1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ngay từ Đại hội Đảng VI (1986) Đảng và nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Đến nay Việt Nam đã có khoảng trên 150 KCN tập trung với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 30.000ha ở 45 tỉnh thành trong cả nước, thu hút hàng nghìn dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm.Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê.). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất như: Chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, cùng với tốc độ hình thành các KCN thì số lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới.
Xã Đông Mỹ là một xã nằm ven trung tâm thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình năm 2007 đã thu hồi gần 14ha đất nông nghiệp của xã để xây dựng khu công nghiệp Gia Lễ. Gần 140 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc khu công nghiệp và cũng có nhiều lao động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê để kiếm sống hoặc mở quán nước. Nhìn chung đời sống của họ cũng còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng KCN.
- Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế sau thu hồi đất của hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân xã Đông Mỹ sau thu hồi đất.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu được thu thập qua 3 năm (2006 - 2008).
+ Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08/01/2009 đến ngày 22/5/2009.
117 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8839 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ngay từ Đại hội Đảng VI (1986) Đảng và nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Đến nay Việt Nam đã có khoảng trên 150 KCN tập trung với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 30.000ha ở 45 tỉnh thành trong cả nước, thu hút hàng nghìn dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm.Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê...). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất như: Chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, cùng với tốc độ hình thành các KCN thì số lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới.
Xã Đông Mỹ là một xã nằm ven trung tâm thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình năm 2007 đã thu hồi gần 14ha đất nông nghiệp của xã để xây dựng khu công nghiệp Gia Lễ. Gần 140 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc khu công nghiệp và cũng có nhiều lao động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê để kiếm sống hoặc mở quán nước. Nhìn chung đời sống của họ cũng còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng KCN.
- Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế sau thu hồi đất của hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân xã Đông Mỹ sau thu hồi đất.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu được thu thập qua 3 năm (2006 - 2008).
+ Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08/01/2009 đến ngày 22/5/2009.
PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Có nhiều khái niệm về khu công nghiệp, tuy nhiên có thể liệt kê một số khái niệm sau:
KCN: là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cả xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp phục vụ sản xuất và doanh nghiệp phục vụ khác. Có ranh giới địa lý xác định. Các doanh nghiệp trong KCN cùng xây dựng một hệ thống kỹ thuật hạ tầng và hạ tầng xã hội.
KCN tập trung là một khu vực được xây dựng cho các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có sẵn các khu nhà máy cũng như các dịch vụ và tiện nghi cho những người làm việc trong KCN sinh sống.
Chức năng chủ yếu của KCN là sản xuất và cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất. Trong những trường hợp cụ thể KCN có thể có khu dịch vụ công cộng, khu nhà ở… trong KCN có thể có khu chế xuất, khu kỹ thuật cao.
Các KCN ở Việt Nam do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý phát triển theo một quy chế riêng.
Có nhiều khái niệm về KCN
- KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… Thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata (Indonexia), các khu công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số nước Tây Âu.
- KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có cư dân sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất (theo quy chế KCN, ban hành theo quyết định 36/CP ngày 24/04/1997).
Như vậy KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách trong đường bao hữu hình hoặc vô hình. Được phân bổ tập trung với hạt nhân là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hay tiêu dùng, công nghệ chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp sử dụng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. Trong KCN có doanh nghiệp xây dựng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong thời gian tồn tại KCN.
Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trong nước và tại chỗ.
Được quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát…).
* Vai trò của xây dựng KCN
+ Thu hút vốn đầu tư trên quy mô lớn và phát triển kinh tế.
+ Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
+ Tạo nhiều việc làm cho lao động. Trong khi các nước đang phát triển dư thừa sức lao động thì tình trạng khan hiếm nguồn lao động và giá nhân công cao ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụng lao động dồi dào ở các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, KCN là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất ở các nước đang phát triển.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Chuyển giao công nghệ mới. Nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cán bộ kỹ thuật, và như vậy sẽ có một lực lượng lao động có tay nghề cao trong sản xuất.
+ Phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng
+ Kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn, phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững.
+ Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Xây dựng KCN là nhân tố thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. KCN là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại. KCN luôn đi đầu trong việc phát triển chính sách kinh tế đối ngoại và của toàn bộ nền kinh tế.
+ KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân. KCN sẽ là đầu tầu tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và những vùng khác của đất nước.
* Một số mô hình công nghiệp khác: KCN địa phương, khu TTCN, KCN (nông – lâm – ngư nghiệp) là các khu sản xuất gắn với địa phương có các nghề TTCN, nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp với dịch vụ kinh doanh du lịch…
Đặc điểm cơ cấu sản xuất của các KCN này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với vùng dân cư có các nghề nghiệp truyền thống, TTCN và các lợi thế về nông – lâm – ngư nghiệp (cây trồng, chăn nuôi, chế biến).
* Tác động của KCN
Tác động tích cực:
+ KCN vừa khai thác lợi thế của vùng, vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng CSHT.
+ Sự có mặt của KCN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị, góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
+ Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. KCN là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ quản lý phù hợp với cơ chế mới và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
+ KCN tạo thêm nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển từ đó giải quyết việc làm cho một lực luợng lớn lao động tại chỗ cũng như trong vùng. Bên cạnh đó cũng kích thích các ngành nghề truyền thống ở địa phương phát triển do nguời dân không còn đất sản xuất.
+ KCN phát triển người dân trong vùng có cơ hội kinh doanh các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập.
+ KCN góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương có KCN, CSHT của địa phương phát triển, cơ sở vật chất của hộ cũng được tăng thêm nhờ số tiền đền bù. Chuyển dịch nguồn lực lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
+ Trình độ dân trí và ý thức cộng đồng ngày càng nâng cao hơn.
Tác động tiêu cực:
+ Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN đã làm mất đi tài sản sinh kế đặc biệt của nông dân là đất đai, hàng vạn lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số người có công việc gắn với công nghiệp hóa tăng rất ít, nguy cơ thất nghiệp cao.
+ Tệ nạn xã hội ở địa phương có nguy cơ gia tăng do lực lượng lớn lao động ở vùng khác vào làm việc ở KCN và tạm trú ở địa phương.
+ Giá cả lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng sẽ tăng lên do nhu cầu tăng lên.
+ Nhiều hạng mục công trình bị phá vỡ một phần do việc xây dựng KCN (như công trình thủy lợi, nước sạch…).
+ KCN làm giảm quỹ đất nông nghiệp, từ đó làm phá vỡ môi trường tự nhiên, suy giảm hệ động thực vật. Chất thải của KCN làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước (nhiều con sông bị ô nhiễm, nước sinh hoạt cũng bị ô nhiễm). Điều đó ảnh hưởng đến đời sống của nguời dân.
+ KCN tăng làm lối sống đô thị thâm nhập vào quan hệ cộng đồng làng xã, làm truyền thống làng xã mất dần đi.
Như vậy, việc xây dựng KCN giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương cũng như của đất nước. Phát triển KCN góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì nó cũng đưa đến nhiều tác động tiêu cực cần khắc phục.
2.1.2 Khái niệm và nội dung sinh kế
2.1.2.1 Khái niệm về sinh kế
Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xoá đói giảm nghèo.
Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.
Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.
Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt trọng của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Nó cũng cố gắng phác hoạ những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho những hoạt động xoá nghèo.
Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và xã hội nói chung.
Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiên có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống.
Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ (Seppala, 1996). Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, theo (Seppala, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại:
Chiến lược tích luỹ: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có.
Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội.
Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích luỹ.
2.1.2.2 Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này.
- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế.
Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:
Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững
Chú thích: N (Natural Capital): Nguồn lực tự nhiên
H (Human Capital): Nguồn lực con người
P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất
F (Financial Capital): Nguồn lực tài chính
S (Social Capital): Nguồn lực xã hội
Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện hữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các hoạt động khác. Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều loại công cụ hiện có như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về:
- Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số).
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khả năng sử dụng chúng vào sản xuất.
- Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình tài sản sinh kế của người dân.
- Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình.
Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào. Nó không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được. Khung sinh kế luôn được đặt trong trạng thái động, nó không có điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế.
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước nguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài.
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm