Luận văn Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa

Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi năm, khoảng 1/2 dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Lúa được trồng phổ biến ở các nước Châu á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh. Đối với các nước Châu như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Băngladesh, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam thì lúa gạo là cây lương thực đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Trong những năm gần đây, cùng với đà tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp và đô thị hoá nông thôn làm cho diện tích đất trồng trọt ngày càng thu hẹp lại. Nếu mở rộng diện tích sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Để đáp ứng đủ nhu cầu lúa gạo của người tiêu dùng và an ninh lương thực quốc gia, các nhà tạo giống phải tìm cách làm tăng năng suất, sản lượng lúa trên diện tích đất trồng không thể mở rộng. Phương án sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên những giống lúa cao sản, chịu thâm canh là thích hợp nhất. Bằng các phương pháp lai hữu tính, phương pháp chuyển gen bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ vào các giống lúa thuần, phương pháp xử lý đột biến v.v các nhà tạo giống đã có nhiều thành công với những giống mới có năng suất và sản lượng cao. Song việc sử dụng cá c phương pháp tạo giống như đã nói ở trên tuy có tạo ra những tổ hợp lai năng suất cao nhưng độ thuần chưa ổn định. Mặt khác, nếu áp dụng phương pháp chuyển gen bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ vào các giống lúa thuần rồi chọn thuần như các giống lúa thuần thì phải mất khoảng 10 vụ bởi vì giống bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ chỉ kết hạt trong điều kiện nhiệt độ < 240C. Như vậy, thời gian từ tạo được giống đến khi phổ biến sản xuất thực tiễn đại trà phải mất 10 năm. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng biện pháp nuôi cấy bao phấn tạo các dòng nhị bội, nhanh chóng tạo các giống lúa thuần có năng suất cao, chống chịu tốt, đã thu được nhiều kết quả. Đó là phương pháp tạo dòng thuần nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi dòng lúa với những tính trạng di truyền khác nhau, sẽ có hàm lượng Auxin trong cây khác nhau do đó sẽ có những phản ứng khác nhau với điều kiện nuôi cấy. Để thành công trong việc tạo các dòng thuần bằng kỹ thuật nuôi cấy đó thì phải xác định được những yêu cầu về vật liệu cấy, môi trường dinh dưỡng, các tác nhân vật lý, hoá học của các dòng lúa và đánh giá được khả năng thích ứng của chúng trên đồng ruộng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa”

pdf134 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------------- ĐÀO XUÂN THANH NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------------------------- ĐÀO XUÂN THANH NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN NGỌC NGOẠN PGS.TS.NGÔ XUÂN BÌNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy cô giáo Khoa Nông học, tập thể cán bộ công nhân Trung tâm Thực hành Thực nghiệm - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, bạn bè cùng gia đình. Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy, cô giáo và cán bộ nhân viên: Bộ môn công nghệ sinh học - Khoa Nông học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên Bộ môn Giống cây trồng - Khoa Nông học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên Đặc biệt cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS.Trần Ngọc Ngoạn – Phó Hiệu Trƣởng - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên PGS.TS. Ngô Xuân Bình - Phó trƣởng khoa Nông học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên ThS. Phạm Văn Ngọc - Bộ môn cây trồng - Khoa Nông học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua Xin kính chúc thầy cô, các anh chị cán bộ cùng bạn bè và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 10 năm 2009 Học viên Đào Xuân Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lƣơng thực giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi năm, khoảng 1/2 dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm lƣơng thực chính. Lúa đƣợc trồng phổ biến ở các nƣớc Châu á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh. Đối với các nƣớc Châu nhƣ: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Băngladesh, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam thì lúa gạo là cây lƣơng thực đặc biệt quan trọng trong đời sống con ngƣời. Trong những năm gần đây, cùng với đà tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp và đô thị hoá nông thôn làm cho diện tích đất trồng trọt ngày càng thu hẹp lại. Nếu mở rộng diện tích sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Để đáp ứng đủ nhu cầu lúa gạo của ngƣời tiêu dùng và an ninh lƣơng thực quốc gia, các nhà tạo giống phải tìm cách làm tăng năng suất, sản lƣợng lúa trên diện tích đất trồng không thể mở rộng. Phƣơng án sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên những giống lúa cao sản, chịu thâm canh là thích hợp nhất. Bằng các phƣơng pháp lai hữu tính, phƣơng pháp chuyển gen bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ vào các giống lúa thuần, phƣơng pháp xử lý đột biến v.v…các nhà tạo giống đã có nhiều thành công với những giống mới có năng suất và sản lƣợng cao. Song việc sử dụng các phƣơng pháp tạo giống nhƣ đã nói ở trên tuy có tạo ra những tổ hợp lai năng suất cao nhƣng độ thuần chƣa ổn định. Mặt khác, nếu áp dụng phƣơng pháp chuyển gen bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ vào các giống lúa thuần rồi chọn thuần nhƣ các giống lúa thuần thì phải mất khoảng 10 vụ bởi vì giống bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ chỉ kết hạt trong điều kiện nhiệt độ < 240C. Nhƣ vậy, thời gian từ tạo đƣợc giống đến khi phổ biến sản xuất thực tiễn đại trà phải mất 10 năm. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng biện pháp nuôi cấy bao phấn tạo các dòng nhị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 bội, nhanh chóng tạo các giống lúa thuần có năng suất cao, chống chịu tốt, đã thu đƣợc nhiều kết quả. Đó là phƣơng pháp tạo dòng thuần nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi dòng lúa với những tính trạng di truyền khác nhau, sẽ có hàm lƣợng Auxin trong cây khác nhau do đó sẽ có những phản ứng khác nhau với điều kiện nuôi cấy. Để thành công trong việc tạo các dòng thuần bằng kỹ thuật nuôi cấy đó thì phải xác định đƣợc những yêu cầu về vật liệu cấy, môi trƣờng dinh dƣỡng, các tác nhân vật lý, hoá học…của các dòng lúa và đánh giá đƣợc khả năng thích ứng của chúng trên đồng ruộng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa” 2. Mục đích của đề tài - Xác định đƣợc mức ảnh hƣởng của các nhân tố: vật lý, môi trƣờng nuôi cấy, nồng độ hormon kích thích sinh trƣởng đến khả năng tạo mô sẹo, tái sinh chồi và ra rễ trong quá trình tạo cây lúa hoàn chỉnh bằng phƣơng pháp nuôi cấy bao phấn. - Tạo đƣợc dòng thuần trong quá trình nuôi cấy - Bƣớc đầu đánh giá đƣợc dòng có triển vọng cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện sinh thái đồng ruộng ở Thái Nguyên, có khả năng làm vật liệu khởi đầu trong công tác tạo giống lúa ƣu thế lai. 3. Yêu cầu của đề tài - Xác định đƣợc thời gian xử lý lạnh thích hợp nhất đối với nuôi cấy bao phấn lúa - Xác định đƣợc nồng độ chất khử trùng hypocloratnatri thích hợp nhất cho xử lý mẫu cấy. - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của môi trƣờng MS và môi trƣờng N6 đến khả năng tạo mô sẹo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Xác định đƣợc nồng độ các chất 2,4 D; NAA thích hợp nhất cho quá trình tạo mô sẹo của mẫu cấy. - Xác định đƣợc nồng độ các chất Kinetin và BAP thích hợp nhất cho tái sinh chồi từ mô sẹo. - Xác định đƣợc nồng độ chất NAA thích hợp nhất cho quá trình ra rễ từ chồi xanh. - Xác định ảnh hƣởng của các loại môi trƣờng thuần dƣỡng đến quá trình sinh trƣởng của cây lúa. - Đánh giá sơ bộ năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và một số đặc điểm sinh trƣởng phát triển, khả năng kháng bệnh của 20 dòng lúa đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp nuôi cấy bao phấn. 4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật tạo cây lúa thuần đồng hợp tử bằng phƣơng pháp nuôi cấy bao phấn. Từ đó làm cơ sở cho việc chọn các dòng tế bào nhƣ: + Chọn dòng kháng sâu bệnh. + Chọn dòng chịu thâm canh… - Lựa chọn sơ bộ đƣợc một số dòng thuần, làm vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống ƣu thế lai. - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hƣớng, làm tăng tính khả thi cho những đề tài nghiên cứu về bao phấn lúa tiếp theo. * Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Rút ngắn thời gian tạo giống, do đó giảm giá thành sản xuất giống lúa mới đồng thời nhanh chóng đƣa đƣợc nhiều giống lúa mới vào sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu mô tế bào thực vật 1.1.1. Lịch sử phát triển Nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã đƣợc các nhà khoa học tiến hành vào cuối thế kỷ XIX. Quá trình phát triển đó có thể tạm chia thành 4 giai đoạn. [12] 1.1.1.1. Giai đoạn khởi xƣớng (1898-1930) Phƣơng pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã đƣợc nhà Bác học ngƣời Đức Grottied Haberlandt đề xƣớng năm 1898. Ông đã tìm cách nuôi cấy các tế bào thực vật phân lập nhƣng không thành công. Các công trình về nuôi cấy mô tế bào của các nhà khoa học khác nhƣ Winker (1902), Thielman (1924), Kuster (1929), cũng không đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Năm 1929 Schmacker đã bƣớc đầu thành công trong lĩnh vực này. Sau đó có Schitterer (1931), Pfeiffer (1931), Lanrue (1933) cũng đã có những thành công bƣớc đầu trong nuôi cấy đầu rễ phân lập trong môi trƣờng nhân tạo. Điều đó giúp cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trên nhiều đối tƣợng khác nhau. 1.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu sinh lý (1930 -1950) Giai đoạn này đƣợc bắt đầu bằng công trình nuôi cấy đầu rễ cây cà chua trong môi trƣờng nhân tạo, đƣợc thực hiện bởi nhà bác học White (1934). Bằng thí nghiệm này ông là ngƣời đầu tiên đã chứng minh đƣợc rằng mô phân sinh có thể duy trì thời gian sinh trƣởng hơn nữa nếu chúng tiếp tục đƣợc nuôi cấy bằng môi trƣờng dinh dƣỡng mới. Cũng trong thời gian này, Gautherets đã thành công trong nuôi cấy mô tƣợng tầng và tìm đƣợc môi trƣờng dinh dƣỡng thích hợp cho nhiều loại cây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Năm 1935 Went và Thisnamn đã khám phá ra auxin IAA có khả năng kích thích sự hình thành mô sẹo. Năm 1941, hai nhà khoa học ngƣời Mỹ Overbeek và Steward với thí nghiệm nuôi cấy họ cà Datura, đã chỉ ra rằng auxin kích thích sinh trƣởng có trong nƣớc dừa. Cũng trong thời gian này hai ông đã phát hiện ra tác dụng chất kích thích sinh trƣởng nhân tạo thuộc nhóm auxin, đã đƣợc nghiên cứu và tổng hợp thành công nhƣ NAA, 2,4 D có ảnh hƣởng tích cực trong việc tạo mô sẹo và gây phân chia tế bào. Nhiều nhà khoa học đã bổ sung các Auxin và các Vitamin vào môi trƣờng nuôi cấy và đã khẳng định vai trò của chúng trong môi trƣờng nuôi cấy mô. Năm 1955 Miller và Skoog trong khi nuôi cấy mô lõi cây thuốc lá đã xác định đƣợc vai trò của Kinetin tới việc kích thích sự phát triển của mô. Những phát hiện mới mẻ về vai trò của các chất kích thích sinh trƣởng 2,4D, IAA, NAA, kinetin, các vitamin trong giai đoạn này là bƣớc tiến quan trọng trong lịch sử của phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. 1.1.1.3. Giai đoạn phát sinh hình thái (1950 - 1960) Năm 1956 Miller và Skoog đã thành công trong thí nghiệm tạo chồi từ mô thuốc lá nuôi cấy. Chính Skoog đã phát hiện ra vai trò của kinetin trong sự phân hoá các cơ quan của cây thuốc lá. Những năm 1958-1959 Reinert (Đức) và Steward (Mỹ) đã nuôi cấy tế bào cây cà rôt và thu đƣợc phôi soma từ mô của chúng. Năm 1956 Nickell đã nuôi cấy thành công tế bào đơn Phaseolus vulgais trong dung dịch lỏng. Năm 1960, bằng kỹ thuật gieo tế bào, Bergman đã tái sinh thành công tế bào đơn của cây thuốc lá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.1.1.4. Giai đoạn nghiên cứu di truyền (1960 đến nay) Các thành tựu của giai đoạn này đã chính thức ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật invitro vào công tác giống và nghiên cứu di truyền. Năm 1960 Cooking (Anh) đã dùng men Cellulose để phân hủy vỏ cellulose của tế bào thực vật và thu đƣợc các tế bào không có vỏ, còn gọi là các tế bào trần (protoplast). Nitsch (1967), Nakata và Tanaka (1968) là những ngƣời thành công đầu tiên trong việc tạo cây thuốc lá đơn bội bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn. Takabe (1971) tái sinh đƣợc cây thuốc lá hoàn chỉnh từ protoplast. Melchers(1977) dung hợp protoplast thành công giữa khoai tây và cà chua tạo cây “Pomate” Năm 1985, cây thuốc lá mang gen biến nạp đầu tiên đƣợc công bố. Khái niệm chuyển gen trở thành phổ cập trong thuật ngữ công nghệ sinh học thực vật. Ledoux cho rằng có thể gây ra biến dị di truyền ở biến dị tế bào, thậm chí ở hạt giống bằng cách cho chúng hấp thụ ADN ngoại lai.[20] Từ năm 1980 đến nay, hàng loạt thành công mới trong lĩnh vực công nghệ đƣợc công bố. Nuôi cấy mô tế bào đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong công nghệ tạo giống và nhân giống hiện đại. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã mang lại những cơ sở lý luận mới mẻ cho sinh học hiện đại. 1.1.2. Tình hình nuôi cấy bao phấn lúa trên thế giới Năm 1968 Nishi và cộng sự là những tác giả đầu tiên thành công trong lĩnh vực nuôi cấy bao phấn trên những cây một lá mầm sau khi công bố kết quả tái sinh cây lúa hoàn chỉnh từ mô sẹo. Sau đó, hàng loạt các tác giả cũng công bố những kết quả khả quan nhƣ: Chu et. al (1975), Chen (1977), Chalyf anh Stalanrl (1981), Wang et.al (1982), Mich et.al (1985). Kết quả tạo cây đơn bội và lƣỡng bội thuần thu đƣợc chủ yếu ở loài phụ Japonica, đối với loài phụ Indica thì kết quả chƣa cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Các giống lúa có nguồn gốc họ phụ Indica là những giống lúa khó tính trong việc nuôi cấy bao phấn. Để tiến tới thành công, các nhà khoa học đã và đang tìm cách xác định sự ảnh hƣởng của các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nuôi cấy. Các yếu tố đó là: Kiểu gen của cây cho phấn, giai đoạn phát triển của cây trong thời điểm lấy mẫu, thành phần môi trƣờng nuôi cấy, các yếu tố vật lý nhƣ nhiệt độ, ánh sáng... * Ảnh hưởng của kiểu gen cây cho bao phấn: Sự thay đổi của tần số tạo mô sẹo và khả năng tái sinh của mô sẹo ở phấn hoa phụ thuộc phần lớn vào kiểu gen của cây. Kết quả quan sát của Oono (1968), Chu (1982), Hu (1985), Zapata (1990) cho thấy sự khác biệt của các kiểu gen kéo theo sự khác biệt trong khả năng nuôi cấy lúa. Kiểu gen loài phụ Indica phát triển và tạo mô sẹo kém so với loài phụ Japonica. Theo Mathias và Fukki (1986) khả năng tái sinh của cây lúa trong nuôi cấy tế bào bị chi phối bởi sự tƣơng tác tế bào chất, nhân của chính nó. * Ảnh hưởng của giai đoạn phát triển của cây trong thời điểm lấy mẫu Các tác giả Oono (1975), Lin (1976), Chen (1977) cho thấy: mẫu bao phấn đƣợc lấy vào thời điểm các tiểu bào tử trong bao phấn đang ở giai đoạn đơn bào muộn là tốt nhất. Bao phấn ở giai đoạn tứ thể không có khả năng phát triển trong môi trƣờng nuôi cấy invitro, Bao phấn ở giai đoạn đơn bào sớm phát triển kém. Hạt phấn chỉ có thể phát triển tốt khi đã tách ra khỏi tứ tử (giai đoạn đơn bào giữa đến đơn bào muộn). *Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đòng Kêt quả nghiên cứu của Zhou và Cs (1983) đã cho thấy rằng: Xử lý đòng ở nhiệt độ thấp rất có hiệu quả trong nuôi cấy bao phấn lúa. Điều kiện lạnh làm tăng khả năng tạo cây xanh. + Chaleff và Cs (1975) xử lý đòng ở 60C trong 5 ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 + Hu và Cs (1978) đã xử lý đòng lúa ở nhiệt độ 100C trong thời gian 4 - 8 ngày. + Matitin và Drimo Millo (1981) đã tiến hành xử lý đòng lúa ở nhiệt độ 2 - 4 0 C trong thời gian 48h. + Gupta và Borthakeu (1987) đã xử lý đòng lúa ở nhiệt độ 100C trong thời gian 11 ngày. + Guapta, Quimio và Zapata (1990) xử lý đòng ở 6-80C trong thời gian 8 ngày. + Rush và cộng sự (1982) đã tiến hành xử lý đòng lúa ở nhiệt độ 400C trong thời gian 15 phút. + Năm 1886, Torrizo xử lý đòng ở 350C trong 15 phút cũng cho kết quả khả quan. Nói chung, đã có nhiều thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của nhiệt độ và thởi gian xử lý đòng đến kết quả nuôi cấy bao phấn lúa. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy rằng xử lý đòng ở nhiệt độ khác nhau sẽ cho những kết quả nuôi cấy khác nhau * Ảnh hưởng của nồng độ Cacbon đến quá trình tạo mô sẹo và tái sinh cây. Nồng độ cacbon có thể làm thay đổi tỷ lệ hình thành mô sẹo và khả năng tái sinh cây trong nuôi cấy bao phấn lúa. Chen (1978) cho biết đƣờng có tác dụng làm thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trƣờng nuôi cấy. Nồng độ đƣờng trong môi trƣờng nuôi cấy từ 6 - 8% sẽ làm tăng cả hai quá trình hình thành mô sẹo và tái sinh tiếp theo. Năm 1988 Kim và Paghavan thông báo rằng: Tỷ lệ hình thành mô sẹo từ bao phấn sẽ giảm đi khi nồng độ đƣờng trong môi trƣờng nuôi cấy cao (8 -12%) * Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình tạo mô sẹo và tái sinh cây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Trong kỹ thuật nuôi cấy bao phấn lúa, các chất điều hoà sinh trƣỏng có thể sử dụng ở dạng đơn hay kết hợp theo những tỷ lệ khác nhau Năm 1980, Khi nuôi cấy bao phấn lúa Japonica, Yang và cộng sự đã sử dụng kết hợp NAA 4mg/l + 2,4D 1mg/l + IAA 2mg/l + Kinetin 3mg/l . Kết quả cho thấy rằng nếu môi trƣờng tạo mô sẹo có chứa 2,4D nồng độ 1mg/l thì mô sẹo dễ dàng tái sinh thành cây. Theo Wasakd (1982): IAA xúc tiến quá trình hình thành rễ, Sự kết hợp các auxin: IAA, NAA, Kinetin một cách hợp lý sẽ xúc tiến mạnh mẽ quá trình phân hoá tế bào và tái sinh cây xanh. Nhìn chung, các chất tham gia vào môi trƣờng nuôi cấy bao phấn lúa nhƣ chất điều hoà sinh trƣởng, muối, đƣờng, sắt, Vitamin..... đều có sự ảnh hƣởng lẫn nhau và ảnh hƣởng chung đến kết quả của quá trình nuôi cấy. * Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý trong môi trường Các yếu tố vật lý của môi trƣờng bao gồm: + Trạng thái vật lý của môi trƣờng ở dạng rắn hay lỏng + Độ pH môi trƣờng + Độ ẩm không khí + Ánh sáng và nhiệt độ của phòng nuôi cấy Các yếu tố trên tác dụng trực tiếp đến sự hình thành mô sẹo và khả năng tái sinh chồi. Kết quả nghiên cứu lúa mỳ của Bjarmsta (1989) cho thấy rằng xử lý ánh sáng cƣờng độ cao sẽ kìm hãm quá trình tạo mô sẹo nhƣng lại kích thích quá trình tạo cây xanh, ánh sáng yếu hoặc ánh sáng khuyếch tán không ảnh hƣởng gì đến khả năng tạo mô sẹo của mẫu cấy. * Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau đến quá trình nuôi cấy bao phấn. Các môi trƣờng khác nhau sẽ cho những kết quả nuôi cấy bao phấn là khác nhau. Năm 1962 Dono thông báo môi trƣờng Murashige and skoog là môi trƣờng thích hợp nhất cho nuôi cấy bao phấn. Đến năm 1975 thì Chu và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Cs lại thông báo rằng môi trƣờng N6 là môi trƣờng tốt nhất cho nuôi cấy bao phấn lúa. Năm 1974, hai nhóm nghiên cứu của Chen và Wang đã thành công lớn khi sử dụng môi trƣờng Miller trong nuôi cấy bao phấn lúa. Rất nhiều tác giả có chung một kết luận rằng: môi trƣờng có nồng độ muối vô cơ cao sẽ rất thích hợp cho phân hoá mô sẹo. 1.1.3. Tình hình nuôi cấy bao phấn ở Việt Nam Ở nƣớc ta, nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật mới bắt đầu từ năm 1975. [16]. Kỹ thuật nhân giống invitro đã đƣợc tiến hành trên nhiều đối tƣợng thực vật khác nhau nhƣ: chuối, khoai tây, cà chua, ngô, lúa, phong lan…và cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, làm tăng hệ số nhân giống và tạo đƣợc giống mới sạch bệnh ở các loại cây này. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn lúa đƣợc ứng dụng rất sớm vào công tác chọn tạo giống và đã đƣợc tiến hành ở những cơ quan nghiên cứu khoa học, các trƣờng đại học. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện có sự trợ giúp của công nghệ sinh học nhằm chuyển lạp gen, gây áp lực bằng điều kiện ngoại cảnh bất lợi ở mức độ tế bào (rét, nóng, bệnh hai…), nuôi cấy bao phấn, dung hợp tế bào trần, nuôi cấy phôi lúa. Bằng công nghệ sinh học ngƣời ta có thể chủ động chuyển thêm một số gen mới có lợi đã đƣợc nghiên cứu kỹ vào cây lúa nhƣ gen kháng bạc lá, gen chịu phèn, gen chịu rét, gen chịu mặn…Tuy nhiên số lƣợng những giống lúa đạt năng suất, chất lƣợng đƣợc tạo ra chƣa nhiều. Đỗ Năng Vịnh và Lê Thị Diệu Muội [15] đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tạo thành mô sẹo và tạo thành cây lúa từ hạt phấn bằng phƣơng pháp nuôi cấy invitro. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu về nuôi cấy bao phấn, năm 1993 Nguyễn Hữu Hổ và Nguyễn Văn Uyển đã có những kết luận sau: - Trong mô túi phấn có chất ức chế ảnh hƣởng tới sự phát triển hạt phấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - Giữa phôi dinh dƣỡng và hạt phấn hoặc là giữa các phôi với nhau luôn luôn có sự cạnh tranh làm ức chế quá trình tái sinh cây. - Trong môi trƣờng nuôi cấy, phôi dinh dƣỡng nhị bội phát triển mạnh hơn hạt phấn tách rời dẫn đến kết quả là mô sẹo nhị bội chiếm ƣu thế so với mô sẹo đơn bội. Để loại bỏ các nhân tố cạnh tranh đối với sự phát triển của hạt phấn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nuôi phấn hạt phấn sau khi đã tách rời khỏi mô túi phấn. Song kết quả đạt đƣợc vẫn còn rát khiêm tốn. Thực tế cho thấy tỷ lệ mô sẹo hình thành thấp, sức tái sinh cây từ mô sẹo cũng không cao. Cũng trong thời gian này, các tác giả đã thử nghiệm nuôi cấy bao phấn lúa trong môi trƣờng lỏng và rút ra kết luân: + Môi trƣờng lỏng thuận lợi cho sự hấp thu dinh dƣỡng hơn môi trƣờng rắn. + Các chất độc do hạt phấn chết tạo ra không có tác động xấu tới các hạt phấn khác bởi vì nó đã bị khuyếch tán vào môi trƣờng lỏng. Năm 199