Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein 125 trong bệnh dịch tả lợn tại huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk

Cho ñến nay việc nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn trên thế giới và trong khu vực ñã có nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, về vấn ñề nguồn gốc của bệnh vẫn chưa ñược xác ñịnh chính xác, còn tồn tại hai quan ñiểm lớn. Thứ nhất một số tác giả cho rằng bệnh DTL xảy ra ñầu tiên tại Tenneze vào năm 1980, sau ñó bệnh xuất hiện ở bang Ohio (bắc Mỹ) vào năm 1833 và lan rộng khắp nước Mỹ. Năm 1822 bệnh xuất hiện tại Pháp, năm 1893 xuất hiện tại Đức (Hanon,1957; Dahle.J,1992) [28]. Thứ hai, các tác giả khác lại cho rằng bệnh DTL xuất hiện ñầu tiên tại Anh vào năm 1862, sau ñó lan ra các nước châu Âu. Năm 1899 bệnh xảy ra tại Nam Mỹ và ñến năm 1900, bệnh xuất hiện tại Nam Phi [03]. Từ lâu, DTL ñược coi là bệnh ñáng sợ nhất nên nhiều nước ñã có những chương trình nhằm khống chế bệnh, Nhật Bản là một trong những nuớc ñã thực hiện chương trình thanh toán và ñã thành công (Shiminiza và CS, 1999; Phạm Hồng Sơn, 2004) [38]. Cho ñến nay một số nước trên thế giới ñã thanh toánñược bệnh DTL như Australia, Canada, England, Ireland, New zealand, Switzerland, các nước thuộc bán ñảo Scandinave (Swenden, 1994, Finland, 1917) và Japan (Braund, 1986, Phạm Hồng Sơn, 2004) [38].

pdf79 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein 125 trong bệnh dịch tả lợn tại huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN NHƯ TRUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA PROTEIN 125 TRONG BỆNH DỊCH TẢ LỢN TẠI HUYỆN KRÔNG PĂK TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN NHƯ TRUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA PROTEIN 125 TRONG BỆNH DỊCH TẢ LỢN TẠI HUYỆN KRÔNG PĂK TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO VĂN HỒNG BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ ngành Thú y của tôi. Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Như Trung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh Đạo Trường Đại Học Tây Nguyên, Lãnh Đạo Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại Học Tây Nguyên Lãnh Đạo Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên, Ban Thú y các xã Ea Kuăng, Ea Phê, Hòa An, cùng Lãnh đạo Trạm Thú y huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk, Phòng Thống kê huyện Krông Păk - tỉnh Đăk Lăk, Phòng chẩn đoán, xét nghiệm Công ty Nam Lâm – TP.HCM, Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Bộ môn thú y Chuyên ngành và Bộ môn Cơ sở thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của Thầy Tiến sĩ Cao Văn Hồng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Đầu mục Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................... ii MỤC LỤC ...........................................................................................iii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .................................................. ix MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 2 1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn ........................................... 2 1.1.1. Ở thế giới .................................................................................... 2 1.1.2. Ở trong nước ............................................................................... 4 1.2. Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn........................................................... 8 1.2.1. Căn bệnh .................................................................................... 8 1.2.2. Loài mắc bệnh .......................................................................... 11 1.2.3. Lứa tuổi và mùa xảy ra bệnh .................................................... 12 1.2.4. Đường xâm nhập và lây lan ...................................................... 12 1.2.5. Cơ chế sinh bệnh học ................................................................ 13 1.2.6. Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn .............................................. 15 1.2.6.1. Thể quá cấp tính ..................................................................... 15 1.2.6.2. Thể cấp tính ........................................................................... 15 1.2.6.3. Thể mãn tính ......................................................................... 16 1.2.6.4. Thể không điển hình (thể tiềm ẩn) ......................................... 17 1.2.7. Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn .................................................. 18 iv 1.2.7.1. Bệnh tích đại thể .................................................................... 18 1.2.7.2. Bệnh tích vi thể ...................................................................... 20 1.3. Chẩn đoán bệnh ........................................................................... 20 1.3.1. Chẩn đoán virus học ................................................................ 21 1.3.1.1. Tiêm động vật thí nghiệm ..................................................... 21 1.3.1.2. Phương pháp tăng cường độc lực của virus Newcastle ........... 21 1.3.1.3. Thí nghiệm trung hòa trên thỏ ................................................ 22 1.3.2. Chẩn đoán huyết thanh học ....................................................... 22 1.3.2.1. Phản ứng miễn dịch đánh dấu ELISA ................................... 22 1.3.2.2. Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch ................................ 23 1.3.2.3. Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp .................................. 23 1.3.2.4 Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp ..................... 23 1.3.2.5. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang ......................................... 24 1.3.3. Kỹ thuật PCR: polymerase chain reaction ................................ 25 1.3.4. Chẩn đoán bằng phản ứng hóa học màu .................................... 25 1.4. Phòng bệnh .................................................................................. 25 1.4.1. Khi chưa có dịch ....................................................................... 25 1.4.2. Khi có dịch xảy ra ..................................................................... 25 1.4.3. Phòng bệnh bằng vaccine hiện nay ........................................... 25 1.5. Kháng nguyên HCV.Ag (P125) ................................................... 27 CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 29 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 29 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 29 v 2.3.2. Phương pháp điều tra dịch tễ học .............................................. 29 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................. 29 2.3.4. Sơ lược về địa bàn chọn mẫu điều tra ........................................ 29 2.3.5. Lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản .............................................. 30 2.3.6. Các phương phương pháp chẩn đoán bệnh ................................ 30 2.4. Phương pháp tính toán số liệu ...................................................... 31 2.5. Xử lý số liệu ................................................................................ 31 CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 32 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 32 3.1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Krông Păk ... 32 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................... 32 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................... 33 3.1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Krông Păk ........................ 34 3.1.2.2. Công tác thú y ........................................................................ 35 3.2. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học .................................................... 38 3.2.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn lợn mắc bệnh ............................... 38 3.2.1.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn ....................................... 38 3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi ...... 39 3.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo giống ........................................................ 41 3.2.3. Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ tử vong ở các lứa tuổi ......... 43 3.3. Kết quả nghiên cứu về triệu chứng, bệnh tích .............................. 44 3.3.1 Kết quả xác định triệu chứng của bệnh dịch tả lợn .................... 44 3.3.2. Kết quả bệnh tích của bệnh dịch tả lợn ..................................... 46 3.4. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian ....................... 49 3.4.1. Kết quả xác định hệ số năm dịch .............................................. 49 3.4.2. Kết quả xác định hệ số mùa dịch .............................................. 51 vi 3.5. Kết quả chẩn đoán bệnh dịch tả lợn thông qua xác định P125 ..... 53 3.5.1. Kết quả chẩn đoán HVC.Ag (P.125) trên những lợn nghi ......... 54 3.5.2. Kết quả chẩn đoán HVC.Ag (P.125) theo lứa tuổi .................... 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 57 Kết luận .............................................................................................. 57 Đề nghị ............................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 59 A - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................. 59 B - TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ........................................................... 61 C - TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CÁC Website................................ 61 MỘT SỐ PHỤ LỤC - Mẫu phiếu điều tra và mổ khám - Qui trình xét nghiệm ELISA tìm P125 - Một số hình ảnh chẩn đoan bệnh - Một số ứng dụng phần mền dịch tễ Win Episcope 2.0 - Giây xác nhận vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT - AAHL : Australian Animal Health Laboratory - AND : Acid deoxyribonucleic - ARN : Acid ribonucleic - CPE : Cytopathologenie effect - CFE : Case fatality rate - DTL : Dịch tả lợn - ĐDL : Đóng dấu lợn - EC : European Community - ELISA : Enzyn linked immuno sorbent assay - END : Exaltation of Newcastle Disease virus - FATST : Fuorescent antibody tissue section technique - FACCT : Fluorescent antibody cell culture technique - MCAS : Monoclonal antibodies - PCR : Polymerasa chain reaction - PK : Pig kidney - PTH : Phó thương hàn - P125 : Protein 125 - Rnase : Ribonuclease - rPAV : Recombinant procine Adenovirus - RT : Reverse Transcriptase - RT- Npcr : Reverse Transcription - nested Polymerase Chain Reaction - SK6 : Swine Kidney 6 - SMEDI : Stillbirth, mummification, embryonic death and infertility of swine - TCTD : Tissue culture infected dose - TCID50 : Tissue Culture Infectious Dose50 - THT : Tụ huyết trùng viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loại vaccin thường sử dụng tại Việt Nam .................... 27 Bảng 3.1. Tổng số đàn lợn nuôi và sản lượng thịt của huyện ............. 34 Bảng 3.2. Tổng đàn lợn tại các năm ở các xã nghiên cứu .................... 35 Bảng 3.3. Điều tra về mạng lưới thú y huyện Krông Păk .................... 36 Bảng 3.4. Kết quả tiêm phòng bệnh dịch tả lợn từ 2005 - 2010 ........... 37 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh DTL từ năm 2005 đến 2010 ....................... 38 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi ............................................... 39 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo giống ......................................... 41 Bảng 3.8. Tỷ lệ tử vong qua các lưa tuổi lứa tuổi ở các năm ............... 43 Bảng 3.9. Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn ........................................ 45 Bảng 3.10. Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn ......................................... 47 Bảng 3.11. Hệ số năm dịch của bệnh DTL từ 2005 - 2009 .................. 50 Bảng 3.12. Hệ số mùa dịch ................................................................. 51 Bảng 3.13. Chi tiết lây mẫu và kết quả xét nghiệm ........................... 53 Bảng 3.14. Kết quả chẩn đoán HVC.Ag (P.125) trên những lợn ......... 54 Bảng 3.15. Kết quả chẩn đoán HVC.Ag (P.125) trên các đối .............. 55 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 1. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi ..................................... 40 Biểu đồ 2. Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo giống ........................................ 42 Đồ thị 1. Hệ số mùa dịch .................................................................... 52 Hình 1. Lợn sốt bỏ ăn, viêm kết mạc mắt ............................................ 46 Hình 2. Lợn bị liệt chân sau ............................................................... 46 Hình 3. Lợn tiêu chảy ........................................................................ 46 Hình 4. Da xuất huyết lấm tấm .......................................................... 46 Hình 5 & hình 6. Sảy thai ở lợn nái ................................................... 46 Hình 7. Hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết ................................... 47 Hình 8. Hạch amydan sưng xuất huyết .............................................. 47 Hình 9 & hình 10. Thận sưng, xuất huyết đinh ghim .......................... 48 Hình 11 Thận sưng, xuất huyết bể thận. .............................................. 48 Hình 12 Bàng quang xuất huyết. ......................................................... 48 Hình 13. Sụn tiểu thiệt xuất huyết ....................................................... 48 Hình 14. Lách nhồi huyết hình răng cứa ............................................. 48 Hình 15. Loét hình cúc áo van hồi manh tràng .................................... 49 Hình 16. Loét có bờ ở ruột ................................................................. 49 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn ngày càng theo hướng nạc hóa và qui mô chăn nuôi đang dần theo hướng tập trung trang trại, bên cạnh chăn nuôi nông hộ đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh Đăk Lăk. Trong đó, huyện Krông Păk là địa phương được đánh giá như một điển hình và có tổng đàn lợn dẫn đầu cả tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi tại huyện vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc phòng một số bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh dịch tả lợn (DTL). Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên phạm vi rộng nhiều năm trên nhiều tỉnh đã cho thấy hiện nay bệnh DTL xảy ra phức tạp, âm ỉ và lẻ tẻ nhưng thường xuyên ở các cơ sở chăn nuôi tập trung và chăn nuôi hộ gia đình mà không trở thành dịch lớn như một số bệnh khác. Thực tế theo báo cáo của Chi cục thú y tỉnh Đăk Lăk thì bệnh DTL vẫn còn trong danh sách các bệnh phải tiêm phòng theo lịch hàng năm. Vấn đề này đồng nghĩa với việc người chăn nuôi và các cơ quan chức năng vẫn thường xuyên đối mặt với bệnh DTL trên vùng. Những vấn đề nêu trên cho thấy rằng việc nghiên cứu dịch tễ của bệnh DTL tại huyện Krông Păk – tỉnh Đăk Lăk không kém phần quan trọng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein 125 trong bệnh dịch tả lợn tại huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn tại huyện Krông Păk – tỉnh Đăk Lăk. - Xác định được chính xác sự có mặt của virus DTL trên đàn lợn nuôi trong khu vực nghiên cứu thông qua việc phát hiện kháng nguyên HVC.Ag (P.125). 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine fever, Hog Cholera, Peste porcine classique, Чyмa Cвuнeй, Trư Ôn) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên và lây lan rất nhanh ở loài lợn. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết và tử vong cao trên những đàn lợn nhạy cảm. Những đặc điểm của bệnh DTL là bại huyết, xuất huyết, hoại tử ở nhiều cơ quan đặc biệt là đường tiêu hóa, sảy thai trên lợn nái sinh sản. 1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn 1.1.1. Ở thế giới Cho đến nay việc nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn trên thế giới và trong khu vực đã có nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, về vấn đề nguồn gốc của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác, còn tồn tại hai quan điểm lớn. Thứ nhất một số tác giả cho rằng bệnh DTL xảy ra đầu tiên tại Tenneze vào năm 1980, sau đó bệnh xuất hiện ở bang Ohio (bắc Mỹ) vào năm 1833 và lan rộng khắp nước Mỹ. Năm 1822 bệnh xuất hiện tại Pháp, năm 1893 xuất hiện tại Đức (Hanon,1957; Dahle.J,1992) [28]. Thứ hai, các tác giả khác lại cho rằng bệnh DTL xuất hiện đầu tiên tại Anh vào năm 1862, sau đó lan ra các nước châu Âu. Năm 1899 bệnh xảy ra tại Nam Mỹ và đến năm 1900, bệnh xuất hiện tại Nam Phi [03]. Từ lâu, DTL được coi là bệnh đáng sợ nhất nên nhiều nước đã có những chương trình nhằm khống chế bệnh, Nhật Bản là một trong những nuớc đã thực hiện chương trình thanh toán và đã thành công (Shiminiza và CS, 1999; Phạm Hồng Sơn, 2004) [38]. Cho đến nay một số nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh DTL như Australia, Canada, England, Ireland, New zealand, Switzerland, các nước thuộc bán đảo Scandinave (Swenden, 1994, Finland, 1917) và Japan (Braund, 1986, Phạm Hồng Sơn, 2004) [38]. Tuy vậy, gần đây bệnh DTL vẫn còn xảy ra ở nhiều nước EC gây thiệt hại kinh tế lớn: Ở Hà Lan 1997 - 1998 kéo dài 14 tháng làm 429 đàn lợn bị 3 nhiễm và 13 trại lợn bị giết hủy, thiệt hại đến 02 tỷ USD. Còn ở nước Đức, trong thời gian từ năm 1990 - 1998 đã có 424 vụ dịch DTL ở lợn nuôi và một số lớn trường hợp xảy ra cũng được ghi nhận ở lợn rừng trong thời gian đó hầu hết tất cả bang đều bị nhiễm. Nghiên cứu dịch tễ học và sinh học phân tử cho thấy 28% số vụ dịch tả lợn là bùng nổ xuyên phát. Đại đa số là do trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với lợn rừng mắc bệnh hoặc do cho ăn thức ăn thừa từ các nhà hàng. Lợn rừng bị cảm nhiễm vẫn còn là mối nguy cơ chính đối với lợn nuôi [38]. Mesplede và Albina (1997) cho thấy 46% số ổ dịch có nguồn gốc từ lợn rừng và 19% từ thức ăn thừa. Năm 1997, dịch xảy ra tại Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha và Bỉ làm chết và phải tiêu hủy 07 - 08 triệu con lợn [07]. Các tác giả khi nghiên cứu về bệnh DTL đều cho thấy virus DTL là một loại virus duy nhất, nhưng độc lực của nó khác nhau khá rộng [03]. Việc nghiên cứu cũng phát triển theo các hướng khác nhau, như nghiên cứu của Shimizu M.Simizu Y (1985) về đặc điểm của virus DTL phân lập được gần đây ở Nhật Bản và tác dụng phòng bệnh của vacxin GP đối với lợn cảm nhiễm các chủng mới phân lập được [26]. Nghiên cứu của J.Dahle, B.Locus và HRFrey về biến động sự phát triển kháng thể trung hòa khi tiêm truyền các chủng virus gây bệnh tiêu chảy trên bò và dịch tả lợn cổ điển. Szent.T., Ivan.I (1985) nghiên cứu về bệnh DTL cổ điển và phương pháp phòng bệnh và thanh toán bệnh, các nghiên cứu trên đã cho những kết quả mới về virus dịch tả lợn [28]. Ngày nay việc chẩn đoán virus DTL cần nhanh chóng và chính xác nên đã có nhiều tác giả đi sâu vào vấn đề nghiên cứu phương pháp chẩn đoán dựa vào các kỹ thuật hiện đại như chẩn đoán sự lây nhiễm của virus truyền bệnh ở lợn bằng đơn giản hoá RT-PCR (Tomasz Stadejek, 2000) [37], hoặc sử dụng phép phân tích RT-PCR. Tác giả: G. R. Risatti, J. D. Callahan, W. M. Nelson, and M. V. Borca (2000) [36]. Jiafu Wang; Chuyu Zhang; Ning Wang; Liezhen Fu (2000), chọn dòng và phân tích trình tự của gen EO của virus dịch tả lợn thuộc chủng Trung Quốc đã bị thỏ hoá và chủng Shimen có 4 tính gây nhiễm mạnh [33]. 1.1.2. Ở trong nước Ở Việt Nam, bệnh DTL được phát hiện đầu tiên vào năm 1923 – 1924 bởi Houdemer [17]. Cho đến nay bệnh DTL vẫn còn tồn tại và phổ biến và luôn uy hiếp nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi trong nước [06]. Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1985) số lợn chết hàng năm do bệnh DTL bình quân từ 10 - 20% tổ
Luận văn liên quan