Cây cao su (Hevea brasiliensis)thuộc Họ thầu dầu (Euphorbiaceae), Bộ ba mãnh vỏ
(Euphorbiales) là một cây công nghiệp có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ),
được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại Đông Nam Châu Á và miền nhiệt đới Châu Phi từ
năm 1876 {2}.
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897. Hiện nay cây cao su đang chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể cho phát triển công nghiệp
trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinhtế chiến lược của Việt Nam {2}, {15}.
Diện tích trồng cao su ở nước ta đến năm 2008 đạt 618.600 ha với sản lượng đạt
khoảng 662.900 tấn mủ khô. Để phát triển diện tích trồng cao su đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có chủ trương đưa diện tích cao su lên 1.000.000 ha
vào năm 2020, chủ yếu là khu vực Tây Nguyên và miềnĐông Nam Bộ {10}, {11}.
Đăk Nông là một tỉnh miền núi, có điều kiện để pháttriển nhiều cây công nghiệp như
cao su, cà phê, ca cao.Diện tích cao su hiện có khoảng 13.089 ha, trong đó diện tích đã đưa
vào khai thác khoảng 2.476 ha, song chất lượng vườncây có nhiều biểu hiện kém, năng suất
mủ khá thấp (10-12 tạ mủ khô/ha/năm) so với miền Đông Nam bộ là 15-18 tạ mủ khô/ha/năm.
Vậy nguyên nhân nào đã hạn chế năng suất mủ cao su tại Đăk Nông? Cần có những biện pháp
khắc phục gì để giữ vững và nâng cao năng suất mủ cao su trên nền đất màu mỡ này? Đây là
vấn đề bức xúc của các cơ sở sản xuất cao su tại Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi loại cây trồng đòi hỏi một điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc khác nhau để
sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao. Đối với cây cao su, các yêu cầu trên không quá khắt
khe, nhưng qua điều tra thực tế tại Đăk Nông thấy xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế năng suất
mủ cao su:
Khí hậu Đăk Nông phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
mưa khá lớn (350 mm/tháng), mưa nhiều ngày (22-25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến
công tác cạo mủ và thu gom mủ. Những ngày có mưa buổi sáng công nhân thường cạo trễ, thu
mủ sớm hoặc nghỉ cạo; đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa.
Ngoài ra, ẩm độ cao, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại, đặc biệt là
bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo trực tiếp làm giảm lượng mủ. Mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp (20-21
0
C), gió mạnh (4-5 m/s), ẩm độ không khí và ẩm
độ đất rất thấp. Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt,
chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn chế thời gian chảy mủ làm giảm năng suất mủ
trong mùa khô và đầu mùa mưa.
Đất trồng cao su tại Đăk Nông thuộc đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng nhưng cũng có
những mặt hạn chế nhất định như địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn gây xói mòn
nghiêm trọng nên càng tăng nhanh quá trình suy thoái đất. Hàm lượng dinh dưỡng khoáng
khá cao nhưng tỷ lệ giữa các dinh dưỡng khoáng không cân đối so với yêu cầu của cây cao su,
phần nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sản xuất mủ của cây.
Mặt khác, các yếu tố kỹ thuật không được tuân thủ nghiêm ngặt, đầu tư chưa đúng
mức và không đồng bộ. Vấn đề bảo vệ bồi dưỡng cải tạo đất chưa được chú trọng, bón phân
không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, công tác dự tính dự báo phòng trừ bệnh hại chưa
kịp thời, kỹ thuật khai thác chưa đảm bảo. dẫn đến chất lượng vườn cây kém, mật độ cây cạo
thấp, năng suất vườn cây không cao.
86 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
*******
NGÔ TÙNG LÂM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT MỦ CAO SU
Ở THỜI KỲ KINH DOANH TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Buôn Ma Thuột, 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
*******
NGÔ TÙNG LÂM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT MỦ CAO SU
Ở THỜI KỲ KINH DOANH TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN TÂN
Buôn Ma Thuột, 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phep sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
NGÔ TÙNG LÂM
LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành TS. Phan Văn Tân, Trường Đại học Tây Nguyên đã
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô Khoa Nông Lâm nghiệp đã động viên và đóng
góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cao su Đắk Lắk, Chi nhánh Công ty
cao su Đắk Lắk tại tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Lòng biết ơn của tôi cũng không quên dành cho bố, mẹ, các anh em, vợ và các con
cùng toàn thể gia đình đã tạo mọi điều kiện về thời gian,tiền bạc và công sức để tôi hoàn
thành công trình này.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu .
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích và yêu cầu
3. Giới hạn nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1. Giới thiệu về cây cao su ..
1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam đến năm 2008..
1.2.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới đến năm 2008
1.2.2. Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam đến năm 2008..
1.2.3. Định hướng phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020.
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cao su.
1.3.1. Khí hậu
1.3.2. Đất đai..
1.4. Phân hạng đất trồng cao su.
1.5. Cáctiến bộ kỹ thuật áp dụng trên vườn cây cao su ..
1.5.1. Phân vùng sinh thái..
1.5.2. Cải tiến giống
1.5.3. Phương pháp trồng
1.5.4. Tưới nước, bón phân.
1.5.5. Phòng trừ bệnh phấn trắng.
1.5.6. Che mưa mặt cạo
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu..
2.3.1. Phần điều tra..
2.3.2. Phần thí nghiệm..
2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu .
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .
Chương 3: Kết quả và thảo luận..
3.1. Đánh giá cácyếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại tỉnh Đăk
1
1
3
3
4
4
4
4
6
7
8
8
10
13
14
14
17
19
20
21
21
23
23
24
24
24
25
28
30
31
Nông.
3.1.1. Đánh giá cácyếu tố khí hậu ảnh hưởng đến năng suất mủ cao tại tỉnh Đăk
Nông.
3.1.2. Đánh giá yếu tố đất đai ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại tỉnh Đăk
Nông.
3.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố tự nhiên đến năng suất mủ cao su.
3.2.1. Ảnh hưởng của cácyếu tố khí hậu đến năng suất mủ cao su...
3.2.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố đất đai đến năng suất mủ cao su.
3.3. Ảnh hưởng của cácyêu tố kỹ thuật đến năng suất mủ cao su.
3.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến năng suất mủ cao su
3.3.2. Ảnh hưởng của công tác phòng trừ bệnh phấn trắng đến năng suất mủ cao
su.
3.3.3. Ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân khai thác đến năng suất mủ cao
su..
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất mủ cao su
3.4. Đánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông
3.5. Kết quả nghiên cứu cácbiện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mủ cao su
.
3.5.1. Hiệu quả của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho vườn cao su ở thời kỳ kinh
doanh..
3.5.2. Hiệu quả của biện pháp phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết hợp phun
phân qua lá cho vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh..
3.5.3. Hiệu quả của biện pháp che mưa mặt cạo cho vườn cao su ở thời kỳ kinh
doanh...
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị.
31
31
33
35
35
40
45
45
46
47
48
49
51
51
58
64
70
70
71
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BQ : Bình quân
2. CT : Công thức
3. ĐC : Đối chứng
4. KTCB : Kiến thiết cơ bản
5. TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tình hình phát triển cao su trên thế giới năm 2008..
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam (1976-
2008).
Bảng 1.3: Dự kiến phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020..
Bảng 1.4: Thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su Việt Nam
Bảng 1.5: Sản lượng cao su trên các loại đất trồng cao su tại Malaysia....
Bảng 3.1 Đánh giá cácyếu tố khí hậu ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại Đăk
Nông.
Bảng 3.2: Đánh giá yếu tố đất đai ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại
tỉnh Đăk Nông........................................................................................
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của chất lượng đất đến năng suất mủ cao su.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của độ cao đến năng suất mủ cao su.
Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của địa hình đến năng suất mủ cao su..
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến năng suất mủ cao su
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của công tác phòng trừ bệnh phấn trắng đến năng suất mủ cao
su.............................................................................................
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân đến năng suất,.
Bảng 3.9: Lượng phân bón cho cao su khai thác tại Chi nhánh Công ty cao su Đắk
Lắk tại tỉnh Đăk Nông.
Bảng 3.10: Đánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh Chi nhánh Công ty cao su
Đắk Lắk tại tỉnh Đăk Nông .
Bảng 3.11 - Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến ẩm độ đất
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến thời gian ổn định tầng lá
và mức độ bệnh phấn trắng..
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến năng suất mủ
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho1 ha cao su...
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết hợp phun phân
qua lá đến thời gian ổn định tầng lá..
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phun thuốc phòng trị bệnh kết hợp phun phân qua lá đến
mức độ bệnh phấn trắng
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết
5
7
8
12
15
31
33
41
42
44
45
46
47
48
49
51
53
55
57
59
60
hợp phun phân qua lá đến năng suất mủ .
Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho cao su..
Bảng 3.19: Ảnh hưởng tấm che mưa đến ngày cạo mủ .
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của che mưa mặt cạo đến năng suất mủ cao su.
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của biện pháp che mưa mặt cạo cho cao su..
62
64
65
67
68
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của lượng mưa và số ngày mưa đến năng suất mủ cao
su..
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất mủ cao su..
Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của gió và lượng bốc hơi đến năng suất mủ cao
su
35
37
39
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc Họ thầu dầu (Euphorbiaceae), Bộ ba mãnh vỏ
(Euphorbiales) là một cây công nghiệp có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ),
được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại Đông Nam Châu Á và miền nhiệt đới Châu Phi từ
năm 1876 {2}.
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897. Hiện nay cây cao su đang chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể cho phát triển công nghiệp
trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế chiến lược của Việt Nam {2}, {15}.
Diện tích trồng cao su ở nước ta đến năm 2008 đạt 618.600 ha với sản lượng đạt
khoảng 662.900 tấn mủ khô. Để phát triển diện tích trồng cao su đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có chủ trương đưa diện tích cao su lên 1.000.000 ha
vào năm 2020, chủ yếu là khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ {10}, {11}.
Đăk Nông là một tỉnh miền núi, có điều kiện để phát triển nhiều cây công nghiệp như
cao su, cà phê, ca cao...Diện tích cao su hiện có khoảng 13.089 ha, trong đó diện tích đã đưa
vào khai thác khoảng 2.476 ha, song chất lượng vườn cây có nhiều biểu hiện kém, năng suất
mủ khá thấp (10-12 tạ mủ khô/ha/năm) so với miền Đông Nam bộ là 15-18 tạ mủ khô/ha/năm.
Vậy nguyên nhân nào đã hạn chế năng suất mủ cao su tại Đăk Nông? Cần có những biện pháp
khắc phục gì để giữ vững và nâng cao năng suất mủ cao su trên nền đất màu mỡ này? Đây là
vấn đề bức xúc của các cơ sở sản xuất cao su tại Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi loại cây trồng đòi hỏi một điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc khác nhau để
sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao. Đối với cây cao su, các yêu cầu trên không quá khắt
khe, nhưng qua điều tra thực tế tại Đăk Nông thấy xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế năng suất
mủ cao su:
Khí hậu Đăk Nông phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
mưa khá lớn (350 mm/tháng), mưa nhiều ngày (22-25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến
công tác cạo mủ và thu gom mủ. Những ngày có mưa buổi sáng công nhân thường cạo trễ, thu
mủ sớm hoặc nghỉ cạo; đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa.
Ngoài ra, ẩm độ cao, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại, đặc biệt là
bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo trực tiếp làm giảm lượng mủ. Mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp (20-210C), gió mạnh (4-5 m/s), ẩm độ không khí và ẩm
độ đất rất thấp. Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt,
chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn chế thời gian chảy mủ làm giảm năng suất mủ
trong mùa khô và đầu mùa mưa.
Đất trồng cao su tại Đăk Nông thuộc đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng nhưng cũng có
những mặt hạn chế nhất định như địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn gây xói mòn
nghiêm trọng nên càng tăng nhanh quá trình suy thoái đất. Hàm lượng dinh dưỡng khoáng
khá cao nhưng tỷ lệ giữa các dinh dưỡng khoáng không cân đối so với yêu cầu của cây cao su,
phần nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sản xuất mủ của cây.
Mặt khác, các yếu tố kỹ thuật không được tuân thủ nghiêm ngặt, đầu tư chưa đúng
mức và không đồng bộ. Vấn đề bảo vệ bồi dưỡng cải tạo đất chưa được chú trọng, bón phân
không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, công tác dự tính dự báo phòng trừ bệnh hại chưa
kịp thời, kỹ thuật khai thác chưa đảm bảo... dẫn đến chất lượng vườn cây kém, mật độ cây cạo
thấp, năng suất vườn cây không cao.
Xuất phát từ thực tế trên và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại
Đăk Nông”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định và đánh giá cácyếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hạn chế năng suất
mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh để đề xuất cácbiện pháp kỹ thuật khắc phục nhằm tăng năng
suất mủ cao su, nâng cao hiệu quả vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá cácyếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai có ảnh hưởng đến năng suất mủ của
cây cao su và xác định yếu tố hạn chế.
- Đánh giá các yếu tố kỹ thuật đang áp dụng có ảnh hưởng đến năng suất mủ của cây
cao su và xác định yếu tố chưa phù hợp.
- Thử nghiệm cácbiện pháp khắc phục có hiệu quả đối với những yếu tố hạn chế năng
suất mủ cao su để áp dụng trên vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông.
3. Giới hạn nghiên cứu
Vườn cây cao su ở thời kỳ kinh doanh thuộc Chi nhánh Công ty cao su Đắk Lắk tại
tỉnh Đắk Nông.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây cao su
- Nguồn gốc: Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazôn (Nam mỹ) bao
gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp... ở
khu vực 50 vĩ Bắc và Nam. Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm,
nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương
đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH=4,5 - 5,5, tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình.
Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao 30 - 50m, chu vi
thân đạt 5 - 7m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là
2n = 36, hoa đơn tính đồng chu {2}, {15}.
- Giá trị của cây cao su: Cây cao su được trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào
sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành
công nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có công dụng
không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt... Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường
sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo
vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới {15}.
1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam đến năm 2008
1.2.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới đến năm 2008
Trên thế giới, hình thức sản xuất cao su tùy thuộc từng quốc gia, có nơi trồng cao su
trên những vùng đất rộng lớn từ 500 ha đến 10.000 ha hoặc hơn nữa gọi là cao su đại điền, có
nơi trồng cao su trên diện tích nhỏ 1-2 ha gọi là cao su tiểu điền, nhưng nhìn chung trên thế
giới thì cao su tiểu điền là thành phần quan trọng chiếm khoảng 80-90% tổng diện tích cao su.
Sản lượng cao su tiểu điền luôn cao hơn đại điền và chiếm khoảng trên 70% tổng sản lượng
cao su thiên nhiên trên thế giới {15}.
Năm 2008, tổng sản lượng cao su trên thế giới đạt khoảng 9,94 triệu tấn. Trong đó
Thái Lan đạt cao nhất là 3.020 ngàn tấn, chiếm 30,4%. Thứ hai là Indonesia, đạt 2.824 ngàn
tấn, chiếm 28,4%. Thứ ba là Malaysia, sản lượng đạt 1.078 ngàn tấn, chiếm 10,8%. Thứ tư là
Ấn Độ, đạt 880 ngàn tấn, chiếm 8,8%. Sản lượng cao su Việt Nam xếp hạng thứ năm, đạt
662,9 ngàn tấn, chiếm 6,7% so với tổng sản lượng cao su trên thế giới, vượt hơn Trung Quốc
(638 ngàn tấn) {10}.
Bảng 1.1: Tình hình phát triển cao su trên thế giới năm 2008
(Đvt: Ngàn tấn/ngàn ha)
Chir tiêu Thái
Lan
Indonesia Malasia Ấn Độ Việt
Nam
Trung
Quốc
Thế
Giới
Sản lượng 3020 2824 1078 880 663 638 9942
% so thế giới 30,4 28,4 10,8 8,8 6,7 6,4 100
Diện tích 2456 3433 1247 650 618 776 10600
% so thé giới 23,2 32,4 11,8 6,1 5,8 7,3 100
Năng suất 1706 1004 1430 1896 1661 - -
Thứ hạng 2 8 6 1 4 - -
Xuất khẩu 2561 2408 915 76 619 - -
% so thế giới 35,2 33,1 12,6 1,0 8,5 - -
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam {10}.
Về diện tích, năm 2008, tổng diện tích cao su toàn thế giới ước khoảng 10,6 triệu ha.
Trong đó lớn nhất là Indonesia đạt 3,433 triệu ha, chiếm 32,4%. Thứ hai là Thái Lan đạt
2,456 triệu ha, chiếm 23,2%. Thứ ba là Malaysia đạt 1,247 triệu ha, chiếm 11,8%. Thứ tư là
Trung Quốc đạt 776 ngàn ha, chiếm 7,3%. Ấn Độ xếp thứ năm với diện tích là 650 ngàn ha,
chiếm 6,1%. Diện tích cao su Việt Nam xếp thứ sáu với 618,6 ngàn ha, chiếm 5,8% tổng diện
tích cao su trên thế giới {10}.
Về Xuất khẩu, Tổng lượng cao su xuất khẩu năm 2008 dẫn đầu là Thái Lan với 2,56
triệu tấn, chiếm 35,2% tổng lượng cao su xuất khẩu trên thế giới. Thứ hai là Indonesia xuất
khẩu 2,4 triệu tấn, chiếm 33,1 %. Malaysia xếp thứ ba đạt 915 ngàn tấn, chiếm 12,5%. Việt
Nam xếp thứ tư với lượng cao su xuất khẩu 619,3 ngàn tấn, chiếm 8,5%. Côte D’Ivoire xếp
thứ năm với 190,6 ngàn tấn, chiếm 2,6% {10}.
1.2.2. Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam đến năm 2008
Đến năm 2008, Tổng diện tích cao su Việt Nam đạt 618.600ha, tăng 62.300ha hoặc
11,2% so với năm 2007, đạt mức gia tăng diện tích cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Diện
tích cao su chủ yếu tập trung ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và duyên hải miền
Trung. Cây cao su mới được mở rộng đến vùng Tây Bắc, diện tích trồng mới năm 2008 đạt
3.960ha, nâng tổng diện tích cao su vùng này lên 4.640ha {10}.
Sản lượng cao su năm 2008 đạt 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so với năm 2007. Diện
tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha, chiếm 64,5% tổng diện tích cao su cả nước, tăng
25.700ha so với năm 2007. Năng suất bình quân đạt 1.661kg/ha {10}.
Lượng cao su xuất khẩu trong năm 2008 đạt khoảng 655,2 ngàn tấn, tương đương
619,3 ngàn tấn quy khô, trị giá 1,59 tỷ Dola, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 14,4% về trị giá
và tăng 24,8% về đơn giá, đạt 2.432 USD/tấn, là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị trường
xuất khẩu cao su năm 2008 lớn nhất vẫn là Trung Quốc (69,1%), kế đến là Hàn Quốc (3,7%),
Đức (3,3%), Malaysia (3,0%) và Đài Loan (3,0%). Chủng loại chính được xuất khẩu là cao su
khối (69,7%), Kế tiếp là Latex (8,7%) và cao su tờ RSS (5,3%) {10}.
Lượng cao su nhập vào Việt Nam năm 2008 khoảng 150,1 ngàn tấn, chủ yếu nhập từ
Thái Lan (48,6%), Campuchia (26,4%) và Indonesia (17,3%). Chủng loại được nhập nhiều
nhất là cao su khối TSR 20 (33,6%), TSR 5 (15,2%), TSR L và 3L (14,4%), TSR 10 (10,4%),
kế đến là cao su tờ RSS (14,9%). Cao su được nhập để tái xuất và tiêu thụ trong nước {10}.
Lượng cao su tiêu thụ trong nước khoảng 100 ngàn tấn, chiếm 15% tổng sản lượng.
Trong đó 70 ngàn tấn được sử dụng trong chế biến vỏ xe, với sản lượng khoảng 150 ngàn vỏ
xe ô tô con, 1,65 triệu vỏ xe ô tô tải các loại và 19,9 triệu vỏ xe máy {10}, {11}.
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam (1976-2008)
Năm Tổng diện tích
(ha)
Diện tích tăng
(ha)
Diện tích khai
thác (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
1976 76.600 40.200 -
1980 87.700 11.000 41.100 41.100 703
1985 180.200 92.500 63.650 47.900 753
1990 221.700 57.900 81.100 57.900 714
1995 278.400 56.700 146.900 124.700 849
2000 412.000 17.100 238.000 290.800 1.222
2005 482.700 70.700 334.400 481.600 1.440
2006 522.200 39.500 356.400 555.400 1.558
2007 556.300 34.100 373.300 601.700 1.612
2008 618.6000 62.300 399.000 662.900 1.661
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam {10},{11}.
1.2.3. Định hướng phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020
Trước nhu cầu thế giới vẫn còn tăng và ích lợi nhiều mặt của cây cao su (kinh tế, xã
hội, môi trường), Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu 1 triệu ha cao su vào năm 2020. Có
triển vọng Việt Nam sẽ đạt 1,2 triệu tấn cao su vào năm 2020, nâng lên vị trí là nước xuất
khẩu cao su lớn thứ ba trên thế giới.
Trước nhu cầu tiêu thụ và giá giảm mạnh trong năm 2009, có thể kéo sang năm 2010
nếu nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, cần quản lý chặt chẽ kế hoạch sản lượng xuất khẩu
năm 2009-2010 để tránh nguồn cung cấp cao hơn nhu cầu, sẽ gây áp lực đẩy giá xuống sâu
hơn.
Đối với kế hoạch phát triển diện tích, trước những dự đoán của các tổ chức quốc tế về
nhu cầu cao su sẽ tăng dần từ sau năm 2010, cần nên tiếp tục chương trình mở rộng diện tích
cao su, nhất là vào thời điểm chi phí đầu vào thấp, để tạo việc làm cho vùng nông thôn và gia
tăng sản lượng đáp ứng thị trường cho thời gian sắp đến (6-7 năm sau trồng). Tuy nhiên, tốc
độ phát triển diện tích cần rà soát để phù hợp với tình hình {10}, {11}.
Bảng 1.3: Dự kiến phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020.
Năm Tổng diện
tích (ha)
Diện tích
tăng (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
Xuất khẩu
(tấn)
2009 650.000 34.100 650.000 1.700 570.000
2010 680.000 30.000 750.000 1.850 750.000
2015 850.000 170.000 855.000 1.860 870.000
2020 1.000.000 150.000 1.200.000 1.950 1.000.000
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam {10}, {11}.
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cao su
1.3.1. Khí hậu
1.3.1.1. Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-
30oC, trên 40oC cây khô héo, dưới 10oC cây có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn
nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngon ngưng tăng trưởng, thân cây
cao su