Luận văn Nghiên cứu các điều kiện sinh thái của rừng khộp nghèo để mở rộng diện tích trồng cao su tại Đắk Lắk

Cây cao su là một trong những cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đến nay cây cao su được trồng trênđịa bàn 23 tỉnh và thành phố trong cả nước với tổng diện tích gần 550 ngàn ha, trong đó diện tích cho khai thác trên 373 ngàn ha, sản lượng khô đạt 602 ngàn tấn, đưa nước ta trở thành nước sản xuất cao su lớn hàng thứ VI trên thếgiới. So với các vùng trong cả nước, diện tích trồng cao su của vùng Tây Nguyên trong những năm gần đây tăng khá nhanh, từ 98 ngàn ha (2000) lên 125 ngàn ha (2007), đang từng bước trở thành cây công nghiệp chủ lực, mở ra triển vọng cho chuyển đổi cơ cấu cơ cấu cây trồng trên các vùng đất khô hạn. Đối với tỉnh Đắk Lắk hiện nay có khoảng 25.000 ha cao su, chủ yếu là cao su quốc doanh, một số cao su tiểu điền có diện tích nhỏ bình quân 2,5 ha/hộ. Mặc dù diện tích cao su chưa nhiều, nhưng trong những năm qua, cây cao su ở Đắk Lắk đã tỏ ra có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn của tỉnh. Trước nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường thếgiới tăng mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt theo QĐ số 150/2005/QĐ-TTg, diện tích cao su phấn đấu đạt từ 500-700 ngàn ha cao su đến năm 2020. Mới đây theo QĐ số 750/QĐ-TTg lại tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh pháttriển diện tích cao su để đạt và ổn định diện tích 800 ngàn ha đến năm 2020. Diện tích cao su mở rộng chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên (95-100 ngàn ha), trong đó tỉnh Đắk Lắk khoảng 30.000 ha. Qua khảo sát cho thấy, tiềm năng mở rộng diện tích trồng cao su của tỉnh Đắk Lắk còn khá lớn, cả trên đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, trong đó. Huyện Ea H'leo và huyện Ea Súp là 2 trong những vùng trọng điểm, được nhắc đến về việc chuyển đổi đất rừng khộp 2 nghèo sang trồng cao su. Đặc điểm sinh thái vùng rừng khộp có nhiều điểm rất khác biệt với các vùng trồng cao su truyền thống trước đây, nên việc phát triển diện tích cao su ở vùng này cần được cân nhắcthận trọng.

pdf105 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các điều kiện sinh thái của rừng khộp nghèo để mở rộng diện tích trồng cao su tại Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN . TRẦN NAM VIỆT TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA RỪNG KHỘP NGHÈO ĐỂ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CAO SU TẠI ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Buôn Ma Thuột, năm 2009 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN . TRẦN NAM VIỆT TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA RỪNG KHỘP NGHÈO ĐỂ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CAO SU TẠI ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 606210 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Tôn Nữ Tuấn Nam Buôn Ma Thuột, năm 2009 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Nam Việt iii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trung tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, qua luận văn nghiên cứu này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, người thầy đã chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như quá trình hoàn chỉnh bản luận văn này. - Ông Nguyễn Tiến, giám đốc Trung tâm tư vấn Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. - TS. Phạm Quang Khánh, Phân Viện Quy hoạch nông nghiệp và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ dẫn thực tế về đánh giá đất trồng cao su. - Nhà trường và quí thầy, cô của Trường Đại học Tây Nguyên và trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. - Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Trung tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và có sự giúp đỡ hết sức quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Nam Việt iv MỤC LỤC Phần thứ nhất .................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .......................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích .......................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 2 1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 Phần thứ hai ...................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................. 3 2.1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................................................................. 3 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU ... 4 2.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su ............................................................... 4 2.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cao su ...................................................................... 5 2.3. VAI TRÒ CÂY CAO SU ........................................................................................ 6 2.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM VÀ TỈNH ĐẮK LẮK .......................................................................................... 7 2.4.1. Ngành cao su Việt Nam ................................................................................... 7 2.4.1.1. Hiện trạng của ngành ................................................................................. 7 2.4.1.2. Định hướng phát triển của cả nước và vùng Tây Nguyên ........................... 9 2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................. 10 2.4.2.1. Hiện trạng của tỉnh Đắk Lắk .................................................................... 10 2.4.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh ................................................................ 12 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TRÊN CÂY CAO SU .................................................................................................................................... 13 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 13 2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 15 2.5.3. Tình hình nghiên cứu ở Tây Nguyên .............................................................. 18 2.5.4. Tình hình nghiên cứu ở Đắk Lắk .................................................................... 19 Phần thứ 3 ....................................................................................................................... 22 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................................. 22 3.1. NỘI DUNG ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU .............................................................. 22 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 22 3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ............................................... 22 3.3.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu ................................................................ 22 3.3.2. Khảo sát đất đai.............................................................................................. 23 3.3.3. Lấy mẫu phân tích lý, hoá học ........................................................................ 23 3.3.4. Đánh giá đất trồng cao su ............................................................................... 24 3.3.4. Phân hạng vùng trồng cao su .......................................................................... 24 3.3.5. Điều tra sinh trưởng của cây cao su tại vùng nghiên cứu ................................ 25 Phần thứ tư ...................................................................................................................... 26 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 26 4.1. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG KHÍ HẬU VÙNG TRỒNG CAO SU .................. 26 4.1.1. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea Súp ......................................................... 26 4.1.1.1. Đặc trưng khí hậu .................................................................................... 26 4.1.1.2. Phân hạng khí hậu vùng trồng cao su ....................................................... 30 v 4.1.2. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo ....................................................... 31 4.1.2.1. Đặc trưng khí hậu .................................................................................... 31 4.1.2.2. Phân hạng khí hậu vùng trồng cao su ....................................................... 35 4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN HẠNG THỔ NHƯỠNG ......................... 36 4.2.1. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea Súp ......................................................... 36 4.2.1.1. Loại đất trong vùng nghiên cứu ............................................................... 36 4.2.1.2. Đánh giá hiện trạng đất đai ...................................................................... 38 4.2.1.3. Lý hoá tính đất vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea Súp ........................... 42 4.2.1.4. Phân hạng đất trồng cao su ...................................................................... 44 4.2.2. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo ....................................................... 48 4.2.2.1. Loại đất trong vùng nghiên cứu ............................................................... 48 4.2.2.2. Đánh giá hiện trạng đất đai ...................................................................... 50 4.2.2.3. Lý hoá tính đất vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea H’leo ........................ 54 4.2.2.4. Phân hạng đất trồng cao su ...................................................................... 56 4.3. ĐÁNH GIÁ VÙNG TRỒNG CAO SU ................................................................. 60 4.3.1. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea Súp ......................................................... 60 4.3.2. Vùng điều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo ....................................................... 60 4.4. SINH TRƯỞNG CAO SU TRÊN ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ........................... 62 4.5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT .......................................................... 66 4.5.1. Đề xuất chung ................................................................................................ 67 4.5.2. Theo từng hạng đất ........................................................................................ 68 Phần thứ năm .................................................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 70 5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70 5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 72 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới 2001-2007 (1.000 tấn) ....................... 3 Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam qua các năm .................. 8 Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng, năng suất cao su tiểu điền và quốc doanh ........................... 8 Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su phân theo vùng trồng ..................... 9 Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo thành phần kinh tế ......................... 11 Bảng 2.6 Dự kiến diện tích vùng quy hoạch mở rộng cao su tỉnh Đắk Lắk ....................... 13 Bảng 2.7 Tiêu chuẩn hàng năm vòng thân cây đo ở độ cao 1 m (cm) ............................... 17 Bảng 4.1 Chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea Súp (2003-2007) ........................... 27 Bảng 4.2 Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea Súp ........................... 30 Bảng 4.3 Các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea H'leo (2005-2008) ................... 32 Bảng 4.4 Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea H'leo ......................... 35 Bảng 4.5 Thống kê diện tích theo độ dốc và tầng dày khu vực điều tra TK 246 ............... 37 Bảng 4.6 Hiện trạng đất của các tiểu khu vực điều tra TK 246 ......................................... 38 Bảng 4.7 Phân bố đặc điểm của các tầng phẫu diện đặc trưng khu vực TK 246 ................ 39 Bảng 4.8 Kết quả phân tích thành phần cơ giới khu vực điều tra TK 246 ......................... 42 Bảng 4.9 Kết quả phân hoá tính đất khu vực điều tra TK 246 .......................................... 43 Bảng 4.10 Đánh giá mức độ hạn chế các chỉ tiêu và phân hạng đất khu vực TK 246 ........ 46 Bảng 4.11 Thống kê diện tích theo độ dốc và tầng dày khu vực TK 16 ............................ 49 Bảng 4.12 Hiện trạng đất của các tiểu khu vực khảo sát ................................................... 50 Bảng 4.13 Phân bố đặc điểm của các tầng phẫu diện đặc trưng TK 16 ............................. 52 Bảng 4.14 Kết quả phân tích thành phần cơ giới khu vực điều tra TK 16 ......................... 54 Bảng 4.15 Kết quả phân tích hoá tính đất khu vực điều tra TK 16 .................................... 55 Bảng 4.16 Đánh giá mức độ hạn chế các chỉ tiêu và phân hạng đất khu vực TK 16 .......... 58 Bảng 4.17 Quỹ đất trồng cao su khu vực điều tra nghiên cứu huyện Ea Súp .................... 60 Bảng 4.18 Quỹ đất trồng cao su khu vực điều tra nghiên cứu huyện Ea H’leo .................. 61 Bảng 4.19 Sinh trưởng cao su sau 10 tháng trồng tại xã Ea Bung ..................................... 63 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của gió, bão đến tỷ lệ lay gốc gãy cành xã Ea Bung ...................... 64 Bảng 4.21 Sinh trưởng bề vòng thân cây cao su KTCB xã Ea Bung ................................. 64 Bảng 4.22 Dự đoán thời gian KTCB khu vực điều tra xã Ea Bung ................................... 66 DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 4.1. Sơ đồ vị trí khu vực điều tra nghiên cứu tiểu khu 246 xã Ea Bung .................... 27 Hình 4.2. Sơ đồ vị trí khu vực điều tra nghiên cứu tiểu khu 16 xã Ea Sol ......................... 31 Hình 4.3. Cảnh quan và đặc trưng phẫu diện khu vực NC tiểu khu 246 ............................ 41 Hình 4.4. Bản đồ phân hạng đất trồng cao su khu vực NC tiểu khu 246 ........................... 47 Hình 4.5. Cảnh quan và đặc trưng phẫu diện khu vực NC tiểu khu 16 .............................. 53 Hình 4.6. Bản đồ phân hạng đất trồng cao su khu vực NC tiểu khu 16 ............................. 59 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNN & PTNT : Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn CNCS : Công nghiệp cao su CTV : Công tác viên KT - XH : Kinh tế - Xã hội KTCB : Kiến thiết cơ bản NC : Nghiên cứu NCCSVN : Nghiên cứu Cao su Việt Nam NLN : Nông lâm nghiệp NXB : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định QH & TK NN : Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp SNN & PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TCT : Tổng Công Ty TK : Tiểu khu TP : Thành Phố TS : Tiến sĩ UBND : Uỷ ban Nhân dân VN : Việt Nam VPCP : Văn phòng chính phủ 1 Phần thứ nhất MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cao su là một trong những cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đến nay cây cao su được trồng trên địa bàn 23 tỉnh và thành phố trong cả nước với tổng diện tích gần 550 ngàn ha, trong đó diện tích cho khai thác trên 373 ngàn ha, sản lượng khô đạt 602 ngàn tấn, đưa nước ta trở thành nước sản xuất cao su lớn hàng thứ VI trên thế giới. So với các vùng trong cả nước, diện tích trồng cao su của vùng Tây Nguyên trong những năm gần đây tăng khá nhanh, từ 98 ngàn ha (2000) lên 125 ngàn ha (2007), đang từng bước trở thành cây công nghiệp chủ lực, mở ra triển vọng cho chuyển đổi cơ cấu cơ cấu cây trồng trên các vùng đất khô hạn. Đối với tỉnh Đắk Lắk hiện nay có khoảng 25.000 ha cao su, chủ yếu là cao su quốc doanh, một số cao su tiểu điền có diện tích nhỏ bình quân 2,5 ha/hộ. Mặc dù diện tích cao su chưa nhiều, nhưng trong những năm qua, cây cao su ở Đắk Lắk đã tỏ ra có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn của tỉnh. Trước nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường thế giới tăng mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt theo QĐ số 150/2005/QĐ-TTg, diện tích cao su phấn đấu đạt từ 500-700 ngàn ha cao su đến năm 2020. Mới đây theo QĐ số 750/QĐ-TTg lại tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển diện tích cao su để đạt và ổn định diện tích 800 ngàn ha đến năm 2020. Diện tích cao su mở rộng chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên (95-100 ngàn ha), trong đó tỉnh Đắk Lắk khoảng 30.000 ha. Qua khảo sát cho thấy, tiềm năng mở rộng diện tích trồng cao su của tỉnh Đắk Lắk còn khá lớn, cả trên đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, trong đó. Huyện Ea H'leo và huyện Ea Súp là 2 trong những vùng trọng điểm, được nhắc đến về việc chuyển đổi đất rừng khộp 2 nghèo sang trồng cao su. Đặc điểm sinh thái vùng rừng khộp có nhiều điểm rất khác biệt với các vùng trồng cao su truyền thống trước đây, nên việc phát triển diện tích cao su ở vùng này cần được cân nhắc thận trọng. Do vậy để phát triển diện tích cao su có hiệu quả kinh tế, đúng hướng và bền vững, cần xác định được điều kiện sinh thái từng tiểu khu vực rừng khộp nghèo có phù hợp cho việc mở rộng diện tích cao su hay không. Với lý do đó đề tài "Nghiên cứu các điều kiện sinh thái của rừng khộp nghèo để mở rộng diện tích trồng cao su tại Đắk Lắk" là rất cần thiết và cấp bách. 1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Xác định các thuận lợi khó khăn về điều kiện sinh thái của vùng rừng khộp được dự kiến chuyển sang trồng cao su ở Đắk Lắk. Bước đầu đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý cho từng tiểu vùng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho việc phát triển cao su tại tỉnh. 1.2.2. Yêu cầu • Thu thập, tổng hợp và đánh giá những thuận lợi và hạn chế của các yếu tố khí hậu đến sinh trưởng cao su cho từng tiểu vùng. • Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế và đánh giá những thuận lợi và hạn chế các chỉ tiêu đất đến sinh trưởng cao su cho từng tiểu khu vực. • Phân hạng đất chi tiết, chỉ ra những hạn chế chính cho từng tiểu khu vực dự kiến mở rộng, đồng thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý. 1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Việc đánh giá đất được giới hạn ở các vùng rừng khộp nghèo dự kiến chuyển sang trồng cao su. Dựa vào điều kiện triển khai của đề tài, việc điều tra đánh giá đất được thực hiện tại xã Ea Bung của huyện Ea Súp và xã Ea Sol của huyện EaH’leo. Sinh trưởng ban đầu của cao su được điều tra trên diện tích cao su tiểu điền hiện có ở vùng này. 3 Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc Họ Euphorbiaceae (họ thầu dầu). Được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuala, Guiyane thuộc Pháp... Là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30 m có khi đến 50 m, vanh thân có thể đạt 5-7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Từ khi ra khỏi vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ) vào cuối thế kỷ thứ 19, cây cao su đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới nhất là vùng Đông Nam Á. Sau hơn 100 năm di nhập và phát triển, cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu trên thế giới [17]. Đến nay diện tích cao su trên toàn thế giới khoảng gần 10 triệu ha, diện tích trồng lớn nhất lại là Indonesia (3.372.000 ha), sau đó là Thái Lan (2.115.000 ha), Malaysia (1.431.000 ha), Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tổng sản lượng năm 2007 trên toàn thế giới đạt khoảng 9,7 triệu tấn. Bảng 2.1 Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới 2001-2007 (1.000 tấn) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng 7.170 7.440 8.060 8.250 8.850 9.255 9.700 Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, 2007. Trong đó các nước Châu Á chiếm khoảng 94% tổng sản lượng cao su thế giới bao gồm các nước: Thái Lan 28,7%, Indonesia 24,9%, Malaysia 16,9%, Việt Nam 3,3%, Ấn Độ 10%, Srilanka 2,1%, Trung Quốc 6,1% và các nước Châu Á khác 2,1%. Châu Phi chiếm khoảng 4,6% tổng sản lượng cao su thế giới và Châu Mỹ là 1% [9]. 4 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU 2.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su Cây cao su hoang dại tại vùng nguyên quán Amazon là một loại cây đại mộc và có chu kỳ sống trên 100 năm. Khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 đến 571 cây/ha với mục đích khai thác mủ, chu kỳ sống được giới hạn lại từ 30 đến 35 năm. Kích thước và hình dáng cây cao su trong sản xuất trở nên nhỏ bé hơn so với cây ở tình trạng hoang dại, cao tối đa 25-30m và vanh thân tối đa là 1m. Trong sản xuất cây cao su được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn KTCB: là khoả
Luận văn liên quan