Luận văn Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã được đẩy mạnh phát triển. Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh trong thập niên qua. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến rất quan trọng kể cả về doanh thu lẫn lượt khách du lịch. Năm 1990, khách du lịch nội địa là 1 triệu lượt, khách quốc tế là 250 ngàn lượt, đến 2010 số lượng này lần lượt là 28 triệu lượt khách nội địa, 5 triệu lượng khách quốc tế. Doanh thu du lịch năm 1990 chỉ là 1.350 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 con số này đã là 96.000 tỷ đồng. Tiềm năng du lịch hiện nay của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch dồi dào cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Vừa qua, Tổng cục du lịch cũng đã chọn slogan “Việt Nam – sự khác biệt Á Đông”, qua đó cũng phần nào thấy được sức hút, vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch Việt Nam. Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục,. gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong đó có du lịch lễ hội truyền thống. Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam (khoảng hơn 8.000 lễ hội) với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội (ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm), sức hấp dẫn của lễ hội với du khách quốc tế với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Lễ hội truyền thống của Việt Nam là một tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của du lịch

pdf132 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- DƯƠNG THANH XUÂN NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- DƯƠNG THANH XUÂN NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC MÃ SỐ: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CAM ĐOAN    Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN    Trước tiên tôi xin lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Ngọc Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã dạy tôi trong suốt khóa học Cao học, cảm ơn Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học của mình. Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Địa lý, Khoa Sư Phạm trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng; cảm ơn Hiệp hội du lịch Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ về nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn, điều đó đã tạo thêm động lực cần thiết để tôi hoàn thành đề tài này. TPHCM, tháng 8 năm 2011 Tác giả Dương Thanh Xuân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Gross domestic product Tổng thu nhập quốc nội IUOTO International of Union Official Travel Organization Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế ODA Official Development Assistant Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới USD United States Dollars Đô la Mỹ VH-TT&DL Văn hóa thể thao và du lịch DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1 Bản đồ hành chính ĐBSCL Bản đồ 2 Bản đồ phân bố các lễ hội ở ĐBSCL Bản đồ 3 Bản đồ các cụm du lịch lễ hội ĐBSCL DANH MỤC BIỂU BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số ĐBSCL năm 2009 35 Bảng 2.2. Các lễ hội quan trọng ở ĐBSCL (theo Âm lịch) 39 Bảng 2.3. Khả năng khai thác du lịch của một số lễ hội ở ĐBSCL 48 Bảng 2.4. Lượt khách du lịch đến ĐBSCL hai năm 2009 – 2010 70 Bảng 2.5. Doanh thu du lịch ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2010 72 Bảng 2.6. Lao động du lịch các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2008 73 Bảng 2.7. Xếp hạng cơ sở lưu trú ở ĐBSCL năm 2008 75 Bảng 2.8. Lượt khách du lịch lễ hội ở ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2010 76 Bảng 2.9. Đối tượng khách du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL 77 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL đến năm 2020 109 Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu lao động du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 110 Bảng 3.3. Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của ĐBSCL đến 2020 110 Bảng 3.4. Dự báo thu nhập du lịch vùng ĐBSCL đến 2020 111 Bảng 3.5. Dự kiến các nguồn vốn đầu tư du lịch vùng ĐBSCL đến 2020 112 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 7 7. Bố cục đề tài .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 8 1.1. Du lịch ............................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................................. 8 1.1.2. Các loại hình du lịch ............................................................................... 10 1.1.3. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 15 1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá ........................................... 15 1.2.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 15 1.2.2. Cấu trúc của văn hóa .............................................................................. 17 1.2.3. Du lịch văn hoá ....................................................................................... 18 1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội .......................................................... 19 1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội.................................................................. 19 1.3.2. Lễ hội truyền thống .................................................................................. 20 1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch....................................... 23 1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam ............................................... 26 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................... 29 2.1. Tổng quan ĐBSCL ....................................................................................... 29 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 30 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 31 2.2. Tiềm năng du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL ..................................... 32 2.2.1. Khái quát chung về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL .................................. 32 2.2.2. Tiềm năng lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong phát triển du lịch .......... 40 2.3. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL ............................................................................................................................... 59 2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở ĐBSCL .................................................. 59 2.3.2. Thực trạng khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL 65 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL ............................................................................... 82 3.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ....................................... 82 3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống 82 3.1.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ................................. 85 3.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL .................... 89 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của vùng ................................................. 89 3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch của vùng ..................................... 91 3.2.3. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống .................................. 95 3.3. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL ........................ 99 3.3.1. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch lễ hội .............................. 99 3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội .... 99 3.3.3. Xúc tiến quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường ..................................... 100 3.3.4. Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế....................................................... 102 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội ............................................... 103 3.3.6. Phát triển du lịch lễ hội gắn với phát triển cộng đồng ......................... 104 3.3.7. Quản lý tốt vấn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự trong mùa lễ hội ......................................................................................................................... 106 3.3.8. Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới ....... 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 113 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 116 PHẦN MỞ ĐẦU    1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã được đẩy mạnh phát triển. Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh trong thập niên qua. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến rất quan trọng kể cả về doanh thu lẫn lượt khách du lịch. Năm 1990, khách du lịch nội địa là 1 triệu lượt, khách quốc tế là 250 ngàn lượt, đến 2010 số lượng này lần lượt là 28 triệu lượt khách nội địa, 5 triệu lượng khách quốc tế. Doanh thu du lịch năm 1990 chỉ là 1.350 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 con số này đã là 96.000 tỷ đồng. Tiềm năng du lịch hiện nay của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch dồi dào cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Vừa qua, Tổng cục du lịch cũng đã chọn slogan “Việt Nam – sự khác biệt Á Đông”, qua đó cũng phần nào thấy được sức hút, vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch Việt Nam. Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục,... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong đó có du lịch lễ hội truyền thống. Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam (khoảng hơn 8.000 lễ hội) với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội (ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm), sức hấp dẫn của lễ hội với du khách quốc tế với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Lễ hội truyền thống của Việt Nam là một tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của du lịch. So với các khu vực khác trong cả nước, tiềm năng của du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL không nhiều, song nơi đây có những lễ hội rất đặc sắc thu hút khách du lịch mà những địa phương khác không có. Với truyền thống hàng trăm năm xây dựng, kế thừa nết văn hóa của nhiều dân tộc, ĐBSCL là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch như: lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội đua ghe ngo Ok Om Bok, lễ hội nghinh ông Nam Hải, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Gò Tháp,... trong đó có những lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách như lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở An Giang. Trong những năm qua, vấn đề khai thác phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL bước đầu đã có sự quan tâm, tính tích cực của du lịch lễ hội đã được các cấp các ngành quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên sự phát triển du lịch lễ hội truyền thống nơi đây vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, mặc dù du lịch lễ hội truyền thống đã được xem là rất thuận lợi do có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chưa thu hút được du khách như mong muốn. Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất các giải pháp về mặt bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống, định hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ mong muốn trên, tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch dù chỉ nổi lên trong thời gian gần đây những nhưng đã được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Có nhiều Hội thảo khoa học đã được tổ chức với các tham luận nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở Việt Nam và ĐBSCL như: Lễ hội và du lịch Việt Nam của Trương Thìn (1993); Một số công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL có liên quan đến đề tài: Lễ hội ở Kiên Giang, thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp quản lý cần trao đổi của Bùi Công Ba (2010); Phát triển bền vững lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay của ThS. Nguyễn Xuân Hồng (2010). Ngoài ra còn có một số tham luận nghiên cứu về du lịch lễ hội là: Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Phương Thảo (1993); Hội lễ đạo Mẫu và triển vọng du lịch của PGS.PTS. Đặng Văn Lung (1993); Lễ hội dân gian và hoạt động du lịch ở các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số hiện nay của TS. Vũ Trọng Bình (2007). Gần đây, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại - trường hợp Hội Gióng” (2010) với các tham luận: Khai thác lễ hội một cách hợp lý để đẩy mạnh phát triển du lịch của TS. Nguyễn Văn Lưu; Từ kinh nghiệm của Tây Ban Nha, nhìn lại việc phát huy lễ hội cổ truyền thành tài sản du lịch ở Việt Nam của Nguyễn Thị Khánh Trâm; Tương lai cho các lễ hội truyền thống: Những thực hành văn hoá mang tính địa phương trong phát triển du lịch của GS.TS. Hyung Yu Park; Lễ hội ở Nam Định trong bối cảnh giao lưu kinh tế- thương mại-du lịch vùng đồng bằng sông Hồng của TS. Nguyễn Xuân Năm. Ngoài ra, có thể kể đến Đề án Phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (2010) và một số đề án phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng cũng đã đưa du lịch lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch chiến lược cần tập trung phát triển bên cạnh các loại hình du lịch đặc thù khác. Tuy nhiên, trên đây chỉ là các tham luận trong các hội thảo khoa học với các nghiên cứu rất khai quát chứ chưa đi sâu. Còn các sách xuất bản về lễ hội truyền thống hiện nay chủ yếu giới thiệu tổng hợp chung về các lễ hội ở Việt Nam, tập trung vào phần giá trị văn hóa của các lễ hội trong đó có đề cập các lễ hội ở ĐBSCL chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về lễ hội truyền thống của vùng, về vai trò của nó đối với phát triển du lịch ở vùng đất châu thổ này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu chủ yếu sau: - Đặc điểm lễ hội truyền thống vùng ĐBSCL - Thực trạng khai thác du lịch lễ hội ĐBSCL - Định hướng và giải pháp pháp triển du lịch lễ hội ĐBSCL 3.2. Nhiệm vụ Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan một số vấn lý luận về du lịch, văn hóa, lễ hội và du lịch lễ hội. - Khảo sát, kiểm kê, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL. Qua đó, làm rõ mặt đạt được và hạn chế trong phát triển du lịch lễ hội truyền thống của vùng. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống cũng như đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong thời gian tới. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL và nêu lên định hướng, giải pháp phát triển du lịch lễ hội của vùng. 4.2. Về thời gian và không gian Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu, phân tích số liệu trong giai đoạn từ 2008 - 2010 và nêu những chỉ tiêu dự báo định hướng phát triển du lịch lễ hội vùng ĐBSCL trong thời gian tới. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Đối tượng nghiên cứu của du lịch là hệ thống lãnh thổ, hệ thống này bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa), có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với nhau. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần tất yếu nào đó dù lớn hay nhỏ sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống. Đối với các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL cũng vậy, chỉ cần thay đổi nhỏ về môi trường, khâu tổ chức, thì sẽ kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức, ảnh hưởng đến lượt khách du lịch, Do đó, trong nghiên cứu cần phải thấy được mối quan hệ này để đưa ra các giải pháp đúng đắn giúp cho du lịch lễ hội ở ĐBSCL pháp triển. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Trong nghiên cứu du lịch nói chung và các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở ĐBSCL nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc điệt quan trọng. Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có quan hệ mật thiết với nhau bằng các mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất phức tạp. Các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL rất phong phú và đa dạng, chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa chúng với nhau, giữa chúng với các đối tượng khác. Quán triệt quan điểm tổng hợp đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời hoặc xem xét chúng một cách riêng rẻ. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm vùng là quan điểm đặc thù của các hiện tượng kinh tế xã hội. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng kinh tế xã hội luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”. Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, người nghiên cứu phải chú ý đến sự sai biệt lãnh thổ của các sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu. Ở mỗi vùng lãnh thổ, việc phát phát triển du lịch nhờ vào các lễ hội truyền thống đang là một vấn đề đang được đầu tư mở rộng. Nhưng với mỗi địa phương, đặc biệt như ở khu vực ĐBSCL thì lễ hội nơi đây cũng có những thế mạnh, những sức hút riêng đối với khách du lịch. Vì thế khi tiến hành qui hoạch, xúc tiến các giải pháp pháp triển du lịch lễ hội nơi đây người nghiên cứu phải đảm bảo vừa phát huy được nguồn lực này trong phát triển du lịch nhưng đồng thời phải ưu tiên phát triển du lịch lễ hội mang tính chuyên biệt tạo ra sức hút, sức cạnh tranh cho khu vực trong vấn đề phát triển du lịch dựa vào các lễ hội truyền thống. 5.1.4. Quan điểm viễn cảnh Nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch là một công việc không chỉ phục vụ cho phát triển hiện tại mà phải xét đến sự phát triển
Luận văn liên quan