Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An

Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho Nhà Nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2011, ngành du lịch Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm. Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và vươn lên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, thu hút hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du lịch khám phá, Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism). Đây là loại hình du lịch bền vững, không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích bảo tồn các giá trị truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, mà còn giúp cho khách du lịch hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt cùng với người dân để họ có thể hiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến du lịch.

pdf15 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo trong Khoa Du Lịch cùng tập thể lớp K43 – Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Hoàng Thị Quý Phương cùng với sự giúp đỡ của Ủy Ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh, người dân xã Cẩm Thanh và các nhân viên tại nơi thực tập, để tôi hoàn thành tốt đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An”. Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban giám hiệu Khoa Du Lịch Huế, cô giáo Ths. Hoàng Thị Quý Phương - giáo viên hướng dẫn đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị nhân viên tại Marina Resort & Spa đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây. Tuy nhiên do chưa có đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong có sự đóng góp thêm của quý thầy cô và các bạn. Huế, ngày 14 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hồng Vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho Nhà Nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2011, ngành du lịch Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm. Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và vươn lên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, thu hút hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du lịch khám phá, Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism). Đây là loại hình du lịch bền vững, không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích bảo tồn các giá trị truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, mà còn giúp cho khách du lịch hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt cùng với người dân để họ có thể hiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến du lịch. Một trong những vùng quê thuộc thành phố Hội An, Cẩm Thanh có những giá trị đặc sắc về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây có những điều kiện cần thiết để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch của người dân nơi đây vẫn mang tính chất tự phát, lẻ tẻ. Chính quyền địa phương cũng đã triển khai một số dự án du lịch dựa vào cộng đồng và đã đạt được một số kết quả khả quan. Với mong muốn tìm hiểu thêm về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Hội An, tôi quyết định chọn tên đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình là “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An”. Với việc chọn đề tài này, tôi hi vọng với những kiến thức mà mình đã được học sẽ góp một phần nhỏ vào việc phát triển du lịch tại quê hương của mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng.  Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh.  Các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Người dân, khách du lịch, chính quyền địa phương xã Cẩm Thanh - những người đã, đang và sẽ tham gia vào du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trong phạm vi xã Cẩm Thanh - Giới hạn thời gian: tháng 2- 5/ 2013 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu các tài liệu, các bài viết về du lịch cộng đồng tại Việt Nam để có thêm hiểu biết về du lịch cộng đồng, tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. 4.2 Phương pháp phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả  Thu thập các số liệu thứ cấp từ phía chính quyền địa phương, sau đó tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các nhận xét cần thiết.  Số liệu sơ cấp: điều tra thông qua phát bảng hỏi cho khách du lịch và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với người dân địa phương, các cán bộ chuyên môn về hoạt động du lịch tại địa phương.  Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua việc phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho khách du lịch. 4.3 Phương pháp khảo sát thực tế Phương pháp này kiểm tra lại sự chính xác của tư liệu nghiên cứu, từ đó tăng tính chính xác và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu. Để hoàn thiện đề tài, cần đi khảo sát thực tế nhiều lần cũng như tiếp xúc với người dân địa phương và khách du lịch nhằm tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động du lịch tại địa phương. 4.4. Phương pháp phân tích SWOT Là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án cho tổ chức hay cá nhân. Việc phân tích SWOT trong đề tài này nhằm xác định các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và chủ động ứng phó với những thách thức. Phương pháp này giúp xác định khả năng có thể phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh được hay không. 5. Kết cấu của đề tài PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Tóm tắt bố cục của đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Trình bày cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về loại hình du lịch cộng đồng. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. - Giới thiệu tổng quan về xã Cẩm Thanh, tình hình phát triển du lịch cộng đồng. - Phân tích tiềm năng và thực trạng về các nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh từ đó đưa ra những nhận xét về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. Từ các kết quả đã được nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa loại hình du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp đã được nêu. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hiện nay, du lịch là ngành kinh tế đang thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các cá nhân, tổ chức. Đồng thời, đi du lịch cũng là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng kéo theo những mong muốn được trải nghiệm những điều mới lạ cũng tăng theo. Sự ra đời của loại hình du lịch cộng đồng là điều tất yếu khi thế giới đang hướng đến việc phát triển du lịch bền vững, du lịch thân thiện với môi trường. Hơn thế nữa, du lịch cộng đồng góp phần phục hồi yếu tố văn hoá dân tộc tại nhiều vùng quê cũng như đem lại lợi ích cho chính cộng đồng địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng cũng như tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, tác giả rút ra một số nhận xét như sau: - Cẩm Thanh có điều kiện tốt về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. - Nhu cầu được tham gia loại hình du lịch cộng đồng của khách tại xã Cẩm Thanh chiếm tỉ lệ lớn. - Cộng đồng địa phương sẵn sàng tham gia cung cấp các sản phẩm phục vụ cho việc phát triển du lịch như làm hướng dẫn viên, cung cấp chỗ lưu trú cho khách du lịch, nấu ăn và hướng dẫn khách chế biến các món ăn đặc sản địa phương - Xác định được những khó khăn trong việc phát triển du lịch tại địa phương là do lượng khách du lịch còn quá ít, người dân thiếu vốn đầu tư, kiến thức về du lịch dịch vụ còn hạn chế. Giải pháp là chính quyền địa phương nên tạo điều kiện vay vốn cho bà con, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cũng như tăng cường sự đóng góp ý kiến của người dân trong công tác quản lý hoạt động du lịch tại địa phương trong thời gian sắp tới. - Với những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn loại hình du lịch cộng đồng ở xã Cẩm Thanh sẽ phát triển hơn nữa nếu như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, giữa chính quyền và cộng đồng địa phương. Với tiềm năng du lịch cộng đồng sẵn có của mình, xã Cẩm Thanh nên tập trung hơn nữa để phát triển loại hình du lịch này, vừa tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, vừa đa dạng hóa các hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh nên sẽ có nhiều thiếu xót. Do vậy, tác giả mong muốn được nhận những lời góp ý để hoàn thiện hơn nữa cũng như làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này trong tương lai. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Để hoạt động du lịch của tỉnh nhà ngày càng một phát triển thì không thể thiếu vai trò quy hoạch, quản lý của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam. - Tăng cường triển khai các dự án đầu tư phát triển cho loại hình du lịch cộng đồng với chính sách quy hoạch và phát triển cụ thể, có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững. - Chú trọng quảng bá hoạt động du lịch trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là Internet, hướng đến đối tượng khách du lịch quốc tế. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. - Kêu gọi đầu tư từ nước ngoài và các dự án phát triển du lịch hướng tới cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng các tiềm năng du lịch tại tỉnh nhà một cách có hiểu quả về cả mặt kinh tế và xã hội. - Có chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền trong quản lý du lịch. Tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch. 2.2. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh – thành phố Hội An - Cần ưu tiên đầu tư các lĩnh vực về hạ tầng kĩ thuật, đặc biệt là giao thông và nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước thông qua việc xây dựng các chính sách bảo tồn và quản lí tài nguyên du lịch, xây dựng quy chế và nội quy đối với du khách và người dân địa phương, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch xã Cẩm Thanh. Tạo điều kiện cho người dân mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch, thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư của các tổ chức quốc tế. - Kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài: chính quyền địa phương cần có chính sách kêu gọi đầu tư, ban đầu có thể kêu gọi đầu tư với các chính sách miễn giảm thuế nhằm thu hút được sự chú ý của các cá nhân, doanh nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức về du lịch cộng đồng cũng như các loại hình du lịch khác cho người dân. Các lớp học về cách giao tiếp, ứng xử với khách du lịch, lớp học tiếng Anh Đối với cán bộ quản lí du lịch cũng cần có các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ. - Tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch thông qua các chính sách hỗ trợ về vốn và chuyên gia. - Tăng cường hoạt động quảng bá cho loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương ở các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet và các công ty lữ hành. - Quy định quản lý và khai thác tài nguyên du lịch: quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi tham gia khai thác du lịch và các chế tài xử phạt. 2.3. Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành - Các doanh nghiệp, công ty lữ hành có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bá các chương trình du lịch đến với xã Cẩm Thanh. Vậy nên cần đưa chương trình du lịch này vào trong chương trình quảng bá của các công ty lữ hành nhằm đưa thông tin đến với khách du lịch rộng rãi hơn. - Thực hiện các chuyến đi thực tế khám phá du lịch cộng đồng tại Cẩm Thanh để có thể thiết kế nên các chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn và bổ sung các sản phẩm/dịch vụ du lịch mới vào trong chương trình du lịch. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.s Nguyễn Đức Hoa Cương, Th.s Bùi Thanh Hương, Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội. 2. Trần Phi Hoàng, Du lịch cộng đồng. 3. TS. Trần Thị Mai, Du lịch cộng đồng – Du lịch sinh thái – Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển. 4. TS. Võ Quế, Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Nhà xuất bản Khoa học – Kĩ thuật. 5. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Ủy Ban Nhân Dân Xã Cẩm Thanh (2012), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam, Hội An. 7. Các trang web:  www.hoian.gov.vn  www.quangnamtourism.com.vn  www.vietnamtourism.com.vn  www.dulichcongdong.com MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .....................................................................3 4.2 Phương pháp phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả ...........................................3 4.3 Phương pháp khảo sát thực tế .........................................................................4 4.4. Phương pháp phân tích SWOT ......................................................................4 5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG....Error! Bookmark not defined. 1.1. Cơ sở lý luận.................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Du lịch ...............................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Khách du lịch......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng...............Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1. Khái niệm...........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Đặc trưng ...........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2.3. Vị trí, vai trò của các đối tác tham gia vào du lịch cộng đồng ..........Error! Bookmark not defined. 1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam .....Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng...Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ...............Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa .......Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Kalu, Đakrông, Quảng Trị ...................................................................Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp .......Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Quảng Nam . Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH..............................................Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Cẩm Thanh .........Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên .....................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1. Địa hình và địa chất ............................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2. Nguồn nước và thủy văn ......................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3. Khí hậu ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.4. Môi trường sinh thái ............................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm Kinh tế-Văn hóa-Xã hội...............Error! Bookmark not defined. 2.1.3.1. Dân Cư ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 ......Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp: ........................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2.2. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ...............Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2.3. Thương mại – dịch vụ.........................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng-Vật chất kĩ thuật .............Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Tài nguyên du lịch .....................................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.3. Các nguồn lực chính để phát triển du lịch.............Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Chính sách phát triển Du lịch cộng đồng ở xã Cẩm Thanh . Error! Bookmark not defined. 2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh . Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh.. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Tình hình khách du lịch đến xã Cẩm Thanh..Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Nguồn nhân lực ........................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ trong du lịchError! Bookmark not defined. 2.2.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương .... Error! Bookmark not defined. 2.3. Nhu cầu của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh ............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Sơ lược về mẫu điều tra...............................Error! Bookmark not defined. 2.3.1.1 Thông tin về phiếu
Luận văn liên quan