Việt Nam là nước sản xuất Nông nghiệp lâu ñời, chăn nuôi bò có vai
trò quan trọng cung cấp sức kéo và cung cấp nguồn phân bón phục vụ sản
xuất Nông nghiệp.
Khi ngành Nông nghiệp ñược cơ giới hóa thì nuôi bòchiếm vị trí quan
trọng ñể giải quyết hợp lý nguồn phụ phẩm từ trồng trọt, khai thác diện tích
ñồi rừng tự nhiên, tận dụng nguồn lao ñộng nhàn rỗiñể mang lại thực phẩm
thịt sữa cho con người.
Các tỉnh Trung du Miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng có
ñiều kiện ñể phát triển nuôi bò. Những năm qua số lượng ñàn bò ở nhiều ñịa
phương tăng nhưng hiệu quả ñem lại từ nuôi bò còn thấp.
Một trong những bệnh gây thiệt hại ñến hiệu quả kinh tế nuôi bò là
bệnh sán lá gan do sán lá Fasciola spp. gây ra. Đây là bệnh ký sinh phổ biến ở
loài nhai lại, ngoài ra chúng còn ký sinh gây bệnh cả cho người.
Sán lá gan thích hợp phát triển gây bệnh ở vùng nuôi bò có diện tích
ñồng cỏ ngập nước, sán lá gan ký sinh gây thiệt hạivề kinh tế do tiêu tốn thức
ăn tăng, năng suất, phẩm chất thịt, sữa giảm, chất lượng sinh sản giảm sức
khỏe của bò giảm, nguy cơ bò bị nhiễm các bệnh kháctăng.
Trong thời gian gần ñây nhiều báo cáo khoa học cho thấy phát hiện số
ca bệnh bị nhiễm sán lá gan ở người ngày càng nhiều, ñặc biệt là vùng có
nhiều ao, hồ, sông suối nhỏ, phong tục tập quán cònlạc hậu. Vì vậy, nghiên
cứu bệnh sán lá gan ở vùng Tây Nguyên vẫn còn là cấp thiết.
70 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan bò tại huyện Lắk - Tỉnh Đắk Lắk và hiệu lực điều trị của một số loại thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin mãi ghi nhớ công lao hướng dẫn, truyền đạt kiến thức khoa học của
các quý Thầy Cô trong những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Nguyên.
Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Tây Nguyên.
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại học Tây Nguyên.
Tiến sĩ: Nguyễn Văn Diên-Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây
Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Nghề TNDT Tây Nguyên.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Tân, Phân viện Thú y Miền Trung.
Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk.
Trạm Thú y huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Ban Thú y các xã Yang Tao, Đăk Liêng, Buôn Triết, Bông Krang.
Chân thành cảm ơn:
Các Anh, Chị đồng nghiệp, các Bạn lớp cao học Thú y khóa 1, khóa 2
trường Đại học Tây Nguyên.
Ghi nhớ ơn công lao của Cha Mẹ, Anh, Chị em và các bạn thân thiết đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................. 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. ................................. 3
1.1.2. Điều kiện xã hội ................................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trên thế giới và trong nước .................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trên thế giới ....................................... 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nước ......................................... 7
1.2.3. Tình hình nghiên cứu sán lá gan tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................... 9
1.3. Sán lá gan .............................................................................................. 10
1.3.1. Hình thái và phân loại ......................................................................... 10
1.3.1.1. Hình thái Fasciola hepatica ............................................................. 10
1.3.1.2. Hình thái Fasciola gigantica............................................................ 11
1.3.2. Phân loại sán lá gan ............................................................................ 12
1.3.3. Vòng đời phát triển của sán lá gan ...................................................... 13
1.3.4. Sinh bệnh học, triệu chứng, bệnh tích của bệnh sán lá gan.................. 15
iv
1.3.4.1. Sinh bệnh học .................................................................................. 15
1.3.4.2. Triệu chứng ..................................................................................... 16
1.3.4.3. Bệnh tích ......................................................................................... 17
1.3.5. Chẩn đoán , phòng bệnh, điều trị bệnh sán lá gan ............................... 17
1.3.5.1. Chẩn đoán bệnh SLG ....................................................................... 17
1.3.5.2. Phòng bệnh, điều trị bệnh SLG ........................................................ 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò nuôi tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk ............ 24
2.2.2. Cường độ nhiễm sán lá gan ở bò nuôi tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk. .... 24
2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích ở bò nhiễm sán lá gan tại huyện Lắk
tỉnh Đắk Lắk. ............................................................................................... 24
2.2.3.1. Triệu chứng bò nhiễm sán lá gan. .................................................... 25
2.2.3.2. Bệnh tích bò nhiễm sán lá gan. ........................................................ 25
2.2.4. Hiệu lực của thuốc HAN-DERTIL-B, Vime-fasci và BIOXINIL
điều trị sán lá gan cho bò nuôi tại huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk. ........................ 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
2.3.1. Xác định địa điểm nghiên cứu ............................................................ 25
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 25
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu................................................................ 26
2.3.4. Phương pháp mổ khám phi toàn diện .................................................. 27
2.3.5. Phương pháp chẩn đoán triệu chứng bệnh, tích. .................................. 27
2.3.6. Phương pháp điều trị so sánh hiệu lực của thuốc tẩy trừ ..................... 27
v
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 28
3.1. Tình hình chăn nuôi bò tại huyện Lắk qua các năm ............................... 28
3.2. Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò ............................................................ 29
3.2.1. Tình hình nhiễm SLG ở bò theo các giống ......................................... 29
3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò theo tính biệt ................................... 31
3.2.3. Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò theo các lứa tuổi .............................. 33
3.2.4. Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò theo các vùng chăn thả .................... 35
3.2.5. Kết quả nghiên cứu cường độ nhiễm SLG ở bò .................................. 37
3.3. Triệu chứng, bệnh tích của bò mắc bệnh sán lá gan ............................... 38
3.3.1. Triệu chứng của bò nhiễm sán lá gan. ................................................. 38
3.3.2. Bệnh tích của bò nhiễm sán lá gan. ..................................................... 42
3.4. Hiệu lực điều trị của thuốc HAN-DERTIL-B; Vime-Fasci; BIOXINIL . 45
3.5. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan ở bò nuôi tại huyện Lăk ... 46
3.5.1. Phòng bệnh ......................................................................................... 46
3.5.2. Biện pháp điều trị bệnh ....................................................................... 47
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 49
4.1. Kết luận ................................................................................................. 49
4.2. Đề nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
BT Bệnh tích
ELISA Enzyme-Linked Immunosorbent Assay
SLG Sán lá gan
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Thứ
tự hình
Tên hình
Trang
1 Bản đồ hành chính huyện Lắk 3
2 Fasciola hepatica 11
3 Trứng sán Fasciola hepatica 11
4 Fasciola gigantica 12
5 Trứng sán Fasciola gigantica 13
6 Vòng đời của sán lá gan 14
7 Ốc Limnaea 15
8 Bê nhiễm sán lá gan 42
9 Bò tơ nhiễm sán lá gan 42
10 Bò sinh sản nhiễm sán lá gan 43
11 Gan sưng, bề mặt gan bóng, đều 45
12 Bề mặt gan biến dạng, có nhiều ổ áp xe 45
13 Túi mật giãn to, ứ dịch mật loãng 46
14 Ống dẫn mật dầy lên, thành túi mật dầy lên, dịch mật
đặc, mùi hôi
46
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số
thứ tự
bảng
Tên bảng
Trang
1 Số lượng đàn bò ở địa điểm nghiên cứu 3 năm gần đây 28
2 Tình hình nhiểm sán lá gan ở bò theo các giống 29
3 Tình hình nhiểm sán lá gan ở bò theo tính biệt 31
4 Tình hình nhiểm sán lá gan ở bò theo lứa tuổi 34
5 Tình hình nhiểm sán lá gan ở bò theo vùng chăn thả 36
6 Cường độ nhiễm sán lá gan thấp nhất và cao nhất ở bò tại
huyện Lắk
39
7 Triệu chứng bò bị nhiễm sán lá gan tại huyện Lắk 40
8 Bệnh tích bò bị nhiễm sán lá gan tại huyện Lắk 44
9 Hiệu lực điều trị của thuốc HAN-DERTIL-B; Vime-Fasci;
BIOXINIL
47
ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Số thứ tự
Tên biểu đồ
Trang Biểu
đồ
Đồ
thị
1 Tình hình nuôi bò tại địa điểm nghiên cứu 28
1 Tỷ lệ nhiễm SLG ở bò theo các giống 31
2 Tỷ lệ nhiễm SLG ở bò theo tính biệt 33
2 Tỷ lệ nhiễm SLG ở bò theo lứa tuổi 36
3 Tỷ lệ nhiễm SLG ở bò theo vùng chăn thả 38
3 Hiệu lực điều trị của thuốc HAN-DERTIL-B;
Vime-Fasci; BIOXINIL
48
4 Triệu chứng nhiễm SLG ở các lứa tuổi bò 41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất Nông nghiệp lâu đời, chăn nuôi bò có vai
trò quan trọng cung cấp sức kéo và cung cấp nguồn phân bón phục vụ sản
xuất Nông nghiệp.
Khi ngành Nông nghiệp được cơ giới hóa thì nuôi bò chiếm vị trí quan
trọng để giải quyết hợp lý nguồn phụ phẩm từ trồng trọt, khai thác diện tích
đồi rừng tự nhiên, tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi để mang lại thực phẩm
thịt sữa cho con người.
Các tỉnh Trung du Miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng có
điều kiện để phát triển nuôi bò. Những năm qua số lượng đàn bò ở nhiều địa
phương tăng nhưng hiệu quả đem lại từ nuôi bò còn thấp.
Một trong những bệnh gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế nuôi bò là
bệnh sán lá gan do sán lá Fasciola spp. gây ra. Đây là bệnh ký sinh phổ biến ở
loài nhai lại, ngoài ra chúng còn ký sinh gây bệnh cả cho người.
Sán lá gan thích hợp phát triển gây bệnh ở vùng nuôi bò có diện tích
đồng cỏ ngập nước, sán lá gan ký sinh gây thiệt hại về kinh tế do tiêu tốn thức
ăn tăng, năng suất, phẩm chất thịt, sữa giảm, chất lượng sinh sản giảm sức
khỏe của bò giảm, nguy cơ bò bị nhiễm các bệnh khác tăng.
Trong thời gian gần đây nhiều báo cáo khoa học cho thấy phát hiện số
ca bệnh bị nhiễm sán lá gan ở người ngày càng nhiều, đặc biệt là vùng có
nhiều ao, hồ, sông suối nhỏ, phong tục tập quán còn lạc hậu. Vì vậy, nghiên
cứu bệnh sán lá gan ở vùng Tây Nguyên vẫn còn là cấp thiết.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan bò tại
huyện Lắk-tỉnh Đắk Lắk và hiệu lực điều trị của một số loại thuốc” sẽ bổ sung
2
thêm những kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở vùng Tây
Nguyên.
Nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích của bệnh sán lá gan rất cần thiết cho
công tác chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị bệnh sán lá gan cho bò.
Xác định hiệu lực của thuốc phục vụ cho công tác điều trị bệnh hiệu
quả hơn.
Kết quả nghiên cứu về triệu chứng và bệnh tích bò bị nhiễm sán lá gan
còn phục vụ cho công tác Khuyến nông, tuyên truyền những thông tin về
bệnh đến người chăn nuôi bò để có thái độ cảnh giác hơn với sán lá gan góp
phần bảo vệ sức khỏe con người.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nghiên cứu:
1. Xác định một số chỉ tiêu dịch tễ bệnh sán lá gan ở bò tại huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk (bao gồm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, triệu chứng, bệnh tích
lâm sàng của bệnh)
2. Đánh giá hiệu lực điều trị sán lá gan của HAN-DERTIL-B; Vime-
Fasci; BIO-XINIL.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nằm ở phía đông nam tỉnh Đắk Lắk, cách
trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52km.
- Phía đông giáp huyện Krông Bông.
- Phía tây giáp tỉnh Đăk Nông
- Phía bắc giáp huyện Krông Ana
- Phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng
Địa hình: Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được bao quanh bởi dãy Chư Yang
Sin, địa hình tương đối bằng phẳng có nhiều hồ nước, sông suối nhỏ xen kẽ.
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
4
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 200C đến 25,40C, tháng 1 nhiệt độ
xuống thấp đến 130C, tháng 3-4 nhiệt độ lên cao đến 360C-400C.
Lượng mưa trung bình là 168,76 mm, lượng mưa mùa khô là 32,52
mm, lượng mưa mùa mưa là 305 mm.
Nguồn nước: huyện Lắk có sông Krông Na và sông Krông Nô chảy
qua. Diện tích hồ Lắk trung bình khoảng 620 ha, ngoài ra còn có nhiều hồ,
đập thủy lợi, đập Buôn Triết, thủy điện Earbin, liên kết với nhiều suối và đầm
sình lầy tự nhiên có nước quanh năm.
Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít dần, thời gian chiếu
sáng trong ngày dài, gió khô thổi mạnh làm cho diện tích ven đồi, vùng đất
dốc nhanh chóng bị khô hạn.
Mùa khô nước cạn dần do chảy về vùng trũng hơn hoặc bốc hơi lộ ra
khoảng diện tích đất rộng là bờ suối, ao hồ nhỏ, ven hồ lớn, phần lớn diện
tích này vẫn còn độ ẩm, cỏ tự nhiên mọc xanh tốt.
Từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa nhiều dần, nhiệt độ trung bình cao
hơn, nước mưa từ dãy Chư Yang Sin và Nam Ka chảy vào hồ Lắk nhanh gây
úng lụt cục bộ, thời gian bị úng lụt có thể kéo dài hàng tuần.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có 10 Xã và 1 Thị trấn, có 122 Thôn buôn
trong đó 83 Buôn là đồng bào Dân tộc tại chỗ. Dân cư tập trung chủ yếu ở xã
Đắk Liêng, Thị trấn Liên Sơn, dịch vụ kỹ thuật cũng được phát triển.
Tập quán sản xuất và đời sống sinh hoạt đa dạng mang bản sắc riêng.
Nhiều bộ phận Đồng bào vẫn còn tập quán sử dụng thức ăn, uống nước chưa
nấu chín, chăn nuôi gia súc thả rông, đời sống sinh hoạt lệ thuộc nhiều tự
nhiên.
Tại những vùng sản xuất lúa nước hiện bà con dùng nhiều sản phẩm
nông dược gây biến đổi hệ sinh thái trong nước.
5
Tại các địa bàn địa bàn vùng sâu mật độ dân cư thưa, trồng trọt và chăn
nuôi còn ít do đó nguồn nước ít bị ô nhiễm thuận lợi cho hệ sinh thái trong
nước phát triển, mạng lưới dịch vụ chưa phát triển, thiếu thông tin về kỹ thuật
mới, các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi còn khó khăn.
1.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trên thế giới
Cách đây rất lâu trứng sán lá gan đã được phát hiện thấy trong xác ướp
chứng tỏ chúng đã tồn tại và gây bệnh cho người, năm 1379 Jean de Brie [4]
phát hiện sán lá trên gan cừu và chúng được mô tả trong ấn phẩm “The good
Shepherd”. lúc đó sán lá gan có tên là Sheep liver fluke.
Năm 1758 Linnaeus (trích theo J.Drozdz, A. Malczewski, 1971) [4]
nghiên cứu vòng đời phát triển, địa dư bệnh của sán lá gan và đặt tên cho sán
lá gan là Fasciola hepatica
Sán lá gan có 2 loài hình thái và sinh bệnh học tương tự nhau, tuy nhiên
phân bố khác nhau thuộc họ Fasciolidae Railliet, 1895:
-Fasciola hepatica Linne, 1758 (phân bố chủ yếu ở châu Âu)
Tên khác: Distoma hepaticum Linne, 1758; Distoma hepaticum
Retzius, 1786; Fasciola humana Gmelini, 1789; Cladocoelium hepaticum (L)
Stossich, 1892.
- Fasciola gigantica Cobbold, 1856 (phân bố chủ yếu ở châu Á)
Tên khác: Distomum giganteum Diesing, 1858; Fasciola gigantea
Cobbold, 1885. Cladocoelium giganteum Stossich, 1892; Fasciola hepatica
var, Angusta, Raillier, 1895; Fasciola hepatica var, aegiptica Looss, 1896;
Fasciola hepatica var, lineate sinilcin, 1905.
Năm 1852, Swarmmar (trích theo J.Drozdz, A. Malczewski, 1971) [4]
đã tìm ra chu kỳ sống của sán lá gan và phát hiện ra vĩ ấu SLG ở ốc
Gasterade.
6
Năm 1882 Thomas và Lenchert (trích theo J.Drozdz, A. Malczewski,
1971) [4] lập chu kỳ sống hoàn chỉnh của sán lá gan.
Các công trình nghiên cứu sán lá gan trâu bò của Giard và Biller, 1892;
Gomy, 1896; Bauche, 1914; Lanyrange, 1923; Railliet, 1925; Joyeux và
Houdemer, (1928) thấy sán lá gan phân bố rộng rãi ở châu Âu, châu Mỹ châu
Phi và châu Á (Phan Địch Lân, 1985)[11].
Thời gian sán phát triển trên gia súc: cho biết thời gian phát triển đến sán
trưởng thành trên bê là 84 ngày, Kendall và Parfitt, (1953) 110 ngày ở bê, cừu.
Gluralp và cs (1964) 132 ngày ở trâu, 89 ngày ở bê, 102-105 ngày ở cừu, 109-
110 ngày ở dê. (Alicata,1938 - trích theo J.Drozdz, A. Malczewski, 1971) [4].
Theo Grigorian, 1956 cho biết, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
trứng F. gigantica từ 370C - 380C và thời gian nở thành Miracidia là 10-11
ngày. ở 440C - 460C trứng bị phá hủy trong thời gian khoảng 4 ngày (trích
theo Phan Địch Lân, 1985)[10].
Theo các nhà nghiên cứu thời gian phát triển đến trưởng thành của sán
F. gigantica trên các loài gia súc khác nhau, lứa tuổi khác nhau cũng khác
biệt.
Dinik 1959, 1963, 1964 nghiên cứu về vòng đời của sán F. gigantica
trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên tại Kenia (trích theo Trần Vinh
Hiển và cs., 2009) [5].
Dinik quan sát trong phòng thí nghiệm ở 260C không đổi 17 ngày
trứng nở ra Miracidia, phát triển đến Cercariae trong ốc Limnaea
natalensis caillaudi là 33 ngày, số lượng Miracidia trong ốc từ 18-109,
(trung bình là 55).
Trong thiên nhiên sự thay đổi của nhiệt độ kéo dài thời gian nở thành
Miracidium (từ 52-109 ngày), mùa đông Miracidium không rời trứng ở nhiệt
độ từ 5,50C đến 19,50C.
7
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Kenia thời gian phát triển đến
cercariae từ 69 đến 197 ngày. Dưới 160C Rediae không sản sinh ra cercariae
mà sinh ra Rediae con. Ngoài thiên nhiên trong ốc có từ 216 đến 415 Rediae
(trung bình 314 Rediae) cao gấp 5,7 lần trong phòng thí nghiệm.
Jeanich, Dast, Blain 1988 đã dùng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng
thể có trong sữa bò nhiễm sán lá gan (trích theo GhazyAA,Ab del-Rahman
EH và cs., 2007) [24].
Nghiên cứu của Farag và EI Sayad, 1995 cho biết, loài ốc không
thuộc họ Lymnaea family là (Biomphalaria alexandrina Planorbidae) cũng
có vai trò truyền bệnh sán lá gan lớn ở Ai Cập (trích theo Nguyễn Võ Hinh,
2005) [6].
Theo Mascoma và cs., (2000) [30] phát hiện loài sán nhiễm trên người
có cả F. hepatica và F. gigantica ngoài ra còn có loài trung gian giữa chúng
vì vậy khi dùng kit chẩn đoán đặc hiệu cho loài F. hepatica hoặc F.gigantica
đã bỏ sót bệnh nhân..
Trâu, bò, cừu, dê là đối tượng ký sinh của sán lá gan, người và các loài
động vật khác là đối tượng ký sinh tạm thời. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan trên
vật nuôi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hình thức nuôi, mật độ
nuôi, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nước
Houdemer, 1938 tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu cho biết ở Việt
nam trâu nhiễn sán lá gan tỷ lệ 64,7%, bò nhiễm sán lá gan 23,5%, cừu nhiễm
52,9%, Dê nhiễm 35%, Thỏ nhiễm 14,28% (trích theo J.Drozdz, A.
Malczewski, 1971) [4] .
Trịnh văn Thịnh và cs. (1982) [17] cho biết ở nước ta tỷ lệ trâu bò
nhiễ