Chăn nuôi bò là ngành sản xuất thực phẩm rất lớn, tạo ra nguồn thực
phẩm tươi sống, nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, ngon và là nguồn thu nhập đáng kể
đối với các hộ nông dân.
Dê là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và hiện nay
được nuôi phổ biến ở khắp các châu lục. Dê, có tínhthích nghi cao với các
điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hoá của dê rất phát triển, có thể tiêu
hoá nhiều chất xơ. Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ con dê có giá trị
cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn
Protein động vật cho người ở các nước đang phát triển.
Chăn nuôi bò, dê tận dụng được lao động hiện có ở địa phương và điều
kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái và là định hướnghợp lý cho phát triển
chăn nuôi của hộ nông dân nghèo. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh
tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn
nhanh. Những năm gần đây, lợi nhuận từ nuôi bò, dê khá cao đã tạo ra triển
vọng phát triển đàn bò, dê ở huyện EaKar và huyện M’Đrăk, tỉnh ĐắkLắk.
Diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn là điều kiện thuận lợi để huyện EaKar,
huyện M’Đrăk phát triển chăn nuôi bò, dê. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế
còn khó khăn, chăn nuôi bò, dê chưa đảm bảo kỹ thuật như chuồng nuôi còn
sơ sài, công tác vệ sinh phòng bệnh chưa được quan tâm đúng mức nên bò, dê
phát triển chậm, có triệu chứng gầy còm, lông xù, ỉa chảy, kém ăn, ít vận
động. Theo số liệu của các cán bộ thú y tại địa phương cho biết có nhiều sán
dây trong ruột non của bò, dê giết mổ.
82 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện Eakar và huyện M’đrăk, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng trị bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRẦN VĂN KHÁNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SÁN DÂY Ở BÒ, DÊ NUÔI TẠI HUYỆN EAKAR VÀ
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
ĐẮK LẮK, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRẦN VĂN KHÁNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SÁN DÂY Ở BÒ, DÊ NUÔI TẠI HUYỆN EAKAR VÀ
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.62.50
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC TÂN
TS. NGUYỄN VĂN DIÊN
ĐẮK LẮK, NĂM 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện EaKar và M’Đrăk, tỉnh
ĐắkLắk và biện pháp phòng trị bệnh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu trong luận văn là số liệu trung thực.
Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2011
TRẦN VĂN KHÁNH
Học viên cao học khóa 2
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin mãi ghi nhớ công lao hướng dẫn, truyền đạt kiến thức khoa học của
các quý Thầy Cô trong những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Nguyên.
Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Tây Nguyên.
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại học Tây Nguyên.
Nhân dịp này tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến:
TS. Nguyễn Đức Tân, Viện trưởng Phân viện Thú y Miền Trung, TS.
Nguyễn Văn Diên - Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên đã
hướng dẫn, góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Chú Lê Đức Quyết, cô Nguyễn Thị Sâm, anh Nguyễn Văn Thoại, Phân
viện Thú y Miền Trung.
Trạm Thú y huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk.
Trạm Thú y huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk.
Ban Thú y các xã Easô, Xuân Phú, EaKmut, EaĐar, EaPil, CưMta,
EaTrang, Krông Á.
Chân thành cảm ơn:
Các Anh, Chị đồng nghiệp, các bạn lớp cao học Thú y khóa 1, khóa 2
trường Đại học Tây Nguyên.
Ghi nhớ ơn công lao của Cha Mẹ, Anh, Chị em và các bạn thân thiết đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ ....................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới và trong nước 3
1.1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới .................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trong nước ...................... 4
2. Đặc điểm sinh học của sán dây Moniezia ................................................... 5
2.1. Vị trí của sán dây Moniezia trong hệ thống phân loại động vật học ............... 5
2.2. Đặc điểm về hình thái, cấu tạo của sán dây Moniezia .............................. 6
2.3. Chu kỳ sinh học của sán dây Moniezia .................................................. 10
3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh sán dây do Moniezia gây ra ..................... 13
3.1. Yếu tố thời tiết khí hậu và mùa vụ ......................................................... 13
3.2. Yếu tố tuổi vật chủ cuối cùng ................................................................ 14
3.3. Yếu tố lây truyền bệnh........................................................................... 14
3.4. Sức đề kháng của trứng sán dây Moniezia ............................................. 14
4. Tình hình nhiễm sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại ............................... 15
4.1. Tình hình nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê, cừu) ........................ 15
4.2. Tình hình nhiễm sán dây theo lứa tuổi ................................................... 17
4.3. Tình hình nhiễm sán dây theo mùa ........................................................ 17
5. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây Moniezia ....................... 17
5.1. Đặc điểm gây bệnh của Moniezia .......................................................... 17
5.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán dây Moniezia ....................................... 18
5.3. Bệnh tích do sán dây Moniezia gây ra.................................................... 19
5.4. Chẩn đoán bệnh sán dây Moniezia ......................................................... 20
6. Phòng và trị bệnh sán dây Moniezia ở bò, dê ............................................ 21
6.1. Điều trị bệnh .......................................................................................... 21
iv
6.2. Phòng bệnh ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................... 27
2.1.1. Đối tượng ........................................................................................... 27
2.1.2. Thời gian ............................................................................................ 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2.1. Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê tại 2 huyện EaKar,
M’Đrăk ........................................................................................................ 27
2.2.2. Nghiên cứu xác định thành phần loài sán dây ở bò, dê tại tại 2 huyện
EaKar, M’Đrăk ............................................................................................. 27
2.2.3. Nghiên cứu xác định ký chủ trung gian của sán dây tại 2 huyện EaKar,
M’Đrăk ........................................................................................................ 27
2.2.4 Nghiên cứu xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh sán
dây ở bò, dê .................................................................................................. 28
2.2.5. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở dê ....................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học theo Nguyễn Như Thanh (2001) .................... 28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp xét nghiệm phân ............................................................ 28
2.3.4. Phương pháp mổ khám thu thập giun sán ........................................... 30
2.3.5. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu .................................................. 30
2.3.6. Phương pháp định loại sán dây ........................................................... 30
2.3.7. Phương pháp thu thập, gây nhiễm nhện đất ........................................ 31
2.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh sán dây ......................... 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện EaKar, huyện M’Đrăk có
ảnh hưởng đến dịch tễ bệnh sán dây ............................................................. 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 36
3.1.2. Kinh tế xã hội ..................................................................................... 37
v
3.2. Tình hình phát triển đàn bò, dê của huyện EaKar, M’Đrăk .................... 38
3.2.1. Tình hình phát triển đàn bò, dê của huyện EaKar ............................... 38
3.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò, dê của huyện M’Đrăk ................... 39
3.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán dây trên bò, dê ở huyện EaKar và
M’Đrăk ........................................................................................................ 39
3.3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê tại huyện EaKar và M’Đrăk .................. 39
3.3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk ........................................................................................................ 41
3.3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo nhóm tuổi tại huyện EaKar và
M’Đrăk ........................................................................................................ 42
3.3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo địa hình huyện M’Đrăk và EaKar44
3.3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo mùa vụ huyện M’Đrăk và EaKar 45
3.4. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần loài sán dây ở (bò, dê) ............ 47
3.5. Kết quả xác định thành phần loài nhện đất ............................................ 50
3.6. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây của nhện đất ở tự nhiên . 51
3.7. Kết quả gây nhiễm thực nghiệm ấu trùng sán dây Moniezia cho nhện đất
..................................................................................................................... 53
3.8. Kết quả mổ khám xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh
sán dây ở (bò, dê) ......................................................................................... 55
3.8.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán dây ở (bò, dê) .................................... 55
3.8.2. Bệnh tích của (bò, dê) nhiễm bệnh sán dây ......................................... 57
3.9. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh sán dây ở dê ...................................... 57
3.10. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở (bò, dê) ........................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình chăn nuôi bò, dê của huyện EaKar ............................... 38
Bảng 1.2. Tình hình chăn nuôi bò , dê của huyện M’Đrăk ............................ 39
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây của gia súc (bò, dê) ở huyện EaKar và M’Đrăk
..................................................................................................................... 40
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk ........................................................................................................ 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo nhóm tuổi ............................. 43
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo địa hình huyện M’Đrăk EaKar
..................................................................................................................... 44
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo mùa vụ ................................................. 46
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần loài sán dây ở (bò, dê)
bằng phương pháp nhuộm Carmine .............................................................. 47
Bảng 3.7. Thành phần loài nhện đất ở huyện EaKar và huyện M’Đrăk ........ 50
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện đất trong tự nhiên ............... 52
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây M. expansa ở nhện đất qua gây nhiễm
thực nghiệm ................................................................................................. 54
Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng ở (bò, dê) nhiễm bệnh sán dây ................. 55
Bảng 3.11. Bệnh tích của bò và dê nhiễm bệnh sán dây ............................... 57
Bảng 3.12. Hiệu quả tẩy sán dây ở dê bằng một số loại thuốc ...................... 58
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây của bò, dê ở huyện EaKar và M’Đrăk ...... 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk ........................................................................................................ 41
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo nhóm tuổi .............................. 43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo địa hình huyện EaKar và
M‘Đrăk ........................................................................................................ 45
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo mùa vụ ................................ 46
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ
Hình 3.1: Sán dây làm tắc ruột non ở dê ....................................................... 48
Hình 3.2. Sán dây ở dê ................................................................................. 49
Hình 3.3. Sán dây ở bò ................................................................................. 49
Hình 3.4: Ký chủ trung gian của sán dây Moniezia ...................................... 52
Hình 3.5: Ấu trùng sán dây ở nhện gây nhiễm .............................................. 52
Hình 3.6. Bò nhiễm sán dây ......................................................................... 56
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò là ngành sản xuất thực phẩm rất lớn, tạo ra nguồn thực
phẩm tươi sống, nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, ngon và là nguồn thu nhập đáng kể
đối với các hộ nông dân.
Dê là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và hiện nay
được nuôi phổ biến ở khắp các châu lục. Dê, có tính thích nghi cao với các
điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hoá của dê rất phát triển, có thể tiêu
hoá nhiều chất xơ. Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ con dê có giá trị
cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn
Protein động vật cho người ở các nước đang phát triển.
Chăn nuôi bò, dê tận dụng được lao động hiện có ở địa phương và điều
kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái và là định hướng hợp lý cho phát triển
chăn nuôi của hộ nông dân nghèo. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh
tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn
nhanh. Những năm gần đây, lợi nhuận từ nuôi bò, dê khá cao đã tạo ra triển
vọng phát triển đàn bò, dê ở huyện EaKar và huyện M’Đrăk, tỉnh ĐắkLắk.
Diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn là điều kiện thuận lợi để huyện EaKar,
huyện M’Đrăk phát triển chăn nuôi bò, dê. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế
còn khó khăn, chăn nuôi bò, dê chưa đảm bảo kỹ thuật như chuồng nuôi còn
sơ sài, công tác vệ sinh phòng bệnh chưa được quan tâm đúng mức nên bò, dê
phát triển chậm, có triệu chứng gầy còm, lông xù, ỉa chảy, kém ăn, ít vận
động. Theo số liệu của các cán bộ thú y tại địa phương cho biết có nhiều sán
dây trong ruột non của bò, dê giết mổ.
Sán dây là loài ký sinh trong đường tiêu hóa chúng, chiếm đoạt dinh
dưỡng, gây tổn thương cơ học, thải chất bài tiết làm rối loạn tiêu hóa... ảnh
2
hưởng đến sức sản xuất của vật nuôi, giảm phẩm chất thịt, sữa, tạo điều kiện
cho các bệnh khác xảy ra.
Để góp phần nâng cao năng suất cho đàn bò, dê nuôi tại huyện EaKar,
huyện M’Đrăk nói riêng và tỉnh ĐắkLắk nói chung, giảm thiểu thiệt hại do
bệnh sán dây gây ra trên bò, dê thì việc nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ học
và xây dựng các biện pháp phòng trị bệnh là việc cần thiết. Chính vì vậy
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện EaKar và M’Đrăk, tỉnh ĐắkLắk
và biện pháp phòng trị bệnh”
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ các yếu tố dịch tễ của bệnh sán
dây ở bò, dê ở hai huyện EaKar và M’Đrăk nói riêng và của tỉnh ĐắkLắk nói
chung, đồng thời giúp người chăn nuôi biết cách phòng trị bệnh sán dây cho
bò, dê nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện chương trình xóa
đói giảm nghèo ở địa phương. Ngoài ra, đề tài góp phần bồi dưỡng kiến thức
cho cán bộ thú y cơ sở trong việc phòng chống bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại
huyện EaKar và huyện M’Đrăk bao gồm: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, triệu
chứng lâm sàng, bệnh tích lâm sàng của bệnh, thành phần loài sán dây, ký chủ
trung gian Oribatidae sp.
- Đề xuất được biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới và
trong nước
1.1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới
Trên thế giới đã có 1 số công trình nghiên về sán dây gia súc nhai lại,
các tác giả tập trung vào nghiên cứu như dịch tễ học, phân loại, vòng đời, biện
pháp phòng trị.
Skjabin (1925) đã mô tả tỉ mỉ về các đặc điểm của 42 loài giun sán trên
thế giới và đã chỉ ra những loài gây tác hại nhiều cần tập trung phòng ngừa.
Drozdz J. và Malcrewski A. (1971) [36] cho biết trong họ
Anoplocephalidae Cholodkowski (1902) có giống Moniezia Blanchard (1891)
gây bệnh cho gia súc nhai lại (bò, dê, cừu). Giống Moniezia có hai loài: M.
expansa (Rudolphi, 1810) và M. benedeni (Moniez, 1879) phân bố rộng khắp
các vùng. Ngoài ra họ Avittelinidae Spassky(1950) có loài Avittelina
centripunctata (Rivolta, 1870) ký sinh ở ký chủ cuối cùng là bò, trâu, dê, cừu
và các loài nhai lại khác.
Soulsby E. J. L (1982) [62] đã xác nhận loài sán dây phổ biến ở dê, cừu
và một số thú nhai lại khác là M. expansa, M. benedeni, A. centripunctata.
Borges và cộng sự (2001) [31] cho biết vùng SaoPaulo của Brazin
nhiễm một loài sán dây là Monieza expansa với tỷ lệ là 4,76%. Achi và cộng
sự (2003) [29] đã điều tra tình hình nhiễm giun sán ở bò tại các lò mổ ở vùng
Savannah của Pháp và xác định loại sán lá thường gặp nhất là sán dây với tỷ
lệ nhiễm là 31%.
Nwosu và cộng sự (1996) [53] cho biết tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại
Nigeria là 31%. Ở Ethiopia, kết quả điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng
đường ruột ở dê cho thấy tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia expansa là 32,2% và
4
số lượng trứng/gam phân là 545,2 trứng (Etana Debel, 2002 [37]).
Ở cừu, tỷ lệ nhiễm sán dây theo điều tra của Eeroanska và cộng sự
(2005) [38] tại Slovakia là 19,2%. Cũng trên đối tượng cừu, kết quả điều tra
của Munib và cộng sự (2004) [46] cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm và
cường độ nhiễm giữa các loài sán dây trên đàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm M.
expansa là 71,3% trong khi đó M. benedeni là 2,17% và số lượng trứng/gam
phân tương ứng là 388,85 và 11,8 trứng.
1.2. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trong nước
Theo Phan Địch Lân và cộng sự (1975) [16], bệnh sán dây là một trong
những nguyên nhân gây chết ở dê với tỷ lệ khá cao (40%) vì vậy việc khống
chế bệnh sán dây cần được quan tâm.
Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Quang Sức (1994) [2] cho biết, dê vùng
Sơn Tây chỉ nhiễm một loại sán dây thuộc giống Moniezia. Tỷ lệ nhiễm ở
giống dê Bách Thảo là 28,5%, và dê cỏ là 50,66%.
Theo kết quả điều tra của Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1975) [16],
đàn dê của trại X (Nam Hà) nhiễm 5 loại giun sán (sán lá gan, sán lá dạ cỏ,
sán dây, giun xoăn và giun tóc). Trong đó, đáng chú ý là tình trạng nhiễm sán
dây: dê đực giống nhiễm 40%, dê cái hậu bị nhiễm 66,6%, dê dưới 1 năm tuổi
nhiễm 80%, cường độ nhiễm từ 5-14 sán dây/dê.
Điều tra trên đàn dê của Ba Sao (Ninh Bình), Đào Hữu Thanh và Lê Sinh
Ngoạn (1980) [20] thấy dê nhiễm giun s