Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh tai xanh - PRRS) trên đàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng có nhiều chuyển biến và thách thức mới, ñể theo kịp với những nước có nền chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần ñây do nhu cầu phát triển của thị trường, ngành chăn nuôi có những chuyển biến về mặt chất lượng như con giống, chất lượng thịt và năng xuất chăn nuôi. Song song với sự phát triển ñó thì bệnh trên gia súc ngày càng nhiều và là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi cũng như những người làm công tác thú y. Một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nhiều cho chăn nuôi heo ñó là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive and Respiratory Sydrome - PRRS) hay bệnh tai xanh ở heo. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản ở heonái gây sảy thai hoặc ñẻ sớm, heo con sơ sinh yếu, chết thai, thở khó ñôi khi có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, heo thịt sốt giảm ăn, sút cân, heo ñựcchất lượng tinh giảm, Từ 2007 - 2010 PRRS ñã phát triển mạnh và gây thành dịch ở nước ta gây thiệt hại lớn cho nền chăn nuôi trong nước [39]. Riêng ở tỉnh Đăk Lăk năm 2010 dịch ñã xảy ra ở 14/15 huyện và thành phố gây thiệt hạihơn 70 tỷ ñồng. Những vấn ñề trên cho thấy việc nghiên cứu dịch tễ bệnh PRRS ở ñàn heo nuôi là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của người chăn nuôi ñồng thời bổ sung thêm những tư liệu nghiên cứu về PRRS chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học, ñánh giá thiệt hại và ñề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Bệnh tai xanh - PRRS) trên ñàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk”.

pdf81 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh tai xanh - PRRS) trên đàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐÀO XUÂN QUỲNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH - PRRS) TRÊN ĐÀN HEO NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP ĐĂK LĂK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐÀO XUÂN QUỲNH NGHIÊN CỨU MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH - PRRS) TRÊN ĐÀN HEO NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN VUI Đăk Lăk, tháng 12 năm 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ ngành Thú y của tôi. Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Đào Xuân Quỳnh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh Đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh Đạo Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại Học Tây Nguyên. Lãnh Đạo Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên. Trạm thú y, phòng thống kê TP.BMT, huyện Buôn Đôn, huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk. Phòng chẩn đoán, xét nghiệm Công ty Nam Lâm – TP.HCM, Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Bộ môn thú y Chuyên ngành và Bộ môn Cơ sở thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy Tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui, Tiến sĩ Cao Văn Hồng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè (Th.S Nguyễn Như Trung, BSTY Nguyễn Văn Nho, BSTY Nguyễn Hoài Bảo,...) đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Đăk Lăk, ngày tháng 12 năm 2011 Đào Xuân Quỳnh iii MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh sách các từ viết tắt ............................................................................ vii Danh mục bảng biểu ................................................................................. viii Danh mục biểu đồ sơ đồ và hình ................................................................. ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ..................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................2 4. Giới hạn của đề tài .....................................................................................2 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3 1.1. Sơ lược về PRRS.....................................................................................3 1.2. Những nghiên cứu về PRRS ...................................................................3 1.2.1. Những nghiên cứu về PRRS trên thế giới ...........................................3 1.2.2. Những nghiên cứu về PRRS trong nước .............................................5 1.2.3. Sơ lược về tình hình dịch PRRS trong những năm qua tại ..................7 1.3. Căn bệnh học ...........................................................................................8 1.3.1. Phân loại ...............................................................................................8 1.3.2. Một số đặc điểm về hình thái và cấu trúc ............................................8 1.3.3. Đặc điểm nuôi cấy ............................................................................ 10 1.3.4. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................... 12 iv 1.3.5. Sức đề kháng của PRRSV ................................................................. 14 1.4. Dịch tễ học PRRS ................................................................................ 15 1.4.1. Loài mắc bệnh ................................................................................... 15 1.4.2. Phương thức lây lan .......................................................................... 15 1.4.3. Đường xâm nhập ............................................................................... 16 1.5.Triệu chứng PRRS ................................................................................ 17 1.6. Bệnh tích .............................................................................................. 19 1.6.1. Bệnh tích đại thể ............................................................................... 19 1.6.2. Bệnh tích vi thể ................................................................................. 20 1.7. Chẩn đoán ............................................................................................ 21 1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................... 21 1.7.2. Chuẩn đoán huyết thanh học ............................................................. 21 CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 26 ĐỐI TƯƠNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 26 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2.1. một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ........................................... 26 2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học PRRS ............................... 26 2.2.3. Nghiên cứu phân lập bằng phản ứng ELISA .................................... 26 2.2.4. Nghiên cứu đánh giá thiệt hại do PRRS gây ra ................................ 26 2.2.5. Đề xuất biện pháp phòng PRRS ....................................................... 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 26 2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học ..................................................................... 26 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 27 v 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 27 2.3.4. Phương pháp đánh giá sự tổn thất do dịch bệnh ............................... 27 2.3.5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh .................................................... 27 2.4. Phương pháp tính toán số liệu .............................................................. 28 2.4.1. Một số tỷ lệ tính toán ........................................................................ 28 2.4.2. Xử lý số liệu ...................................................................................... 28 CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 29 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN ................................................................... 29 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của ............................................... 29 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 29 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................. 30 3.1.3. Kết quả điều tra tnh hình chăn nuôi heo và công tác thú y tại.......... 32 3.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn heo mắc bệnh ......................................... 37 3.2.1. Tỷ lệ mắc PRRS tại địa điểm điều tra ............................................... 37 3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc PRRS ............................... 37 3.2.1.2. Kết quả xác định tốc độ mới mắc của PRRS ................................. 39 3.2.1.3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS theo lứa tuổi ............................ 41 3.2.1.4. Kết quả xác định tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi ............ 43 3.2.1.5. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS theo giống ................................ 44 3.2.1.6. Xác định triệu chứng PRRS trên heo ............................................. 46 3.2.1.7. Xác định bệnh tích PRRS trên heo ................................................ 50 3.2.1.8. Kết quả xét nghiệm ELISA ............................................................ 52 3.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS theo không gian .......................... 53 3.3. Kết quả nghiên cứu xác định thiệt hại do PRRS tại địa điểm ............. 56 3.3.1. Đánh giá thiệt hại trực tiếp ................................................................ 56 3.3.2. Đánh giá thiệt hại gián tiếp ............................................................... 57 3.4. Đề xuất biện pháp phòng trị ................................................................. 58 vi 3.4.1. Phòng bệnh ........................................................................................ 59 3.4.1.1. Khi chưa có dịch ............................................................................ 59 3.4.1.2. Khi có dịch sảy ra .......................................................................... 59 3.4.2. Trị bệnh ............................................................................................. 60 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 62 Kết luận ....................................................................................................... 62 Đề nghị ....................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 64 vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ARN : Acid ribonucleic BHK-21 : Baby Hamster Kidney line 21 CFE : Case fatality rate CL2621 : Cell line 2621 CRFK : Crandall Rees feline kidney ELISA : Enzyn linked immuno sorbent assay FA : Florescent antibody staining FACCT : Fluorescent antibody cell culture technique FATST : Fuorescent antibody tissue section technique FITC : Fluorescein isothiocynate HRPO : Horseradish peroxidase HS : Heparan sulfate IFA : Indirect Immunhofloresence Assay IHC : Immunohistochemistry staining IPMA : Immuno peroxidase Monolayer Assay MARC-145 : Macrophages African monkey kidney cell line 145 ORFs : Open reading frames PAM : Porcine Alveolar Macrophage PCR : Polymerasa chain reaction PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Sydrom PRRSV : Porcine Reproductive and Respiratory Sydrom Virus PEARS : Porcine Epidemic Abortion and Respiratory Syndrome SIRD : Swine Infertility and Respiratory Disease SIRD : Swine Infertility and Respiratory Disease SN : Serum Neutralizing Sn : Sialoadhesin S/P : Sample/Position TCID50 : Tissue Culture Infectious Dose50 Tp.BMT : Thành Phố Buôn Ma Thuột Tp.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh WRL : World Referrence Laboratory viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tổng đàn heo nuôi từ 2006 đến 2011 ................................... 32 Bảng 3.2. Kết quả điều tra mạng lưới thú y ........................................... 34 Bảng 3.3. Tình hình và thiệt hại do PRRS ở heo năm2010 ................... 36 Bảng 3.4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS năm 2010 ....................... 37 Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu xác định tốc độ mắc mới của PRRS .... 39 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc PRRS theo lứa tuổi heo ....................................... 41 Bảng 3.7. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong do PRRS theo lứa tuổi ............... 43 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc PRRS trên heo theo giống ................................... 45 Bảng 3.9. Kết quả xác định biểu hiện triệu chứng PRRS trên heo ....... 47 Bảng 3.10. Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích PRRS trên heo ........................... 50 Bảng 3.11. Bảng kết quả xét nghiệm ELISA trên heo nghi PRRS .......... 52 Bảng 3.12. Thiệt hại trực tiếp do PRRS gây ra ở địa bàn điều tra........ 56 Bảng 3.13. Thiệt hại gián tiếp do PRRS gây ra ở địa bàn điều tra ....... 57 Bảng 3.14. Tham khảo một số kháng sinh trị phụ nhiễm ..................... 61 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS tại TP.BMT, huyện ...... 38 Biểu đồ 2. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi ............................................... 42 Biểu đồ 3. Tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong do PRRS theo lứa tuổi ................. 44 Biểu đồ 4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc PRRS theo giống ..................... 45 Bản đồ 3.1. bản đồ dịch tễ PRRS của Tp. BMT ................................... 53 Bản đồ 3.2 . bản đồ dịch tễ PRRS của huyên Ea Kar ........................... 54 Bản đồ 3.3. bản đồ dịch tễ PRRS của huyện Buôn Đôn ...................... 55 Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh của virus PRRS ................................ 14 Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của PRRSV ................................................. 9 Hình 1.2. PRRSV gây bênh trên đại thực bào ...................................... 14 Hình 1.3(a,b,c,d). Triệu chứng heo bị PRRS ........................................ 19 Hình 1.4(a,b,c). Bệnh tích ở phổi do PRRS .......................................... 20 Hình 1.5. Bệnh tích trên biểu mô phổi .................................................. 21 Hình 1.6. Bệnh tích trên tế bào nuôi cây .............................................. 21 Hình 3.1(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo con. ................................... 49 Hình 3.2(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo thịt .................................... 49 Hình 3.3. Triệu chứng tai chuyển xanh trên heo bị PRRS ................... 49 Hình 3.4(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo nái. .................................... 50 Hình 3.5(a,b). Mổ khám kiểm tra bệnh tích trên heo bị PRRS ........... 51 Hình 3.6(a,b). Kiểm tra bệnh tích trên heo bị PRRS. .......................... 52 1 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng có nhiều chuyển biến và thách thức mới, để theo kịp với những nước có nền chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần đây do nhu cầu phát triển của thị trường, ngành chăn nuôi có những chuyển biến về mặt chất lượng như con giống, chất lượng thịt và năng xuất chăn nuôi. Song song với sự phát triển đó thì bệnh trên gia súc ngày càng nhiều và là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi cũng như những người làm công tác thú y. Một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nhiều cho chăn nuôi heo đó là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive and Respiratory Sydrome - PRRS) hay bệnh tai xanh ở heo. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở heo nái gây sảy thai hoặc đẻ sớm, heo con sơ sinh yếu, chết thai, thở khó đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, heo thịt sốt giảm ăn, sút cân, heo đực chất lượng tinh giảm, Từ 2007 - 2010 PRRS đã phát triển mạnh và gây thành dịch ở nước ta gây thiệt hại lớn cho nền chăn nuôi trong nước [39]. Riêng ở tỉnh Đăk Lăk năm 2010 dịch đã xảy ra ở 14/15 huyện và thành phố gây thiệt hại hơn 70 tỷ đồng. Những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu dịch tễ bệnh PRRS ở đàn heo nuôi là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của người chăn nuôi đồng thời bổ sung thêm những tư liệu nghiên cứu về PRRS chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Bệnh tai xanh - PRRS) trên đàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk”. 2 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên đàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk. - Xác định sự có mặt của virus PRRS trên đàn heo nuôi trong khu vực bằng phương pháp ELISA. - Đánh giá thiệt hại do PRRS gây ra trên heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất một số phác đồ phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu PRRS và một số yếu tố lên quan đến sự phát triển bệnh trên heo là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu các phác đồ phòng trị, ứng dụng trong chăn nuôi heo trên địa bàn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu dịch tễ của PRRS, sơ bộ đánh giá thiệt hại do PRRS gây ra, đưa ra một số phác đồ phòng PRRS, khuyến cáo cho người dân giảm thiệt hại trong chăn nuôi heo, ổn định kinh tế hộ gia đình và chăn nuôi trang trại. 4. Giới hạn của đề tài Đánh giá ảnh hưởng của PRRS, một số yếu tố liên quan đến sự phát triển của PRRS trên heo, đánh giá thiệt hại tại một số khu vực nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng PRRS. 3 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ PRRS Trong những năm gần đây một trong những bệnh mới xuất hiện được nhắc đến nhiều đó là hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (Porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS). Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào đầu những năm 1980, sau đó bệnh xuất hiện ở Châu Âu, Châu Á. Bệnh được xác định là do một loại virus thuộc họ Arteriviridae, có khả năng xâm nhiễm vào đại thực bào và mô bào (Bùi Quang Anh, Nguyễn Văn Long 2007) [01], thông thường đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đối với virus PRRS có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn heo vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi. PRRSV là một virus RNA có vỏ bọc, gây thiệt hại về sinh sản trong đàn heo giống và hô hấp trong đàn heo thịt. Khi mắc PRRS heo nái thường có biểu hiện sốt, kém ăn, thở khó, sảy thai. Đặc biệt là cuối kỳ mang thai làm tăng số lượng con chết khi đẻ hoặc vẹo chân, yếu và xảy ra tử vong ở heo con. Ở heo nuôi thịt, mức độ bệnh hô hấp tăng lên, thường kết hợp với các bệnh khác (Thành Thuận, 2002) [19]. Ở ổ dịch cấp tính, ước tính giảm sản lượng đàn 5 - 20%, heo nái đẻ giảm từ 1 - 3,8 heo con/nái/năm, thiệt hại khoảng 100 - 155$/nái/năm (Hoàng Văn Năm,2002) [12]. Thể mãn tính làm cho heo thịt chậm lớn, tăng chi phí thuốc để điều trị các bệnh kế phát. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PRRS 1.2.1. Những nghiên cứu về PRRS trên thế giới Năm 1987, bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ với tên gọi “bệnh thần 4 4 bí trên heo” (Mystery Swine Disease - MSD), [42]. Tháng 11 năm 1990, ổ dịch PRRS đầu tiên xảy ra ở Đức và lan tràn nhanh chóng sang các quốc gia khác ở Châu Âu. Mùa đông năm 1990 - 1991, lần lượt các quốc
Luận văn liên quan