Cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi Powell) là cây bản địa có khả năng thích nghi
tốt ở những vùng đất ngập nước, nghèo chất dinh dưỡng với độ phèn cao như ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, bên cạnh chức năng phòng hộ, hạn chế xói
mòn và điều hòa khí hậu như các loại rừng khác, rừng Tràm có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc điều hòa mực nước, cải tạo đất, ngăn cản quá trình sinh phèn của
đất (Nguyễn Quang Trung, 2008). Ngoài vai trò to lớn về mặt sinh thái, cây Tràm
còn là cây đa tác dụng.
Gỗ Tràm được sử dụng làm “cừ” (một loại cọc gia cố nền móng trong các công
trình xây dựng) và là nguồn nguyên liệu tiềm năng đối với ngành công nghiệp chế
biến gỗ như gỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép khối); băm dăm (làm ván
dăm, ván MDF) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Duy Ngọc, 2009).
82 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây tràm ta (melaleuca cajuputi powell), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đăng Thùy
NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITRO CÂY
TRÀM TA (Melaleuca cajuputi Powell)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đăng Thùy
NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITRO CÂY
TRÀM TA (Melaleuca cajuputi Powell)
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VƯƠNG ĐÌNH TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả tŕnh bày trong lu ận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố
trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong luận văn/ luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Tác giả.
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn TS. Vương Đình Tuấn đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Xuân Cường và các anh chị ở viện Khoa học
Lâm nghiệp Nam Bộ đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và
thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học Sư phạm và các bạn lớp Sinh học thực
nghiệm - K23 đã giảng dạy, hỗ trợ và động viên tôi trong thời gian học tập tại trường.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Đăng Thùy
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ... ............................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
II. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về cây Tràm ta ........................................................................ 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Tràm ta ................................................. 3
1.1.1.1. Phân loại .................................................................................... 3
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................... 3
1.1.1.3. Phân bố và đặc điểm sinh thái ................................................... 5
1.1.2. Giá trị sử dụng .................................................................................. 5
1.1.2.1. Bảo vệ môi trường sinh thái ...................................................... 5
1.1.2.2. Cung cấp gỗ cho xây dựng và một số ngành công nhiệp .......... 6
1.1.2.3. Sản phẩm ngoài gỗ..................................................................... 6
1.1.3. Tình hình trồng và khai thác gỗ cũng như các sản phẩm ngoài gỗ
của cây Tràm ta ............................................................................... 8
1.2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng .............................................. 9
1.2.1. Sự phát sinh cơ quan trong nuôi cấy in vitro ................................... 9
1.2.1.1. Sự phát sinh chồi bất định ......................................................... 9
1.2.1.2. Sự phát sinh rễ bất định ........................................................... 10
1.2.1.3. Sự phát sinh mô sẹo ................................................................. 11
1.2.2. Vai trò của chất ĐHST thực vật trong phát sinh cơ quan .............. 11
1.2.2.1. Auxin ....................................................................................... 12
1.2.2.2. Cytokinin ................................................................................. 13
1.2.2.3. Gibberelin ................................................................................ 14
1.3. Tình hình nghiên cứu vi nhân giống cây Tràm ta trong nước và trên
thế giới ................................................................................................. 14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu vi nhân giống cây tràm ta trên thế giới ....... 14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu vi nhân giống cây tràm ta trong nước ......... 15
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 16
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................. 16
2.2. Vật liệu .................................................................................................. 16
2.2.1. Vật liệu ban đầu .............................................................................. 16
2.2.2. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ..................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1. Khử trùng bề mặt mẫu cấy ............................................................. 16
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp auxin và cytokinin, thành
phần môi trường nuôi cấy lên khả năng tạo sẹo từ cây mầm ....... 17
2.3.2.1. Ảnh hưởng của sự kết hợp hoặc riêng lẻ giữa NAA và TDZ
lên khả năng tạo sẹo từ cây mầm ............................................ 17
2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi cấy
lên khả năng tạo sẹo từ cây mầm ............................................ 18
2.3.2.3. Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa NAA và BA lên khả năng
tạo sẹo ...................................................................................... 18
2.3.3. Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo ................................ 19
2.3.4. Nghiên cứu nhân nhanh tạo cụm chồi từ chồi phát sinh từ mô
sẹo. ................................................................................................ 19
2.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ĐHST thực vật lên khả năng
kéo dài chồi Tràm ta. .................................................................... 19
2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các auxin khác nhau ở nồng độ khác
nhau lên khả năng ra rễ in vitro của cây Tràm ta.......................... 20
2.3.7. Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây Tràm ta in vitro trong
điều kiện vườn ươm. ..................................................................... 20
2.4. Xử lý thống kê ...................................................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 22
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp auxin và cytokinin, thành
phần môi trường nuôi cấy lên khả năng tạo sẹo từ cây mầm .............. 22
3.1.1. Ảnh hưởng của sự kết hợp auxin và cytokinin lên khả năng tạo
sẹo từ cây mầm ............................................................................. 22
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi cấy lên
khả năng tạo sẹo từ cây mầm ........................................................ 27
3.1.3. Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA lên khả năng tạo sẹo từ
cây mầm ........................................................................................ 28
3.2. Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo ....................................... 30
3.3. Nghiên cứu nhân nhanh tạo cụm chồi từ chồi phát sinh từ mô sẹo ...... 33
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất ĐHST thực vật lên khả năng
kéo dài chồi .......................................................................................... 36
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của auxin ở các nồng độ khác nhau lên khả
năng ra rễ in vitro của cây Tràm ta ...................................................... 38
3.6. Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây Tràm ta in vitro trong điều
kiện vườn ươm ..................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 43
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Chú giải
1/2MS Thành phần môi trường MS giảm một nửa đa
lượng và vi lượng.
2,4-D 2,4- Dichlorophenoxyacetic Acid
BA N6 - Benzyladenine
ĐHST Điều hòa sinh trưởng
GA3 Gibberellic Acid
IAA Indol - 3 - Acetic Acid
IBA Indole - 3 - Butyric Acid
MS Thành phần môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962)
NAA Naphthaleneacetic Acid
TDZ Thidiazuron
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Thành phần môi trường nuôi cấy trong thí nghiệm ............................................ 17
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của sự kết hợp hay riêng lẻ giữa NAA và TDZ lên khả năng tạo
sẹo ...................................................................................................................... 18
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi cấy trong cảm ứng tạo mô sẹo .... 18
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tạo sẹo ............................................ 19
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của chất ĐHST lên khả năng kéo dài chồi ...................................... 20
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và TDZ trong cảm ứng tạo mô sẹo ............... 22
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA trong cảm ứng tạo mô sẹo ................. 29
Bảng 3.3. Phát sinh cơ quan chồi từ mô sẹo sau 2 tháng nuôi cấy ..................................... 31
Bảng 3.4. Số chồi và chiều cao chồi sau 2 tháng trên môi trường nhân chồi .................... 34
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chất ĐHST thực vật lên khả năng kéo dài chồi ........................ 36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên khả năng tạo rễ của
chồi Tràm ta sau 3 tuần nuôi cấy ....................................................................... 40
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây Tràm ta Melaleuca cajuputi Powell ............................................................ 4
Hình 3.1. Cảm ứng tạo mô sẹo từ cây mầm Tràm ta ở nồng độ TDZ 0 mg/l + NAA từ
0 đến 3 mg/l sau 3 tháng nuôi cấy ..................................................................... 23
Hình 3.2. Cảm ứng tạo mô sẹo từ cây mầm Tràm ta với TDZ từ 0,5 đến 5 mg/l sau 3
tháng nuôi cấy ................................................................................................... 24
Hình 3.3. Cảm ứng tạo mô sẹo từ cây mầm Tràm ta ở NAA 0 đến 2 mg/l kết hợp với
TDZ 1 đến 1,5 mg/l sau 3 tháng ....................................................................... 25
Hình 3.4. Cảm ứng tạo mô sẹo từ cây mầm Tràm ta ở nồng độ NAA 3 mg/l kết hợp với
TDZ từ 1,5 đến 5 mg/l sau 3 tháng ................................................................... 26
Hình 3.5. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên khả năng tạo sẹo ................................ 27
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến khả năng tạo sẹo từ mầm sau 3
tháng với NAA 2 + TDZ 1,5 mg/l ..................................................................... 28
Hình 3.7. Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA trong cảm ứng tạo sẹo ........................... 29
Hình 3.8. Ảnh hưởng của NAA và 2,4-D 0,05 mg/l lên khả năng cảm ứng tạo chồi từ
mô sẹo sau 2 tháng nuôi cấy .............................................................................. 31
Hình 3.9. Ảnh hưởng của TDZ từ 0 đến 0,1 mg/l lên khả năng cảm ứng tạo chồi từ mô
sẹo sau 2 tháng nuôi cấy .................................................................................... 32
Hình 3.10. Kéo dài chồi phát sinh từ cụm mô sẹo trên môi trường 1/2MS sau 3 tháng
nuôi cấy .............................................................................................................. 33
Hình 3.11. Cụm chồi từ đoạn thân chồi sau 2 tháng trên từng nghiệm thức ...................... 33
Hình 3.12. Cảm ứng tạo chồi trên môi trường 1/2MS + 0.5 mg/l BA sau 2 tháng ............ 35
Hình 3.13. Cảm ứng tạo chồi từ thân chồi của cây Tràm ta sau 2 tháng............................ 35
Hình 3.14. Ảnh hưởng của chất ĐHST thực vật lên khả năng kéo dài chồi ...................... 37
Hình 3.15. Cụm chồi ở thí nghiệm 3 khi chuyển sang môi trường 1/2MS để kéo dài sau
2 tháng nuôi cấy ................................................................................................. 38
Hình 3.16. Ảnh hưởng của IBA lên khả năng ra rễ của chồi Tràm ta sau 4 tuần .............. 39
Hình 3.17. Ảnh hưởng của NAA lên khả năng ra rễ của Tràm ta sau 4 tuần.................... 39
Hình 3.18. Cây Tràm ta sau 2 tuần cấy ra bầu đất trong điều kiện vườn ươm .................. 41
Hình 3.19. Cây Tràm ta sau 3 tuần cấy ra bầu đất trong điều kiện vườn ươm .................. 41
Hình 3.20. Sự tăng trưởng của Tràm ta sau 1, 2, 3, 4, 5, 6 tuần trong điều kiện vườn
ươm .................................................................................................................... 42
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi Powell) là cây bản địa có khả năng thích nghi
tốt ở những vùng đất ngập nước, nghèo chất dinh dưỡng với độ phèn cao như ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, bên cạnh chức năng phòng hộ, hạn chế xói
mòn và điều hòa khí hậu như các loại rừng khác, rừng Tràm có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc điều hòa mực nước, cải tạo đất, ngăn cản quá trình sinh phèn của
đất (Nguyễn Quang Trung, 2008). Ngoài vai trò to lớn về mặt sinh thái, cây Tràm
còn là cây đa tác dụng.
Gỗ Tràm được sử dụng làm “cừ” (một loại cọc gia cố nền móng trong các công
trình xây dựng) và là nguồn nguyên liệu tiềm năng đối với ngành công nghiệp chế
biến gỗ như gỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép khối); băm dăm (làm ván
dăm, ván MDF) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Duy Ngọc, 2009).
Tinh dầu Tràm được dùng để chữa trị bệnh ho và cảm lạnh, chống co thắt dạ
dày, đau bụng và hen suyễn. Người ta còn dùng xoa bên ngoài cơ thể chống đau
thần kinh và đau khớp, chống côn trùng và hữu ích trong việc tẩy giun (Nguyễn
Việt Cường và cộng sự, 2007). Dầu Tràm còn được dùng làm hương liệu trong sản
xuất xà phòng, mỹ phẩm, chất tẩy, nước hoa (Sellar, 1992; Lawless, 1995).
Với những đặc điểm sinh thái và có giá trị kinh tế như trên cây Tràm được xếp
vào danh mục các loài cây bản địa được ưu tiên cho trồng rừng sản xuất, trồng rừng
phòng hộ chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).
Song do gỗ Tràm có đường kính nhỏ, độ co rút, độ cong rất lớn, tỷ lệ vỏ cao, hàm
lượng tinh dầu trong lá Tràm còn thấp nên giá trị kinh tế của cây Tràm chưa cao
(Bùi Duy Ngọc, 2009).
Nhằm làm tăng năng suất, chất lượng của gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ cũng như
góp phần bảo vệ rừng tự nhiên hiện có và cải thiện môi trường sinh thái của các loài
cây bản địa, công tác trồng rừng quan tâm đến việc kết hợp của 3 yếu tố đó là cải
thiện giống, lựa chọn khu vực sinh thái phù hợp và áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ
thuật thâm canh phù hợp. Trong đó, vấn đề cải thiện giống có thể chiếm đến 50 -
2
60% năng suất rừng trồng (Davidson, 1996). Việc nghiên cứu về sinh thái và vận
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên đối tượng cây Tràm đã được tiến hành
và thu được nhiều kết quả tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về giống có
năng suất cao, chất lượng gỗ tốt
Với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, thế giới và trong nước
đã có không ít nghiên cứu thành công trong cải thiện giống cây lâm nghiệp trên
nhiều đối tượng khác nhau bằng kỹ thuật chuyển gene hay gây đa bội hóa Để
phát triển được quy trình cải tạo giống bằng các phương pháp đó, khâu quan trọng
đầu tiên là phải xây dựng được hệ thống tái sinh cây hoàn chỉnh từ những tế bào
đơn lẻ (Castellanos - Hernández, 2011). Do đó, đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh in
vitro cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi Powell)” được thực hiện để tạo cơ sở tiền
đề cho quy trình cải tạo giống cây Tràm.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm được chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) thực vật, nồng độ và sự phối hợp
các chất ĐHST để tái sinh cây Tràm ta từ mô sẹo trong điều kiện in vitro.
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Đây là nghiên cứu tái sinh in vitro thông qua mô sẹo trên đối tượng cây Tràm ta
(Melaleuca cajuputi Powell).
Quá trình chuyển gene và gây đa bội hóa ở thực vật là một quá trình phức tạp
trong đó đoạn gene sẽ được chèn vào bộ gene của tế bào nhận. Quá trình tái sinh
cây sau khi chuyển gene hay gây đa bội hóa thường là biệt hóa mô sẹo
(organogenesis) hay từ quá trình phát sinh phôi soma (somatic embryogenesis). Do
đó, mục tiêu của đề tài này đặt ra là tìm ra các chất ĐHST thực vật, nồng độ và sự
phối hợp thích hợp các chất ĐHST để tái sinh in vitro cây Tràm ta thông qua mô
sẹo có nguồn gốc từ cây mầm. Đề tài này không chỉ phục vụ cho công tác nhân
giống thông thường mà còn là bước đầu tiên và được xem là khâu quan trọng nhất
trong việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp chuyển gene hay gây đa bội hóa trong
cải thiện giống trên đối tượng là cây Tràm ta.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀM TA
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Tràm ta
1.1.1.1. Phân loại
Tràm là tên gọi chung cho các loài trong chi thực vật Melaleuca thuộc họ Sim
(Myrtaceae) với hơn 250 loài (Brophy và Doran, 1996). Trong đó, có khoảng 220
loài được tìm thấy ở Úc và Tasmania (Southwell và Lowe, 1999), một số ít tìm thấy
ở các nước như Indonesia, Guinea, New Caledonia, Malaysia, Thái Lan và Việt
Nam.
Vị trí phân loại:
Giới: Plantae – Thực vật
Ngành: Angiospermae – Thực vật hiển hoa
Lớp: Eudicots – Song tử diệp
Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae – Họ Sim
Chi: Melaleuca
Loài: Melaleuca cajuputi Powell
Ở một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia cây Tràm ta được gọi bằng
“gelam”, “kayu putih”, “samet” hay “met”. Tên tiếng Anh được biết đến ở một số
nơi khác như “swamp tea-tree”, “paperback tea-tree” và “cajeput”. (Tanit Nuyim,
2008)
Ở Việt Nam cây Tràm được biết đến với tên gọi Tràm ta, Tràm cừ hay Tràm
gió (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Tràm ta là cây bụi hay cây gỗ, có kích thước trung bình cao tới 25 m (Phạm
Xuân Quí, 2010), đường kính 25 - 30 cm. Vỏ màu trắng xám, nhiều lớp mỏng. Tán
lá thưa. Lá đơn, mọc cách, gân song song xuất phát từ gốc (Nguyễn Ngọc Bình,
2004), đôi khi có nhiều rễ bất định. Tán cây tương đối dày rậm và rộng, hơi có màu
bạc. Cành nhỏ, cành con mảnh nhưng không rủ. Chồi non mọc dày và mềm mượt.
4
Lá đơn mọc cách, phẳng, từ mềm mượt đến láng nhẵn. Phiến lá mỏng dài, hình
trứng hay mũi mác, có khi hình lưỡi liềm, tù và nhọn dần về phía đầu, có khi
khoanh lại ở đuôi, màu xanh xám, kích thước 10 có khi đến 12 cm x 1 đến 2,5 có
khi đến 6 cm. Bề mặt lá lấm chấm những tuyến dầu lớn mờ, gân lá tạo hình mắt
lưới, với 5 - 7 đường gân nổi rõ (Phạm Xuân Quí, 2010).
Hình 1.1. Cây Tràm ta Melaleuca cajuputi Powell
Hoa nhỏ, màu trắng vàng nhạt, hợp thành bông, dài 5 - 15 cm ở đầu cành. Hoa
không cuống. Cành dài hình trụ hoặc hình trứng, đầu chia 5 thùy ngắn. Nhị đực
nhiều hợp thành 5 bó, chỉ nhị hình sợi, bao phấn gần như vuông, thò ra ngoài bao
hoa. Đĩa mật chia thùy, có lông. Bầu dính gần hết với ống dài, đỉnh có lông, 3 ô,
nhiều noãn, vòi nhụy hình sợi, hình đĩa. Quả nang hình bán cầu hoặc gần tròn,
đường kính 3 - 4mm, mở 3 lỗ. Hạt tròn hay có mũi nhọn (Trần Hợp, 2002).
Ở nước ta Tràm tồn tại cả 2 hoặc 3 dạng sống trên các lập địa khác nhau. Ở
đồng bằng sông Cửu Long có dạng Tràm cừ, Tràm lùn và Tràm bụi, trong đó Tràm
cừ là chiếm phần lớn. Ở Nam Trung Bộ có dạng Tràm cừ và Tràm bụi. Ở Bắc
Trung Bộ có dạng Tràm cừ, Tràm lùn và Tràm bụi nhưng nhiều nhất là ở 2 dạng
sau.