Ngô là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa. Ngô còn là
nguồn thức ăn chính đối với các loại gia cầm, vật nuôi công nghiệp và là nguồn
thu nhập quan trọng của nhiều nông dân. Trong nhữngnăm gần đây diện tích,
năng suất và sản lượng của cây ngô trên cả nước nóichung và tại các tỉnh Tây
Nguyên nói riêng đã không ngừng gia tăng bởi vì câyngô có lợi thế là cây ngắn
ngày, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, đầu tư ít,thị trường tiêu thụ mạnh và
cho hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất ngô đang được đánh giá là một ngành sản
xuất có nhiều triển vọng bởi vì nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu,
do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi vàlương thực cho người mà
hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng
nhanh. Mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục những năm gần đây. Giá ngô thế giới
cũng tăng nhanh so với những năm trước. So sánh về năng suất và giá thành sản
phẩm của Việt nam và một số nước vẫn còn một khoảngcách chênh lệch đáng
kể. Vấn đề đặt ra là bằng biện pháp nào để tăng năng suất ngô và hiệu quả kinh
tế của việc sản xuất ngô cho người nông dân.
Đối với nước ta, đã từ lâu cây ngô được xem là loạicây trồng xóa đói
giảm nghèo cho nông dân vì tính hiệu quả và khả năng thích ứng cao của nó.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Tuy nhiên sản
lượng ngô trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn
phải nhập khẩu một lượng lớn ngô nguyên liệu để chếbiến thức ăn chăn nuôi.
Trong những năm tới, ngô vẫn là cây có vai trò quantrọng trong hệ thống canh
tác ở nước ta. Vì vậy, để cây ngô Việt nam phát triển một cách bền vững, mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản
xuất, đưa ra các giải pháp cụ thể đồng thời nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật
2
canh tác phù hợp cho từng vùng sản xuất ngô là điềuhết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Tình hình sản xuất ngô lai của nước ta hiện nay ở các địa phương thay
đổi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế- xã hội của địa phương. Nhìn
chung thì hiện nay năng suất bình quân đạt được củangô so với tiềm năng năng
suất của các giống lai còn khoảng cách khá xa. Những yếu tố kỹ thuật quan trọng
tạo nên khoảng cách này là phân bón, mật độ và phòng trừ sâu bệnh hại.
Ở Việt Nam, việc khuyến cáo bón phân cho các loại cây trồng và cho ngô
trước đây thường dựa vào các thí nghiệm phân bón, hoặc dựa vào phân tích đất
để khuyến cáo phân bón cho những vùng rộng lớn; đặctính độ phì nhiêu khác
nhau của từng cánh đồng do chế độ bón phân và phương pháp canh tác khác
nhau đã không được chú ý đến. Mật độ trồng và lượngphân bón có tác dụng hỗ
trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Xác định được một mật độ thích hợp để
giúp cây trồng tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, sinh trưởng
và phát triển một cách tốt nhất. Với lượng phân bónthích hợp sẽ giúp cho cây
trồng tận dụng tối đa dinh dưỡng để cho năng suất tối ưu, tránh những lãng phí
trong sản xuất. Nhằm xây dựng chiến lược về bón phân đạm, lân và kali hiệu quả
cho từng loại đất trên địa bàn tỉnh Dak Lak trên cơsở bố trí mật độ, khoảng cách
trồng ngô phù hợp, chúng tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Nghiên cứu mật độ,
khoảng cách và chế độ bón phân cho cây ngô lai trồngtrên đất đen ( Chromic
Luvisols) ở huyện KrôngPăc- tỉnh Dak Lak ”.
89 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mật độ, khoảng cách và chế độ bón phân cho cây ngô lai trồng trên đất đen (Chromic Luvisols) ở huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌA TRONG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
NGUYỄN THỊ TƯỜNG LOAN
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH
VÀ CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN CHO CÂY NGÔ LAI
TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐEN ( CHROMIC LUVISOLS)
Ở HUYỆN KRÔNG PĂC- TỈNH ĐĂKLĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
NGUYỄN THỊ TƯỜNG LOAN
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH
VÀ CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN CHO CÂY NGÔ LAI
TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐEN ( CHROMIC LUVISOLS)
Ở HUYỆN KRÔNG PĂC- TỈNH ĐĂKLĂK
Chuyên ngành: KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ TÔN NỮ TUẤN NAM
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình h
c t
p nghiên c
u và hoàn thành lu
n v
n, tôi xin
đ
c bày t
lòng bi
t
n chân thành và kính tr
ng đ
n:
T
p th
Th
y, Cô giáo Tr
ng
i h
c Tây Nguyên và các gi
ng
viên gi
ng d
y L
p cao h
c Tr
ng tr
t khóa II đã t
n tình gi
ng d
y,
giúp đ
tôi trong su
t th
i gian h
c t
p và th
c hi
n lu
n v
n.
Lãnh đ
o Thành
y,
y ban nhân dân Thành ph
Buôn Ma Thu
t, T
p
th
Phòng Kinh t
Thành ph
Buôn Ma Thu
t đã t
o đi
u ki
n thu
n
l
i cho tôi hoàn thành ch
ng trình h
c t
p.
Tôi xin bày t
lòng bi
t
n sâu s
c đ
i v
i giáo viên h
ng d
n:
Ti
n s
Tôn N
Tu
n Nam, Tr
ng phòng Khoa h
c và h
p tác
qu
c t
- Vi
n Khoa h
c k
thu
t nông lâm nghi
p Tây Nguyên
Tôi xin trân tr
ng c
m
n các b
n đ
ng nghi
p, t
p th
L
p
Cao h
c Tr
ng tr
t khóa II tr
ng đ
i h
c Tây nguyên, Tr
m Khuy
n
nông, H
i Nông dân huy
n Krông P
c và các h
nông dân th
c hi
n mô
hình thí nghi
m.
Xin c
m
n gia đình, b
n bè đã giúp đ
, đ
ng viên khích l
và t
o
đi
u ki
n thu
n l
i cho tôi trong th
i gian h
c t
p và th
c hi
n v
n
t
t nghi
p.
iv
Nguyễn Thị Tường Loan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được ai sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tường Loan
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha 8
Bảng 1.2. Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấn hạt/ha 8
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tại một số quốc gia trên thế giới 10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Việt nam 11
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Tây Nguyên 12
Bảng 2.1: Liều lượng phân bón và mật độ gieo trồng 33
Bảng 2.2. Khoảng cách, mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón 35
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Dak Lak 40
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng ngô của huyện Krông Păc 42
Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng ở huyện Krông Păc- Đắk Lắk 44
Bảng 3.4. Một số các giống ngô lai được sử dụng phổ biến ở Krông Păc 45
Bảng 3.5. Năng suất Ngô lai tại một số điểm trồng ngô ở Huyện Krông Păc 46
Bảng 3.6. Mật độ khoảng cách trồng Ngô lai tại vùng điều tra 47
Bảng 3.7. Một số loại sâu bệnh hại ngô chính ở KrôngPăc 48
Bảng 3.8. Đặc điểm canh tác của các hộ điều tra xếp theo nhóm năng suất 50
Bảng 3.9. Sử dụng phân hữu cơ cho cây ngô lai ở các nhóm năng suất khác nhau 51
Bảng 3.10. Lượng phân bón vô cơ được sử dụng cho cây ngô ở các nhóm năng suất 52
vi
Bảng 3.11. Phương thức sử dụng phân bón vô cơ cho cây ngô lai ở các nhóm
năng suất 53
Bảng 3.12. Mật độ khoảng cách gieo trồng Ngô lai vụ Hè thu ở các nhóm năng suất 54
Bảng 3.13. Các biện pháp xử lý tàn dư thực vật vụ Hè thu 55
Bảng 3.14. Biện pháp xử lý sâu bệnh hại trên cây ngô lai ở các nhóm năng suất 56
Bảng 3.15 . Một số đặc tính lý hoá của đất trồng ngô vùng nghiên cứu 58
Trang
Bảng 3.16. Mật độ thu hoạch ngô ở các công thức 59
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của NPK và mật độ đến số bắp hữu hiệu 60
Bảng 3.18. Đặc điểm hình thái bắp thu hoạch ở các công thức 61
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của NPK và mật độ đến số hạt/ bắp và trọng
lượng 100 hạt 62
Bảng 3.20. Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế ở các công thức 64
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của NPK và mật độ đến năng suất hạt 65
Bảng 3.22. Ước tính hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón và
mật độ khác nhau 67
Bảng 3.23. Mật độ thu hoạch ngô ở các công thức 69
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến diện tích lá và chỉ số
diện tích lá (LAI) 70
Bảng 3.25. Ảnh hưởng khoảng cách trồng đến đặc điểm hình thái cây ngô 71
Bảng 3.26 . Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách đến các yếu tố cấu
thành năng suất 73
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến Năng suất Ngô lai 74
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến thời tiết các tháng trong năm 2005-2009 41
Biểu đồ 3.2. Phản ứng của năng suất ngô đối với các yếu tố N,P,K 66
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
CT : Công thức
CTV : Cộng tác viên
CTĐC: Công thức đối chứng
K : Kali
KBĐ : Khoảng biến động.
LAI : Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index)
N : Đạm
ND : Nông dân
P : Lân
PTNT : Phát triển nông thôn
viii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU I
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Vai trò cây ngô 4
1.2 Yêu cầu sinh thái của cây ngô 5
1.3 Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô 7
1.4 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.4.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 9
1.4.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 11
ix
1.5 Kết quả nghiên cứu về phân bón và mật độ, khoảng cách trồng ngô
trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.5.1 Kết quả nghiên cứu trên thế giới 13
1.5.2 Kết quả nghiên cứu ở Việt nam 23
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Vật liệu nghiên cứu 30
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Điều tra 31
2.3.2 Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng 32
2.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Kết quả điều tra 39
3.1.1Tình hình sản xuất Ngô ở Tỉnh Dak Lak 39
3.1.2Tình hình sản xuất ngô tại huyện Krông Păc 41
3.1.3Các biện pháp kỳ thuật được áp dụng cho ngô lai vụ Hè Thu theo nhóm
năng suất 50
3.2 Kết quả Thí nghiệm 58
3.2.1Điều kiện đất đai của vùng nghiên cứu 58
3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố N,P,K và mật độ đến năng
suất ngô (Thí nghiệm 1) 59
3.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và
năng suất ngô (Thí nghiệm 2) 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
1. Kết luận 76
x
2. Đề nghị 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa. Ngô còn là
nguồn thức ăn chính đối với các loại gia cầm, vật nuôi công nghiệp và là nguồn
thu nhập quan trọng của nhiều nông dân. Trong những năm gần đây diện tích,
năng suất và sản lượng của cây ngô trên cả nước nói chung và tại các tỉnh Tây
Nguyên nói riêng đã không ngừng gia tăng bởi vì cây ngô có lợi thế là cây ngắn
ngày, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, đầu tư ít, thị trường tiêu thụ mạnh và
cho hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất ngô đang được đánh giá là một ngành sản
xuất có nhiều triển vọng bởi vì nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu,
do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho người mà
hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng
nhanh. Mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục những năm gần đây. Giá ngô thế giới
cũng tăng nhanh so với những năm trước. So sánh về năng suất và giá thành sản
phẩm của Việt nam và một số nước vẫn còn một khoảng cách chênh lệch đáng
kể. Vấn đề đặt ra là bằng biện pháp nào để tăng năng suất ngô và hiệu quả kinh
tế của việc sản xuất ngô cho người nông dân.
Đối với nước ta, đã từ lâu cây ngô được xem là loại cây trồng xóa đói
giảm nghèo cho nông dân vì tính hiệu quả và khả năng thích ứng cao của nó.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Tuy nhiên sản
lượng ngô trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn
phải nhập khẩu một lượng lớn ngô nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Trong những năm tới, ngô vẫn là cây có vai trò quan trọng trong hệ thống canh
tác ở nước ta. Vì vậy, để cây ngô Việt nam phát triển một cách bền vững, mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản
xuất, đưa ra các giải pháp cụ thể đồng thời nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật
2
canh tác phù hợp cho từng vùng sản xuất ngô là điều hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Tình hình sản xuất ngô lai của nước ta hiện nay ở các địa phương thay
đổi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn
chung thì hiện nay năng suất bình quân đạt được của ngô so với tiềm năng năng
suất của các giống lai còn khoảng cách khá xa. Những yếu tố kỹ thuật quan trọng
tạo nên khoảng cách này là phân bón, mật độ và phòng trừ sâu bệnh hại.
Ở Việt Nam, việc khuyến cáo bón phân cho các loại cây trồng và cho ngô
trước đây thường dựa vào các thí nghiệm phân bón, hoặc dựa vào phân tích đất
để khuyến cáo phân bón cho những vùng rộng lớn; đặc tính độ phì nhiêu khác
nhau của từng cánh đồng do chế độ bón phân và phương pháp canh tác khác
nhau đã không được chú ý đến. Mật độ trồng và lượng phân bón có tác dụng hỗ
trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Xác định được một mật độ thích hợp để
giúp cây trồng tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, sinh trưởng
và phát triển một cách tốt nhất. Với lượng phân bón thích hợp sẽ giúp cho cây
trồng tận dụng tối đa dinh dưỡng để cho năng suất tối ưu, tránh những lãng phí
trong sản xuất. Nhằm xây dựng chiến lược về bón phân đạm, lân và kali hiệu quả
cho từng loại đất trên địa bàn tỉnh Dak Lak trên cơ sở bố trí mật độ, khoảng cách
trồng ngô phù hợp, chúng tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Nghiên cứu mật độ,
khoảng cách và chế độ bón phân cho cây ngô lai trồng trên đất đen ( Chromic
Luvisols) ở huyện KrôngPăc- tỉnh Dak Lak ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng sản xuất ngô lai của nông dân tại huyện KrôngPăc và
các vấn đề của thâm canh tăng năng suất ngô lai để xác định các hạn chế trong
sản xuất cần ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển, đồng thời đề xuất các giải
pháp cần quan tâm trong công tác khuyến nông đối với cây ngô lai.
3
- Xác định mật độ, khoảng cách thích hợp và ảnh hưởng các nguyên tố
khoáng N, P, K đến năng suất cây ngô lai trồng trên đất đen tại Huyện Krông
Păc. Từ đó đề xuất giải pháp về mật độ, khoảng cách và chế độ bón phân cho cây
ngô lai nhằm gia tăng năng suất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả điều tra cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên
cứu trong thâm canh ngô ở Krông Păc, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý
và khuyến nông của Huyện xác định các giải pháp cần thiết để hình thành các
vùng chuyên canh ngô, đồng thời khai thác tốt tiềm năng năng suất sản lượng
ngô lai.
- Đề tài đóng góp thêm cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đạm, lân, kali
và mật độ, khoảng cách gieo trồng đối với ngô lai trồng trên vùng đất đen ở
Krông Păc.
- Đề tài làm cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh ngô trên
vùng đất đen ở Huyện Krông Păc.
4. Giới hạn của đề tài
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm
2010.
- Thời gian bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí vào vụ Thu Đông
năm 2009 từ tháng 8 đến tháng 11/2009.
- Nghiên cứu được tiến hành trên loại đất đen (Chromic Luvisols) tại xã
Vụ Bổn, huyện Krông Pak, Tỉnh Dak Lak.
4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vai trò cây ngô
Ngô có tên khoa học là Zea mays L., thuộc họ hoà thảo Poaceae. Có
nguồn gốc từ Mêhicô.
Ngô là cây trồng quan trọng thứ ba trên thế giới sau lúa mì và lúa gạo. Tất
cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá ngô đều có thể sử dụng được để
làm thức ăn cho người, gia súc hoặc sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học.
Ngày nay, khi mà nguồn xăng dầu hóa thạch đang cạn kiệt và ngày càng tăng giá
thì ngành trồng ngô trên thế giới để sản xuất xăng sinh học càng phát triển. Ngô
là cây trồng có năng suất rất cao, năng suất kỷ lục ở Mỹ đã đạt tới 22 tấn hạt/ha.
Những nước trồng ngô nhiều là Mỹ, Nga, Braxin, Ấn độ, Indonesia (Theo Phan
Xuân Hào, năm [14]).
Sở dĩ cây ngô được toàn thế giới gieo trồng là do vai trò quan trọng của
nó trong nền kinh tế được thể hiện qua các mặt chính sau:
+ Ngô làm lương thực cho người: Ngô là cây lương thực nuôi sống gần
1/3 số dân trên toàn thế giới, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở
mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực
cho người. Các nước Trung mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm lương
thực chính (www.Fao.org [10]) Trên phạm vi thế giới ngô vẫn là cây lương thực
rất quan trọng vì ngô có các chất dinh dưỡng phong phú hơn lúa mì và gạo.
+ Ngô làm thức ăn gia súc: Ngô là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất
hiện nay. Hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, điều đó phổ
biến trên toàn thế giới. Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là thức ăn
xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Ở Liên xô cũ hàng
5
năm trồng khoảng 20 triệu ha ngô, trong đó chỉ có 3 triệu ha lấy hạt, còn lại dùng
làm thức ăn ủ chua (www.globalcassa .net [11]).
+ Ngô làm thực phẩm: Những năm gần đây, cây ngô còn là cây thực
phẩm, người ta dùng ngô bao tử làm rau cao cấp. Nghề này phát triển rất mạnh,
mang lại hiệu quả cao ở Thái lan, Đài Loan. Sở dĩ ngô rau được ưa dùng vì nó
sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt)
được dùng để ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu.
+ Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp:Ngoài việc ngô là nguyên
liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho
nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu glucoza, bánh kẹo... Người ta đã sản
xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của ngành công nghiệp lương thực, thực
phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ (www.maize.agron.iastate.edu
[18]).
+ Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu: Trên thế giới hàng năm lượng ngô
xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn. Đó là một nguồn lợi lớn của các nước xuất
khẩu. Các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Argentina, Trung Quốc, Thái lan.
Các nước nhập khẩu chính là Nhật bản, Hàn Quốc, Liên xô cũ, Châu Phi,
Mêxico... (www.globalcassa .net [11]).
1.2 Yêu cầu sinh thái của cây ngô
- Khí hậu: cây ngô là loại cây ngắn ngày, mặc dù có nguồn gốc nhiệt đới
nhưng cây ngô có thể trồng khắp mọi nơi trên thế giới, từ nhiệt đới đến bán hàn
đới, ở vĩ độ 0 đến 40-500 Bắc bán cầu và 0-300 Nam bán cầu. Ở vùng nhiệt đới,
ngô có thể trồng đến độ cao 3000 m.
- Nhiệt độ: Ngô là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt được thể hiện bằng tổng
nhiệt độ cao hơn nhiều cây trồng khác mà ngô cần để hoàn thành chu kỳ sống từ
khi gieo đến chín. Theo Richard (1968) [51], cây ngô cần tổng nhiệt độ từ
6
1.7000C đến 3.7000C tùy thuộc vào giống. Ngoài ra, nhu cầu về nhiệt của cây
ngô còn được thể hiện bằng các giới hạn nhiệt độ mà cây đòi hỏi như nhiệt độ tối
thấp, tối cao và tối ưu. Vùng trồng ngô lấy hạt là vùng được giới hạn bằng đường
đồng nhiệt cao nhất là 180C. Nhiệt độ trung bình tháng gieo hạt cần thiết tối
thiểu phải từ 120C- 140C. Tuy nhiên, các giống ngô khác nhau có nhu cầu tổng
tích ôn rất khác nhau để hoàn thành chu kỳ sống của mình.
- Nước: Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống cây ngô,
vì vậy nhu cầu nước rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có sự bốc hơi và thoát hơi
nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao. Nhu cầu nước của ngô thay
đổi theo giai đoạn phát triển của nó. Theo Ngô Hữu Tình (1997) [31] thì thời kỳ
đầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40 – 44% khối lượng hạt ban đầu và
hạt ngô mọc nhanh nhất khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng.
Ngô là cây trồng cạn cần nhiều nước, song cũng rất nhạy cảm với độ ẩm đất cao,
đặc biệt ở giai đoạn cây còn nhỏ khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất.
Vào giai đoạn này, chỉ cần ngập nước 1 – 2 ngày cây cũng có thể bị chết.
- Ánh sáng: Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát
triển của cây ngô, tạo điều kiện cho quá trình tích lũy chất dinh dưỡng và ảnh
hưởng đến độ dài quá trình sinh trưởng. Theo phản ứng với ánh sáng thì ngô
thuộc nhóm cây trồng ngày ngắn, tuy nhiên, điều kiện ngày dài không phải là
một yếu tố bất lợi đối với cây ngô. Phản ứng với độ dài ngày còn phụ thuộc vào
các giống khác nhau, nhất là về thời gian sinh trưởng. Một số nhà khoa học cho
rằng các giống ngô chín sớm không có phản ứng với quang chu kỳ. Chúng có
khả năng phát triển ở bất kỳ quang chu kỳ nào. Các giống chín muộn không có
khả năng đó. Cường độ và chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng quang trọng
đến phát triển và năng suất ngô. Ngô là cây lương thực quang hợp theo chu kỳ
C4, có cường độ quang hợp cao gấp 3 lần cây quang hợp theo chu trình C3. Ở cây
ngô quá trình carboxyl hóa rất mạnh, có điểm bão hòa ánh sáng cao, có khả năng
7
quang hợp cao ở điều kiện nồng độ CO2 thấp. Điều đó làm cho cây ngô phát
triển mạnh và cho năng suất cao. Cây ngô có thể chống chịu tốt với điều kiện
mất nước và quang hợp ở nhiệt độ cao.
- Đất đai: Cây ngô mọc được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay
thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng khí và giữ nước tốt. Trên các loại đất sét
nặng, kém phì nhiêu, có mực nước ngầm cao và đất quá nhiều cát đều không
thích hợp. Ngô có thể trồng trên đất có pH từ 5-8, nhưng tốt nhất là ở pH = 5,5-
7,0. Thí nghiệm của Schnubbe, W. (1964)[số] cho thấy ở pH < 5,5 năng suất ngô
giảm 30% và ở pH = 5,5-6,5 năng suất giảm 20% so với pH > 6,5 (Ngô Hữu
Tình năm [31]).
1.3 Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô
Để duy trì các hoạt động sống và tạo năng suất, cây ngô phải lấy các
chất dinh dưỡng từ đất. Theo Cook.G.W, 1955 [43] trích dẫn nghiên cứu của
Xayơ ở Mỹ, cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng có trong lớp đất canh
tác của vỏ trái đất. Cây ngô cần rất nhiều các nguyên tố đa lượng như: N, P,
K, Mg, Ca, S, mộtsố nguyên tố vi lượng như: Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo và rất
ít các nguyên tố siêu vi lượng như: Si, Ni, Al, Co, Str, Sn, Ag, Ba
Sự tích lũy và phân bố các chất dinh dưỡng trong cây ngô là tùy thuộc vào
giống và môi sinh do đó các kết quả thí nghiệm về dinh dưỡng khoáng ở ngô có
thể không giống nhau nhưng việc tìm hiểu cơ chế và vai trò sẽ giúp ta tác động
phân bón đúng lúc để nâng cao năng suất và giá trị dinh dưỡng của ngô.
Theo Ngô Hữu Tình (1997) [31] để đạt năng suất 10 tấn/ha, một hecta ngô
phải lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn (Bảng 1.1). Cũng theo kết quả
nghiên cứu này, trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ngô chúng hút
các chất dinh dưỡng và tạo lượng chất khô ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và mỗi
loại dinh dưỡng với số lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau như trình bày
ở (Bảng 1.2).
8
Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha
Lượng dinh dưỡng lấy đi (kg/ha)
Bộ phận N P2O5 K2O Mg S Cl Tỷ lệ (%)
- Hạt
- Thân, lá, rễ
190
79
78
33
54
215
18
38
16
18
10
9
52
48
Tổng số 269 111 269 56 34 19 100
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997 [31]
Bảng 1.2 Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấn hạt/ha
5 giai đoạn sinh
trưởng chính
Cây
con
Con
gái
Phun
râu
Tạo
hạt
Chín Tổng
số
Lượng dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (kg/ha)
N 21 94 84 54 16 269
P2O5 4,5 30 40 28 9 111
K2O 25 116 81 40 7 269
Tổng chất khô 524 3.595 6.366 6.741 1.498 18.724
Tỷ lệ dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (%)
N 8 35 31 20 6 100
P2O5 4 27 36 25 8 100
K2O 9 41 31 14 2 100
Nguồn: Ngô Hữu