l.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
NGUYỄN THỊ TRƯƠNG HUYỀN
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CHITOSAN
OLIGOMER TRONG NUÔI CẤY MÔ KHOAI
LANG CAO SẢN NHẬT BẢN
(IPOMOEA BATATAS L.)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Buôn Ma Thuột, năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
.
NGUYỄN THỊ TRƯƠNG HUYỀN
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CHITOSAN
OLIGOMER TRONG NUÔI CẤY MÔ KHOAI
LANG CAO SẢN NHẬT BẢN
(IPOMOEA BATATAS L.)
Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm
Mã số: 60 42 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ANH DŨNG
Buôn Ma Thuột, năm 2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
HỌC VIÊN
NGUYỄN THỊ TRƯƠNG HUYỀN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ii
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Người thầy hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng đã tận tình hướng
dẫn chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
TS. Phan Văn Tân đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo cho tôi trong
thời gian học tập và thực hiện luận văn tại bộ môn sinh học thực vật.
ThS. Nguyễn Đình Sỹ đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tất cả các thầy cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa KHKT&CN Trường
Đại học Tây Nguyên.
Ban Giám Hiệu, toàn thể các anh chị và các bạn đồng nghiệp Trường
THCS Đoàn Kết đã luôn tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi
trong suốt thời gian công tác và học tập.
Tất cả các anh, chị và các bạn trong lớp cao học Sinh học thực nghiệm
khóa 1 đã luôn động viên và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Chị Tuyến, em Ngọc, em Bình ở Bộ môn Sinh học thực vật đã tạo điều
kiện thuận lợi, động viên và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng xin gửi lòng biết ơn đến tất cả những người thân trong gia
đình đã luôn ở bên cạnh động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
học tập và làm việc trong suốt thời gian qua..
Xin chân thành cảm ơn!
NGUYỄN THỊ TRƯƠNG HUYỀN
iii
MỤC LỤC
Trang
Các chữ viết tắt ..................................................................................................i
Danh mục ảnh ..................................................................................................ii
Danh mục bảng ................................................................................................iv
Danh mục hình .................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................3
1.1. Tổng quan về cây khoai lang .........................................................3
1.1.1 Đặc điểm sinh học ....................................................3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây khoai lang ...............7
1.1.3. Nghiên cứu ngoài nước về cây khoai lang ........................8
1.1.4Nghiên cứu trong nước về cây khoai lang ............................9
1.2. Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào thực vật ....................................12
1.2.1 Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật ....................12
1.2.2 Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô .........................14
1.2.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .................15
1.2.4 Các bước nhân giống invitro ..........................................15
1.2.5. Khử trùng mẫu nuôi cấy .................................................15
1.2.6. Mẫu cấy ...........................................................................17
1.2.7. Môi trường nuôi cấy tế bào thực vật ................................18
1.2.8. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ............................19
1.3. Ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ................25
1.4 Sự phát sinh hình thái ..................................................................26
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu nuôi cấy mô ở Việt Nam ..........28
iv
1.6. Tổng quan về Chitosan .............................................................29
1.6.1. Công thức cấu tạo ......................................................29
1.6.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chitosan .................31
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........40
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................40
2.2.1. Vật liệu, hóa chất ...........................................................40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................41
2.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất khử trùng đến
sức sống của mô nuôi cấy ........................................................41
2.2.2.2. Nghiên cứu thành phần môi trường đến sự hình thành
protocorm .................................................................................44
2.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và loại chất điều hòa
sinh trưởng thực vật lên sự bật chồi và tăng trưởng chồi từ đốt
thân khoai lang in vitro ......................................................46
2.2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và loại chất điều hòa
sinh trưởng thực vật lên sự tạo rễ và tăng trưởng chồi cây khoai
lang in vitro ....................................................................48
2.2.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan oligomer
đến sinh trưởng và khả năng kháng bệnh của khoai lang nuôi cấy
mô ......................................................................................50
2.2.2.6 Xử lý số liệu thống kê ...............................................52
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................53
3.1. Ảnh hưởng của các hóa chất khử trùng đến sức sống của chồi mầm
từ củ khoai lang ........................................................................53
3.1.1. Ảnh hưởng của chất khử trùng HgCl2 đến sức sống của
chồi mầm từ củ khoai lang .............................................. 53
v
3.1.2. Ảnh hưởng của chất khử trùng Natri hypochloride ở các
nồng độ và thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm từ củ
khoai lang ........................................................................... 57
3.1.3 Ảnh hưởng của chất khử trùng hydro peroxyde ở các nồng
độ và thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm từ củ
khoai lang.............................................................................69
3.2. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hình thành protocorm
.............................................................................................................62
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ, tỷ lệ chất kích thích sinh trưởng đến hình
thành chồi và rễ cây con trong in vitro .................................................65
3.3.1. Ảnh hưởng của N6 - benzyladenine (BA) và Kinetin ở các
nồng độ và tỷ lệ khác nhau đến sự hình thành chồi và tăng trưởng
chồi cây khoai lang ......................................................65
3.3.2. Ảnh hưởng của NAA và IBA ở các nồng độ và tỷ lệ khác
nhau đến sự hình thành rễ cây khoai lang ................................69
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan oligomer đến sinh trưởng và khả
năng kháng bệnh của khoai lang nuôi cấy mô .......................................75
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................81
KẾT LUẬN .................................................................................................81
ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................82
PHỤ LỤC
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABA Acid abscisic
BA N6 – benzyladenine
cs cộng sự
CV Coefficient of Variation
GA3 Gibberellin
MS Murashige và Skoog
NAA Napthalen acetic acid
IAA Idol – 3 – acetic acid
IBA Indol – 3 – btyric acid
TDZ Thidiazuron
JA Jasmonic acid
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chất khử trùng HgCl2 ở các nồng độ và thời gian
khác nhau đến sức sống của chồi mầm thu nhận từ củ khoai lang sau 3
tuần nuôi cấy .........................................................................................55
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chất khử trùng Natri hypochloride ở các nồng độ và
thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm thu nhận từ củ khoai
lang sau 3 tuần nuôi cấy .......................................................................59
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chất khử trùng hydro peroxyde ở các nồng độ và
thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm thu nhận từ củ khoai
lang sau 3 tuần nuôi cấy .......................................................................61
Bảng 3.4 . Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hình thành protocorm
sau 40 ngày nuôi cấy ............................................................................64
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của BA và Kinetin lên sự bật chồi và tăng trưởng chồi từ
đốt thân cây khoai lang in vitro sau 30 ngày nuôi cấy .....................67
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của IBA và NAA lên sự hình thành rễ từ chồi cây khoai
lang in vitro sau 30 ngày nuôi cấy ..............................................72
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chitosan oligomer đến sinh trưởng của
khoai lang nuôi cấy mô sau 30 ngày nuôi cấy ......................................77
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cơ chế di chuyển hữu cực của auxin ............................................19
Hình 1.2. Cấu trúc của auxin tự nhiên và auxin tổng hợp ............................19
Hình1. 3. Cấu trúc của một số dạng cytokinin ............................................20
Hình 1.4. Cấu trúc của khung gibbane và sự chuyển đổi GA4 thành các GA
khác .......................................................................................................21
Hình 1.5. Cấu trúc của ABA .......................................................................22
Hình 1.6. Cấu trúc của ethylen .....................................................................22
Hình 1.7. Cấu trúc của TDZ .........................................................................23
Hình 1.8. Chitin (có 4-10 nghìn gốc N-acetyl-glucosamine) .......................31
Hình 1.9. Chitosan (có 1-4 nghìn gốc glucosamine) ....................................31
Hình 1.10. Olygoglucosamine (có 2- vài chục gốc glucosamine) ...............31
Hình 1.11. Cơ chế hoạt động của Chitosan ..................................................39
Hình 3.1. Ảnh hưởng của chất khử trùng HgCl2 đến sức sống của chồi mầm
từ củ khoai lang sau 3 tuần nuôi cấy ở các nồng độ 0.1% (A), 0.3% (B),
0.5% (C) ................................................................................................56
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chất khử trùng Natri hypochloride ở các nồng độ và
thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm từ củ khoai lang sau 3
tuần nuôi cấy ......................................................................................60
Hình 3.3. Ảnh hưởng của chất khử trùng hydro peroxyde ở các nồng độ và
thời gian khác nhau đến sức sống của chồi mầm từ củ khoai lang sau 3
tuần nuôi cấy .........................................................................................62
Hình 3.4. Số lá của cây khoai lang khi BA và Kinetin thay đổi ở các nồng độ
và tỷ lệ khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy ........................................68
ix
Hình 3.5. Chiều cao chồi của cây khoai lang khi BA và Kinetin thay đổi ở các
nồng độ và tỷ lệ khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy ..........................68
Hình 3.6. Chiều cao chồi của cây khoai lang khi IBA và NAA thay đổi ở các
nồng độ và tỷ lệ khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy .................... 72
Hình 3.7. Số rễ của cây khoai lang khi IBA và NAA thay đổi ở các nồng độ
và tỷ lệ khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy .............................................73
Hình 3.8. Ảnh hưởng của IBA và NAA lên chiều cao chồi, số rễ và chiều dài
rễ từ chồi cây khoai lang in vitro sau 30 ngày nuôi cấy ................73
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan oligomer đến chiều cao chồi của
khoai lang nuôi cấy mô sau 30 ngày ....................................................78
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan oligomer đến khối lượng chồi
tươi và khối lượng chồi khô của khoai lang nuôi cấy mô sau 30 ngày.
...............................................................................................................78
1
MỞ ĐẦU
Khoai lang (Ipomoea batatas L. (Lam) là cây lương thực quan trọng được
trồng ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ la tinh. Khoai lang không
những chỉ có công dụng làm lương thực cho người, thức ăn cho gia súc mà
còn là sản phẩm của các mặt hàng công nghiệp thực phẩm. Người ta có thể
chế biến rượu, cồn, xiro ... từ khoai lang. Tinh bột khoai lang còn dùng trong
công nghiệp giấy và hồ sợi. Một số nước trên thế giới dùng khoai lang chế
biến axit xitoric, dextrin, lấy tinh bột dùng trong y học. Khoai lang chứa nhiều
men amilaza biến tinh bột thành đường mạch nha nên là nguồn nguyên liệu
tốt cho công nghiệp sản xuất loại men này.
Theo thống kê 2006 của Sở Nông Nghiệp – PTNT Đăk Nông và Đăk
Lăk, khoai lang cao sản xuất khẩu đang phát triển mạnh với diện tích ở tỉnh
Đăk Nông là 4500 ha, Đăk Lăk là trên 3000 ha. Trong thời kỳ đầu, năng suất
khoai lang đạt từ 20-25 tấn/ha, giá bán cho suất khẩu là 5 triệu đồng /tấn, đem
lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, sau 5 năm phát triển năng suất
khoai lang suy giảm gần 40-50%, chỉ còn 12-15 tấn/ha, làm giảm thu nhập
của người nông dân và sản suất không bền vững cả về kinh tế và môi trường.
Chitosan và chitosan oligomer là các chất hoạt hóa một số gen thực vật,
bằng cách tác động trên promoter của trên 20 gen hệ thống đề kháng của thực
vật để tăng cường tổng hợp enzyme chitanase, β- 1,3-glucanase, RNAse,
proteinase inhibitor, tăng cường tổng hợp lignin và kháng sinh thực vật
phytoalexin. Chính vì vậy, Chitosan và chitosan oligomer làm tăng sức đề
kháng của cây với các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn và virus [41].
Chitosan và chitosan oligomer làm tăng khả năng kháng bệnh rỉ sắt
(Phakopspora foiae) của đậu tương (N.A. Dung, 2002) [30]. Suwalee (2002)
công bố phun chitosan cho ngô với nồng độ 100 ppm có khả năng hạn chế
70% bệnh bạc lá[64]. Ngoài ra còn nhiều công bố khẳng định khả năng kháng
2
nấm bệnh của chitosan đối với thực vật, như kháng nấm pythium, Sclerotium,
Fusarium (Hirano, 1996 ; N.A. Dung, 2004, R.D. Park, 2002).
Chitosan oligomer còn được coi là nhóm điều hòa sinh trưởng thực vật thế
hệ mới [68]. Chitosan oligomer có tác dụng kích thích tăng trưởng, tăng hàm
lượng diệp lục, tăng số lượng nốt sần cố định đạm và tăng năng suất của lạc
[33]. Chitosan oligomer làm tăng cường độ quang hợp của lúa, lạc trong thủy
canh [42]. Chitosan oligomer làm tăng chiều dài rễ, kích thước cây con trong
nuôi cấy mô [50].
Với mục đích ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát triển nông
nghiệp bền vững, vừa tăng năng suất cây trồng, giống không bị thoái hoá,
không sâu bệnh, giảm tỷ lệ nhiễm trong nuôi cấy mô. Chúng tôi đề suất
nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu bổ sung Chitosan oligomer trong nuôi cấy
mô khoai lang cao sản Nhật Bản (Ipomoea batatas L.).’’
Mục tiêu của đề tài :
• Xây dựng quy trình nhân giống khoai lang cao sản bằng công nghệ
nuôi cấy mô tế bào trong invitro.
• Đánh giá hoạt tính kích thích tăng trưởng khi bổ sung chitosan
oligomer trong nuôi cấy mô khoai lang.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây khoai lang
1.1.1 Đặc điểm sinh học
Vị trí phân loại:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Solonales
Họ(familia): Convolvulaceae
Chi (genu): Ipomoea
Loài (species): Ipomoea batatas L.
Khoai lang trên thế giới chủ yếu được phân bố ở các vùng nhiệt đới,
á nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh. Có nguồn gốc từ khu vực
nhiệt đới Châu Mỹ, được con người trồng cách đây khoảng 5000 năm. Nó
được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Cariber, đã
được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polinesia.
Ngày nay khoai lang được trồng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới
ẩm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của cây. Nước ta nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa phân
bố tương đối đều nên rất thuận lợi cho cây khoai lang sinh trưởng và phát
triển, do đó có thể trồng quanh năm.
Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với rễ củ
lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một
nguồn cung cấp rau củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn
lương thực. Các lá non và thân non được sử dụng như cũng được sử dụng như
4
một loại rau. Khoai lang có họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có
nguồn gốc Nam Mỹ.
Là cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình
trái tim hay lá xẻ thùy hình chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung
bình. Rễ củ ăn được, hình dạng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu
đỏ, tía, nâu hay trắng, bên trong củ có màu vàng, trắng, cam, hay tím.
Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin A và năng
lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Khoai lang được sử dụng củ và lá
để làm thức ăn gia súc, chế biến bột, rượu cồn, bánh kẹo và gần đây đang
được nghiên cứu để làm màng phủ sinh học ( bioplastic).
Do đặc điểm tính đa dạng của giống khoai lang, hơn nữa trong quá
trình trồng trọt do chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo nên đã hình thành
nhiều loại hình, nhiều giống khác nhau.
Khoai lang không chịu được sương giá, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
trung bình khoảng 24 °C (75 °F). Khoai lang ít khi ra hoa nếu khoảng thời
gian ban ngày vượt quá 11 giờ. Chúng được nhân giống chủ yếu bằng các
đoạn thân (dây khoai lang) hay rễ hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ
củ trong khi lưu giữ bảo quản. Trong các điều kiện tối ưu với 85-90 % độ ẩm
tương đối ở 13-16 °C (55-61 °F), củ khoai lang có thể giữ được trong vòng 6
tháng. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn đều nhanh chóng làm hỏng củ.
Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất, nước và phân bón.
Nó cũng có rất ít kẻ thù tự nhiên nên thuốc trừ dịch hại là ít khi phải dùng tới.
Do nó được nhân giống bằng các đoạn thân nên khoai lang là tương đối dễ
trồng. Do thân phát triển nhanh che lấp và kìm hãm sự phát triển của cỏ dại
nên việc diệt trừ cỏ cũng tiêu tốn ít thời gian hơn. Trong khu vực nhiệt đới,
khoai lang có thể để ở ngoài đồng và thu hoạch khi cần thiết còn tại khu vực
ôn đới thì nó thường được thu hoạch trước khi sương giá bắt đầu. Khoai lang
5
có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, nhưng sinh trưởng tốt
nhất trên các loại đất thoáng khí như đất thịt nhẹ và đất pha cát. Thời gian
sinh trưởng của cây khoai lang ngắn ngày nhưng lại cho năng suất cao, do đó
cần phải bón nhiều phân và đủ dạng cần thiết. Vì vậy, nói chung điều kiện
khí hậu, thời tiết ở nước ta cho phép trồng khoai lang quanh năm, nhưng cũng
cần lưu ý tới những đặc điểm riêng của từng vùng khí hậu khác nhau để bố trí
thời vụ cho thích hợp.
6
Ảnh 1.1. Cánh đồng trồng khoai lang
Ảnh 1.2. Củ khoai lang cao sản Nhật Bản (Benniazuma)
7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu