Trên thế giới, tỉ lệ người dân trong cộng đồng có một nhân giáp từ 4% - 7%
[106], tỉ lệ này có thể tăng hơn 10 lần nếu khảo sát bằng siêu âm và bệnh thường
gặp ở nữ giới nhiều hơn nam [76]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng địa
phương, theo tác giả Đặng Trần Duệ, tỉ lệ bệnh nhân có nhân giáp ở Hà Nội là 3-
7% [5] còn ở Thái Bình là 7,51% (Trần Minh Hậu) [14]. Đa số bệnh nhân (BN) đến
khám bệnh tuyến giáp (TG) có biểu hiện lâm sàng là bướu giáp đơn nhân (BGĐN)
hay một nhân giáp (solitary nodule of thyroid) và một phần trong số này được chỉ
định điều trị ngoại khoa.
Bướu giáp đơn nhân hay một nhân giáp được phân chia ra các loại: bướu
lành TG, ung thư TG, nhân độc giáp trạng, viêm giáp Trong đó, bướu lành TG
chiếm tỉ lệ 23,02%, tỉ lệ ung thư cũng không hiếm, có thể tới 14,8% [22]. Theo số
liệu của UICC, ung thư TG chiếm tỉ lệ 1% trong tất cả các loại ung thư [9]
176 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật nội soi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BOÄ Y TEÁ
ÑAÏI HOÏC Y DÖÔÏC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
TRỊNH MINH TRANH
NGHIEÂN CÖÙU CHÆ ÑÒNH ÑIEÀU TRÒ BÖÔÙU GIAÙP
ÑÔN NHAÂN BAÈNG PHAÃU THUAÄT NOÄI SOI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh
2013
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BOÄ Y TEÁ
ÑAÏI HOÏC Y DÖÔÏC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
TRỊNH MINH TRANH
NGHIEÂN CÖÙU CHÆ ÑÒNH ÑIEÀU TRÒ BÖÔÙU GIAÙP
ÑÔN NHAÂN BAÈNG PHAÃU THUAÄT NOÄI SOI
Chuyeân ngaønh : NGOAÏI LOÀNG NGÖÏC
Mã số: 62. 72.07.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Lê Nữ Thị Hòa Hiệp
2. PGS. TS Phạm Đăng Diệu
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh
2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào
Trịnh Minh Tranh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình ảnh
Danh mục sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1 Giải phẫu tuyến giáp .............................................................................. 4
1.2 Chẩn đoán và điều trị một nhân giáp ..................................................... 14
1.2.1 Bản chất một nhân giáp ..................................................................... 15
1.2.2 Chẩn đoán .......................................................................................... 17
1.2.3 Điều trị .............................................................................................. 22
1.3 Các phương pháp phẫu thuật ................................................................... 27
1.3.1 Phương pháp mổ mở ........................................................................ 27
1.3.2 Phương pháp mổ nội soi .................................................................. 28
1.4 Các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi tuyến giáp có liên quan trong và ngoài
nước ............................................................................................................. 31
1.4.1 Các nghiên cứu của nước ngoài ..................................................... 31
1.4. 2 Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 38
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 38
2.2 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 39
2.3 Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành ................................... 43
2.3.1 Thăm khám lâm sang ....................................................................... 46
2.3.2 Cận lâm sàng .................................................................................... 46
2.3.3 Tiến hành phẫu thuật ........................................................................ 47
2.3.4 Ghi nhận và đánh giá kết quả trong cuộc mổ .................................. 53
2.3.5 Theo dõi và đánh giá kết quả trong thời gian nằm viện................... 53
2.3.6 Theo dõi và đánh giá kết quả 3 tháng đầu ....................................... 54
2.3.7 Theo dõi và đánh giá kết quả sau 3 tháng -1 năm ............................ 56
2.3.8 Theo dõi và đánh giá kết quả 2-4 năm ............................................ 56
2.4 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................ 56
2.5 Vấn đề y đức .......................................................................................... 57
Chương 3. KẾT QUẢ ................................................................................ 59
3.1 Đặc điểm mẫu dân số nghiên cứu .......................................................... 60
3.2 Lâm sàng ................................................................................................ 63
3.3 Cận lâm sàng .......................................................................................... 66
3.4 Kết quả phẫu thuật ................................................................................. 71
3.5 Kết quả thẩm mỹ tâm ký bệnh nhân ...................................................... 81
Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 86
4.1 So sánh kết quả giữa mổ mở và mổ nội soi .......................................... 86
4.2 Chỉ định phẫu thuật ................................................................................ 110
KẾT LUẬN ................................................................................................. 126
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HÌNH ẢNH MINH HOẠ PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN GIÁP
PHỤ LỤC
1. Mẫu bệnh án nghiên cứu
2. Thư gởi bệnh nhân
3. Bảng câu hỏi
4. Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1 Phân độ bướu giáp theo tổ chức y tế thế giới
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu cân thu thập
Bảng 3.3 Các nhóm bệnh được chẩn đoán trước mổ
Bảng 3.4 Sự phân bố về tuổi
Bảng 3.5 Kết quả phân bố theo lứa tuổi
Bảng 3.6 Kết quả phân bố nghề nghiệp
Bảng 3.7 Kết quả vị trí bướu
Bảng 3.8 Phân độ bướu
Bảng 3.9 Thời gian phát hiện bướu
Bảng 3.10 Kết quả điều trị trước của 298 bệnh nhân
Bảng 3.11 Kích thước nhân giáp
Bảng 3.12 Kết quả tính chất bướu
Bảng 3.13 Kết quả chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ
Bảng 3.14 Kết quả giải phẫu bệnh lý
Bảng 3.15 Đối chiếu giữa chẩn đoán trước mổ với kết quả giải phẫu bệnh (mổ
mở)
Bảng 3.16 Đối chiếu giữa chẩn đoán trước mổ với kết quả giải phẫu bệnh
(mổ nội soi)
Bảng 3.17 Kết quả các cách phẫu thuật
Bảng 3.18 Lượng máu mất trong lúc mổ
Bảng 3.19 Thời gian mổ theo loại phẫu thuật
Bảng 3.20 Thời gian mổ theo loại dao đốt
Bảng 3.21 Kết quả đau sau mổ
Bảng 3.22 Lượng dịch dẫn lưu
Bảng 3.23 Thời gian hậu phẫu
Bảng 3.24 Các biến chứng hậu phẫu
Bảng 3.25 Kết quả sớm sau mổ
Bảng 3.26 Những lo lắng của bệnh nhân
Bảng 3.27 kết quả sự thoải mái đối với sẹo mổ của bệnh nhân
Bảng 3.28 Kết quả sự tự tin của bệnh nhân
Bảng 4.29 Đối chiếu kết quả giữa FNA và giải phẫu bệnh lý của 272 bệnh
nhân được làm FNA trước mổ
Bảng 4.30 So sánh kết quả tỷ lệ FNA
Bảng 4.31 So sánh sự chính xác của phương pháp có sử dụng FNA
Bảng 4.32 Đối chiếu chẩn đoán trước mổ và kết quả giải phẫu bệnh lý
Bảng 4.33 So sánh lượng máu mất trong mổ nội soi
Bảng 4.34 Tỷ lệ chuyển mổ mở
Bảng 4.35 So sánh thời gian mổ nội soi
Bảng 4.36 So sánh các biến chứng
Bảng 4.37 So sánh số ngày nằm viện sau mổ
Bảng 4.38 So sánh kết quả sớm giữa mổ mở và mổ nội soi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm lược các bước tiến hành trong nghiên cứu.
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ xử trí bệnh nhân có một nhân giáp.
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh
Hình 1.1 Tuyến giáp và hầu, nhìn sau
Hình 1.2 Cơ bám da cổ-mặt
Hình 1.3 Các thần kinh của Thanh quản
Hình 1.4 Khoang phẫu thuật sử dụng khung nâng
Hình 2.5 Kẹp clip cầm máu loại 5mm
Hình 2.6 Dao đốt siêu âm cao tần (Harmonic scalpel).
Hình 2.7 Dàn máy mổ nội soi
Hình 2.8 Khung nâng da cải tiến
Hình 2.9 Banh ở bên trong cải tiến (Retractor)
Hình 2.9 Banh ở bên trong cải tiến (Retractor)
Hình 2.10 Đường rạch da ở cổ
Hình 2.11 Đường rạch da ở ngực
Hình 2.12 Đường rạch da ở quầng vú
Hình 2.13 Vị trí rạch da vùng nách
Hình 2.13 Vị trí rạch da vùng nách
Hình 2.14 Khoang phẫu thuật sử dụng phương pháp bơm khí CO2
Hình 3.15 Dùng đường rạch da ở cổ và ngực (Kết quả)
Hình 3.16 Chỉ dùng đường rạch da ở ngực, dưới xương đòn (Kết quả)
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Sự phân bố về giới (mổ mở)
Biểu đồ 3.2 Sự phân bố về giới (mổ nội soi)
Biểu đồ 3.3 Độ di động của bướu
Biểu đồ 3.4 Điều trị trước mổ với L thyroxin (so sánh)
Biểu đồ 3.5 Chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ (so sánh)
Biểu đồ 3.6 Kết quả giải phẫu bệnh (so sánh)
Biểu đồ 3.7 Các nhóm bệnh được chẩn đoán trước mổ (so sánh)
Biểu đồ 3.8 Cách tạo phẫu trường
Biểu đồ 3.9 Các loại đường rạch da
Biểu đồ 3.10 Đau sau mổ (so sánh)
Biểu đồ 3.11 Biến chứng hậu phẫu (so sánh)
Biểu đồ3.12 Đánh giá kết quả sớm sau mổ (so sánh)
Biểu đồ 3.13 Sự lo lắng của bệnh nhân khi nhập viện (so sánh)
Biểu đồ 3.14 Sự lựa chọn phương pháp mổ
Biểu đồ 3.15 Sự thoải mái của bệnh nhân (so sánh)
Biểu đồ 3.16 Sự tự tin của của bệnh nhân khi giao tiếp (so sánh)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BN : bệnh nhân
BV : bệnh viện
B. : bướu
BGĐT: Bướu giáp đơn thuần
CĐ: chẩn đoán
CLS: cận lâm sàng
CN: chức năng
CT : CT scan : chụp cắt lớp điện toán
ĐT: điều trị
FNA : chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ
FT3 : T3 tự do
FT4 : T4 tự do
GPB: giải phẫu bệnh
K: ung thư
KQ: kết quả
KS: khảo sát
L/ tục: liên tục
LS: lâm sàng
Max : giá trị lớn nhất
Mean : giá trị trung bình
Min : giá trị nhỏ nhất
N/C: nghiên cứu
P: phải
NS : nội soi
PP : phương pháp
PT : phẫu thuật
QNTQ : quặt ngược thanh quản (thần kinh)
SA : siêu âm
SD : độ lệch chuẩn
SHS: số hồ sơ
T: trái
T3 : Triiodothyronin
T4: Tetraiodothyronin hay Thyroxin
TB : trung bình
TD: theo dõi
TG : tuyến giáp
TH : trường hợp
TP : thành phố
KÝ HIỆU
Về ý nghĩa thống kê:
NS(non significant): sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
* : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05
**: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01
*** : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001
n: số cá thể trong mẫu nghiên cứu
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, tỉ lệ người dân trong cộng đồng có một nhân giáp từ 4% - 7%
[106], tỉ lệ này có thể tăng hơn 10 lần nếu khảo sát bằng siêu âm và bệnh thường
gặp ở nữ giới nhiều hơn nam [76]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng địa
phương, theo tác giả Đặng Trần Duệ, tỉ lệ bệnh nhân có nhân giáp ở Hà Nội là 3-
7% [5] còn ở Thái Bình là 7,51% (Trần Minh Hậu) [14]. Đa số bệnh nhân (BN) đến
khám bệnh tuyến giáp (TG) có biểu hiện lâm sàng là bướu giáp đơn nhân (BGĐN)
hay một nhân giáp (solitary nodule of thyroid) và một phần trong số này được chỉ
định điều trị ngoại khoa.
Bướu giáp đơn nhân hay một nhân giáp được phân chia ra các loại: bướu
lành TG, ung thư TG, nhân độc giáp trạng, viêm giáp Trong đó, bướu lành TG
chiếm tỉ lệ 23,02%, tỉ lệ ung thư cũng không hiếm, có thể tới 14,8% [22]. Theo số
liệu của UICC, ung thư TG chiếm tỉ lệ 1% trong tất cả các loại ung thư [9].
Trong phẫu thuật TG, sẹo mổ ở cổ luôn luôn lộ ra bên ngoài, dễ nhìn thấy,
nhất là khi vết mổ dài và bị sẹo lồi. BN có bướu giáp, đặc biệt là nữ giới khi đến cơ
sở ngoại khoa, ngoài nỗi lo về bệnh còn có thêm băn khoăn về sẹo mổ trên cổ. Phẫu
thuật nội soi (NS) TG được Gagner thực hiện đầu tiên vào năm 1996. Phẫu thuật
này, bên cạnh những ưu điểm chung của phẫu thuật NS là ít xâm lấn còn đạt được
kết quả về mặt thẩm mỹ vì vết sẹo nhỏ và được che khuất [49]. Một trong những
điểm mấu chốt trong phẫu thuật NS là phải có được khoang làm việc đủ rộng và
phẫu trường rõ ràng vì trong mổ mở, với phẫu trường rộng phẫu thuật viên có thể di
động TG, kéo bướu lên, quan sát được bướu và các thành phần liên quan một cách
dễ dàng. Trong phẩu thuật NS thực hiện việc này khó khăn hơn, nhất là khi bướu
lớn. Vùng cổ không có khoang trống sẵn như ổ bụng, lồng ngực, nên muốn có
khoang phẫu thuật, phải chủ động tạo ra nó. Có hai phương pháp tạo ra khoang
2
phẫu thuật, đó là bơm khí CO2 và sử dụng khung nâng da [80].
Trong những năm gần đây, phẫu thuật NS TG được thực hiện ngày càng
nhiều, có nhiều tiến bộ về phương diện kỹ thuật và mở rộng về chỉ định. Trên thế
giới, phẫu thuật NS TG đã trở thành tiêu chuẩn ở một số bệnh viện (BV) và yêu cầu
về mặt thẩm mỹ được đặt gần ngang tầm với hiệu quả điều trị [92]. Trong tương lai,
phẫu thuật NS TG sẽ thay thế mổ mở đối với một số bệnh lành tính của TG, do ưu
điểm nổi bật là thẩm mỹ [65,79]. Hiện nay, người ta đã tiến tới việc sử dụng Robot
hỗ trợ trong phẫu thuật TG. Tác giả Kang và cộng sự đã báo cáo kỹ thuật mổ này
trên 100 trường hợp (TH) ở Hàn Quốc [63].
Ở Việt Nam, bệnh lý TG khá thường gặp, phẫu thuật NS TG chưa phổ biến
rộng rãi, theo các báo cáo, chỉ có một số cơ sở thực hiện phẫu thuật này như BV
Nội Tiết Trung ương [18], BV Nhân Dân Gia Định, BV Chợ Rẫy, BV Đại học y
dược thành phố Hồ Chí Minh, BV Bình Dân Trong đó, BV Nhân Dân Gia Định
đã sử dụng cả hai phương pháp dùng khung nâng da và dùng khí CO2 để tạo phẫu
trường. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam, các cơ sở trên thường chỉ sử
dụng những trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của các phẫu thuật NS khác như bộ phẫu
thuật NS của ngoại Tổng quát, ngoại Lồng ngực hoặc cải tiến từ những phương tiện
sẵn có như khung nâng thành bụng theo Nagae vì trang bị một bộ phẫu thuật NS
chuyên dụng cho TG rất tốn kém.
Bệnh lý TG rất đa dạng, tổn thương giải phẫu bệnh có thể là lành tính, ác
tính. Về sinh bệnh học, bệnh có thể liên quan đến trục Tuyến yên -Tuyến giáp - Hạ
đồi, cơ chế tự miễn hoặc do viêm nhiễm. Vị trí thương tổn, bệnh có thể ở một bên
hay 2 bên thùy giáp. Kích thước bướu, khi BN đến khám bệnh bướu có khi còn nhỏ
1- 2 cm, nhưng có khi đã lớn tới 8-9 cm Chính vì vậy, hiện nay, chỉ định phẫu
thuật NS chưa có sự thống nhất giữa các phẫu thuật viên [19,59]. Trên thế giới,
nghiên cứu so sánh kết quả giữa mổ NS và mổ mở TG đã được các tác giả như
Miccoli P nghiên cứu tại Ý [79], còn tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu
nào được công bố. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra là kết quả phẫu thuật NS TG so
3
với mổ mở có gì tương đương ?. Những hạn chế và ưu điểm của từng PP mổ? Ưu
điểm của PT NS có thể khắc phục được những hạn chế của mổ mở? Trên cơ sở đó,
khi chọn lựa phẫu thuật NS TG thay thế mổ mở, cần có những chỉ định, điều kiện
gì, nhất là khi áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta? Nghiên cứu chỉ định phẫu
thuật NS cho tất cả các bệnh lý TG là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều công trình
nghiên cứu, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật NS” nhằm góp phần xác
định những chỉ định phẫu thuật đối với những bệnh lý xảy ra trên một thùy của TG
biểu hiện bằng một nhân giáp.
Mục tiêu nghiên cứu
1. So sánh kết quả điều trị bướu giáp đơn nhân bằng mổ mở kinh điển với
phẫu thuật nội soi.
2. Xác định chỉ định phẫu thuật nội soi bướu giáp đơn nhân.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp gồm 2 thùy: phải và trái, trải dài từ vòng sụn thứ 5 lên hai bên
sụn giáp. Hai thuỳ nối với nhau bởi eo giáp, bắt ngang từ sụn khí quản thứ 1 đến 4.
Đôi khi có một phần TG hình tam giác gọi là thùy tháp, kéo dài từ bờ trên eo giáp
lên trên, thùy này thường nằm lệch sang trái so với đường giữa. TG tiết ra nội tiết tố
bắt đầu lúc phôi được 6 tháng [8].
1.1.2 Hình thể ngoài
TG có hình dạng chữ H, màu nâu đỏ, nặng khoảng 30g, yếu tố địa lý và
chủng tộc ảnh hưởng đến trọng lượng TG. Kích thước TG ở phụ nữ sẽ lớn hơn lúc
hành kinh hay lúc có thai và cho con bú [8].
1.1.2.1 Thùy bên: Thùy giáp bên có ba mặt, mặt trước ngoài hay mặt cân cơ;
mặt sau, mặt mạch máu thần kinh, và mặt trong hay mặt tạng liên quan với thanh
khí quản ở trước và với hầu dưới và thực quản ở sau [8].
Mỗi thùy bên TG dài khoảng 5 cm; rộng 3 cm; dày 2 cm và có 2 cực: cực
trên hay đỉnh của thuỳ; cực dưới hay đáy của thuỳ liên quan với bó mạch giáp dưới
[1]. Ở người Việt Nam, theo tác giả Lê Văn Cường, TG có trọng lượng là 20 gam,
về kích thước: chiều cao là 5,3 cm, bề rộng là 2,4 cm, bề dày là 1,8 cm [2].
1.1.2.2 Eo giáp: cao 1,50 cm và dài ngang 1cm, nằm vắt ngang khí quản, nối
giữa hai thuỳ TG
5
1.1.2.3 Vỏ giáp (ở bên trong): còn gọi là bao thật, được coi như bao Glisson của
gan, là một tấm màn thớ dính vào tuyến. Vỏ giáp được thành lập do sự cô đặc mô
liên kết của tuyến ở ngoại biên [8].
1.1.2.4 Bao giáp (ở bên ngoài): còn gọi là bao giả, được tạo nên bởi các cân cơ
(trong đó có bao tạng thuộc về cân cổ giữa). Bao giáp mỏng, trong suốt, nhưng
chắc, dễ tách ra khỏi vỏ giáp [8].
Có nhiều mạch máu đi xuyên qua vỏ và bao giáp rồi phân nhánh tạo thành
một mạng lưới dầy đặc, mỏng nằm ở ngay dưới lớp vỏ. Khoảng trống giữa vỏ và
bao chỉ có các thân của động mạch và tĩnh mạch. Giữa bao giáp và các tạng lân cận
có cả một tổ chức liên kết dễ bóc tách [44].
1.1.3 Mô học
TG phân thành những tiểu thuỳ, mỗi tiểu thuỳ gồm 20- 40 nang tuyến. TG có
tất cả khoảng 3x106 nang tuyến, nang tuyến có đường kính trung bình 150-300
micromét, chứa chất dạng keo. Mỗi nang tuyến được giới hạn bởi một lớp gồm
những tế bào hình khối nối liền nhau. Khi bị kích thích bởi TSH, sẽ có hình trụ, và
sẽ dẹt lại khi ở trạng thái yên nghỉ. Các nang tuyến tổng hợp thyroglobulin đưa vào
lòng tuyến và quá trình tổng hợp hormon giáp xảy ra tại đó. TG tiết chủ yếu
L.Thyroxine , Triiodothyronine [6].
1.1.4 Mạch máu và thần kinh
1.1.4.1 Động mạch:
Tuyến giáp nhận nhiều mạch máu từ bốn động mạch chính (2 cặp)
Động mạch giáp trên: là nhánh đầu tiên của động mạch cảnh ngoài, tách ra
từ mặt trước động mạch, đến cực trên mỗi thùy rồi chia ra ba nhánh: 2 nhánh trước
và sau của thùy và 1 nhánh chạy dọc bờ trên eo giáp nối với phần tương ứng đối
bên. Nhánh này cũng cho một nhánh vào thùy tháp ở phía đáy, dễ bóc tách và cột
[44].
6
Động mạch giáp dưới: là nhánh của thân động mạch giáp cổ, từ động mạch
dưới đòn vào mặt sau mỗi thùy (có 3-5% BN không có động mạch này) và chia làm
hai nhánh: một nhánh đi vào mặt dưới mỗi thùy và sau eo TG, một nhánh đi vào
phần sau trong của mỗi thùy bên. Cả hai nhánh đều có thể nối nhau ở đường giữa.
Thần kinh quặt ngược thanh quản (QNTQ) nằm sau hoặc trước động mạch giáp
dưới ngay chỗ động mạch này đi vào TG, hoặc muộn hơn, khi động mạch đã phân
nhánh, thì có thể nằm ở giữa, trước hoặc sau 2 nhánh này [44].
Ngoài ra, có thể có động mạch giáp dưới cùng từ thân động mạch tay đầu
hoặc cung động mạch chủ đi theo mặt trước khí quản vào eo TG [1].
Động mạch giáp phụ: là những nhánh nhỏ xuất phát từ những nhánh mạch
máu nhỏ đến nuôi thực quản và khí quản. Nhờ những nhánh này mà TG vẫn còn
máu cung cấp dù đã cột tất cả động mạch chính [44].
1.1.4.2 Tĩnh mạch: không đi cặp hoàn toàn với các động mạch tương ứng. Các
tĩnh mạch của TG tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thùy, từ đó xuất phát
các tĩnh mạch:
Tĩnh mạch giáp trên: chạy theo động mạch giáp trên, băng ngang động mạch
cảnh chung và đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.
Tĩnh mạch giáp giữa: chạy ngang từ TG tới tĩnh mạch cảnh trong, không đi
kèm theo một động mạch nào.
Tĩnh mạch giáp dưới: có nhiều tĩnh mạch, chạy thẳng từ eo giáp xuống dưới
vào nền cổ, để đổ vào thân tĩnh mạch tay đầu trái hoặc vào tĩnh mạch cảnh trong
trái và phải [8].
Tĩnh mạch giáp dưới cùng khi hiện diện thường đổ vào thân tĩnh mạch tay
đầu trái [1].
Tĩnh mạch thứ tư: Kocher mô tả một tĩnh mạch thường gặp chạy ra ngoài,
giữa tĩnh mạch giáp giữa và tĩnh mạch giáp dưới [104].
7
1.1.4.3 Bạch huyết
Phần lớn bạch huyết của TG đổ vào các hạch bạch huyết cổ sâu trên và
dưới. Ở trên, bạch huyết đổ vào chuỗi hạch cảnh trong; ở dưới bạch huyết đổ vào
chuỗi hạch quặt ngược hoặc vào các hạch trước khí quản [8].
Hình 1.1: Tuyến giáp, tuyến cập giáp và hầu, nhìn sau
“Nguồn: Frank Netter, Giải phẫu người” [23].
8
1.1.4.4 Thần kinh. Tách ở các hạch giao cảm cổ và ở dây X (qua dây thần kinh
giáp trên và dây thần kinh quặt ngược). Có hai cuống:
Cuống trên. Do các sợi tách ở hạch cổ trên, ở dây thanh quản trên và ngoài.
Các sợi