Luận văn Nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn edwardsiella ictaluri và aeromonas hydrophila trên cá tra (pangasius hypophthalmus)

Đềtài “Nghiên cứu khảnăng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila trên cá tra” được thực hiện bởi hai thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila(A. hydrophila) vàEdwardsiella ictaluri (E. ictaluri) trên cá tra giống bằng phương pháp tiêm. Mỗi thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức mật độvi khuẩn, với 3 lần lặp lại và một nghiệm thức đối chứng. Hai trăm lẻtám cá tra giống được bốtrí vào 26 bể80L, mật độ8 con/bể. Không cho cá ăn trong suốt thời gian bốtrí thí nghiệm. Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophilasửdụng 4 mật độvi khuẩn 2,16×13 CFU/ml, 2,16×104 CFU/ml, 2,16×105 CFU/ml và 2,16×106 CFU/ml kết quảthu được ởnghiệm thức 2,16×10 6 CFU/ml có thời gian biểu hiện bệnh lý sớm nhất là 17 giờsau khi tiêm vi khuẩn cho cá. Không xác định được giá trịLD50của chủng vi khuẩn A. hydrophilagây cảm nhiễm, vì ởnồng độvi khuẩn thấp nhất 2,16×106 CFU/ml cá đã có tỉlệchết trên 50% (54,17%). Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictalurisửdụng 4 mật độvi khuẩn 1×105 CFU/ml, 1×106 CFU/ml, 1×107 CFU/ml và 1×108 CFU/ml kết quảthu được ởnghiệm thức 1×108 CFU/ml có thời gian biểu hiện bệnh lý sớm nhất là 37 giờsau khi tiêm vi khuẩn cho cá. Chủng vi khuẩn sửdụng gây cảm nhiễm có giá trịLD50= 106,5 CFU/ml. Trong cảhai thí nghiệm, khi quan sát biến đổi mô học ởcác cơquan gan, thận và tỳtạng chỉthấy có hiện tượng sung huyết và xuất huyết, không có hiện tượng hoại tử ởcác cơquan.

pdf49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn edwardsiella ictaluri và aeromonas hydrophila trên cá tra (pangasius hypophthalmus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THUỶ SẢN NGÔ MINH DUNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri VÀ Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA ( Pangasius hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG ĐẶNG THỤY MAI THY CAO TUẤN ANH 2007 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn quý thấy cô khoa Thủy sản đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ môn Sinh học và Bệnh học thủy sản đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Phương, chị Đặng Thụy Mai Thy, anh Cao Tuấn Anh và cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đồng thời xin gởi lời cảm ơn đến cô cố vấn Từ Thanh Dung và cô trợ lý cố vấn Phạm Trần Nguyên Thảo cùng các bạn lóp Bệnh học thủy sản K29 đã động viên và hỗ trợ em trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp. i Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila trên cá tra” được thực hiện bởi hai thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) và Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri) trên cá tra giống bằng phương pháp tiêm. Mỗi thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức mật độ vi khuẩn, với 3 lần lặp lại và một nghiệm thức đối chứng. Hai trăm lẻ tám cá tra giống được bố trí vào 26 bể 80L, mật độ 8 con/bể. Không cho cá ăn trong suốt thời gian bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila sử dụng 4 mật độ vi khuẩn 2,16×103 CFU/ml, 2,16×104 CFU/ml, 2,16×105 CFU/ml và 2,16×106 CFU/ml kết quả thu được ở nghiệm thức 2,16×106 CFU/ml có thời gian biểu hiện bệnh lý sớm nhất là 17 giờ sau khi tiêm vi khuẩn cho cá. Không xác định được giá trị LD50 của chủng vi khuẩn A. hydrophila gây cảm nhiễm, vì ở nồng độ vi khuẩn thấp nhất 2,16×106 CFU/ml cá đã có tỉ lệ chết trên 50% (54,17%). Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri sử dụng 4 mật độ vi khuẩn 1×105 CFU/ml, 1×106 CFU/ml, 1×107 CFU/ml và 1×108 CFU/ml kết quả thu được ở nghiệm thức 1×108 CFU/ml có thời gian biểu hiện bệnh lý sớm nhất là 37 giờ sau khi tiêm vi khuẩn cho cá. Chủng vi khuẩn sử dụng gây cảm nhiễm có giá trị LD50= 106,5 CFU/ml. Trong cả hai thí nghiệm, khi quan sát biến đổi mô học ở các cơ quan gan, thận và tỳ tạng chỉ thấy có hiện tượng sung huyết và xuất huyết, không có hiện tượng hoại tử ở các cơ quan. ii Trung tâm Học liệu ĐH ần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ........................................................................................................ i Tóm tắt ............................................................................................................. ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh sách bảng, danh sách hình...................................................................... iv Danh mục từ viết tắt......................................................................................... v Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra ............................................................... 3 2.2 Bệnh xuất huyết do A. hydrophila trên cá tra ...................................... 3 2.3 Bệnh mủ gan do E. ictaluri trên cá tra................................................. 5 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 8 3.2 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 8 3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................... 8 3.2.2 Hóa chất thí nghiệm.................................................................... 8 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9 3.3.1 Đối tượng thí nghiêm.................................................................. 9 3.3.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................... 10 3.3.3 Phương pháp thu mẫu ................................................................. 10 3.3.4 Phương pháp lấy mẫu vi sinh .................................................... 11 3.3.5 Phương pháp xác định LD50 ....................................................... 11 3.3.6 Phương pháp định danh vi khuẩn ............................................... 11 3.3.7 Phương pháp làm tiêu bản mẫu mô học ..................................... 12 Chương 4: Kết quả và thảo luận ...................................................................... 13 4.1 Dấu hiệu bệnh lý của cá sau gây cảm nhiễm....................................... 13 4.2 Tỷ lệ cá chết và kết quả LD50 sau khi gây cảm nhiễm....................... 14 4.2.1 Thí nghiệm gây cảm nhiễm A. hydrophila ................................. 14 4.2.2 Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri ........................ 18 4.3 Tổn thương do vi khuẩn A. hydrophila và E. ictaluri trên một số cơ quan của cá tra ................................................................................................. 20 4.3.1 Những biến đổi mô học do vi khuẩn A. hydrophila ................... 20 4.3.2 Những biến đổi mô học do vi khuẩn E. ictaluri .........................23 4.4 Kết quả tái định danh vi khuẩn ........................................................... 26 4.4.1 Tái định danh vi khuẩn A. hydrophila ....................................... 26 4.4.2 Tái định danh vi khuẩn E. ictaluri ............................................ 27 4.5 Một số hạn chế trong quá trình thí nghiệm.......................................... 28 Chương 5: Kết luận và đề xuất ........................................................................ 29 5.1 Kết luận................................................................................................ 29 5.2 Đề xuất ................................................................................................. 29 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 30 Phụ lục ............................................................................................................. 34 iii Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Nồng độ vi khuẩn sử dụng gây cảm nhiễm ..................................... 10 Bảng 4.1 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện bệnh ................................................ 15 Bảng 4.2 Tỉ lệ cá chết trong thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila .................................................................................................. 15 Bảng 4.3 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện bệnh ............................................... 18 Bảng 4.4 Tỉ lệ cá chết trong thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.........................................................................................................18 iv Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Biểu hiện bên ngoài cá tra bị nhiễm A. hydrophila ......................... 13 Hình 4.2 Nội tạng cá tra nhiễm A. hydrophila bị xuất huyết .......................... 13 Hình 4.3 Cá tra nhiễm E. ictaluri bị đốm trắng ở nội tạng ............................. 14 Hình 4.4 Mô gan cá tra bị nhiễm A. hydrophila ............................................. 22 Hình 4.4 Mô thận và tỳ tạng cá tra bị nhiễm A. hydrophila ........................... 23 Hình 4.5 Mô cá tra bị nhiễm E. ictaluri .......................................................... 26 Hình 4.5 Mô cá tra bị nhiễm E. ictaluri .......................................................... 27 Hình 4.6 Kết quả test các chỉ tiêu sinh hóa của chủng Xương-CĐ3L310 ..... 28 Hình 4.8 Kết quả test các chỉ tiêu sinh hóa của chủng Tỷ-PT207 .................. 29 v Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh ở lợn lan rộng ở nhiều nước trên thế giới. Dịch bệnh cũng đã xuất hiện ở Việt Nam đã làm giảm đáng kể nguồn thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Người tiêu dùng bắt đầu chọn sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày. Theo công bố của bộ thủy sản ngày 05-12-2005 thì kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 2,5 tỉ USD (trích dẫn bởi Trần Thị Ngọc Hân, 2006). Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở Việt nam hiện nay là rất lớn. Việc quy hoạch vùng nuôi và đẩy mạnh nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị xuất khuẩu với mức đầu tư rất cao, quy mô thâm canh hóa tạo ra sản phẩm sạch mà không tác động đến môi trường đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra cho các nhà khoa học, những người quản lý và đầu tư nuôi trồng thủy sản. Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi đang được phát triển với tốc độ nhanh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ những năm 1998–2000, với sự thành công trong hoạt động nghiên cứu xây dựng “Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá tra thương phẩm” của Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ, có thể nói phong trào nuôi cá tra thương phẩm đang phát triển rất mạnh ở vùng ĐBSCL, năng suất và sản lượng nuôi không ngừng tăng: năm 1994 đạt 30.000 tấn, năm 2001 đạt 150.000 tấn, năm 2002 đạt 200.000 tấn, năm 2003 trên 200.000 tấn, năm 2004 trên 300.000 tấn và năm 2005 đã vượt qua 500.000 tấn (Dương Nhựt Long, 2006). Trong “Chương trình hành động về chất lượng và thương hiệu cá tra, basa giai đoạn 2005- 2010” Bộ thủy sản đặt ra chỉ tiêu sản lượng cá tra, basa nuôi phải đạt 1 triệu tấn vào năm 2010 và kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD (Hà Yên, 2005) Việc tăng sản lượng cá tra là vấn đề không khó, điều đáng lưu tâm hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường nước thường xuyên xảy ra ở các hộ nuôi; nguyên nhân có thể là do nuôi cá với mật độ dày, lượng thức ăn dư thừa nhiều, quản lý chất lượng nước chưa tốt, sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng qui cách… tạo điều kiện cho dịch bệnh thường xuyên bộc phát. Bệnh xảy ra trên cá tra có nhiều nguyên nhân. Tác nhân thường gây bệnh cho cá tra là ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, dinh dưỡng, stress…Trong đó vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng, làm tỉ lệ hao hụt cao và khó điều trị ở cá tra. Các loại bệnh do tác nhân vi khuẩn gây ra như bệnh đỏ 1 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu mỏ, đỏ kỳ, xuất huyết đường ruột, trắng da, đốm trắng trên gan…Bệnh xuất huyết (còn gọi là bệnh đốm đỏ) do vi khuẩn Aeromonas và bệnh trắng gan (mủ gan) do vi khuẩn E. ictaluri là bệnh phổ biến và xuất hiện hầu như quanh năm ở cá tra nuôi ao, bè, đăng quần. Chúng đã gây nhiều thiệt hại cho người nuôi trong những năm gần đây. Đầu năm 2006, ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp cá chết do bệnh mủ gan lên tới 60% (Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam, 2006), bệnh xảy ra làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng/hộ nuôi. Từ những vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila trên cá tra” được thực hiện. Mục tiêu đề tài Tìm hiểu đặc điểm sinh lý sinh hóa và khả năng gây bệnh của hai dòng vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila trên cá tra. Nội dung đề tài 1. Xác định LD50 của vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila trên cá tra trong điều kiện gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm với các mật độ vi khuẩn khác nhau. 2. Khảo sát sự biến đổi về cấu trúc mô học ở 3 cơ quan gan, thận, tỳ tạng của cá tra đã gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila. 2 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra Cá tra là một trong những loài cá da trơn ở hạ lưu sông Mê kông thuộc địa phận Việt Nam. Theo Nguyễn Bạch Loan (2004) cá tra có hệ thống phân loại như sau: Bộ: Siluriformes Họ: Pangasidae Chi: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus Theo Dương Nhựt Long (2006), cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có ở bốn nước: Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. Cá tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, cây cỏ thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Tuy nhiên, thức ăn có nguồn gốc động vật giúp cá sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Cá tra không đẻ trong ao nuôi, cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá đẻ ở thượng nguồn sông Campuchia, cá bột theo dòng nước về hạ nguồn sông Mê kông Việt Nam. Trong tự nhiên mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. 2.2 Bệnh xuất huyết do A. hydrophila trên cá tra Theo Từ Thanh Dung (2005), vi khuẩn Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bao gồm 3 loài Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas sobria. Bệnh đốm đỏ còn gọi là bệnh xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh sởi...là bệnh do vi khuẩn A. hydrophila (theo Bergey 1957, trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2005). Trong các chủng vi khuẩn thuộc giống Aeromonas thì A. hydrophila được xem là chủng gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất, vi khuẩn này gây bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết ở những loài cá nuôi và cá tự nhiên (Lewis & Plumb, 1979). A. hydrophila cũng gây bệnh lở loét cho cá tại Java-Indonesia và gây tỉ lệ tử vong từ 80-90% (Angka, 1990). Trong báo cáo của Saitanu et al., (1982) đã tìm thấy vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết do nhiễm trùng máu trên cá chép. 3 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Theo Angka (1990) vi khuẩn này cũng gây bệnh xuất huyết trên cá trê trắng giống (Clarias batrachus) và là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá basa nuôi trong bè gỗ (Tanasomwang và Saitanu, 1979). Vi khuẩn A. hydrophila còn tìm thấy trên bệnh phẩm cá trê (Clarias sp) (trích dẫn bởi Trần Anh Dũng, 2005). Đặc điểm sinh hoá Aeromonas là vi khuẩn Gram âm, di động, hình que hoặc hình que cầu, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, khử Nitrate, có khả năng lên men, Oxidase dương tính, kháng với O/129 (Từ Thanh Dung, 2005) Điều kiện sống và gây bệnh Ở Châu Âu, bệnh do A. hydrophila trên cá chình thường xuất hiện vào mùa xuân - hè, nhiệt độ nước khoảng 17 oC - 22 oC, khoảng nhiệt độ này cũng được cho là khoảng nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn này phát triển (Esteve et al., 1993). Bên cạnh đó, Groberg (1978) khi gây cảm nhiễm A. hydrophila trên cá hồi giống đã kết luận tỉ lệ chết thường cao ở 20,5oC và 17oC, tỉ lệ chết thấp hơn ở 15oC và 12oC, còn ở 9oC hay thấp hơn nữa thì cá chết rất ít hoặc không thấy các chết (trích dẫn bởi Roselynn and Stevenson, 1988). Báo cáo của Rahman et al., (2000) cũng cho rằng vi khuẩn A. hydrophila có độc lực cao nhất ở 17oC (LD50= 106,03 CFU/ml) và 25oC (LD50= 106,53 CFU/ml) khi tác giả gây cảm nhiễm trên cá vàng (Carassius auratus). Ngoài ra, theo điều tra của Trần Anh Dũng (2005), vào thời gian lũ rút thì các hộ nuôi cá tra ao ghi nhận bệnh xuất huyết xuất hiện cao nhất với 85,4%. Dấu hiệu bệnh lý Theo Bùi Quang Tề (2006) cá bị nhiễm A. hydrophila có biểu hiện chung là da thường đổi màu tối, không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, xuất hiện các đốm xuất huyết đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, xuất huyết hậu môn, mắt lồi đục. Ở cá tra và cá basa, xoang bụng xuất huyết, mô mỡ xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột dạ dày bóng hơi đều xuất huyết, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối. Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn và treo râu. Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm Rahman et al., (2000) thí nghiệm gây cảm nhiễm A. hydrophila trên cá vàng bằng 4 cách khác nhau: tiêm ở bụng (mật độ vi khuẩn 3x104 - 3×108 CFU/ml), tiêm ở cơ (mật độ vi khuẩn 8x104 - 8×108 CFU/ml), tiêm dưới da (mật độ vi khuẩn 8,5x104 - 8,5×108 CFU/ml) và ngâm vi khuẩn (mật độ vi khuẩn 4,6x104 - 4,6×108 CFU/ml). Sau khi so sánh đã đưa kết luận gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm dưới da thì độc lực của vi khuẩn mạnh nhất với giá trị LD50 4 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu là 106,4CFU/ml. Bên cạnh đó, Azad et al., (2001) gây cảm nhiễm tiêm vi khuẩn này trên cá rô phi, ở mật độ vi khuẩn 107 CFU/ml đã gây chết trên 80%. Ngoài ra, Đoàn Nhật Phương (2001) thí nghiệm gây cảm nhiễm 15 chủng A. hydrophila trên cá chép bằng phương pháp tiêm với mật độ vi khuẩn từ 103 CFU/ml đến 107 CFU/ml trong thời gian 14 ngày, qua 2 lần thí nghiệm thì các chủng vi khuẩn độc lực mạnh có giá trị LD50 lần lượt là 3,68×106 CFU/ml, 2,64×106 CFU/ml đến 4,52×106 CFU/ml và 1,96×106 CFU/ml đến 1,45×107 CFU/ml. 2.3 Bệnh mủ gan do Edwardsiella ictaluri trên cá tra Vi khuẩn Edwardsiella ictalluri được Hawke (1979) phân lập lần đầu tiên trên cá Nheo nuôi tại Mỹ (Ictalurus punctatus) và được xác định là nguyên nhân gây bệnh ESC (Enteric septicaemia of catfish). Ở Việt Nam, bệnh do E. ictaluri gây ra trên cá tra được gọi là bệnh mủ gan. Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vào cuối năm 1998 trên cá tra nuôi bè với dấu hiệu bệnh có nhiều nốt trắng trên gan (Ferguson et al., 2001). Theo Hawke (1981), Plumb và Sanchez (1983) vi khuẩn E. ictaluri còn có khả năng gây bệnh trên một số nhóm cá da trơn khác như blue catfish (Ictalurus furcatus) và white catfish (Ictalurus catus) (trích lược bởi Từ Thanh Dung, 2005). Ngoài ra, vi khuẩn E. ictaluri được ghi nhận cũng gây bệnh trên cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan, trên cá trê xanh (Ictalurus furcatus) và cá trê sông (Ictalurus catus) (Bùi Quang Tề, 2006). Ở Việt Nam, bệnh mủ gan gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với cá tra nuôi thâm canh, tỉ lệ hao hụt lớn ở cá tra giống từ 10% - 90% (Từ Thanh Dung và ctv., 2004). Đầu năm 2006 ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cá chết do bệnh mủ gan lên tới 60% (Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam, 2006). Đặc điểm sinh hóa E. ictaluri là loài vi khuẩn thuộc Enterobacteriaceace, gram âm, hình que ngắn, di động yếu hoặc không di động. Catalase dương tính, oxidase âm tính và lên men glucose, không sinh ra H2S và Indole âm tính. Vi khuẩn E. ictaluri phát triển trên môi trường TSA chậm 36-48 giờ ở nhiệt độ 28-30oC (Từ Thanh Dung, 2005). Điều kiện sống và gây bệnh Theo Từ Thanh Dung (2005) bệnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 rồi giảm xuống ở các tháng còn lại. Đặc biệt bệnh mủ gan xuất hiện vào thời gian lũ về là cao nhất với tỉ lệ 87,8% số hộ nuôi cá ghi nhận ở An Giang (Trần Anh Dũng, 2005). Lê Thị Bé 5 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và ghiên cứu Năm (2002) cũng cho rằng bệnh xuất hiện mạnh vào mùa lũ trong năm, nước đục mang nhiều phù sa, chất lượng nước biến động, đồng thời nước chảy mạnh cá dễ bị sốc, giảm khả năng đề kháng đối với mầm bệnh vì vậy bệnh dễ dàng bộc phát. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng ở giai đoạn cá lứa. Khi nhiệt độ nước dao động trong khoảng 26oC - 28oC là điều kiện tốt cho vi khuẩn này gây bệnh trên cá tra (Trương Quốc Phú, 2004). Lương Trần Thục Đoan