Luận văn Nghiên cứu các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và Kinh tỉnh ĐăkLăk

Dậy thì là một giai ñoạn phát triển vượt bậcvề các chỉ số hình thái của cơ thể, các tuyến nội tiết ñặc biệt là tuyến sinh dục ñã thành thục và bắt ñầu có khả năng sinh sản [1], [12]. Dưới góc ñộ sinh lýhọc, tuổi dậy thì là thời kỳ cơ quan sinh dục ñã thành thục và bắt ñầu có khả năng sinh con [2],[10]. Trong giai ñoạn này con người phải trải qua những biến ñổi lớn về cấu trúc cơ thể, về chức năng cũng như các hành vi. Đó là một bước ngoặt cơ bản trong ñời sống của mỗi con người. Dậy thì là thời kỳ quá ñộ chuyển biến từ trẻ thơ sang người trưởng thành, tuy nhiên về hành vi tronggiai ñoạn này có những biến ñổi bất thường, những biểu hiện chứng tỏ ñã cónhững thay ñổi nhưng vẫn còn biểu hiện chứng tỏ không là một trẻ con nhưng vẫn chưa hẳn là một người lớn, là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua những biến ñổi quan trọng [5],[17]. Trong giai ñoạn dậy thì các chỉ số sinh học như cácchỉ số thể lực và các chỉ số sinh hoá, nhất là hàm lượng các hormone sinh dục có sự biến ñổi rất lớn ñánh dấu quá trình thành thục của các cơ quan trong cơ thể ñể chuyển từ một bé gái thành một thiếu nữ [15]. Dậy thì liên quan ñến hoạt ñộng của hệ thống: Dưới ñồi - Tuyến yên - Tuyến sinh dục, một số yếu tố tác ñộng thông qua hệ thống này ảnhhưởng ñến tuổi dậy thì như: môi trường sống, vị trí ñịa lý, kinh tế, xã hội [5].

pdf81 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và Kinh tỉnh ĐăkLăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ------------- NGUYEÃN ÑAÊNG BOÀNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA NỮ ÊĐÊ VÀ KINH TỈNH ĐĂKLĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Buôn Ma Thuột, năm 2009 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ------------- NGUYEÃN ÑAÊNG BOÀNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA NỮ ÊĐÊ VÀ KINH TỈNH ĐĂKLĂK CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM MÃ SỐ: 60. 42. 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. Đào Mai Luyến Buôn Ma Thuột, năm 2009 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI: Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể cm: centimet CS: cộng sự ELISA: Enzime linked immunosorbent assay kg: kilogam OR: Odds ratios - tỷ suất chênh THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông t: Tuổi WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Tuổi có kinh lần đầu của nữ người Êđê và Kinh 24 Bảng 3.2. Các dấu hiệu bên ngoài thể hiện dậy thì 25 Bảng 3.3. Hàm lượng estrogen của trẻ nữ Êđê và Kinh trong các nhóm tuổi 26 Bảng 3.4. Hàm lượng estrogen của trẻ nữ Êđê và Kinh trước và sau dậy thì 27 Bảng 3.5. Chiều cao đứng của trẻ nữ Êđê và Kinh 28 Bảng 3.6. Trọng lượng cơ thể của trẻ nữ Êđê và Kinh 30 Bảng 3.7. Vòng ngực trung bình của trẻ nữ Êđê và Kinh 31 Bảng 3.8. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ nữ Êđê và Kinh 33 Bảng 3.9. Nguy cơ của tình trạng kinh tế không đầy đủ đến dậy thì muộn 39 Bảng 3.10.Nguy cơ của thời gian đọc sách dưới 1giờ/ngày đến dậy thì muộn 40 Bảng 3.11. Nguy cơ của loại sách thường đọc đến dậy thì muộn 41 Bảng 3.12.Nguy cơ của thời gian xem ti vi dưới 1giờ/ngày đến dậy thì muộn 42 Bảng 3.13. Nguy cơ của loại phim thường xem đến dậy thì muộn 43 Bảng 3.14. Nguy cơ của thời gian bú sữa mẹ dưới 24 tháng đến dậy thì muộn44 Bảng 3.15. Nguy cơ của trọng lượng sơ sinh dưới 2500g đến dậy thì muộn 45 Bảng 3.16. Nguy cơ của tiêm phòng không đúng và đủ đến dậy thì muộn 46 Bảng 3.17. Nguy cơ không sổ giun định kỳ mỗi 6 tháng đến dậy thì muộn 47 x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Sự thay đổi của nồng độ hormone và nhiệt độ theo chu kỳ kinh nguyệt 11 Biểu đồ 3.1. Tuổi dậy thì của trẻ nữ người Êđê và người Kinh 25 Đồ thị 3.2. Biến thiên hàm lượng estrogen theo nhóm tuổi 27 Đồ thị 3.3. Sư biến thiên về chiều cao đứng theo nhóm tuổi 29 Đồ thị 3.4. Sư biến thiên về trọng lượng cơ thể theo nhóm tuổi 30 Đồ thị 3.5. Sư biến thiên về vòng ngực trung bình theo nhóm tuổi 32 Đồ thị 3.6. Tương quan giữa hàm lượng estrogen với tuổi 34 Đồ thị 3.7. Tương quan giữa chiều cao đứng với tuổi nữ người Kinh 34 Đồ thị 3.8. Tương quan giữa trọng lượng cơ thể với tuổi nữ người Kinh 35 Đồ thị 3.9. Tương quan giữa vòng ngực với tuổi nữ người Kinh 36 Đồ thị 3.10. Tương quan giữa chiều cao đứng với tuổi nữ người Êđê 37 Đồ thị 3.11. Tương quan giữa trọng lượng cơ thể với tuổi của nữ người Êđê 37 Đồ thị 3.12. Tương quan giữa vòng ngực với tuổi của nữ người Êđê 38 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nguyễn Đăng Bồng iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và đồng nghiệp. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đào Mai Luyến- Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Nguyên- người hướng dẫn khoa học cho đề tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu khoa học quý giá. Xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Mai Văn Thìn- Chủ tịch Hội đồng bảo vệ đề cương và quý thầy cô giáo trong Hội đồng đã sửa chữa và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho đề tài. Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Đặng Tuấn Đạt- Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tể Tây Nguyên, TS.BS Hoàng Đức Linh- trưởng bộ môn Nội, khoa Y- Dược, trường Đại học Tây Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến khoa học rất quý giá! Xin chân thành cảm ơn BS.CKII. Thầy thuốc ưu tú Lâm Thị Minh Lệ- Trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lấy mẫu máu và xét nghiệm hàm lượng estrogen. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ y tế học đường của các trường tiểu học, THCS, THPT, trường Phổ thông Dân tộc nội trú, trường Đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn ! Nguyễn Đăng Bồng iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng biểu viii Danh mục các hình vẽ và đồ thị ix ĐẶT VẤN ĐỀ 01 Mục tiêu của đề tài 02 PHẦN NỘI DUNG 03 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 03 1.1. Trục: Dưới đồi- Tuyến yên- Tuyến sinh dục 03 1.1.1. Dưới đồi (hypothalamus) 03 1.1.2. Tuyến yên 04 1.1.3. Hormone buồng trứng 05 1.2. Hiện tượng dậy thì 08 1.2.1. Những biến đổi cơ thể 09 1.2.2. Xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát 09 1.2.3. Hoạt động của tuyến sinh dục 09 1.2.4. Dấu hiệu khẳng định dậy thì ở nữ 10 1.2.5. Biến đổi các chỉ số sinh học 11 1.2.6. Những thay đổi tâm lý 12 v 1. 3. Những nghiên cứu về giai đoạn dậy thì 14 1.3.1. Tuổi dậy thì 14 1.3.2. Yếu tố nhân trắc học 15 1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 19 2.2. Nội dung nghiên cứu 19 2.2.1. Các dấu hiệu thể hiện dậy thì 19 2.2.2. Một số chỉ số sinh học ở tuổi dậy thì 19 2.2.3. Tương quan giữa một vài chỉ số sinh học với tuổi 19 2.2.4. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi dậy thì 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu 20 2.4. Phương pháp chọn mẫu 22 2.5. Xử lý số liệu 22 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. Các dấu hiệu thể hiện dậy thì 24 3.1.1. Tuổi có kinh lần đầu 24 3.1.2. Các dấu hiệu bên ngoài thể hiện dậy thì 25 3.2. Một số chỉ số sinh học ở tuổi dậy thì 26 3.2.1. Hàm lượng estrogen trong các nhóm tuổi 26 3.2.2. Hàm lượng estrogen trước và sau dậy thì 27 3.2.3. Chiều cao đứng 28 3.2.4. Trọng lượng cơ thể 29 vi 3.2.5. Vòng ngực trung bình 31 3.2.6. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 32 3.3 Tương quan giữa một vài chỉ số sinh học với tuổi 33 3.3.1. Tương quan giữa hàm lượng estrogen với tuổi 33 3.3.2. Tương quan giữa chiều cao đứng với tuổi của trẻ nữ người Kinh. 34 3.3.3. Tương quan giữa trọng lượng cơ thể với tuổi của trẻ nữ người Kinh 35 3.3.4. Tương quan giữa vòng ngực với tuổi của trẻ nữ người Kinh 36 3.3.5.Tương quan giữa chiều cao đứng với tuổi của trẻ nữ người Êđê 36 3.3.6. Tương quan giữa trọng lượng cơ thể với tuổi của trẻ nữ người Êđê 37 3.3.7. Tương quan giữa vòng ngực với tuổi của trẻ nữ người Êđê 38 3.4 Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi dậy thì 39 3.4.1. Kinh tế gia đình 39 3.4.2.Thời gian đọc sách 40 3.4.3. Loại sách thường đọc 41 3.4.4.Thời gian xem tivi 42 3.4.5. Loại phim thường xem 43 3.4.6.Thời gian bú sữa mẹ 44 3.4.7.Trọng lượng sơ sinh 45 3.4.8. Tiêm phòng các bệnh thông thường 46 3.4.9. Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng 47 Chương 4. BÀN LUẬN 48 4.1. Các dấu hiệu thể hiện dậy thì 48 4.2. Một số chỉ số sinh học ở tuổi dậy thì 50 4.3 Tương quan giữa một vài chỉ số sinh học với tuổi 54 4.4 Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi dậy thì 55 vii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. KẾT LUẬN 61 5.1.1. Các dấu hiệu thể hiện dậy thì 61 5.1.2. Một số chỉ số sinh học ở tuổi dậy thì 61 5.1.3. Tương quan giữa một vài chỉ số sinh học với tuổi 62 5.1.4. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi dậy thì 63 5.2. KIẾN NGHỊ 63 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dậy thì là một giai đoạn phát triển vượt bậc về các chỉ số hình thái của cơ thể, các tuyến nội tiết đặc biệt là tuyến sinh dục đã thành thục và bắt đầu có khả năng sinh sản [1], [12]. Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là thời kỳ cơ quan sinh dục đã thành thục và bắt đầu có khả năng sinh con [2],[10]. Trong giai đoạn này con người phải trải qua những biến đổi lớn về cấu trúc cơ thể, về chức năng cũng như các hành vi. Đó là một bước ngoặt cơ bản trong đời sống của mỗi con người. Dậy thì là thời kỳ quá độ chuyển biến từ trẻ thơ sang người trưởng thành, tuy nhiên về hành vi trong giai đoạn này có những biến đổi bất thường, những biểu hiện chứng tỏ đã có những thay đổi nhưng vẫn còn biểu hiện chứng tỏ không là một trẻ con nhưng vẫn chưa hẳn là một người lớn, là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng [5],[17]. Trong giai đoạn dậy thì các chỉ số sinh học như các chỉ số thể lực và các chỉ số sinh hoá, nhất là hàm lượng các hormone sinh dục có sự biến đổi rất lớn đánh dấu quá trình thành thục của các cơ quan trong cơ thể để chuyển từ một bé gái thành một thiếu nữ [15]. Dậy thì liên quan đến hoạt động của hệ thống: Dưới đồi - Tuyến yên - Tuyến sinh dục, một số yếu tố tác động thông qua hệ thống này ảnh hưởng đến tuổi dậy thì như: môi trường sống, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội[5]. Ngày nay, khi đất nước chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoà nhập với thế giới, nhu cầu về cơm no, áo ấm được đảm bảo, mọi người bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng hợp lý, sức khỏe và đời sống văn hoá để hướng đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, giai đoạn dậy thì có vẻ đến sớm hơn. Với mong muốn giúp các trẻ vị thành niên nắm bắt được các biến đổi của cơ thể trong độ tuổi dậy 2 thì và có hành vi thích ứng với những biến đổi ấy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu của đề tài: - Xác định tuổi dậy thì và các dấu hiệu liên quan đến hiện tượng dậy thì ở nữ Êđê và Kinh tại tỉnh ĐăkLăk. - Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số hình thái và hàm lượng estrogen. - Khảo sát tương quan giữa một vài chỉ số sinh học với tuổi. - Đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi dậy thì ở nữ Êđê và Kinh tại tỉnh ĐăkLăk. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TRỤC DƯỚI ĐỒI - TUYẾN YÊN - TUYẾN SINH DỤC 1.1.1. Dưới đồi (hypothalamus) Vùng dưới đồi là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não trung gian và chính giữa hệ viền (limbic) [1],[15]. Vùng dưới đồi có đường liên hệ trực tiếp theo hai hướng: -Từ vùng dưới đồi đi lên qua nhiều vùng của não, đặc biệt là vùng đồi thị (thalamus) trước và vùng vỏ của hệ limbic. -Từ vùng dưới đồi đi xuống qua thân não và chủ yếu đi đến các cấu trúc lưới của não giữa, cầu não và hành não. Vùng dưới đồi có nhiều nơron tập trung thành nhiều nhóm, có thể chia làm ba vùng sau: Vùng dưới đồi trước: gồm nhân trên thị, nhân cạnh não thất, nhân trước thị... Vùng dưới đồi giữa: gồm nhân lồi giữa, nhân bụng giữa, nhân lưng giữa.... Vùng dưới đồi sau: gồm nhân trước vú, nhân trên vú và củ vú .... Các nơron của vùng dưới đồi ngoài chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, còn có chức năng tổng hợp và bài tiết hormone [1], [10]. Vùng dưới đồi có những mối liên hệ mật thiết qua đường máu và đường thần kinh với tuyến yên. Các hormone do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo các đường này đến dự trữ hoặc tác động trực tiếp đến chức năng của tuyến yên. Các hormone giải phóng và ức chế được tổng hợp trong thân các tế bào thần kinh của vùng dưới đồi bài tiết, sau đó các hormone được vận chuyển 4 theo sợi trục xuống tích trữ ở các túi nhỏ trong tận cùng thần kinh nằm ở vùng lồi giữa. Tại đây hormone khuếch tán vào mạng mao mạch thứ nhất rồi theo hệ mạch cửa dưới đồi - tuyến yên xuống thùy trước tuyến yên [10]. * Hormone hướng sinh dục: GnRH (Gonadotropin releasing hormone) GnRH là một peptid có 10 acid amin, GnRH được bài tiết bởi các tận cùng thần kinh nằm ở lồi giữa, thân của những nơron này nằm ở nhân cung của vùng dưới đồi. GnRH đựơc bài tiết từng đợt cách nhau từ 1 đến 3 giờ, mỗi lần duy trì trong vài phút [1]. GnRH kích thích các tế bào thùy trước tuyến yên bài tiết cả FSH và LH. Nhịp bài tiết LH liên quan chặt chẽ với nhịp bài tiết GnRH. 1.1.2. Tuyến yên Tuyến yên có quan hệ mật thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh. - Hệ thống mạch cửa dưới đồi - tuyến yên (hệ mạch của Popa Fielding): mạng mao mạch thứ nhất xuất phát từ động mạch yên trên, mạng mao mạch này tỏa ra ở vùng yên giữa rồi tập trung thành những tĩnh mạch cửa dài đi qua cuống tuyến yên rồi xuống thùy trước tuyến yên tỏa thành mạng mao mạch thứ hai, cung cấp 90% lượng máu cho thùy trước tuyến yên. Các hormone giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi được bài tiết chủ yếu từ các tận cùng nơron của vùng lồi giữa sẽ thấm vào mạng mao mạch lồi giữa rồi theo hệ mạch cửa xuống điều tiết sự bài tiết các hormone của tuyến yên [1], 10], [16]. - Bó sợi thần kinh dưới đồi - tuyến yên: là bó thần kinh gồm các sợi trục của các nơron mà thân nằm ở hai nhóm nhân trên thị và nhân cạnh não thất còn tận cùng của sợi trục thì khu trú ở thùy sau tuyến yên. * Hormone hướng sinh dục FSH (Folicle stimulating hormone) và LH (Luteinizing hormone) 5 * Tác dụng đối với cơ quan sinh dục nam: - FSH: kích thích ống sinh tinh phát triển, kích thích tế bào Sertoli ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng với sự tham gia của testosteron và các hormone khác. - LH: kích thích tế bào Leydig phát triển và bài tiết testosteron [12], [16]. * Tác dụng đối với cơ quan sinh dục nữ: - FSH: kích thích các tế bào noãn nang phát triển, tăng sinh các tế bào lớp hạt để tạo thành lớp vỏ của nang trứng. - LH: phối hợp với FSH làm phát triển và làm cho noãn chín, phối hợp với FSH làm phóng noãn. Kích thích tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể. Kích thích lớp tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron. - Estrogen có tác dụng điều khiển ngược dương tính: vào thời điểm 24 - 48 giờ trước khi phóng noãn, nồng độ estrogen tăng rất cao đã kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH theo cơ chế điều khiển ngược dương tính [12], [16]. 1.1.3. Hormone buồng trứng 1.1.3.1. Estrogen Estrogen làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát gồm phát triển cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, thay đổi giọng nói, thay đổi dáng vóc... [1], [2], [16]. * Tác dụng lên tử cung: - Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai. - Kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt. - Tăng tạo các mao mạch xoắn ở lớp chức năng, tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng. 6 - Kích thích phát triển các tuyến ở niêm mạc tử cung, tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết. - Tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ nhất là trong thời kỳ mang thai. - Tăng co bóp cơ tử cung, tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. * Tác dụng lên cổ tử cung: Estrogen kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc cổ tử cung bài tiết lớp dịch nhầy, loãng mỏng. Chất dịch này có thể kéo thành sợi dài, phết trên lam kính soi dưới kính hiển vi quang học có hình ảnh “dương xỉ” do có hiện tượng tinh thể hóa. * Tác dụng lên vòi trứng nhằm giúp trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung như: - Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng. - Tăng sinh các tế bào biểu mô có lông rung. - Tăng hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung theo một chiều, hướng về phía tử cung * Estrogen làm thay đổi biểu mô âm đạo từ dạng khối thành dạng biểu mô lát tầng, cấu trúc này vững chắc hơn tránh chấn thương và nhiễm khuẩn. Kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch acid. * Phát triển tuyến vú và hệ thống ống tuyến, phát triển mô đệm ở tuyến vú và tăng tích tụ mỡ ở tuyến vú. * Tác dụng lên các quá trình chuyển hóa: - Làm tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử cung tuyến vú, xương... - Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein ở toàn bộ cơ thể. - Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi tạo dáng vẻ thiếu nữ. * Tác dụng lên xương: 7 - Tăng hoạt động của các tế bào xương (osteoblast), tăng tốc độ phát triển cơ thể. - Kích thích gắn đầu xương vào thân xương, tác dụng này mạnh hơn so với testosteron nên nữ thường ngưng phát triển chiều cao sớm hơn nam. - Tăng lắng đọng calci và phosphat ở xương, tác dụng này yếu hơn so với testosteron. - Làm nở rộng khung xương chậu. * Tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống thận. Tác dụng bình thường rất yếu trừ khi mang thai [1],[15]. 1.1.3.2. Progesteron * Tác dụng lên tử cung: Kích thích niêm mạc tử cung bài tiết niêm dịch ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của progesteron niêm mạc tử cung lớp chức năng được tăng sinh và biến đổi trở thành cấu trúc có khả năng bài tiết. Các tuyến niêm mạc tử cung dài ra và bài tiết glycogen. Niêm mạc tử cung được chuẩn bị ở tư thế sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ. Làm giảm co bóp cơ tử cung, tạo môi trường ổn định cho bào thai phát triển. Kích thích các tế bào tuyến ở cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy quánh, dày [1], [12], Kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân bào trong khi di chuyển vào buồng tử cung. Phát triển các thùy của tuyến vú, kích thích các tế bào tuyến vú tăng sinh và có khả năng bài tiết sữa. Progesteron nồng độ cao có tác dụng tăng tái hấp thu Na+, Cl- và nước ở ống thận. Tuy nhiên thực tế progesteron do có khả năng cạnh tranh với aldosteron để gắn với receptor nên nó sẽ làm tăng bài xuất Na+ và nước. 8 Progesteron làm tăng thân nhiệt, vì vậy ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt thân nhiệt thường tăng khoảng 0,3 - 0,5oC. 1.2. HIỆN TƯỢNG DẬY THÌ Quá trình tăng trưởng và phát triển có một giai đoạn phát triển mạnh về hình dáng người và những biến đổi sâu sắc về hoạt động chức năng nội tiết và cơ quan sinh dục, tuyến vú đồng thời kèm theo những thay đổi về tâm lý, tính tình trầm lặng và mơ mộng hơn. Con trai vào khoảng 14 đến 16 tuổi, bắt đầu bằng lần xuất tinh đầu tiên. Con gái khoảng 13 đến 15 tuổi, bắt đầu bằng lần có kinh đầu tiên. Tuổi dậy thì liên quan đến các yếu tố kinh tế và xã hội, những vùng kinh tế xã hội phát triển thì tuổi dậy thì có thể sớm hơn. Dậy thì là một hiện tượng báo hiệu bộ máy sinh dục đã phát triển đầy đủ có thể sinh đẻ được. Cơ chế của hiện tượng dậy thì liên quan đến các yếu tố thần kinh nội tiết, đặc biệt là vai trò của trục: dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục [2], [12]. - Tuổi thiếu nhi: các tế bào bài tiết hormone hướng sinh dục vùng dưới đồi rất nhạy cảm đối với các hormone sinh dục. Trong thời kỳ này tuyến yên và tuyến sinh dục vẫn bài tiết hormone nhưng chỉ cần một lượng hormone sinh dục rất nhỏ cũng đủ ức chế hoạt động của các tế bào bài tiết hormone hướng sinh dục của vùng dưới đồi, vì vậy nồng độ các hormone sinh dục trong máu rất thấp, bộ máy sinh dục chưa phát triển thành thục. - Đến tuổi dậy thì: tính nhạy cảm với các hormone sinh dục của các tế bào bài tiết hormone sinh dục vùng dưới đồi giảm. Khi này phải một lượng hormone sinh dục đủ lớn thì mới có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào bài tiết hormone hướng sinh dục ở vùng dưới đồi, vì vậy nồng độ các hormone sinh dục trong máu tăng lên làm phát triển và thành thục cơ quan sinh dục [19]. 9 Ngày nay người ta cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng dậy thì chính là sự trưởng thành hay quá trình “chín” của vùng Limbic. Khi vùng Limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng Limbic sẽ đủ mạnh để kích thích vùng dưới đồi bài tiết một lượng lớn GnRH và phát động chức năng của trục d
Luận văn liên quan