Hệ tầng Phan Thiết đã được đề cập từ lâu trong các văn liệu địa chất ở Việt
Nam [5,7,19] với cái tên gọi “cát đỏ Phan Thiết”, “cao nguyên cát đỏ Phan Thiết”,
tầng Phan Thiết, tầng Lương Sơn. Cát đỏ Phan Thiết, một thực thể trầm tích phức
tạp và kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh, đã và đang lôi cuốn sự chú ý đổi với các nhà địa
chất trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do mức độ tài liệu còn nhiều hạn chế các tác
giả khác nhau có những nhìn nhận khác nhau về nguồn gốc và tuổi của các thành
tạo này. Cát đỏ Phan Thiết phân bố rộng rãi khu vực dải ven biển từ Tuy Phong kéo
dài về phía sân bay Phan Thiết, bị các sông chia cắt tạo ra các vùng Tuy Phong,
vùng Lương Sơn và vùng sân bay Phan Thiết. Trên bề mặt, chúng bị các hoạt động
của gió chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi Pleistocen muộn và
Holocen sớm-giữa. Trên ảnh hàng không, chúng tạo các dạng địa hình hơi gợn sóng
tôn ảnh xám, xám tối, cấu trúc ô mạng.
62 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực phan thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
Chương I ................................................................................................................. 5
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN .................................... 5
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ............................................................................................. 5
I.1.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết ..................................................... 5
I.1.2. Khu vực Hàm Thuận Nam ...................................................................... 6
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .................................................................. 8
I.2.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................... 8
I.2.2. Mạng sông, suối, bàu nước và bờ biển .................................................... 8
I.2.3. Thảm thực vật ......................................................................................... 9
I.2.4. Khí hậu, hải văn ...................................................................................... 9
I.3. KINH TẾ, NHÂN VĂN .............................................................................. 13
I.3.1. Giao thông ............................................................................................ 13
I.3.2. Dân cư .................................................................................................. 13
I.3.3. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng ............................................. 13
I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 14
I.4.1. Giai đoạn trước năm 1975..................................................................... 14
I.4.2. Giai đoạn sau năm 1975 ........................................................................ 14
I.5. ĐỊA TẦNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT........................................................... 17
I.5.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết ................................................... 19
I.5.2. Khu vực Hàm Thuận Nam .................................................................... 21
Chương II .............................................................................................................. 23
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH VÀ TƯỚNG TRẦM TÍCH ......................................... 23
II.1. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH.......................................................................... 23
II.1.1 Đặc điểm thành phần vật chất ............................................................... 23
II.1.2. Chu kỳ trầm tích .................................................................................. 42
II.2. TƯỚNG TRÂM TÍCH ............................................................................... 43
II.2.1. Tướng trầm tích ................................................................................... 43
II.2.2. Màu sắc của trầm tích .......................................................................... 45
Chương III............................................................................................................. 49
ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN ...... 49
III.1. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO....................................................................... 49
III.1.1. Thành phần vật chất và quy luật phân bố ............................................ 49
III.1.2. Tổ hợp cộng sinh tướng...................................................................... 50
III.2. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN ........................................... 51
III.2.1. Công thức tính tài nguyên .................................................................. 51
III.2.2. Các thông số tính tài nguyên .............................................................. 52
III.2.3. Kết quả dự tính và dự báo tài nguyên ................................................. 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 61
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
2
MỞ ĐẦU
Hệ tầng Phan Thiết đã được đề cập từ lâu trong các văn liệu địa chất ở Việt
Nam [5,7,19] với cái tên gọi “cát đỏ Phan Thiết”, “cao nguyên cát đỏ Phan Thiết”,
tầng Phan Thiết, tầng Lương Sơn. Cát đỏ Phan Thiết, một thực thể trầm tích phức
tạp và kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh, đã và đang lôi cuốn sự chú ý đổi với các nhà địa
chất trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do mức độ tài liệu còn nhiều hạn chế các tác
giả khác nhau có những nhìn nhận khác nhau về nguồn gốc và tuổi của các thành
tạo này. Cát đỏ Phan Thiết phân bố rộng rãi khu vực dải ven biển từ Tuy Phong kéo
dài về phía sân bay Phan Thiết, bị các sông chia cắt tạo ra các vùng Tuy Phong,
vùng Lương Sơn và vùng sân bay Phan Thiết. Trên bề mặt, chúng bị các hoạt động
của gió chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi Pleistocen muộn và
Holocen sớm-giữa. Trên ảnh hàng không, chúng tạo các dạng địa hình hơi gợn sóng
tôn ảnh xám, xám tối, cấu trúc ô mạng.
Từ năm 1935 Saurin đã mô tả cát đỏ. Năm 1970 cũng chính Saurin đã tìm
thấy Trùng lỗ và sò ốc biển trong cát đỏ ở đảo Phú Quý. Từ năm 1975 đến nay
nhiều nhà địa chất Việt nam đã quan tâm nghiên cứu cát đỏ từ nhiều góc độ khác
nhau nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, vị trí địa tầng và cơ chế thành tạo phục vụ công
tác đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau. Lê Đức An và nnk (1976-1980), Vũ
Văn Vĩnh và nnk (1978-1988), Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1994) đã phân cát đỏ ra
một hệ tầng có tuổi Q1
2-3 hoặc Q1
2. Trần Nghi và nnk (1996) cho rằng cát đỏ được
thành tạo liên quan đến 3 đợt biển tiến Q1
1, Q1
2-3a và Q1
3b
Cho đến nay việc nghiên cứu đặc điểm các thành tạo trầm tích thuộc hệ tầng
cát đỏ Phan Thiết đã được quan tâm một cách đúng đắn và kết quả nghiên cứu đáp
ứng được yêu cầu trong nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản. Chúng ta đã phát hiện
tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan - zircon có quy mô rất
lớn.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu hiện có về đo vẽ bản đồ địa chất,
địa vật lý, các nghiên cứu chuyên đề về kiến tạo và các tài liệu địa chất, địa vật lý
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
3
và khoan ở khu vực Phan Thiết đã khoanh định chính xác hóa ranh giới các thành
tạo địa chất; khoanh định chính xác hóa diện tích phân bố trầm tích cát đỏ trên mặt
và tồn tại dưới sâu có chứa sa khoáng titan-zircon, khống chế được chiều dày của
chúng. Xác định quy mô và chất lượng của các thân quặng sa khoáng. Trong khuôn
khổ luận án này học viên chỉ xin trình bày dựa vào 8 phương pháp:
- Phương pháp phân tích độ hạt và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học bở rời
- Phương pháp tính hệ số mài tròn (Ro)
- Phương pháp phân tích rơnghen tính thành phần khoáng vật chứa sắt
- Phương pháp xác định khoáng vật nặng và khoáng vật nhẹ bằng dung dịch
nặng, kính hai mắt và kính hiển vi phân cực.
- Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang
thạch anh.
- Phương pháp phân tích tướng trầm tích
- Phương pháp phân chia địa tầng cát đỏ Phan Thiết
- Phương pháp tính toán trữ lượng sa khoáng
và khảo sát thực địa chi tiết một số mặt cắt tiêu biểu, nhằm làm rõ hơn về các
đặc điểm thành phần vật chất, điều kiện thành tạo và đánh giá tiềm năng khoáng sản
cho hệ tầng này.
Cấu trúc của luận án bao gồm:
Mở đầu
Chương 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn
Chương 2. Đặc điểm trầm tích và tướng trầm tích
Chương 3. Điều kiện thành tạo và triển vọng khoáng sản
Kết luận
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự tạo điều kiện và khích lệ
của lãnh đạo Trung tâm Kiểm định và Công nghệ địa chất – Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản, Ban chủ nhiệm khoa Địa chất. Đặc biệt tác giả đã nhận được những ý
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
4
kiến đóng góp hết sức tận tình của GS.TS Trần Nghi. Cho phép tác giả được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu nói trên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng để luận văn có thể đạt chất lượng cao nhất nhưng với
trình độ còn hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được
các ý kiến đóng góp của tất cả các đồng nghiệp để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện
hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn.
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
5
Chương I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Cát đỏ rất dễ dàng nhận ra nhờ màu đỏ rượu vang đặc trưng, đã tạo nên một
ấn tượng mạnh về mặt địa chất. Dọc ven biển từ Cam Ranh, Hòn Đỏ, Maviec, Tuy
Phong, Bắc Phan Thiết, Nam Phan Thiết và Hàm Tân đến đảo Phú Quý, Côn Đảo
cát đỏ phân bố với diện lộ khác nhau và các độ cao khác nhau từ 0m đến 200m. Từ
các bãi triều ở bờ biển Nam Phan Thiết, Tuy Phong đến các cao nguyên trùng điệp
như ở Sông Lũy, Mũi Né rồi đến các bậc thềm biển phân bậc rõ ràng như ở Maviec,
cát đỏ có sự phân bố khá đa dạng. Chiều dài theo đường bờ biển khoảng 270 km;
chiều dài đi theo Quốc lộ 1A khoảng 235 km. Chiều rộng các khu vực từ 2,0 km
đến 21,5 km. Tổng diện tích khu vực điều tra nghiên cứu là 1.262 km2 (xem Hình I.
Sơ đồ vị trí giao thông khu vực điều tra nghiên cứu tỷ lệ 1:2.500.000).
I.1.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết
Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết nằm về phía đông bắc thành phố Phan
Thiết, theo dải ven biển từ phường Phú Hài thuộc thành phố Phan Thiết kéo dài
khoảng 70 km đến thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.
Diện tích nghiên cứu thuộc địa phận các xã: Phong Phú, Bình Thạnh, Chí
Công, Hòa Minh, Hòa Phú, thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa thuộc huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận; các xã: Phan Rí Thành, Hồng Thái, Phan Thanh, Lương
Sơn, Sông Luỹ, Bình Tân, Hồng Phong, Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; các xã: Hồng
Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; các phường: Phú Hải, Hàm
Tiến, Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Diện tích của khu vực là 739
km2, được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ thống kê trong Bảng I.1.
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
6
Bảng I.1. Thống kê tọa độ các điểm góc khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết
Điểm
góc
Tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 1110 Múi chiếu 60
Điểm
góc
Tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 1110 Múi chiếu 60
X Y X Y
9 1.216.028 190.439 28 1.237.976 236.920
10 1.227.176 190.197 29 1.233.846 228.160
11 1.239.897 204.728 30 1.231.365 226.764
12 1.240.078 207.691 31 1.230.129 224.062
13 1.238.493 211.024 32 1.225.895 220.400
14 1.238.838 214.265 33 1.225.050 219.448
15 1.241.084 216.135 34 1.228.875 213.194
16 1.239.214 222.454 35 1.227.267 211.820
17 1.238.391 231.995 36 1.223.155 217.692
18 1.244.335 231.898 37 1.222.650 207.912
19 1.245.712 235.419 38 1.220.079 209.718
20 1.241.604 245.282 39 1.217.657 208.588
21 1.243.536 247.982 40 1.217.432 206.730
22 1.241.523 250.836 41 1.213.814 206.003
23 1.238.159 250.827 42 1.212.327 204.470
24 1.237.868 246.202 43 1.213.431 200.623
25 1.239.554 246.216 44 1.214.034 196.816
26 1.239.594 243.230 45 1.216.038 196.860
27 1.238.537 243.249
I.1.2. Khu vực Hàm Thuận Nam
Khu vực Hàm Thuận Nam nằm phía nam - tây nam thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận (cách trung tâm thành phố khoảng 1,5 km). Về địa giới hành chính bao
gồm: xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; các xã: Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
7
Cường, Hàm Minh, Thuận Quý, Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; các xã: Tân
Hải, Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; Diện tích khu vực 523 km2, giới
hạn bởi các điểm góc có tọa độ thống kê trong Bảng I.2.
Bảng I.2. Thống kê tọa độ các điểm góc khu vực Hàm Thuận Nam
Điểm
góc
Tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 1050 Múi chiếu 60
Ghi
chú
Điểm
góc
Tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 1050 Múi chiếu 60
Ghi
chú
X Y X Y
46 1.175.159 763.561 61 1.202.896 175.262 *
47 1.178.151 768.067 62 1.197.923 172.777 *
48 1.178.583 774.858 63 1.194.531 172.542 *
49 1.183.964 786.453 64 1.195.285 827.680
50 1.188.538 790.622 65 1.195.027 827.344
51 1.187.742 796.019 66 1.192.666 828.119
52 1.190.152 799.807 67 1.187.177 826.177
53 1.187.114 801.567 68 1.187.728 813.955
54 1.189.081 807.888 69 1.182.907 804.059
55 1.198.528 810.510 70 1.185.239 797.700
56 1.192.363 816.097 71 1.180.246 790.021
57 1.195.507 818.933 72 1.175.731 789.428
58 1.200.578 818.030 73 1.171.487 780.751
59 1.213.000 827.000 74 1.168.872 778.722
60 1.208.321 181.073 * 75 1.168.872 767.043
Ghi chú: “*” Tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 111
0.
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
8
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I.2.1. Đặc điểm địa hình
Dải ven biển từ Ninh Thuận đến bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, với chiều dài gần
300 km có mặt các dạng địa hình: địa hình núi, địa hình đồi, địa hình đồng bằng.
Địa hình núi chiếm diện tích nhỏ, thường phân bố ở phía tây đới ven bờ; địa hình
này có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, địa hình phân
cắt khá mạnh. Địa hình đồi, đồi thấp phân bố rải rác ven bờ, có khi tạo thành các
mũi nhô ra biển. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bề mặt nghiêng thoải
dần ra biển với độ cao tuyệt đối từ vài mét đến gần hai trăm mét.
I.2.2. Mạng sông, suối, bàu nước và bờ biển
Trong vùng nghiên cứu có các sông điển hình như: sông Lũy, sông La Ngà,
sông Cái ... các đặc trưng chính của các sông thể hiện theo Bảng I.3
Bảng I.3. Các đặc trưng chính của sông ngòi
Tỉnh Sông chính
Độ
cao
nguồn
(m)
Diện
tích lưu
vực
F (km2)
Chiều
dài
sông
L ( km)
Độ
rộng
bình
quân
B
(km)
Hệ số
hình
dạng
()
Hệ số
uốn
khúc
(K)
Độ
dốc
sông
(J0/00)
Mật độ
lưới
sông
( km/
km2)
Bình
Thuận
Sông Luỹ 1.200 1.910 98 31,0 1,69 12,3
Sông La
Ngà
1.500 4.170 272 26,1 3,02 0,58
Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội
qua được. Mùa mưa nước khá lớn, có thể gây lũ lụt song chỉ mang tính tức thời.
Nhìn chung, các sông không có khả năng giao thông đường thủy. Trên lưu vực các
sông là mạng lưới các suối nhỏ, phần hạ lưu mật độ khá dày. Các suối này về mùa
khô phần lớn bị cạn kiệt hoặc dòng chảy rất yếu.
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
9
Các bàu nước tù có trữ lượng lớn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh
hoạt và nông nghiệp tại một số địa phương như: Bàu Trắng, Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu
Thêu
Quá trình xâm thực, tích tụ và phát triển đường bờ tạo ra dạng địa hình bờ
đặc trưng với các bán đảo, mũi nhô ra biển: Mũi La Gàn, Mũi Né, Mũi Kê Gà, các
vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: vũng Trâu Nằm, vịnh Phan Thiết, vũng Tàu, vũng
Ninh Chữ... các yếu tố đó làm cho địa hình đường bờ thêm phức tạp.
I.2.3. Thảm thực vật
Hầu hết các núi đều bị trọc hóa bởi hoạt động canh tác hoặc đốn củi của con
người. Hiện nay, một số núi thực vật được trồng mới hoặc tái sinh nhưng chưa đủ
phủ xanh hoàn toàn đồi trọc. Thảm thực vật tự nhiên ở núi, đồi và các bãi cát chủ
yếu là cây thân thảo, cây dây leo, cây thân mộc kém phát triển. Tuy nhiên, có một
số khu vực thực vật tự nhiên được bảo tồn khá tốt như: rừng đặc dụng Tà Kou, Hàm
Thuận Nam, Bình Thuận.
I.2.4. Khí hậu, hải văn
I.2.4.1. Khí hậu
a/ Nhiệt độ
Khu vực tỉnh Bình Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết các nơi
đều có nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,5 - 27,00C. Trong 3 năm gần đây,
nền nhiệt độ của Bình Thuận vẫn ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm
(TBNN) một ít.
Theo đúng quy luật hàng năm, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường xảy ra
vào tháng 2 (24,5 - 24,70C), sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào các tháng 4,
5 (27,9 - 28,40C) sau đó lại giảm dần đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, từng năm cụ
thể tháng lạnh nhất trong mùa đông là tháng 12 hoặc tháng 1, đôi khi là tháng 2.
Tháng nóng nhất có thể là tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ trung
bình trong 3 năm: từ 2007 đến năm 2009 được trình bày trong Bảng I.4
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
10
Bảng I.4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (2007 - 2009)
Đơn vị: (0C)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
Năm Trạm
Phan
Thiết
25,3 24,7 27,4 28,4 27,9 27,7 27,2 27,2 27,0 27,1 26,3 25,9 26.8
b/ Chế độ mưa
Ở khu vực tỉnh Bình Thuận khí hậu có sự phân hóa theo 2 mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa phổ biến từ
270 - 470 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 trùng với thời kỳ hoạt
động của gió mùa Tây Nam. Lượng mưa có sự phân hóa theo các vùng rất rõ rệt, ở
phía bắc và trung tâm phổ biến từ 1.100 mm đến 1.200 mm, xấp xỉ TBNN, còn khu
vực phía nam và vùng núi phía tây phổ biến từ 1.800 mm đến 2.500 mm, cao hơn
TBNN từ 100 mm đến 200 mm. Tổng lượng mưa trung bình của 3 năm 2007 - 2009
tại tỉnh Bình Thuận từ 1.200 m đến 2.500 mm gần bằng đến cao hơn trung bình
nhiều năm.
c/ Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 76% đến 81%, ở mức xấp xỉ
trung bình nhiều năm. Độ ẩm tương đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng
khác chỉ chênh lệch 2 đến 4%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa độ ẩm
không khí chênh lệch 4 đến 7%. Độ ẩm cao nhất tháng trùng với mùa mưa, độ ẩm thấp
nhất trùng với tháng mùa khô (xem Bảng I.5).
Bảng I.5. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (2007 - 2009)
Đơn vị: (%)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
Năm Trạm
Phan Thiết 77 76 79 81 85 82 84 84 83 85 82 79 81
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
11
d/ Nắng
Khu vực Bình Thuận đều có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình
năm từ 2.660 đến 2.700 giờ. So với trung bình nhiều năm, tổng số giờ nắng những
năm gần đây thấp hơn từ 100 - 150 giờ (xem Bảng I.6)
Bảng I.6. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (2007 - 2009)
Đơn vị: (giờ)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm Trạm
Phan
Thiết
219 242 286 256 223 221 215 223 173 201 195 229 2682
e/ Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi ở khu vực Bình Thuận tương đối ổn định. Tổng lượng
bốc hơi trung bình 3 năm gần đây đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Tổng lượng bốc hơi
trong tháng dao động từ 112 mm đến 149 mm, tháng có tổng lượng bốc hơi cao
nhất là tháng 4 đạt 149 mm (trùng với mùa khô) và tháng thấp nhất là tháng 6 đạt
112 mm (trùng với mùa mưa) (xem Bảng I.7)
Bảng I.7. Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm (2007 - 2009)
Đơn vị: (mm)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm Trạm
Phan
Thiết
139 121 146 149 113 112 115 116 117 133 113 133 1507
f/ Các hiện tượng thời tiết khác
- Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): mùa bão ở khu vực Bình Thuận từ tháng 9
đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11. Mùa bão xảy ra trùng
với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí
hậu tự nhiên cũng hoạt động ở vĩ độ này.
NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ TRẦM TÍCH CỦA CÁT ĐỎ KHU VỰC PHAN THIẾT
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
12
- Gió Tây khô nóng: hàng