Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chiến lược, chính sách nhằm hướng tới cải
thiện và nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó
thì việc cải thiện dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em cần phải được quan tâm đúng
mức và nó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của chính phủ, trong
đó cân nặng sơ sinh là một vấn đề đáng quan tâm [32].
Cân nặng sơ sinh là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và sức khỏe bà mẹ cũng như sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động
của trẻ sau này [40]. Nhẹ cân khi sinh (dưới 2500g) là một trong những yếu tố
chính ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh [15], [40]. Sơ sinh nhẹ
cân là nguyên nhân thứ 2 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh
tại Hoa Kỳ và chiếm 53,6% trong tổng số tử vong sơ sinh sớm ở các nước thu
nhập trung bình và thấp [44], [46]. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân
chiếm 19% trong mô hình bệnh tật và 25% tử vong sơ sinh [41]. Cân nặng
sơ sinh thấp còn làm giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, giảm khả năng nhận
thức và chỉ số thông minh của trẻ đồng thời làm tăng khả năng mắc các bệnh
lý về tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành [7], [18], [40], [47], [52],
[53]. Cân nặng sơ sinh của trẻ có liên quan mật thiết với dinh dưỡng của mẹ
trước và trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ có BMI thấp hoặc
tăng không đủ cân trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thai kém
phát triển [49].
59 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6201 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường hương long thành phố Huế năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HỒ THỊ PHƯƠNG HOA
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÂN NẶNG SƠ SINH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI PHƯỜNG HƯƠNG LONG
THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2015
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH THANH HUỀ
Huế - 2016
Lời Cảm Ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo Đại học – Công tác Sinh viên, Khoa Y tế công cộng cùng toàn thể
quý thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
cũng như làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Thanh Huề
người Thầy đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình làm luận văn
tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Y Dược Huế hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế, các bà mẹ tại phường
Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi tốt nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để hoàn
thành luận văn.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn bên con, khuyến khích, động viên con
trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Cuối cùng xin được cảm ơn những người bạn đã luôn sẻ chia, giúp đỡ tôi
trong cuộc sống và học tập.
Huế, tháng 5 năm 2016
Hồ Thị Phương Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Huế, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Hồ Thị Phƣơng Hoa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Body mass index
Chỉ số khối cơ thể
CNSS : Cân nặng sơ sinh
CI : Confidence Interval
Khoảng tin cậy
IDF : International Diabetes Federation
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới
IOM : Institute of Medicine
Viện Y học Hoa Kỳ
OR : Odds ratio
Tỉ suất chênh
UNICEF : United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc
SSNC : Sơ sinh nhẹ cân
THCS : Trung Học cơ sở
THPT : Trung Học phổ thông
WHO : World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Một số vấn đề chung về cân nặng sơ sinh (cnss) ................................... 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh .......................................... 7
1.3. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ............................................... 13
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14
2.4. Các biến và phân định biến nghiên cứu ............................................... 15
2.5. Xử lý số liệu và phân tích số liệu ......................................................... 18
2.6. Kiểm soát sai lệch thông tin ................................................................. 19
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 20
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
3.1. Thực trạng cân nặng sơ sinh ................................................................ 21
3.2. Các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh .......................................... 24
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 30
4.1. Thực trạng cân nặng sơ sinh ................................................................ 30
4.2. Các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh .......................................... 33
4.3. Một số hạn chế của đề tài ..................................................................... 38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 39
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chiến lược, chính sách nhằm hướng tới cải
thiện và nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó
thì việc cải thiện dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em cần phải được quan tâm đúng
mức và nó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của chính phủ, trong
đó cân nặng sơ sinh là một vấn đề đáng quan tâm [32].
Cân nặng sơ sinh là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và sức khỏe bà mẹ cũng như sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động
của trẻ sau này [40]. Nhẹ cân khi sinh (dưới 2500g) là một trong những yếu tố
chính ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh [15], [40]. Sơ sinh nhẹ
cân là nguyên nhân thứ 2 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh
tại Hoa Kỳ và chiếm 53,6% trong tổng số tử vong sơ sinh sớm ở các nước thu
nhập trung bình và thấp [44], [46]. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân
chiếm 19% trong mô hình bệnh tật và 25% tử vong sơ sinh [41]. Cân nặng
sơ sinh thấp còn làm giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, giảm khả năng nhận
thức và chỉ số thông minh của trẻ đồng thời làm tăng khả năng mắc các bệnh
lý về tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành [7], [18], [40], [47], [52],
[53]. Cân nặng sơ sinh của trẻ có liên quan mật thiết với dinh dưỡng của mẹ
trước và trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ có BMI thấp hoặc
tăng không đủ cân trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thai kém
phát triển [49].
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn cao trên
toàn thế giới và Việt Nam. Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc, năm 2013, gần
2
22 triệu trẻ sơ sinh tức khoảng 16% trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn cầu [58].
Phần lớn những đứa trẻ này sinh ra ở các nước đang phát triển, trong đó các
nước Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất với 28% năm 2013 [59]. Tại Việt Nam theo
Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn ở mức cao và chưa có dấu
hiệu giảm, 5,1% năm 2011 tăng lên 5,7% năm 2014 [5], [34], [40]. Tương tự,
tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn tỉnh đang có xu hướng
tăng, từ 1,78% năm 2014 lên 1,98% năm 2015 [37].
Trước thực trạng đó, để giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân đồng thời nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở độ tuổi mang thai, việc
tìm hiểu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh là hết sức
cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long
thành phố Huế năm 2015” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng cân nặng sơ sinh trong năm 2015 tại phường Hương
Long, thành phố Huế.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh ở các đối tượng
nghiên cứu.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂN NẶNG SƠ SINH (CNSS)
1.1.1. Một số định nghĩa
- Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu từ lúc sinh cho đến 4 tuần lễ đầu [1].
- CNSS là trọng lượng đầu tiên của thai nhi hay trẻ sơ sinh có được sau
khi sinh. Đối với trẻ đẻ sống, cân nặng tốt nhất nên được đo trong giờ đầu tiên
của cuộc đời [60].
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC): theo tổ chức y tế thế giới (WHO) trẻ sơ
sinh nhẹ cân là trẻ khi sinh có cân nặng < 2500g không kể tuổi thai [40].
1.1.2. Phân loại sơ sinh
- Phân loại sơ sinh theo tuổi thai:
+ Trẻ sinh non là trẻ sinh ra và sống từ lúc tròn 28 tuần thai đến chưa
tròn 37 tuần thai kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối của mẹ [1].
+ Trẻ sinh đủ tháng là trẻ sinh ra và sống từ tuần 37 đến 41 tuần 6 ngày
kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối của mẹ [1].
+ Trẻ sinh già tháng là trẻ được sinh và sống sau 42 tuần tuổi thai kể từ
ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của mẹ [1].
- Phân loại trọng lƣợng sơ sinh theo tuổi thai:
+ Sơ sinh có cân nặng tương ứng với tuổi thai (AGA: appropriate for
gestation Age): có cân nặng từ đường bách phân vị 10 đến 90 [1].
+ Sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (SAG: Large for
Gestation Age): có cân nặng trên đường bách phân vị 90 [1].
+ Sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA: Small for
Gestation Age): có cân nặng dưới đường bách phân vị 10 [1].
4
1.1.2. Hậu quả của sơ sinh nhẹ cân
Trẻ nhẹ cân khi sinh thường kèm theo một loạt các rủi ro nghiêm trọng
về sức khỏe. Các bé bị suy dinh dưỡng ngay khi ở trong bụng mẹ sẽ đối mặt
với nguy cơ tử vong tăng cao trong những ngày đầu, tháng đầu hoặc năm đầu
đời. Những trẻ sống sót có thể bị suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy
cơ nhiễm bệnh; chúng có thể vẫn bị suy dinh dưỡng, giảm sức mạnh cơ bắp
và có nguy cơ cao bị tiểu đường và các bệnh về tim trong cuộc đời sau này.
Trẻ sinh ra bị nhẹ cân có thể có chỉ số thông minh thấp và bị khuyết tật về
nhận thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường và cơ hội việc làm khi
trưởng thành [39].
1.1.3. Tình hình sơ sinh nhẹ cân trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình sơ sinh nhẹ cân trên thế giới
Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), năm 2013, gần 22 triệu trẻ
sơ sinh tức khoảng 16% trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn cầu [58]. Có sự khác
nhau đáng kể trong tỷ lệ SSNC giữa các khu vực và trong mỗi nước; Tuy
nhiên, phần lớn trẻ SSNC ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Theo
uớc tính năm 2013, tại khu vực Nam Á tỷ lệ SSNC là 28%, 13% ở châu Phi
cận Sahara và 9% trong các nước Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, Một số quốc gia
có thu nhập cao cũng đang phải đối mặt với một tỷ lệ đáng kể SSNC, ví dụ
như Tây Ban Nha 8%, Hoa Kỳ là 8%, Vương quốc Anh 7%, Bắc Ireland 5%
[59]. Trong cùng một quốc gia tỷ lệ SSNC cũng rất khác nhau theo từng vùng
kinh tế. Ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội cao nhất có khả năng được chăm
sóc y tế đầy đủ với tiêu chuẩn chăm sóc tương tự như ở các nước có thu nhập
cao nên có tỷ lệ SSNC thấp hơn so với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội
thấp. Tại Ấn Độ, nơi có thu nhập cao tỷ lệ trẻ SSNC là 10% và nơi có thu
nhập thấp nhất tỷ lệ này lên cao nhất đến 56% [61].
Điều đáng chú ý là mặc dù tỷ lệ SSNC cao nhưng vẫn chưa phản ánh đầy
đủ, chính xác số trẻ SSNC trong cộng đồng vì còn nhiều trường hợp sinh con
tại nhà hoặc trong hệ thống y tế tư nhân, không được báo cáo trong số liệu
5
chính thức. Vẫn tồn tại một tỷ lệ trẻ sơ sinh không được cân lúc sinh, đặc biệt
là ở các nước có thu nhập thấp [61].
Vì thế, việc xác định các quần thể nguy cơ cao cũng như những rào cản
trong tiếp cận các biện pháp y tế và dinh dưỡng là một ưu tiên toàn cầu và
cũng là nền tảng cho sự thành công của các chương trình can thiệp [61].
1.1.3.2. Tình hình cân nặng sơ sinh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu tỷ lệ trẻ SSNC được thu thập qua hệ thống báo cáo
thường quy và một số nghiên cứu, tỷ lệ này nhìn chung thay đổi tùy thuộc vào
thời gian và cơ quan thông tin.
Năm 2002, theo Viện Dinh dưỡng tỷ lệ trẻ SSNC chung cả nước là
11,08%. Theo WHO năm 2004 tỷ lệ trẻ SSNC tại Việt Nam là 9%. Năm
2005, theo Bộ Y tế, tỷ lệ này là 5,1% [30].
Nghiên cứu của Hoàng Thu Nga và cộng sự năm 2009 tại 13 xã của tỉnh
Phú Thọ, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g là 6,3% [22]. Nghiên cứu của
Phan Bích Nga (2010) tại Bệnh viện phụ sản Trung ương tỷ lệ trẻ có CNSS
thấp là 10,5% [24]. Theo nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến cân nặng và
chiều dài trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi tỉnh Bắc Giang năm 2012 của Lê Thị
Hợp, tỷ lệ trẻ SSNC khá cao (10,8%), có liên quan chặt chẽ giữa cân nặng,
chiều dài trẻ sơ sinh với cân nặng mẹ trước thai kỳ và giữa chiều dài sơ sinh
với mức tăng cân trong 9 tháng mang thai của bà mẹ [13].
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo vùng tại Việt Nam, 2014 [40].
6
Theo Tổng cục Thống kê năm 2014, toàn quốc có 94,3% trẻ được cân
khi sinh và có khoảng 5,7% trong số trẻ được cân này có cân nặng dưới
2500g. Sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng, tỷ lệ thấp nhất là 3,7% ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và cao nhất là 7,2% ở vùng Tây Nguyên. Nhìn
chung, tỷ lệ SSNC không biến động nhiều theo độ tuổi của bà mẹ, tỷ lệ này có
xu hướng giảm khi mức sống tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ SSNC của nhóm
bà mẹ không có bằng cấp hoặc có trình độ tiểu học cao hơn nhóm bà mẹ trình
độ trung học cơ sở (THCS) trở lên [40].
Qua các báo cáo, tỷ lệ trẻ SSNC khác nhau theo vùng, địa phương và
khác nhau giữa các điều tra nghiên cứu. Trong thực tế, hệ thống báo cáo thu
thập thông tin thường qui vẫn còn nhiều trường hợp chưa thống kê hết được
nên chưa phản ánh chính xác tỷ lệ thực trong cộng đồng.
1.1.2.2. Tình hình cân nặng sơ sinh tại Thừa Thiên Huế.
Năm 2002, theo nghiên cứu của Đinh Thanh Huề tại phường Hương
Long, thành phố Huế, tỷ lệ trẻ SSNC là 8,4% [14].
Năm 2010, nghiên cứu ở Phú Vang của Nguyễn Ái Thùy Phương, Hoàng
Trọng Quý CNSS trung bình là 3200± 400g với tỷ lệ SSNC là 2,5% và có mối
liên quan giữa CNSS của trẻ với nghề nghiệp, tăng cân trong thai kỳ, chiều
cao của mẹ [27]. Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi tại các nhà
hộ sinh khu vực thành phố Huế, tỷ lệ trẻ SSNC là 3,4% [26].
Theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Thừa Thiên
Huế, tỷ lệ trẻ SSNC năm 2014 là 1,78%, năm 2015 là 1,98% trên toàn tỉnh
[37] và theo tác giả Nguyễn Hoàng Long, tỷ lệ SSNC là 10% tại Bệnh viện
Trung ương Huế [21].
Như vậy, tỷ lệ trẻ SSNC ở Thừa Thiên Huế khác nhau theo từng báo cáo
cũng như nghiên cứu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ cân nặng
sơ sinh vẫn còn ở mức khá cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
7
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÂN NẶNG SƠ SINH
1.2.1. Các đặc trƣng về dân số học
Tuổi của mẹ lúc sinh: tuổi của bà mẹ có liên quan đến CNSS, các
nghiên cứu cho thấy các bà mẹ có nhóm tuổi dưới 20 (hay nhóm tuổi 15-19)
và các bà mẹ có tuổi trên 35 có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn nhóm tuổi
khác [27].
Nghiên cứu của Henry và cộng sự ở Nigeria năm 2010-2012 cho thấy
tuổi của mẹ ảnh hưởng đáng kể đến SSNC, phụ nữ mang thai trong độ tuổi
14-18 có nguy cơ cao nhất [45]. Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Phương (2007),
Nguyễn Thị Kiều Nhi (2011) kết quả đã cho thấy các bà mẹ > 35 tuổi có con
cân nặng < 2500g chiếm tỷ lệ cao hơn các độ tuổi khác [26], [28].
Trình độ học vấn: trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến sự phát
triển của thai nhi, nhất là ở cộng đồng nghèo. Những bà mẹ có trình độ học
vấn thấp sẽ kèm theo những hiểu biết về sức khỏe sinh sản, bệnh tật nói chung
và vệ sinh thai nghén nói riêng bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của
thai nhi. Theo Lê Thị Phương Nhi (2009), Nguyễn Thị Kiều Nhi (2011) bà
mẹ kém hiểu biết có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao [25], [26].
Nghề nghiệp: là một nguy cơ sinh trẻ non tháng và sinh trẻ SSNC cao.
Các nghiên cứu của tác giả như Lê Thị Phương Nhi (2009) cho thấy bà mẹ có
nghề nghiệp là nông, ngư nghiệp có tỷ lệ NCSS cao hơn các nhóm nghề khác
và Văn Quang Tân (2010-2012) cho thấy nghề nghiệp là yếu tố có liên quan
với CNSS và bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân thì có nguy cơ sinh trẻ nhẹ
cân cao gấp 2,1 lần so với bà mẹ có nghề nghiệp khác [25], [30].
Kinh tế gia đình: có một mối liên quan giữa thai kém phát triển và tình
trạng kinh tế - xã hội thấp của người mẹ. Trong những gia đình như vậy, có
một tỷ lệ cao các bà mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu và mắc bệnh [42].
8
1.2.2. Các đặc tính về sinh học - di truyền
Chiều cao mẹ: mẹ có chiều cao dưới 145 cm có nguy cơ xương chậu hẹp
gây nên ngôi bất thường, đẻ khó, biến chứng khi đẻ, con nhẹ cân và tử vong
chu sinh cao [20]. Mẹ có chiều cao ≥150cm thì cân nặng trung bình của con
cao hơn nhóm mẹ có chiều cao <150cm [16], [26]. Nghiên cứu của Văn
Quang Tân tại Bình Dương (2010-2012) cho thấy bà mẹ có chiều cao <145cm
khi có thai có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2,1 lần bà mẹ có chiều cao
≥145cm [30].
Cân nặng mẹ: cân nặng trước thai kỳ là một chỉ số để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng, tiền sử ăn uống của mẹ và cũng là một chỉ số tiên lượng trẻ
SSNC. Nghiên cứu của Phan Bích Nga (2010) tại Bệnh viện phụ sản Trung
ương cho thấy CNSS có liên quan đến cân nặng của mẹ trước thai kỳ [24].
Tác giả Văn Quang Tân tại Bình Dương (2010-2012), mẹ có cân nặng trước
thai kỳ dưới 45kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân gấp 1,9 lần bà mẹ có cân nặng
≥ 45kg [30].
Chỉ số khối cơ thể (BMI): tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi
mang thai được đánh giá qua chỉ số khối cơ thể (BMI) có liên quan chặt chẽ
đến CNSS. Nghiên cứu của Hoàng Thu Nga và cộng sự tại Phú Thọ trong 3
năm 2003-2006 cho kết quả: phụ nữ có BMI dưới 18,5 sinh con có tỷ lệ
SSNC là 7,7% trong khi con số này ở phụ nữ BMI từ 18,5 trở lên là 5,1%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê [22]. Nghiên cứu của Văn Quang Tân năm
2010-2012 tại Bình Dương cho thấy bà mẹ trước khi có thai bị thiếu năng
lượng trường diễn (BMI<18,5) nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 4,47 lần so
với các bà mẹ không bị thiếu năng lượng trường diễn [30].
Năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO, Hội nghiên
cứu béo phì Quốc tế phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh Đái tháo đường
Quốc tế (IDF) đã đưa ra chỉ tiêu phân loại béo phì ở người trưởng thành cho
cộng đồng các nước châu Á như sau [17].
9
Bảng 1.2. Phân loại BMI cho cộng đồng châu Á [17]
Phân loại BMI
Nhẹ cân < 18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Thừa cân ≥ 23
Tiền béo phì 23 - 24,9
Béo phì độ I 25 - 29,9
Béo phì độ II ≥ 30
Như vậy, theo bảng phân loại cho cộng đồng các nước châu Á thì chỉ số
người Việt Nam bình thường là từ 18,5 - 22,9.
Tăng cân trong thai kỳ: mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ là từ 10 -
15kg khi mang thai [3]. Trung bình bà mẹ tăng 9-12kg trong thai kỳ, trong 3
tháng đầu tăng không quá 1,5kg. Trong 3 tháng giữa, trung bình mỗi tuần
tăng 0,5kg và tăng tổng cộng 6kg. Vào cuối thai kỳ, trong lượng cơ thể tăng
nhanh từ 4-5kg [2].
Từ năm 2009, Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) công bố bảng hướng dẫn tăng
cân trong thai kỳ dựa vào chỉ số BMI trước mang thai, đã được WHO công
nhận và khuyến cáo sử dụng [19].
Bảng 1.2. Bảng khuyến cáo tăng cân trong thai kỳ của IOM [19]
Phân loại BMI trƣớc mang thai Cân nặng khuyến cáo(kg)
Nhẹ cân < 18,5 12,7 - 18,2
Bình thường 18,5 - 24,9 11,4 - 15,9
Thừa cân 25 - 29,9 6,8 - 11,4
Béo phì ≥ 30 5 - 9,1
10
Mức tăng cân là yếu tố liên quan đến CNSS [25], [29]. Các tác giả đều
thấy rằng tăng cân càng ít thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân càng cao. Theo tác giả
Nguyễn Hoàng Long, nếu mẹ tăng cân dưới 10kg có tỷ lệ SSNC là 20,5%,
tăng cân từ 11-15kg thì nguy cơ này là 7,4%, tăng trên 15kg là 4,8%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê [21].
Khoảng cách sinh: khoảng cách giữa 2 lần sinh dưới 2 năm là nguy cơ
sinh trẻ nhẹ cân; theo các nghiên cứu của các tác giả như Lê Thị Phương Nhi
năm 2009, Nguyễn Đỗ Huy cho thấy khoảng cách sinh dưới 2 năm sẽ có nguy
cơ cao sinh trẻ nhẹ cân [16], [25].
Tiền sử sinh sản của mẹ: tiền sử sinh đẻ của mẹ trong các lần mang thai
trước có liên quan tới CNSS của trẻ. Nghiên cứu của Sclowitz năm 2013 tại
Brazil: các bà mẹ có tiền sử sinh non làm tăng gấp 4 lần sinh con nhẹ cân
trong các lần sinh tiếp theo [55]. Bên cạnh đó, tiền sử sinh non, tiền sử sinh
con nhẹ cân và tiền sử lưu/nạo/sẩy thai của bà mẹ cũng ảnh hưởng đáng kể tới
CNSS của trẻ. Sự lặp lại sinh trẻ nhẹ cân cao hơn 3 lần trong số các bà mẹ có
tiền sử sinh non trước đó [55]. Nghiên cứu tại miền trung K