Luận văn Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý – sinh thái cây chùm ngây (moringa oleifera lam.) thuộc họ chùm ngây (moringaceae r.br. ex dumort; 1829)

Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa các địa phương . Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào. Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, ban đầu là củ gừng, củ tỏi. chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị, tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải những đồ sống, lạnh., và thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn, đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

pdf119 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý – sinh thái cây chùm ngây (moringa oleifera lam.) thuộc họ chùm ngây (moringaceae r.br. ex dumort; 1829), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Vương Thị Bạch Tuyết NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ – SINH THÁI CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) THUỘC HỌ CHÙM NGÂY (MORINGACEAE R.Br. ex Dumort.; 1829). Chuyên ngành: Sinh Thái Học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nhiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Vương Thị Bạch Tuyết LỜI CÁM ƠN Trong quá thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của thầy hướng dẫn-PGS.TS Trần Hợp; Ban Giám Hiệu và Phòng Khoa Học Công Nghệ- Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh;TS.Trương Thị Đẹp- Trưởng bộ môn Thực vật Trường Đại Học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Võ Thị Sáu; Tập thể cán bộ Viện Sinh Học Nhiệt Đới;Tập thể giảng viên và nhân viên bộ môn Sâu bệnh Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh;Bác Yến- chủ vườn ươm cây giống huyện Củ Chi; Th.s Nguyễn Quang Vinh-giảng viên bộ môn Thực vật Trường Đại Học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh;cha mẹ, anh chị,chồng ;2 con và tập thể các bạn cùng lớp Cao học k.18. Xin tất cả nhận nơi tôi lời cám ơn chân thành nhất. . Vương Thị Bạch Tuyết DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nghĩa 1 DTTN Diện tích tự nhiên 2 ĐK Đường kính 3 GT Gia tăng 4 NXB Nhà Xuất Bản 5 TB Trung bình CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa các địa phương. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào. Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, ban đầu là củ gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị, tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải những đồ sống, lạnh..., và thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn, đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật có mạch. Mỗi loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong loài. Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại trong y học chính là y học cổ truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hóa trong sách vở như các học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v. Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền dân tộc, thường được gọi là thuốc Nam. Ðiều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở nước ta rất phong phú. Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt chẽ, đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài... Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ hiện có ở nước ta, chúng tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùng làm thuốc, là cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong họ Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.) để nghiên cứu. Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có rất nhiều công dụng thực tế, qua kết quả nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược -2006) và một số nhà khoa học khác như: Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W. Fahey (2005);cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp với một số công dụng chính sau: 1.1.1 Về dinh dưỡng: 1.1.1.1 Lá cây được dùng làm rau ăn, lá non, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp, làm bột cà - ri, ủ chua làm gia vị, lá già làm trà giải khát...Ở châu Phi, còn được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con vì chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích. Ngoài ra, lá cây còn là thức ăn bổ sung cho gia súc. 1.1.1.2 Hoa có thể dùng để làm rau ăn hoặc phơi khô, hãm làm trà (nhiều nước phương Tây sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ra thị trường, cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium). Hoa cũng là nguồn cung cấp phấn hoa rất tốt cho công nghệ nuôi ong. 1.1.1.3 Quả non chiên xào ăn có hương vị như măng tây. 1.1.1.4 Hạt chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt. Dầu Chùm ngây ăn được, hoặc dùng bôi trơn máy móc, đồng hồ hoặc dùng trong công nghệ mỹ phẩm, xà phòng dầu gội. 1.1.1.5 Các đoạn rễ non được dùng làm rau ăn thay cho rau Cải ngựa (Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, Horseradish), món rau quí của phương Tây. 1.1.2 Về y học Toàn cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) đều được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 1.1.2.1 Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: lá Chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị khó tiêu, trướng bụng. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng stress, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để cân bằng ổn định lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có pha thêm nước cà - rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng, làm cho năng lượng tăng gấp bội (cần cho người làm việc nặng). Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Phụ nữ sau khi sinh ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippine, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 1.1.2.2 Hạt có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng bôi ngoài để điều trị nấm da. Bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông bị nhiễm khuẩn trong mùa lũ (Tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml). 1.1.2.3 Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ, nước sắc từ rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ cây dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh Pterygospermin. 1.1.2.4 Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 1.1.2.5 Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các tạp chí "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp an thần và làm êm dịu thần kinh trung ương. 1.1.3 Khả năng phòng hộ: Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) được trồng rộng rãi từ hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất công nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày đến trồng rừng chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh, hoặc được trồng làm cảnh, lấy bóng mát do cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp. 1.1.4 Đặc điểm sinh thái: Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có khả năng sống từ vùng rừng ẩm, cận nhiệt đới khô hay ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô,chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và độ pH 4,5 – 8, chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô (rất phù hợp với khí hậu nước Việt Nam ta). Tóm lại, cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) vừa là nguồn dược liệu vừa là nguồn thực phẩm phong phú và quí hiếm. Lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Ngoài khả năng thanh lọc nước và giá trị dinh dưỡng cao, cây Chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) còn là nguồn dược thảo quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh, các bộ phận của cây có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. Qua tham khảo, chúng tôi thấy hầu như các công trình nghiên cứu về cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) chỉ đi sâu vào tính năng dược học, chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, và về khả năng phát tán, nảy mầm trong tự nhiên của loại cây này. Do các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ – SINH THÁI CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) THUỘC HỌ CHÙM NGÂY (MORINGACEAE R.Br. ex DUMORT.; 1829)” 1.2 Mục đích của đề tài - Xác định thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). - Xác định các đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) ở vườn ươm. - Xác định khả năng phát tán, nảy mầm và sinh trưởng trong tự nhiên của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.; 1829). - Phạm vi nghiên cứu: cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong tự nhiên (tại Tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh) và trong vườn ươm tại Củ Chi. 1.4 Nội dung đề tài: - Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). - Mô tả đặc điểm hình thái giải phẩu một số cơ quan cũng như đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). - Xác định khả năng phát tán của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong tự nhiên. - Giá trị kinh tế của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cung cấp các đặc điểm sinh lý - sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.). - Khẳng định giá trị quan trọng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong đời sống. 1.6 Bố cục đề tài: - Chương 1: Mở đầu. - Chương 2: Tổng quan tài liệu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả, thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh [26] 2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý 10038’, vĩ độ bắc và từ 106022’ đến 106054’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương. Tây Bắc giáp Tây Ninh. Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Diện tích tự nhiên 2.095 km2, dân số năm 2007 là 6,6 triệu người. Thành phố có 19 quận và 5 huyện. Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế do là nơi quy tụ hệ thống quốc lộ, đường sắt, cảng biển lớn nhất nước, cảng hàng không lớn, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km. 2.1.2 Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình: - Vùng cao nằm ở phía bắc – đông bắc và một phần tây bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những đồi gò cao cao nhất tới 32 m như đồi Long Bình (quận 9). - Vùng thấp trũng ở phía nam – tây nam và đông nam thành phố (thuộc các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m. - Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10 m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. 2.1.3 Khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối cảnh quan môi trường sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Nắng: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng đạt 160 - 270 giờ. - Nhiệt độ: trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 280C. Điều kiện nhiệt độ ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng, vật nuôi đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa: cao, bình quân/năm là 1.949 mm. Năm cao nhất là 2.718mm (1908) và năm nhỏ nhất đạt 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. - Độ ẩm không khí: bình quân/năm là 79.5%, bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô là 74.5% và mức thấp tuyết đối xuống tới 20%. - Gió: Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính, chủ yếu là gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có tín phong, hướng Nam – Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. 2.1.4 Thủy văn và nguồn nước Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông kênh rạch rất phát triển. - Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20 - 500 m3/s và lưu lượng trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của Thành phố Hồ Chí Minh. - Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km với lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phố thay đổi từ 225 m đến 337 m và độ sâu tới 20 m.. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh đôi và ở phần phía nam thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc. đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và thành phố dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có của một đô thị lớn. - Nước ngầm: khá phong phú, tập trung ở vùng nửa phía bắc – trên trầm tích pleixtoxen; càng xuống phía nam (Nam Bình Chánh, quận 7 Nhà Bè, Cần Giờ) trên trầm tích holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0 - 20 m, 60 - 90 m và 170 - 200 m. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, mực nước thủy triều bình quân cao nhất là 1,10 m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 - 11, thấp nhất là các tháng 6 - 7. 2.1.5 Tài nguyên đất Đất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên trầm tích pleixtoxen và trầm tích holoxen. - Trầm tích pleixtoxen (trầm tích phù sà cổ): chiếm hầu hết phần phía bắc, tây bắc và đông bắc thành phố, gồm phần lớn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Đức, bắc – đông bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. - Điểm chung của tướng trầm tích này thường là địa hình gò đồi hoặc lượn sóng, cao từ 20 - 25 m và xuống tới 3 - 4 m, mặt nghiêng về hướng đông nam. Dưới tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, quá trình xói mòn và rửa trôi, trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với quy mô hon 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. - Trầm tích holoxen (trầm tích phù sa trẻ) có nhiều gốc - ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: - Nhóm đất phù sa có diện tich 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn 48.500 (23,6%). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là “giồng” cá gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. - Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5 - 2 m. Nó tập trung tại vùng giữa phía nam huyện Bình Chánh, phía đông quân 7, phía bắc huyên Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. - Nhóm đất phèn, phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân – Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh – các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn – Rạch Tra và vùng bưng sáu xã (quận 9) thuộc loại đất phèn trung bình và ít. Đất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sau khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. - Nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được
Luận văn liên quan