Luận văn Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp

Vùng gò đồi trong luận án dùng để chỉ vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 300 mét. Thái Nguyên với diện tích tự nhiên 354.110 ha gồm 9 đơn vị hành chính: TP Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, huyện Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Định Hoá và Phổ Yên [10]. Trong đó, diện tích vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên được xác định là 171,392 ha, chiếm 48.49% DTTN của toàn tỉnh. Vùng gò đồi Thái Nguyên có lợi thế như độ dốc thấp, mức độ chia cắt ít, giao thông thuận lợi và có nguồn nước tưới. Ngoài ra, Thái Nguyên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, tuy mật độ dân số lớn nhưng trình độ dân trí cao. Đây cũng là vùng được khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, trong đó chè là loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao, khá nổi tiếng gắn liền với địa danh của vùng. Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích khá cao. Bên cạnh những loại hình sử dụng đất có hiệu quả, nhiều diện tích đất sản xuất còn cho hiệu quả thấp do sử dụng chưa hợp lý, chưa chú ý đến các biện pháp canh tác thích hợp và mức đầu tư thấp. Do đó nhiều diện tích đất gò đồi đã bị thoái hoá, giảm sức sản xuất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp. Trong báo cáo “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000 – 2010” của UBND tỉnh Thái Nguyên [83] cũng đã xác định được mục tiêu phải tập trung mạnh mẽ vào vùng gò đồi, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động hiện có phù hợp với trình độ sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của địa phương còn có những khó khăn do thiếu những căn cứ khoa học về định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Do vậy không những năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng không cao mà khả năng mở rộng cũng như quy mô sản xuất cũng chưa rõ ràng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên còn tản mạn, chưa có hệ thống và thiếu tư liệu điều tra cơ bản về đất trong mối quan hệ với ngoại cảnh (nước, khí hậu, sinh vật ). Do vậy chưa đề xuất được những giải pháp hợp lý để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất vùng gò đồi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên” để thực hiện.

doc199 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI DƯƠNG THÀNH NAM NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI TỈNH THÁI NGUYÊNMỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT GÒ ĐỒI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Chuyên ngành: Đất và Dinh dưỡng cây trồng Mã số: 62 62 15 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Toàn 2. PGS.TS. Trần Văn Chính HÀ NỘI - 2010 Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và PGS.TS. Trần Văn Chính, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những người Thầy hướng dẫn tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tập thể Lãnh đạo và các Thầy, Cô của Khoa Tài nguyên và Môi trường và Viện Đào tạo Sau Đại học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập. Cảm ơn Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham gia đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp” và các anh chị em trong phòng Tài nguyên Đất và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận án này. Lãnh đạo, các phòng chức năng cùng bà con nông dân trong tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập thông tin, lấy mẫu đất và bố trí mô hình của đề tài. Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên cổ vũ về vật chất cũng như tinh thần cho tôi để hoàn thành bản luận án này. Xin cảm ơn tất cả những tấm lòng đầy nhiệt tâm đã góp thêm nguồn lực để luận án được hoàn thành có kết quả. Tác giả luận án Dương Thành Nam Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận án đã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu đó. Tác giả luận án Dương Thành Nam Môc lôc Trang Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t Số thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa của các từ viết tắt CAQ Cây ăn quả CCDT Cơ cấu diện tích CSD Chưa sử dụng CFU Colony Forming Unit -– Đơn vị hình thành khuẩn lạc dt Dẫn theo ĐACH Độ ẩm cây héo ĐGĐ Đánh giá đất ĐVĐĐ Đơn vị đất đai ĐVT Đơn vị tính DTTN Diện tích tự nhiên DTKDT Diện tích không điều tra (bao gồm: ao, hồ, sông suối và núi đá) LUT Land Use Type - Loại hình sử dụng đất NLKH Nông lâm kết hợp PLĐ Phân loại đất PTBV Phát triển bền vững QH&TKNN Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp KHKT Khoa học Kỹ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội SCACĐ Sức chứa ẩm cực đại GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông lương Thế giới TBNN Trung bình nhiều năm TN Thái Nguyên VSV Vi sinh vật VKTS Vi khuẩn tổng số XKTS Xạ khuẩn tổng số USDA United State Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Danh môc c¸c b¶ng biÓu Trang Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 51 Bảng 3.2. Một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 53 Bảng 3.3. Thông tin vị trí các phẫu diện nghiên cứu 54 Bảng 3.4. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 04 56 Bảng 3.5. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 13 58 Bảng 3.6. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 50 60 Bảng 3.7. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 15 62 Bảng 3.8. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 03 64 Bảng 3.9. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 17 66 Bảng 3.10. Kết quả PLĐ theo FAO-UNESCO-WRB vùng gò đồi Thái Nguyên 68 Bảng 3.11. Một số tính chất vật lý đất gò đồi Thái Nguyên 72 Bảng 3.12. Độ ẩm cây héo và sức chứa ẩm cực đại của đất nghiên cứu 76 Bảng 3.13. Tỷ lệ các cấp hạt kết theo phương pháp rây khô và rây ướt 78 Bảng 3.14: Một số tính chất hoá học của đất gò đồi Thái Nguyên 81 Bảng 3.15. Mật độ vi sinh vật trong đất gò đồi Thái Nguyên 87 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các loại cây hàng năm vùng gò đồi TN 95 Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế trồng chè trên đất gò đồi Thái Nguyên 96 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế một số cây ăn quả trên vùng gò đồi Thái Nguyên 97 Bảng 3.19. Chi phí bình quân cho 1 ha trồng rừng tại Phú Bình - Thái Nguyên 98 Bảng 3.20. Hiệu quả xã hội của các LUT chủ yếu vùng gò đồi Thái Nguyên 99 Bảng 3.21. Bình quân số ngày công lao động trong sản xuất 1 ha cây lâu năm 101 Bảng 3.22. Mức độ che phủ của một số loại cây lâu năm 103 Bảng 3.23. Kết quả phân tích tính chất lý hoá học của đất trồng chè 103 Bảng 3.24. Kết quả phân tích tính chất lý hoá học của đất dưới trảng cây bụi 104 Bảng 3.25. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV một số cây trồng 2008 105 Bảng 3.26. Các loại hình sử dụng đất chính để đánh giá thích hợp đất đai 106 Bảng 3.27. Phân cấp yếu tố, chỉ tiêu phục vụ xây dựng 111 Bảng 3.28. Đặc điểm về quy mô và cơ cấu của các đơn vị đất đai gò đồi 112 Bảng 3.29. Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm 114 Bảng 3.30. Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm 115 Bảng 3.31. Mức độ thích hợp của đất đai đối với 2 vụ lúa vùng gò đồi TN 117 Bảng 3.32. Mức độ thích hợp của đất đai đối với chuyên màu vùng gò đồi TN 117 Bảng 3.33. Mức độ thích hợp của đất đai đối với đồng cỏ vùng gò đồi TN 118 Bảng 3.34. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây chè vùng gò đồi TN 118 Bảng 3.35. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây vải vùng gò đồi TN 119 Bảng 3.36. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây có múi vùng gò đồi TN 120 Bảng 3.37. Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai đối với một số LUT gò đồi TN 120 Bảng 3.38. Một số tính chất lý hoá học của đất trước thí nghiệm tủ giữ ẩm 123 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của các biện pháp tủ giữ ẩm đến độ ẩm đất 124 Bảng 3.40. Ảnh hưởng của các biện pháp tủ giữ ẩm đất đến năng suất chè 125 Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp tủ giữ ẩm đất khác nhau 125 Bảng 3.42. Tính chất lý hoá học của đất trước khi trồng cỏ (TN 73) 128 Bảng 3.43. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 128 Bảng 3.44. Chiều cao của cỏ VA06 và cỏ Voi tính từ lúc bắt đầu trồng (cm) 129 Bảng 3.45. Tốc độ sinh trưởng của cỏ theo từng giai đoạn phát triển 129 Bảng 3.46. Năng suất chất xanh thu được của các giống cỏ qua các lứa cắt 130 Bảng 3.47. Thành phần hoá học của cỏ VA06 và cỏ Voi (40 ngày tuổi ở lứa 2) 130 Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế của trồng cỏ tại khu vực nghiên cứu 131 Bảng 3.49. Đề xuất sử dụng đất gò đồi bền vững cho nông nghiệp 133 Bảng 3.50. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi TN theo huyện 138 Danh môc c¸c biÓu ®å, h×nh vÏ Trang Hình 2.1. Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB 43 Hình 2.2. Tiến trình đánh giá đất đai theo FAO kết hợp ứng dụng GIS và ALES 44 Hình 3.3. Diễn biến yếu tố khí hậu đặc trưng Thái Nguyên, giai đoạn 1995-2008 45 Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 49 Hình 3.5. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 50 Hình 3.6. Sơ đồ đất vùng gò đồi Thái Nguyên theo phân loại định lượng FAO-WRB 69 Hình 3.7. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên 121 Hình 3.8. Đề xuất chu chuyển đất nông nghiệp vùng gò đồi Thái Nguyên 137 Hình 3.9. Sơ đồ đề xuất sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên 139 Danh môc c¸c phô lôc Phụ lục 1. Phiếu điều tra nông hộ vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên Phụ lục 2. Bảng tổng hợp đặc điểm khí hậu từ các trạm khí tượng tỉnh Thái Nguyên Phụ lục 3. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Thái Nguyên Phụ lục 4. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Đại Từ Phụ lục 5. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Định Hoá Phụ lục 6. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Võ Nhai Phụ lục 7. Sơ đồ phân bố nhiệt độ không khí trung bình năm vùng gò đồi TN Phụ lục 8. Sơ đồ phân bố tổng lượng mưa vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 9. Sơ đồ phân bố tổng nhiệt độ năm vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 10. Sơ đồ phân bố số tháng khô hạn vùng gò đồi TN Phụ lục 11. Sơ đồ phân bố bốc thoát hơi tiềm năng (PET) vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 12. Năng suất các loại cây hàng năm chính vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 13. Diện tích các nhóm đất theo cấp độ dốc và tầng dày vùng gò đồi TN Phụ lục 14. Một số chỉ tiêu hoá học của các nhóm đất chính vùng gò đồi TN Phụ lục 15. Cách tính % CEC trong sét từ % CEC trong đất thông qua hệ số K Phụ lục 16. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của một số loại cây trồng chính phục vụ đánh giá mức độ thích hợp của đất đai Phụ lục 17. Đặc điểm của các đơn vị đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 18. Bảng tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 19. Đề xuất chuyển đổi đất nông nghiệp vùng gò đồi Thái Nguyên Phụ lục 20. Một số kết quả xử lý thống kê Phụ lục 21. Một số hình ảnh triển khai mô hình trồng cỏ và giữ ẩm cho chè MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất Vùng gò đồi trong luận án dùng để chỉ vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 300 mét và nằm trong vùng gò đồi. Như vậy, Thái Nguyên với diện tích tự nhiên 354.110 ha gồm 9 đơn vị hành chính: TP Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, huyện Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Định Hoá và Phổ Yên [10]. Trong đó, diện tích vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên được xác định là 171,392 ha, chiếm 48.49% DTTN của toàn tỉnh. Vùng gò đồi Thái Nguyên có lợi thế như độ dốc thấp, mức độ chia cắt ít, giao thông thuận lợi và có nguồn nước tưới. Ngoài ra, Thái Nguyên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, tuy mật độ dân số lớn nhưng trình độ dân trí cao. Đây cũng là vùng được khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây chè là loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao, khá nổi tiếng gắn liền với địa danh của vùng. Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích khá cao. Bên cạnh những loại hình sử dụng đất có hiệu quả, nhiều diện tích đất sản xuất còn cho hiệu quả thấp do sử dụng chưa hợp lý, chưa chú ý đến các biện pháp canh tác thích hợp và mức đầu tư thấp. Do đó nhiều diện tích đất gò đồi đã bị thoái hoá, giảm sức sản xuất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp. Trong báo cáo “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000 – 2010” của UBND tỉnh Thái Nguyên [83][83] cũng đã xác định được mục tiêu phải tập trung mạnh mẽ vào vùng gò đồi, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động hiện có phù hợp với trình độ sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của địa phương còn có những khó khăn do thiếu những căn cứ khoa học về định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Do vậy không những năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng không cao mà khả năng mở rộng cũng như quy mô sản xuất cũng chưa rõ ràng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên còn tản mạn, chưa có hệ thống và thiếu tư liệu điều tra cơ bản về đất trong mối quan hệ với ngoại cảnh (nước, khí hậu, sinh vật …). Do vậy chưa đề xuất được những giải pháp hợp lý để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất vùng gò đồi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm đất gò đồi tỉnh Thái Nguyên và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp bền vữngvùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên” để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên; - Đề xuất chuyển đổi một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên theo hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp đất đai. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Làm sáng tỏ hơn đặc điểm đất gò đồi đồng thời góp phần hoàn thiện phân loại đất định lượng theo FAO-UNESCO-WRB và phương pháp đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng gò đồi. Cung cấp cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng gò đồi Thái Nguyên. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý ở địa phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải thiện đời sống nhân dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Đất gò đồi: bao gồm các loại đất trên vùng gò đồi Thái Nguyên; + Cây trồng: cây hàng năm (Lúa - Oryza sativa; Màu: Ngô - Zea mays; Đậu tương - Glycine max; Sắn - Manihot esculenta; Đồng cCỏ - Pennisetum purpureum) và cây lâu năm (Chè - Camellia sinensis; Vải - Litchi chinensis; Cam-bưởi - Citrus sinensis). 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: đất gò đồi Thái Nguyên được xem là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 300 mét. Bao gồm 9 huyện/thành phố theo ranh giới lãnh thổ được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ hành chính. + Về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ năm 2006 đến năm 2010. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được đặc điểm phân hoá các nhóm đất, đơn vị đất vùng gò đồi Thái Nguyên theo phân loại định lượng FAO-UNESCO-WRB. Theo đó, xây dựng được bảng phân loại đất và bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 cho vùng nghiên cứu theo phương pháp định lượng. - Làm sáng tỏ hơn tính chất vật lý, hoá học và vi sinh vật của một số đơn vị đất gò đồi dưới ảnh hưởng của 4 loại hình sử dụng đất (chè, cây ăn quả, rừng và bỏ hoá). - Đưa ra được định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững gắn với loại hình sử dụng đất cụ thể đáp ứng được 3 loại tiêu chí (kinh tế, xã hội và môi trường) dựa trên phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với sự tham gia của 10 yếu tố, trong đó có 5 yếu tố khí hậu (nhiệt độ không khí trung bình năm, tổng lượng mưa năm, tổng tích ôn, số ngày có mưa phùn, số tháng khô hạn). - Đề xuất được giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững như mô hình tủ giữ ẩm cho cây chè trong mùa khô bằng guột và mô hình trồng cỏ VA06 nhằm sử dụng hợp lý vùng đất kết von để phục vụ chăn nuôi. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Đất vùng gò đồi cũng như các loại đất khác được hình thành do tác động đồng thời của các yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, địa hình, đá mẹ, thời gian và yếu tố con người. Dưới tác động của các yếu tố nói trên, đất gò đồi đã được hình thành, phát triển và tạo nêncó những đặc điểm đất cũng như mục đích sử dụng đất khác nhau. Nghiên cứu đặc điểm đất còn giúp chúng ta lựa chọn đúng những biện pháp kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp để khai thác sử dụng hợp lý khả năng sản xuất của đất theo hướng hiệu quả và bền vững (Nguyễn Thế Đặng, 2003) [12]; (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [55][56]. Để có thể xây dựng các loại bản đồ đất, xác định chính xác các tính chất đất, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng đất đai và quy hoạch sử dụng chúng bền vững, có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái, cần phải có hệ phân loại đất vừa mang tính lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều quan điểm PLĐ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có 3 hệ thống PLĐ được nhiều quốc gia áp dụng là: Phân loại đất của Liên Bang Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu; Phân loại đất của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA-Soil Taxonomy); Phân loại đất của FAO-UNESCO-WRB. PLĐ theo FAO-UNESCO-WRB dựa trên sự xuất hiện của tầng chẩn đoán; đặc tính chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán. Có nhiều quan điểm, trường phái đánh giá đất khác nhau được hình thành ở một số nước trên thế giới, trong đó đáng chú ý là các trường phái như: Liên Bang Nga; Hoa Kỳ; Canada; Ấn độ; Châu Phi và FAO. Cơ sở khoa học của đánh giá đất theo FAO dựa trên phân hạng thích hợp đất đai, cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. 1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về vùng gò đồi 1.1.1.1. Khái niệm về vùng gò đồi Gò đồi và núi là hai khái niệm không chỉ ở nước ta mà còn được sử dụng ở khắp các Quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về gò đồi vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Mặc dù những thuật ngữ như đồi, vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực địa lý nói chung và thổ nhưỡng nói riêng. Theo Fridland (1961) [20] thì mặc dù trên thực tế ranh giới giữa vùng núi và gò đồi chuyển tiếp từ từ nhưng không thể nhập chung làm một được. Kết quả nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1999) [35] cho rằng vùng đồi là vùng có độ cao tuyệt đối dưới 500m so với mực nước biển. Trong ấn phẩm “Thuyết minh bản đồ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, 1984” ông đưa ra định nghĩa được coi là hoàn chỉnh, theo đó vùng gò đồi là vùng có độ cao từ 10 – 300m phát triển thành dải ở rìa vùng núi, hình thành nên các cấu trúc rất khác nhau và bị phân cắt từ mức yếu đến trung bình. Trong ấn phẩm “Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam” Vũ Ngọc Tuyên và cộng sự (1963) [81][81] cho rằng: ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác vì núi chuyển từ từ sang đồi với những loại đất phân bố ở độ cao từ 25m đến 200m. Tuy nhiên về vấn đề này cũng có nhiều cách phân chia khác nhau: theo nhà địa mạo Nga Spiridonov cho rằng dạng địa hình đồi có độ cao tương đối (chia cắt sâu) 10 – 150m và độ dốc 3 – 80 với sườn thoải vừa (dt Trần Đình Lý (2006) [40]) nhưng theo Vũ Tự Lập là 25 – 250m và độ dốc 8 – 150. Trần Đình Lý (2006) [40] cho rằng có thể lấy giới hạn độ cao tuyệt đối từ 15m, nơi địa hình bắt đầu bị chia cắt mạnh còn giới hạn trên có thể đến 300m so với mặt nước biển. Còn Lê Quý An [xx] lại cho rằng giới hạn thấp nhất của đồi là 25m và giới hạn trên không được đề cập mà chỉ nói đến giới hạn của độ dốc phải nhỏ hơn 250. Hoàng Đức Triêm (2001) [75][76] lấy ranh giới đến 500m để phân chia giới hạn vùng đồi và núi. Nguyễn Huy Phồn (1996) [47], Trần An Phong (1995) [48] khi đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (PTBV) vùng Trung tâm Bắc bộ Việt Nam đã chia địa hình thành các dạng như núi cao, núi trung bình, cao nguyên và núi đá vôi, thung lũng, đồng bằng và gò đồi được xếp vào loại núi thấp - đồi với độ cao tương đối <1000 m. Theo Phạm Quang Khánh (1995) [33] trong công trình “Bản đồ dạng đất đai. Nội dung và phương pháp xây dựng” đã phân chia đất gò đồi thành 1 kiểu chính (đồi) và 3 kiểu phụ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao) với độ cao tuyệt đối tương ứng <100m; 100 – 200m và 200 – 300m và độ cao tương đối <20m. Kết quả nghiên cứu của Đặng Ngọc Dinh (1998) [14] và Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học & Công nghệ (2002) [86][86] về vùng gò đồi Bắc Trung Bộ cho rằng gò đồi được hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng hoặc những vùng đất cao xen với đồng bằng, có độ cao tuyệt đối từ 20 – 300m so với mặt nước biển. Vì có vị trí chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là vùng trung du hay vùng bán sơn địa. Hình thái bề ngoài có thể nhận diện là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn sàn gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng, sườn lồi hay thoai thoải, ở chân thường là các thung lũng phân cách. Từ lâu ở các thung lũng này đã được khai phá biến thành ruộng lúa hay đất trồng màu. 1.1.1.2. Quá trình hình thành đất vùng gò đồi Đất vùng gò đồi được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên. Với những đặc tính cơ bản của đất đai như độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, độ phì, nguồn nước và khí hậu của vùng gò đồi là những