Luận văn Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano chitosan làm chất hấp thụ protein ứng dụng trong dẫn truyền thuốc

Trong công nghiệp thực phẩm, chitosan làm phụ gia thực phẩm duy trì hương vị tự nhiên, ổn định màu, nhũ tương, làm dày cấu trúc, màng bảo quản rau quả tươi, làm trong nước quả ép, giữ màu sắc và hương vị tự nhiên của sản phẩm. Trong công nghiệp in, chitosan làm chất keo cảm quang, trong công nghiệp nhuộm làm tăng độmàu vải nhuộm. Trong nông nghiệp, oligochitosan làm thuốc tăng trưởng thực vật và kích thích gây tạo kháng sinh thực vật, thuốc diệt nấm bệnh cho thực vật, gia tăng hệsốnhân và sinh khối tươi cho cây nuôi cấy mô. Trong khoa học kỹthuật, chitosan làm dung dịch tăng độkhuyếch đại của kính hiển vi, xửlý nước thải công nghiệp và sinh hoạt: thu hồi ion kim loại, protein, phenol, thuốc trừsâu, thuốc nhuộm

pdf22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11139 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano chitosan làm chất hấp thụ protein ứng dụng trong dẫn truyền thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan tài liệu 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chitosan 1.1.1. Cấu trúc của chitosan Chitosan là một loại polymer carbohydrate tự nhiên có thể tạo ra bằng cách deacetyl hoá chitin. Chitosan có thể tìm thấy trong tự nhiên từ động vật giáp xác như tôm, cua. Chitosan còn có thể được tìm thấy từ những loài vi sinh vật như nấm, men. Hình 1.1. Công thức cấu tạo chitin và chitosan Chitosan là dẫn xuất deacetyl hoá của chitin, trong đó nhóm (–NH2) thay thế nhóm (-NHCOCH3) ở vị trí C2. Chitosan được cấu tạo từ các mắc xích D-glucosamine liên kết với nhau bởi liên kết α-(1-4)-glycoside [15], [25]. Tổng quan tài liệu 13 1.1.2. Tính chất chitosan 9 Không độc, tính tương ứng sinh học cao và có khả năng phân huỷ sinh học nên không gây dị ứng và không gây phản ứng phụ, không gây tác hại đến môi trường. 9 Cấu trúc ổn định. 9 Tan tốt trong dung dịch acid loãng (pH < 6,3) và kết tủa ở những giá trị pH cao hơn, hóa tím trong dung dịch iod. 9 Có tính kháng khuẩn tốt. 9 Là hợp chất cao phân tử nên trọng lượng phân tử của nó giảm dần theo thời gian do phản ứng tự cắt mạch. Nhưng khi trọng lượng phân tử giảm thì hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm không bị giảm đi. 9 Có khả năng hấp phụ cao đối với các kim loại nặng. 9 Ở pH < 6,3, chitosan có tính điện dương cao. 9 Trong phân tử chitosan có chứa nhóm –OH, -NHCOCH3 trong các mắt xích N-acetyl-D-glucosamine có nghĩa chúng vừa là alcol vừa là amine, vừa là amide. Phản ứng hoá học có thể xảy ra ở vị trí nhóm chức tạo ra dẫn xuất thế O-, dẫn xuất thế N-. 9 Mặt khác chitosan là những polymer mà các monomer được nối với nhau bởi các liên kết α-(1-4)-glycoside; các liên kết này rất dễ bị cắt đứt bởi các chất như: acid, baz, tác nhân oxy hoá và các enzyme thuỷ phân [15], [25]. 1.1.3. Ứng dụng của chitosan Trong y tế, chitosan có tác dụng làm màng chữa bỏng, tá dược độn trong làm cốm, tá dược ổn định viên nén, thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng. Hỗn hợp chitosan-collagen làm giảm cholesterol trong máu, giảm sự hấp thụ lipid. Chitin được dùng làm da nhân tạo, thuốc diệt khuẩn, chỉ khâu trong phẫu thuật. Tổng quan tài liệu 14 Trong công nghiệp thực phẩm, chitosan làm phụ gia thực phẩm duy trì hương vị tự nhiên, ổn định màu, nhũ tương, làm dày cấu trúc, màng bảo quản rau quả tươi, làm trong nước quả ép, giữ màu sắc và hương vị tự nhiên của sản phẩm. Trong công nghiệp in, chitosan làm chất keo cảm quang, trong công nghiệp nhuộm làm tăng độ màu vải nhuộm. Trong nông nghiệp, oligochitosan làm thuốc tăng trưởng thực vật và kích thích gây tạo kháng sinh thực vật, thuốc diệt nấm bệnh cho thực vật, gia tăng hệ số nhân và sinh khối tươi cho cây nuôi cấy mô. Trong khoa học kỹ thuật, chitosan làm dung dịch tăng độ khuyếch đại của kính hiển vi, xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt: thu hồi ion kim loại, protein, phenol, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm…[15], [25]. 1.2. Tổng quan về nano chitosan Chitosan được sử dụng làm nguyên liệu điều chế hạt nano chitosan trong những năm gần đây vì những tính chất ưu việt của nó ở kích thước nano. Chitosan là dạng deacetyl hóa từ chitin, có cấu trúc polysaccharide, được tìm thấy ở loài động vật giáp xác, côn trùng và một vài loại nấm. Với nhiều tính năng như tính tương thích sinh học, phân hủy sinh học, bám dính màng và không độc hại, nó trở thành nguyên liệu cho nhiều ứng dụng dược sinh học. Do đó, hạt nano chitosan trở thành hệ thống phân phối thuốc có tiềm năng lớn [32]. Nano chitosan do có kích thước siêu nhỏ (từ 10 đến 1000nm) nên dễ dàng đi qua màng tế bào, có thể đưa vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau như dùng ngoài da, dùng qua đường miệng, qua mũi…. Nano chitosan có diện tích và điện tích bề mặt cực lớn nên được ứng dụng nhiều trong sinh y học như mang thuốc, vaccine, vectơ chuyển gen, chống khuẩn, thuốc điều trị ung thư…. Khi sử dụng nano chitosan làm chất dẫn thuốc, thuốc điều trị được bảo vệ bởi những hạt nano chitosan khỏi sự phân huỷ sinh học. Do kích thước rất nhỏ, những hạt này có tác dụng thấm sâu vào cơ thể, đưa thuốc đến đúng mục tiêu, nâng cao hiệu quả điều trị [28]. Trên thế giới, hầu hết những công trình nghiên cứu gần đây đều nhằm mục đích chế tạo ra những chất mang nano để dẫn truyền thuốc, protein, gen và phát Tổng quan tài liệu 15 triển vectơ chitosan hướng đích thuốc trên những tế bào ung thư. Một số công trình tiêu biểu là điều chế hạt chitosan composite với acid polyacrylic để điều khiển và kéo dài thời gian phóng thích thuốc; điều chế nano chitosan với cholesterol để dẫn thuốc đến mắt; biến tính với N-trimethyl mang protein làm hệ thống dẫn truyền đường mũi; tạo phức với acid deoxycholic để dẫn truyền gen [11]. Ngoài ra, nano chitosan còn được nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn [9], [24], ứng dụng trong thực phẩm chức năng [5], [6]. Nhiều công trình cũng tiến hành nghiên cứu về kích cỡ, điện tích bề mặt hạt nano chitosan vì đây là những đặc tính rất quan trọng quyết định hiệu quả gây nhiễm gen, gắn kết các phân tử protein trên hạt nano [12]. Tuy nhiên, các kết quả đạt được rất khác nhau [10], [20], [21], [30], [31]. Ở nước ta, số lượng bài nghiên cứu về nano chitosan rất ít. Mức độ cập nhật của các nghiên cứu trong nước so với các nghiên cứu của các nhà khoa học khác trên thế giới còn thấp, chỉ có nhóm của PGS. TS. Nguyễn Anh Dũng [2] và nhóm của TS. Trần Đại Lâm [3] nghiên cứu về vấn đề này. Các khảo sát này bước đầu cho thấy những kết quả khả quan trong việc ứng dụng chitosan làm chất mang vaccine, thuốc. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu vào khảo sát thực nghiệm và đánh giá kết quả tạo hạt nano chitosan, chưa đáp ứng được hết những tiềm năng to lớn mà công nghệ tạo hạt nano chitosan hứa hẹn sẽ mang đến cho con người. 1.3. Các phương pháp chế tạo nano chitosan Hiện nay có nhiều phương pháp tạo nano chitosan. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là tạo gel ion, ưu điểm của phương pháp này là quá trình chuẩn bị đơn giản và không cần phải sử dụng dung môi hữu cơ hay sử dụng lực nén lớn, do đó phương pháp này được nghiên cứu rộng rãi trong tổng hợp chất dẫn thuốc và thực phẩm chức năng [28]. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất hạt nano chitosan như kích thước hạt và sự tích điện bề mặt là khối lượng phân tử và độ deacetyl hoá của chitosan. Hiệu Tổng quan tài liệu 16 quả thu giữ thuốc của hạt nano chitosan phụ thuộc vào giá trị pKa và độ hoà tan của thuốc. Thuốc kết hợp với chitosan qua tương tác tĩnh điện, liên kết hidro, … [28]. Sự lựa chọn phương pháp tổng hợp nano chitosan còn phụ thuộc vào bản chất của những phân tử hoạt động cũng như những yêu cầu dẫn truyền khác nhau [11]. Bảng 1.1. Tóm tắt phương pháp điều chế hạt nano chitosan làm chất dẫn các loại thuốc, protein hoặc gen khác nhau. Phương pháp điều chế nano chitosan Thuốc/ protein/ gen Gel ion Insulin, ricin, BSA, cyclosporine A Phương pháp giọt tụ/kết tủa DNA/Doxorubicin Hợp nhất giọt nhũ tương Acid gadopentetic Mixen đảo Doxorubicin Theo S.A. Agnihotri (2004), có 5 phương pháp chủ yếu để tạo hạt nano chitosan là: Phương pháp khâu mạch nhũ tương (emulsion cross-linking), phương pháp giọt tụ/kết tủa (coacervation/precipitation), phương pháp hợp nhất giọt nhũ tương (emulsion-droplet coalescence), phương pháp tạo gel ion (ionic gelation) và phương pháp mixen đảo (reverse micellar) [4]. Tổng quan tài liệu 17 1.3.1. Phương pháp khâu mạch nhũ tương Hỗn hợp nhũ tương nước trong dầu (w/v) được tạo ra bằng cách phân tán dung dịch chitosan trong dầu. Những giọt lỏng được làm bền bởi chất hoạt động bề mặt. Dung dịch nhũ tương sau đó được khâu mạch bằng tác nhân tạo nối thích hợp như glutaraldehyde. Hai nhóm –CHO của glutaraldehyde sẽ phản ứng với nhóm –NH2 của chitosan để khâu mạch tạo hạt nano chitosan [4]. Hình 1.2. Sơ đồ tạo hạt bằng phương pháp khâu mạch nhũ tương Tổng quan tài liệu 18 1.3.2. Phương pháp giọt tụ/kết tủa Phương pháp này sử dụng tính chất của chitosan là không tan trong dung dịch kiềm. Bởi vậy, chitosan sẽ bị kết tủa, tạo giọt ngay khi dung dịch chitosan tiếp xúc với dung dịch kiềm. Dung dịch kiềm có thể là NaOH, NaOH-metanol hoặc ethandiamine. Dung dịch chitosan sẽ được một thiết bị nén phun vào dung dịch kiềm để tạo hạt nano [4]. Hình 1.3. Sơ đồ tạo hạt bằng phương pháp giọt tụ. Tổng quan tài liệu 19 1.3.3. Phương pháp hợp nhất giọt nhũ tương Phương pháp này lần đầu được sử dụng vào năm 1999. Phương pháp này sử dụng nguyên tắc của cả hai phương pháp: tạo nối ngang nhũ tương và kết tủa. Thay vì sử dụng tác nhân tạo nối ngang, kết tủa tạo ra bằng cách cho các giọt chitosan kết hợp với các giọt NaOH. Một hệ nhũ tương bền chứa dung dịch chitosan cùng với thuốc tạo ra trong paraffin lỏng. Đồng thời, một hệ nhũ tương bền khác chứa dung dịch chitosan và NaOH cũng được tạo ra theo cách như trên. Khi cả hai hệ nhũ tương này được trộn lại với tốc độ khuấy cao, các giọt từ mỗi hệ sẽ va chạm một cách ngẫu nhiên, hợp lại và kết tủa thành những hạt nhỏ [4]. Hình 1.4. Sơ đồ tạo hạt bằng phương pháp hợp nhất giọt nhũ tương. Tổng quan tài liệu 20 1.3.4. Phương pháp tạo gel ion Cơ chế của phương pháp này dựa trên tương tác tĩnh điện giữa chitosan tích điện dương và một polyanion như tripolyphosphate. Kỹ thuật này có ưu điểm là giai đoạn chuẩn bị đơn giản và thực hiện trong môi trường nước. Đầu tiên chitosan được hòa tan vào dung dịch acid acetic. Sau đó chitosan được trộn lẫn với polyanion để tạo hạt nano chitosan dưới điều kiện khuấy từ liên tục tại nhiệt độ phòng. Kích thước và điện tích bề mặt có thể kiểm soát bằng cách sử dụng những tỷ lệ chitosan và polyanion khác nhau [4]. Hình 1.5. Sơ đồ tạo hạt bằng phương pháp tạo gel ion. 1.3.5. Phương pháp mixen đảo Trong phương pháp này, người ta hòa tan chất hoạt động bề mặt vào dung môi hữu cơ để tạo ra những hạt mixen đảo. Dung dịch lỏng chứa chitosan và thuốc được thêm từ từ với tốc độ khuấy không đổi để tránh làm đục dung dịch. Pha lỏng được giữ sao cho hỗn hợp trở thành pha vi nhũ trong suốt. Sau đó tác nhân tạo nối ngang dược thêm vào và khuấy qua đêm. Cô quay loại dung môi. Phần còn lại phân tán lại trong nước. Dung dịch muối thích hợp được thêm vào để kết tủa chất hoạt Tổng quan tài liệu 21 động bề mặt. Hỗn hợp được ly tâm. Phần dung dịch ở trên chứa hạt nano mang thuốc được chiết ra, cho qua màng thẩm tách 1 giờ. Đông cô chất lỏng thu được cho ta bột thuốc [4]. Hình 1.6. Sơ đồ tạo hạt bằng phương pháp mixen đảo. 1.4. Ứng dụng của hạt nano chitosan 1.4.1. Chất mang dẫn truyền thuốc 1.4.1.1. Phân loại theo con đường sử dụng Hạt nano chitosan có kích thước nhỏ nên nó thích hợp cho nhiều con đường sử dụng thuốc khác nhau.. • Sử dụng bên ngoài đường tiêu hóa Các hạt nano có thể được dùng trong tĩnh mạch bởi vì đường kính của các mao mạch máu nhỏ nhất là khoảng 4µm. Sự phân bố sinh học của các hạt nano có thể thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ, điện tích bề mặt và tính kỵ nước của chúng. Các hạt có bán kính lớn hơn 100nm sẽ bị hấp thu nhanh chóng bởi hệ lưới-nội mô trong gan, lá lách, phổi và tủy xương. Ngược lại, những hạt nhỏ hơn có xu hướng có thời gian luân chuyển kéo dài [28]. Tổng quan tài liệu 22 Các loại thuốc hứa hẹn nhất đã được nghiên cứu rộng rãi để dẫn truyền theo cách này là những tác nhân kháng ung thư. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, nhiều hệ thống hạt nano bao gồm nano chitosan có xu hướng tích lũy lại trong một số khối u (Brasseur, 1980; Kreuter, 1994). Những hạt nano chitosan mang doxorubicin làm chậm sự tăng trưởng của khối u và nâng cao tỷ lệ sống sót của những con chuột bị cấy khối u. Ngoài ra, những hạt nano chitosan có kích thước nhỏ hơn 100nm được tạo ra cho thấy đã tránh khỏi hệ lưới-nội mô và luân chuyển trong máu được lâu hơn [28]. Dẫn truyền những dược chất kháng bệnh như là kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và kháng ký sinh là một hướng sử dụng khác của hạt nano (Bender, 1996; Page-Clisson, 1998; Soma, 2000). Chỉ số điều trị của thuốc kháng nấm thấp, thời gian bán hủy của những dược chất kháng virus ngắn và khả năng thâm nhập vào tế bào bị bệnh trong khoang nội bào của thuốc kháng sinh kém làm cho những hạt nano trở thành những ứng viên dẫn truyền lý tưởng. Những hạt nano một mặt nâng cao hiệu quả điều trị, mặt khác làm giảm tác dụng phụ độc hại của thuốc. Trên lý thuyết, nano chitosan là hệ thống chất mang hấp dẫn cho những loại thuốc này vì chúng có nhiều thuận lợi như có bề mặt ưa nước và kích thước nano nhỏ hơn 100nm. Ngoài ra, sử dụng trong cơ và dưới da cũng có thể là hướng dẫn truyền khác của hạt nano bởi vì khả năng giảm kích ứng tại điểm tiêm và bảo vệ thuốc không bị enzyme phân hủy (Little, 1962) [28]. • Sử dụng qua đường uống Ý tưởng hạt nano có thể bảo vệ thuốc không bị enzyme phân hủy trong bộ máy tiêu hóa dẫn đến sự phát triển các hạt nano thành những hệ thống dẫn truyền những phân tử lớn, protein và polynucleotide. Phương pháp này được nghiên cứu rộng rãi sau một báo cáo rằng lượng đường trong máu của những con chuột mắc bệnh tiểu đường giảm sau khi uống những hạt nano insulin (Damge,1990). Kích thước hạt nhỏ hơn 500nm là một yếu tố then chốt cho phép vận chuyển qua niêm mạc ruột theo cơ chế endocytotic. Bên cạnh enzyme, màng nhầy ngăn cản sự Tổng quan tài liệu 23 khuyếch tán của thuốc và hạt nano, những rào cản hấp thụ biểu mô là chướng ngại chính chống lại sự hấp thụ thuốc protein qua thành ruột. Do đó, hoạt tính của thuốc có thể được cải thiện bằng cách kiểm soát kích thước hạt cùng với kéo dài thời gian lưu giữ thuốc trong bộ máy tiêu hóa. Trong số những hạt nano polymer, hạt nano chitosan là chất dẫn thuốc lý tưởng vì chúng làm tăng mức hấp thu thuốc [28]. Khả năng cải thiện mức hấp thu của chitosan đã được nghiên cứu rộng rãi. Đặc tính bám dính của chitosan là do tương tác giữa chitosan tích điện dương và niêm mạc tích điện âm. Điều này làm kéo dài thời gian tương tác của thuốc và bề mặt hấp thụ [28]. • Sử dụng qua đường mắt Các hạt nano được nhận thấy là chất mang tiềm năng để dẫn truyền qua đường mắt. Nhiều thí nghiệm cho thấy hạt nano có khuynh hướng bám chặt vào bề mặt biểu mô mắt. Kết quả kéo dài thời gian lưu giữ, tốc độ đào thải thuốc chậm hơn so với những phương pháp điều trị mắt truyền thống, do đó cải thiện dược tính của thuốc. Vì vậy, những hạt nano đã được dùng để dẫn thuốc kháng viêm, kháng dị ứng cho những mục tiêu điều trị viêm mắt [28]. Chitosan đã được sử dụng như là chất mang dẫn thuốc điều trị chứng viêm mắt bởi vì tác động thúc đẩy mức hấp thu thuốc. Chitosan không chỉ gia tăng thời gian tương tác với giác mạc qua tương tác tĩnh điện giữa điện tích dương của nó và niêm mạc tích điện âm, nó còn có khả năng xuyên qua lớp niêm mạc, nâng cao dược tính của thuốc. Nhóm của Felt (1999) tìm thấy dung dịch chitosan kéo dài thời gian lưu giữ thuốc kháng sinh trên giác mạc của thỏ. Những tác động tương tự cũng được quan sát thấy khi sử dụng những hạt nano chitosan. Những hạt này được giữ trên giác mạc và kết mạc của thỏ ít nhất 24 giờ. Nhóm của De Campos (2001) phát hiện thấy sau khi sử dụng những hạt nano chitosan trên thỏ, hầu hết thuốc được tìm thấy trong những mô ngoài mắt, giác mạc và kết mạc trong khi chỉ một lượng thuốc nhỏ được tìm thấy trong những mô trong mắt, mống mắt và chất dịch lỏng [28]. Tổng quan tài liệu 24 1.4.1.2. Phân loại theo ứng dụng trong điều trị bệnh • Hoạt tính kháng ung thư Mitra (2001) nghiên cứu nhốt thuốc kháng ung thư doxorubicin để ức chế khối u trên chuột. Kết quả cho thấy nếu tiêm doxorubicin độc lập thì khối u ở chuột vẫn tăng lên 900mm3 sau 50 ngày và chết, trong khi đó ở thí nghiệm ly giải chậm doxorubicin trong hạt nano chitosan kích thước khối u giảm chỉ còn 170mm3 và chuột vẫn sống sau 90 ngày thí nghiệm [2]. L. Qi (2006) nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư trực tiếp của hạt nano chitosan dựa trên cơ chế polycation gây phá vỡ màng tế bào ung thư và hoạt tính cảm ứng apoptosis trên hai dòng tế bào ung thư là sarcoma S 180 và hepatoma H 22. Kết quả cho thấy hiệu quả làm giảm khối lượng tế bào ung thư với liều uống 2,5mg/kg hạt nano chitosan trên S 180 và H 22 là 52-59% và liều 0,5mg/kg là 43-53%, trong khi đó chitosan chỉ là 30% [2]. Kết quả cũng cho thấy kích thước hạt nano càng nhỏ thì hiệu quả kháng ung thư càng cao. Hoyoung (2008) nghiên cứu PEG-hạt nano chitosan làm tá chất thuốc chống tới tế bào đích ung thư. Kích thước hạt nano khoảng 350nm. Hiệu quả chống ung thư khi sử dụng hạt nano chitosan rất cao trên tế bào gây ung thư phổi ở chuột A549 đồng thời làm giảm độc tính của thuốc chống ung thư [2]. • Ứng dụng trong ly giải chậm thuốc Angela (2001) nghiên cứu thải chậm thuốc cyclosporine A (Cry A) bằng cách hấp phụ trong dung dịch chitosan và hạt nano chitosan. Lượng thuốc phóng thích trong thí nghiệm hấp phụ trên hạt nano chitosan luôn luôn gấp 2,5-3 lần so với đối chứng là dung dịch Cry A. Kết quả là nồng độ Cry A trong máu thỏ thí nghiệm luôn luôn cao hơn so với nhóm đối chứng và hấp phụ trong dung dịch chitosan [2]. El-Shabori (2002) nghiên cứu chế tạo hạt nano chitosan để cố định thuốc cycloporine A để uống, kích thước hạt nano là 150nm. Kết quả cho thấy hiệu suất mang thuốc là 94%, nồng độ cycloporine A trong máu là 2760ng/ml cao gấp 2,5 lần Tổng quan tài liệu 25 so với hạt nano sodium glycholate. Hoạt tính của cyclosporine A cố định trong hạt nano chitosan tăng 72%, gelatin nano chitosan chỉ tăng 18%, riêng sodium glycholate lại giảm tới 36% so với đối chứng [2]. Xinge Zhang (2008) nghiên cứu làm tăng khả năng hấp thu insulin qua niêm mạc mũi bằng hạt nano chitosan và PEG-nano chitosan, kích thước hạt nano là 150-300nm. Hiệu quả hấp thu insulin qua niêm mạc mũi thỏ ở mẫu PEG-nano chitosan cao hơn so với PEG-chitosan là 30-40%. Kích thước hạt nano càng nhỏ, diện tích bề mặt hạt càng lớn và điện tích dương trên bề mặt càng cao là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng hấp thu insulin vào máu qua niêm mạc mũi. Shedaghi (2008) hạt nano trimethyl chitosan để làm vật liệu ly giải chậm insulin. Kết quả cho thấy động học ly giải của insulin nhốt trong hạt nano trimethyl chitosan ổn định và kéo dài hơn [2]. Kevin (2001) sử dụng hạt nano chitosan mang thuốc doxobucin, anthracyline[2]. Zing Zhang (2007) nghiên cứu phức hợp nano oleyl-chitosan mang thuốc thải chậm doxorubicin trong phòng trị ung thư. Hiệu suất hấp phụ thuốc là 52,6%. Động học ly giải chậm thuốc phụ thuộc pH môi trường được ghi nhận trong hình cho thấy lượng pH 7,4 tốc độ ly giải thấp hơn trong môi trường acid pH 3,8 [2]. Shadeghi (2008) nghiên cứu hấp phụ insulin trên vật liệu nano chitosan, nano dietylmethyl chitosan và nano trimethyl chitosan. Kết quả về động học ly giải chậm insulin khá ổn định cho cả ba vật liệu hạt nano [2]. 1.4.2. Chất mang dẫn truyền vaccine Một lượng lớn protein kháng nguyên và chữa bệnh đã được phát hiện. Tuy nhiên, ứng dụng chúng còn khó khăn do phương pháp dẫn truyền protein thích hợp chưa có sẵn. Việc tạo ra những chất mang để dẫn vaccine qua những lớp niêm mạc, ví dụ niêm mạc ruột và mũi đã được thử nghiệm. Được dùng làm chất mang vaccine, chitosan được chuyển thành những dạng khác nhau: dạng viên, dạng hạt, hạt micro và hạt nano. Các thông tin tích lũy trong những năm qua cho thấy tầm Tổng quan tài liệu 26 quan trọng của kích thước và lợi thế của hạt nano so với hạt micro. Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy số lượng hạt nano qua biểu mô ruột nhiều hơn số lượng hạt micro. Do đó, việc điều chế những hạt nano chitosan làm chất mang dẫn truyền vaccine đã thu hút được nhiều chú ý [7]. Ana Vila (2004) nghiên cứu sử dụng hạt nano chitosan để mang vaccine tetanus qua niêm mạc mũi. Kích thước hạt nano là 350nm, điện tích là +40mV, có hiệu suất mang vaccine tetanus là 50-60%. Kháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8.pdf
  • pdf1-1.pdf
  • pdf2-2.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf11-1.pdf
  • pdf13-1.pdf
  • pdf14-1.pdf
  • pdf33.pdf
  • pdf44.pdf
  • pdf55.pdf
  • pdf66.pdf
  • pdf77.pdf
  • pdf121.pdf
Luận văn liên quan