Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xây dựng

Đề tài đã đi vào đánh giá các vấn đề chính của hệ thống thông tin thống kê xây dựng hiện tại là: 1.1. Hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu của cơ sở và hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp cung cấp cho ngƣời sử dụng. 1.2. Phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu cơ bản: Đã hệ thống phƣơng pháp tính theo quy định hiện hành của các chỉ tiêu tổng hợp cơ bản nhƣ: Giá trị sản xuất, số doanh nghiệp hoạt động xây dựng, số lao động, thu nhập của ngƣời lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách. 1.3. Các chế độ báo cáo và điều tra cơ sở: Chƣa đầy đủ và không đồng bộ giữa báo cáo cơ sở với báo cáo tổng hợp. 1.4. Chế độ báo cáo tổng hợp: Ban hành trong báo cáo vốn đầu tƣ và thiếu nhiều chỉ tiêu. 1.5. Tổ chức bộ máy thống kê xây dựng: Trên 40 năm từ khi ra đời đến 2003 thống kê xây dựng đƣợc đặt trong cùng với thống kê vốn đầu tƣ, từ năm 2003 đến nay đặt trong cùng với thống kê công nghiệp

pdf19 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 02-TC-2005 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ XÂY DỰNG 1. Cấp đề tài : Tổng cục 2. Thời gian nghiên cứu : Năm 2005 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Vũ Văn Tuấn 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: ThS. Phạm Đình Thúy ThS. Dƣơng Trí Thắng CN. Mai Bá Thiện CN. Nguyễn Thị Hồng Trang 82 PHẦN I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN THỐNG KÊ XÂY DỰNG HIỆN NAY. NHỮNG TỒN TẠI VÀ YÊU CẦU PHẢI CẢI TIẾN HOÀN THIỆN 1. Thực trạng hệ thống thông tin thống kê xây dựng hiện nay Đề tài đã đi vào đánh giá các vấn đề chính của hệ thống thông tin thống kê xây dựng hiện tại là: 1.1. Hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu của cơ sở và hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp cung cấp cho ngƣời sử dụng. 1.2. Phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu cơ bản: Đã hệ thống phƣơng pháp tính theo quy định hiện hành của các chỉ tiêu tổng hợp cơ bản nhƣ: Giá trị sản xuất, số doanh nghiệp hoạt động xây dựng, số lao động, thu nhập của ngƣời lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách... 1.3. Các chế độ báo cáo và điều tra cơ sở: Chƣa đầy đủ và không đồng bộ giữa báo cáo cơ sở với báo cáo tổng hợp. 1.4. Chế độ báo cáo tổng hợp: Ban hành trong báo cáo vốn đầu tƣ và thiếu nhiều chỉ tiêu. 1.5. Tổ chức bộ máy thống kê xây dựng: Trên 40 năm từ khi ra đời đến 2003 thống kê xây dựng đƣợc đặt trong cùng với thống kê vốn đầu tƣ, từ năm 2003 đến nay đặt trong cùng với thống kê công nghiệp. 2. Những tồn tại về mặt phƣơng pháp luận Những tồn tại đƣợc rút ra về mặt phƣơng pháp luận cũng đồng thời là những vấn đề đặt ra phải đổi mới, hoàn thiện của thống kê xây dựng. 2.1. Tồn tại về hệ thống chỉ tiêu (1) Tính pháp lý của các chỉ tiêu chƣa rõ ràng, nhất là các chỉ tiêu thống kê tổng hợp ở cấp tỉnh, TP mới chỉ quy định trong chế độ báo cáo có 3 chỉ tiêu là: Số doanh nghiệp, giá trị sản xuất và diện tích nhà ở xây mới. (2) Chỉ tiêu thống kê hiện vật của hoạt động xây dựng với kết quả thực hiện vốn đầu tƣ chƣa đƣợc quy định rõ ràng. (3) Thiếu những chỉ tiêu mang tính tổng hợp kết quả cuối cùng để đánh giá tăng trƣởng và hiệu quả của hoạt động xây dựng. (4) Phạm vi tính của các chỉ tiêu không đƣợc rõ ràng nên tình trạng tuỳ tiện tính đƣợc đến đâu hay đến đó. (5) Tiêu chí phân tổ cho mỗi chỉ tiêu chƣa cụ thể, có những phân tổ đƣa ra rất chung chung. 2.2. Tồn tại về phương pháp tính 83 (1) Quy định phƣơng pháp tính mang tính áp đặt máy móc nhƣ các ngành kinh tế khác, nên không phù hợp với đặc điểm riêng của ngành xây dựng, vì thế tính khả thi không cao, là nguồn gốc của chất lƣợng thông tin thấp. (2) Phƣơng pháp tính còn bị ảnh hƣởng của tƣ duy thời kế hoạch hoá tập trung bao cấp (chủ yếu là vốn ngân sách, doanh nghiệp xây dựng nhà nƣớc). 2.3. Tồn tại về chế độ báo cáo và điều tra thống kê Tổng quát thì hiện tại ngành xây dựng chƣa có hệ thống chế độ báo cáo và điều tra thống kê đồng bộ từ cơ sở đến tổng hợp các cấp. - Chế độ điều tra cơ sở còn thiếu cho các loại hình xây dựng ngoài doanh nghiệp thiếu chế độ điều tra hàng quí cho các doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh. - Chế độ báo cáo tổng hợp ban hành cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong cùng với vốn đầu tƣ và mới quy định quý báo cáo 1 chỉ tiêu, năm báo cáo 3 chỉ tiêu. 2.4. Tồn tại về tổ chức thu thập thông tin Hiện tại việc thu thập thông tin chủ yếu là thu trực tiếp từ các cơ sở hoạt động xây dựng. Chính vì vậy một số loại hình hoạt động xây dựng không tiếp cận đƣợc trực tiếp từ các cơ sở hoạt động xây dựng thì không thu thập đƣợc thông tin. Từ 4 vấn đề tồn tại hạn chế hiện nay của thống kê xây dựng, đó cũng là 4 vấn đề đặt ra phải cải tiến đổi mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xây dựng thời gian tới. PHẦN II NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHI PHỐI ĐẾN CÔNG TÁC THỐNG KÊ Để cải tiến đổi mới, tiến tới hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xây dựng, thì ngoài việc tìm ra những tồn tại, yêu cầu phải cải tiến, đổi mới, một vấn đề rất quan trọng, quyết định cho cải tiến, đổi mới đúng hƣớng, có hiệu quả cao đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của thống kê xây dựng phải đƣợc nghiên cứu quán triệt. 1. Cơ sở lý luận của thống kê xây dựng 1.1. Phải có đối tượng rõ ràng 84 Nếu xác định chính xác, rõ ràng đối tƣợng của thống kê xây dựng sẽ không bị bỏ sót hoặc tính cả những hoạt động của ngành khác vào ngành xây dựng. Căn cứ để xác định đối tƣợng thống kê xây dựng là các văn bản quy định ngành kinh tế, các văn bản pháp quy của ngành xây dựng có liên quan. Đối tƣợng của thống kê xây dựng: - Phải là hoạt động xây dựng (Hoạt động xây dựng gồm xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị máy móc và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến xây lắp). Hoạt động xây dựng phải gắn với một tổ chức kinh tế, có con ngƣời, có ngƣời đứng đầu chịu trách nhiệm về hoạt động xây dựng đó. - Phải đƣợc thực hiện trên địa bàn nhất định thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Tạo ra sản phẩm vật chất, sản phẩm đó có đặc điểm là: Địa điểm sản xuất đồng thời cũng là địa điểm tiêu dùng cố định. 1.2. Phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận thống kê kinh tế. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng phải trên cơ sở của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế nói chung và phù hợp với nó. 1.4. Phương pháp thu thập: Phải dựa vào phƣơng pháp báo cáo định kỳ hoặc điều tra thống kê, nhƣng tiếp cận từ đâu, cần phải linh hoạt theo thực tiễn phát sinh. 1.5. Phương pháp tổng hợp Theo nguyên lý tổng hợp thống kê, nhƣng phải phù hợp với cách tiếp cận, hình thức thu thập và gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác tổng hợp. 2. Những đặc điểm của hoạt động xây dựng chi phối đến công tác thống kê xây dựng Có thể nói những đặc điểm của hoạt động xây dựng chính là cơ sở thực tiễn rất quan trọng của thống kê xây dựng. Những đặc điểm chi phối đến công tác thống kê là: (1) Sản xuất đơn chiếc và chu kỳ kéo dài Chính vì tính đơn chiếc và chu kỳ kéo dài đặt ra cho thống kê xây dựng không thể tính kết quả sản xuất nhƣ các ngành khác là sản phẩm nhân (x) đơn giá hoặc doanh thu tiêu thụ. (2) Địa điểm sản xuất thay đổi theo địa điểm cố định của sản phẩm Địa điểm của sản phẩm xây dựng đƣợc cố định, đồng thời cũng là địa điểm tiêu dùng khi công trình hoàn thành, ngƣợc lại hoạt động xây dựng 85 phải thƣờng xuyên thay đổi theo địa điểm của mỗi sản phẩm khác nhau. Đặc điểm này chi phối đến tổ chức thu thập thông tin ban đầu khó khăn hơn, tổng hợp phân tổ theo địa phƣơng, vùng lãnh thổ cũng không dễ dàng nhƣ các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhƣng đặc điểm này cũng mở ra cho thống kê xây dựng có thể thống kê số liệu ban đầu từ công trình nhƣ một số nƣớc đã làm. (3) Người hoạt động xây dựng (hay còn gọi là bên B) và người sử dụng sản phẩm (hay còn gọi là bên A) được xác định ngay từ đầu và có quan hệ chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm Vì cả bên hoạt động xây dựng và bên chủ đầu tƣ đều cùng quản lý và quan hệ chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất, nên các thông tin cơ bản nhƣ: Tiến độ thực hiện công trình, chi phí, vốn thực hiện... cả hai bên đều có thể nắm đƣợc. Đặc điểm này cho phép có thể thu thập thông tin ban đầu từ hai nguồn (bên hoạt động xây dựng và bên chủ đầu tƣ) nhằm bổ sung, hỗ trợ để có đƣợc nguồn thông tin gốc đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Điều đó có nghĩa cho phép tổ chức thu thập số liệu gốc từ cơ sở không chỉ trực tiếp từ đơn vị hoạt động xây dựng, mà có thể thu thập gián tiếp qua chủ đầu tƣ. (4) Trong quá trình sản xuất, các hạng mục công trình dễ dàng được chuyển lại cho các chủ thể khác thực hiện (hình thức nhượng thầu hoặc thuê thầu) xảy ra khá phổ biến Đặc điểm trên đặt ra cho thống kê xây dựng phải có phƣơng pháp thu thập, tổng hợp sao cho số liệu không bị bỏ sót, nhƣng lại hạn chế tối đa việc tính trùng nhiều lần kết quả sản xuất. (5) Hoạt động xây dựng thường sử dụng nhiều lao động phổ thông với hợp đồng ngắn hạn hoặc khoán gọn công việc Đặc điểm này cần đƣợc lƣu ý trong phƣơng pháp thống kê lao động, thu nhập của ngƣời lao động, hạch toán chi phí nhân công và tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp khác nhƣ năng suất lao động, thu nhập bình quân, trang bị vốn hoặc tài sản cố định cho lao động... (6) Tổ chức để tiến hành hoạt động sản xuất rất đa dạng phong phú Ngoài các doanh nghiệp xây dựng có tính ổn định thì còn nhiều loại hình không phải doanh nghiệp xây dựng nhƣ: Các chủ đầu tƣ tự làm hoặc các tổ chức xây dựng chỉ lập ra để thực hiện một công trình, khi hoàn thành tự giải thể (Tổ chức thi công xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn của các cấp chính quyền xã, phƣờng, thôn, ấp). 86 Đặc điểm trên đòi hỏi phải phân loại chi tiết các cơ sở hoạt động xây dựng để xác định hình thức và cách tiếp cận trong thu thập thông tin cho phù hợp với mỗi loại hình cơ sở. Tóm lại cơ sở lý luận là quan trọng định hƣớng cho phƣơng pháp luận, còn cơ sở thực tiễn quết định nội dung cụ thể cho những vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện của hệ thống thông tin thống kê xây dựng. PHẦN III HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ XÂY DỰNG Sau khi đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thống kê xây dựng và những vấn đề tồn tại phải đổi mới. Phần ba của đề tài đã đƣa ra những quan điểm và nội dung đổi mới cụ thể để hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xây dựng là: 1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê xây dựng 1.1. Những nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê xây dựng phải thống nhất với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế nói chung. (2) Hệ thống chỉ tiêu phải xuất phát từ nhu cầu của các đối tƣợng dùng tin. (3) Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính khoa học. (4) Hệ thống chỉ tiêu phải có tính khả thi cao. (5) Phải phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ sở Căn cứ vào các nguyên tắc và thực tế về điều kiện và năng lực hiện tại, đề tài đã đƣa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê xây dựng ở cơ sở có 7 nhóm gồm 32 chỉ tiêu nhƣ trình bày trong báo cáo tổng hợp của đề tài. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp của ngành xây dựng: Gồm 31 chỉ tiêu trong báo cáo tổng hợp của đề tài. 1.4. Những phân tổ chính của thống kê xây dựng (1) Phân tổ theo ngành kinh tế. (2) Phân tổ theo loại hình sở hữu. (3) Phân tổ theo địa phƣơng và vùng lãnh thổ. (4) Phân tổ theo nhóm công trình. 1.5. Sơ đồ tổ chức đường đi từ hệ thống chỉ tiêu cơ sở lên tổng hợp các cấp (Sơ đồ trong báo cáo tổng hợp) 2. Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu thống kê xây dựng 87 Kế thừa phƣơng pháp hiện hành, song đề tài đã đƣa ra những quan điểm và phƣơng pháp mới là: (1) Cần sử dụng kết hợp cả hai cách tính là trực tiếp từ các cơ sở hoạt động xây dựng, đồng thời tính gián tiếp từ các chủ đầu tƣ. Toàn bộ hoạt động xây dựng sẽ đƣợc chia ra: Một bộ phận tính toán tổng hợp trực tiếp từ các cơ sở hoạt động xây dựng, đó là các doanh nghiệp hoạt động xây dựng hạch toán độc lập và các doanh nghiệp hoạt động xây dựng hạch toán phụ thuộc trong các doanh nghiệp ngành khác. Các bộ phận khác tính gián tiếp thông qua thông tin của chủ đầu tƣ, đó là các hoạt động xây dựng cá thể nhỏ lẻ, xây dựng tự làm của các chủ đầu tƣ, kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của các cấp chính quyền địa phƣơng cơ sở xã, phƣờng, thôn, ấp. Ngoài ra có bộ phận phải kết hợp cả hai phƣơng pháp tính trực tiếp từ cơ sở hoạt động xây dựng và gián tiếp từ chủ đầu tƣ nhƣ xây dựng cá thể thì mới đầy đủ thông tin. (2) Tính kết quả hoạt động xây dựng không tính trực tiếp từ sản phẩm hoặc từ doanh thu, mà tính từ chi phí sản xuất hoặc từ các bộ phận vốn đầu tƣ xây dựng đƣợc tính vào kết quả sản xuất của ngành xây dựng. Giá trị sản xuất xây dựng = Tổng chi phí sản xuất của hoạt động xây dựng + Lợi nhuận hoạt động xây dựng Nếu các bộ phận phải tính gián tiếp qua chủ đầu tƣ thì: Giá trị sản xuất xây dựng = Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện - Các khoản không tính vào giá trị sản xuất xây dựng (chi phí đến bù giải phóng mặt bằng, chi phí thăm dò KSTK ban đầu, chi mua TBMM, chi phí công việc XD sai phải phá đi làm lại...) + Đóng góp của dân ngoài vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện (kể cả ngày công, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng...) (3) Khi tính các chỉ tiêu thống kê xây dựng đều phải gắn với phạm vi không gian Trong hoạt động xây dựng, có những loại hình không bao giờ có phát sinh một số chỉ tiêu hoặc có phát sinh nhƣng không bao giờ tính đƣợc. Ví dụ: Xây dựng tự làm hoặc xây dựng của hộ gia đình dân cƣ không có chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách... 3. Tổ chức thu thập thông tin cơ sở xây dựng Do tính phức tạp của cơ sở ngành xây dựng, nên cần phân loại để áp dụng hình thức thu thập và cách tiếp cận phù hợp với cơ sở là rất quan trọng. 3.1. Căn cứ để phân loại các cơ sở xây dựng 88 (1) Tính chất ổn định về mặt tổ chức của cơ sở (2) Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của hoạt động xây dựng trong chức năng nhiệm vụ chung của cơ sở. (3) Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh. (4) Căn cứ vào trang bị các điều kiện sản xuất (Vốn, Tài sản cố định, Lao động ) 3.2. Phân nhóm các loại hình cơ sở xây dựng Toàn bộ cơ sở hoạt động xây dựng đƣợc phân vào 3 nhóm sau: (1) Nhóm doanh nghiệp, gồm: - Doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có hoạt động xây dựng là ngành chính thuộc tất cả các loại hình (DNNN, DN ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) - Doanh nghiệp hoạt động xây dựng hạch toán phụ thuộc vào các doanh nghiệp thuộc ngành khác Đặc trƣng của nhóm cơ sở này là tổ chức ổn định, hoạt động xây dựng là ngành chính, đƣợc hạch toán cập nhật thƣờng xuyên, đƣợc trang bị các điều kiện sản xuất khá đầy đủ. (2) Nhóm cơ sở của những ngƣời thợ xây dựng cá thể hay còn gọi là cơ sở xây dựng cá thể. Nhóm cơ sở xây dựng cá thể gồm các nhóm thợ, tốp thợ xây dựng có thợ cả điều hành và những ngƣời thợ xây cá thể độc lập. Đặc trƣng của nhóm này là không ổn định, hoạt động chủ yếu theo cơ chế làm việc lấy tiền công, thi công các công trình nhỏ lẻ, phổ biến là các công trình xây dựng của gia đình dân cƣ, hạch toán không đầy đủ, không thƣờng xuyên, trang bị vốn và tài sản không đáng kể. Vì vậy thông tin về hoạt động xây dựng từ các thợ cá thể không đầy đủ, chỉ có số lao động và tiền công thu nhập. Muốn biết các thông tin khác phải qua chủ đầu tƣ, mà chủ yếu là các hộ gia đình dân cƣ có đầu tƣ xây dựng cơ bản. Bởi thế nhóm cơ sở cá thể có lúc cũng đƣợc hiểu đồng nghĩa với các hộ gia đình có đầu tƣ xây dựng cơ bản (nếu qui ƣớc thợ xây dựng cá thể có nhận thầu phần việc nào đó của doanh nghiệp xây dựng, thì tính cho doanh nghiệp, không tách ra để tính cho cá thể). 89 (3) Nhóm cơ sở xây dựng tự làm của các chủ đầu tƣ: là các hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện của chính chủ đầu tƣ. Đặc trƣng của nhóm này là tổ chức rất đa dạng, do chủ đầu tƣ tổ chức và quản lý, không ổn định, thậm chí khi công trình hoàn thành là tự giải tán. Nhóm cơ sở này không có hạch toán riêng, mà tổ chức chung với theo dõi thực hiện vốn đầu tƣ. Bởi vậy nhóm cơ sở này đồng nghĩa với các chủ đầu tƣ và chỉ có thể thu thập qua chủ đầu tƣ. 3.3. Phương pháp và cách tiếp cận để thu thập thông tin của cơ sở xây dựng (1) Đối với nhóm doanh nghiệp: - Phƣơng pháp tiếp cận là trực tiếp. Nghĩa là toàn bộ thông tin từ cơ sở đều đƣợc thu trực tiếp từ số liệu kế toán của các doanh nghiệp hoạt động xây dựng. Vì đối tƣợng này ổn định, thực hiện chế độ kế toán thuờng xuyên, đầy đủ. - Phƣơng pháp thu thập: + Áp dụng chế độ báo cáo định kỳ với loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc. + Áp dụng điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu hàng tháng với các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. (2) Đối với nhóm cơ sở cá thể: - Hình thức tiếp cận: vừa tiếp cận trực tiếp từ các cơ sở xây dựng cá thể, vừa tiếp cận gián tiếp qua các hộ gia đình dân cƣ có đầu tƣ xây dựng cơ bản. + Tiếp cận trực tiếp để thu thập số cơ sở, số lao động và thu nhập bình quân của lao động. + Tiếp cận gián tiếp: thu thập các thông tin để tính giá trị sản xuất, chi phí, loại công trình xây dựng. - Phƣơng pháp thu thập: Điều tra chọn mẫu. Có thể định kỳ 5 năm điều tra toàn bộ kết hợp trong một số cuộc tổng điều tra nhƣ: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, Tổng điều tra cơ sở kinh tế hoặc Tổng điều tra dân số. (3) Đối với nhóm cơ sở xây dựng tự làm của chủ đầu tƣ: - Hình thức tiếp cận: Gián tiến qua chủ đầu tƣ - Phƣơng pháp thu thập: Điều tra chọn mẫu. Có thể định kỳ 5 năm điều tra toàn bộ kết hợp trong một số cuộc tổng điều tra nhƣ: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, Tổng điều tra cơ sở kinh tế hoặc Tổng điều tra dân số. PHẦN IV 90 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH VỀ CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ CƠ SỞ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TỔNG HỢP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ XÂY DỰNG Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại các phần1, 2, 3. Phần 4 đƣa ra các đề xuất cho việc xây dựng chế độ thống kê cơ sở, chế độ báo cáo tổng hợp và các giải pháp để hoàn thiện thông tin thống kê xây dựng. 1. Đề xuất về chế độ thống kê cơ sở ngành xây dựng 1.1. Đối tượng của chế độ thống kê cơ sở ngành xây dựng (1) Các doanh nghiệp xây dựng: - Doanh nghiệp hạch toán độc lập - Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc (2) Các cơ sở xây dựng cá thể (3) Các hộ gia đình dân cƣ có đầu tƣ xây dựng cơ bản (4) Các chủ đầu tƣ xây dựng cơ bản tự làm. 1.2. Hình thức ban hành chế độ thống kê cơ sở ngành xây dựng (1) Ban hành chế độ báo cáo định kỳ quí, năm đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc hạch toán kinh tế độc lập. (2) Quyết định điều tra chọn mẫu và điều tra toàn bộ với tất cả đối tƣợng còn lại. Trƣớc mắt, từ nay đến năm 2010 chỉ thực hiện điều tra quí và năm. 1.3. Nội dung điều tra (1) Điều tra quí: - Đối với các doanh nghiệp xây dựng: + Tổng chi phí sản xuất trong quí + Các khoản nộp ngân sách (áp dụng cho doanh nghiệp) - Đối với các đối tƣợng khác : + Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đã thực hiện chia theo khoản mục. (2) Điều tra năm: - Đối với nhóm doanh nghiệp: + Lao động thời điểm và bình quân + Thu nhập của ngƣời lao động + Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn + Tổng tài sản dùng cho hoạt động xây dựng + Tổng nguồn vốn dùng cho hoạt động xây dựng + Tổng chi phí sản xuất theo khoản mục (hoặc theo yếu tố) của hoạt động xây dựng 91 + Sản phẩm chủ yếu của các công việc xây dựng + Lợi nhuận của hoạt động xây dựng + Các khoản nộp ngân sách + Vốn đầu tƣ của DN xây dựng + Tai nạn lao động + Một số chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin + Các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp - Đối với các đối tƣợng khác: + Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đã thực hiện chia theo khoản mục đầu tƣ và mục đích đầu tƣ + Các khoản đóng góp của dân chia theo hình thức đóng góp (áp dụng cho công trình có vốn đóng góp của dân). 2. Một số đề xuất về chế độ báo cáo tổng hợp ngành xây dựng 2.1. Yêu cầu của báo cáo tổng hợp ngành xây dựng (1) Số liệu phải đƣợc tổng hợp đầy đủ các loại hình hoạt động xây dựng (Nếu có phát sinh và có điều kiện tính toán đƣợc). (2) Số liệu tổng hợp phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung phƣơng pháp. Số liệu tổng hợp đƣợc tính từ nhiều nguồn nhƣng khi đƣa vào lập báo cáo tổng hợp phải đƣợc xử lý, đƣa về theo đúng nội dung và phƣơng pháp đã qui định. (3) Phải có phân công phân cấp tổng hợp thông tin ngành xây dựng hợp lý, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa xử lý tổng hợp tập trung và xử lý tổng hợp phân tán. Xử lý tổng hợp tập trung có ƣu thế nhanh, cho ra lƣợng thông tin tổng hợp đầu ra lớn, nhƣng có hạn chế là thông tin đầu vào phức tạp nhiều loại khác nhau thì
Luận văn liên quan