Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y
tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng
lớn các chất thải bỏ, bao gồm những chất thải bỏ nguy hại. Theo Tổ chức Y tế thế
giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn
và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các
hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố
nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng
xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của
cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp [40], [63].
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 1087 bệnh
viện, trong đó có 1023 bệnh viện công, 64 bệnh viện tư với tổng số 140.000 giường
bệnh. Bên cạnh đó còn có 14 Viện thuộc hệ dự phòng, 189 trung tâm y tế dự phòng
tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở nghiên cứu đào tạo y dượ c và 181
công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999 trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất
thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có
40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Đến năm 2006, tính chung tỷ lệ bệnh viện có
hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho
phép; có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom CTYT hàng ngày, nhưng chỉ có 50%
bệnh viện trong số này phân loại và thu gom CTYT đạt yêu cầu [23].
103 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6029 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
HOÀNG THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
ơ
HOÀNG THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS Bùi Văn Hoan
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, các bộ
môn, các Phòng, Khoa của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên; TS. Bùi Văn Hoan - Phó giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên người thầy đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong toàn bộ khóa học.
Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường và công trình đô
thị Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận
văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009
TÁC GIẢ
Hoàng Thị Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
Chữ viết tắt trong Luận văn
Đặt vấn đề 1
Chƣơng 1. Tổng quan 3
1.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới ...................................... 3
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế ..................................................... 3
1.1.2. Phân loại chất thải y tế 4
1.1.3. Quản lý chất thải y tế 4
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ..................................... 5
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế .................................................. 5
1.2.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế ............................................... 6
1.2.3. Quản lý chất thải y tế 8
1.2.4. Biện pháp xử lý chất thải y tế 10
1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại tỉnh Thái Nguyên ......................... 11
1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất thải y tế ............................................. 12
1.4.1. Tác hại và nguy cơ của CTYT đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng trên thế giới
12
1.4.2. Tác hại và nguy cơ của CTYT đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng tại Việt Nam
14
1.4.3. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế ........... 15
1.4.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải .......................................... 16
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ................................ 19
2.1. Đối tượng nhiên cứu 19
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.1. Phương pháp 20
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 20
2.4. Chỉ số nghiên cứu 21
2.4.1. Chỉ số về thực trạng quản lý chất thải y tế ......................................... 21
2.4. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ............................... 21
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 22
2.6. Vật liệu nghiên cứu 25
2.7. Xử lý số liệu 25
2.8. Khống chế sai số trong nghiên cứu 25
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 25
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu 26
3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế 26
3.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ................................ 32
Chƣơng 4. Bàn luận 49
4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế 49
4.1.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn 49
4.1.2. Thực trạng quản lý nước thải bệnh viện ............................................. 55
4.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ................................ 58
4.2.1. Nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế ............................................ 58
4.2.2. Trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải ............................................. 63
4.2.3. Thực trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ............................... 66
Kết luận 69
Khuyến nghị 71
Tài liệu tham khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh trên thế giới ............ 3
Bảng 1.2. Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam ........... 5
Bảng 2.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm 24
Bảng 3.1. Thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện ............................... 26
Bảng 3.2. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải y tế ............................ 28
Bảng 3.3. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế .................... 29
Bảng 3.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế 30
Bảng 3.5. Thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện ............................ 31
Bảng 3.6. Nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện ............. 33
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế
quản lý chất thải y tế
34
Bảng 3.8. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất thải
y tế theo nhóm chất thải y tế
35
Bảng 3.9. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về mã màu dụng cụ
đựng chất thải y tế
36
Bảng 3.10 Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất
thải y tế theo nhóm chất thải và theo mã màu…………………....
37
Bảng 3.11. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế ................... 38
Bảng 3.12. Liên quan giữa hiểu biết với thực hành phân loại chất thải ...... 39
Bảng 3.13. Liên quan giữa học tập với hiểu biết về phân loại chất thải của
nhân viên y tế và vệ sinh viên
40
Bảng 3.14. Hiểu biết về các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải của
nhân viên y tế và vệ sinh viên y tế
41
Bảng 3.15. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về tác hại của chất
thải y tế đối với người tiếp xúc
42
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực
hành bỏ rác đúng quy định
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên bị thương tích do chất
thải y tế
46
Bảng 3.18. Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn ............ 45
Bảng 3.19. Thực trạng nhà lưu giữ chất thải rắn y tế ................................ 46
Bảng 3.20. Thực trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải .................... 48
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện ........ 33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế
quản lý chất thải y tế
34
Biểu đồ 3.3. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất
thải y tế theo nhóm chất thải y tế
35
Biểu đồ 3.4. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về mã mầu dụng cụ
đựng chất thải y tế
36
Biểu đồ 3.5. Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất thải
y tế theo nhóm chất thải và theo mã màu
37
Biểu đồ 3.6 Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành
bỏ rác đúng quy định ...............
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên bị thương tích do chất thải y tế 44
HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y tế 27
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế tại bệnh viện .............. 32
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
BOD5 : Chỉ số nhu cầu ô xy sinh hóa sau 5 ngày, ở
nhiệt độ 20oC
BVĐKTWTN : Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên
CTYT : Chất thải y tế
CTR : Chất thải rắn
DANIDA : Danish International Developrment
Assistant (Quỹ hợp tác phát triển quốc tế
Đan Mạch)
DEA : Danish Environmental Assistant to Vietnam
(hỗ trợ môi trường của Đan Mạch cho Việt
Nam)
GB : Gường bệnh
KQ PT : Kết quả phân tích
HBV : Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)
HCV : Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)
HIV : Human Immunodeficiency Virus (Vi rút
gây suy giảm miễn dịch ở người)
ICT : Limited company to clean technology and
international trade (Công ty TNHH kỹ thuật
làm sạch và thương mại quốc tế)
NSNN : Ngân sách nhà nước
PX : Phóng xạ
TB : Trung bình
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
URENCO : URBAN ENVIRONMENT COMPANY (Công
ty môi trường đô thị)
YHHN : Y học hạt nhân
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế
Thế giới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y
tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng
lớn các chất thải bỏ, bao gồm những chất thải bỏ nguy hại. Theo Tổ chức Y tế thế
giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn
và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các
hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố
nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng
xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của
cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp [40], [63].
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 1087 bệnh
viện, trong đó có 1023 bệnh viện công, 64 bệnh viện tư với tổng số 140.000 giường
bệnh. Bên cạnh đó còn có 14 Viện thuộc hệ dự phòng, 189 trung tâm y tế dự phòng
tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở nghiên cứu đào tạo y dược và 181
công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999 trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất
thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có
40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Đến năm 2006, tính chung tỷ lệ bệnh viện có
hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho
phép; có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom CTYT hàng ngày, nhưng chỉ có 50%
bệnh viện trong số này phân loại và thu gom CTYT đạt yêu cầu [23].
Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của CTYT đối
với môi trường, nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan đã tiến hành điều tra, nghiên
cứu. Các nghiên cứu đã phần nào cho thấy những tồn tại trong công tác quản lý
CTYT ở nước ta [26], [28], [40]. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áp lực về nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện
chưa được đảm bảo [18].
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do CTYT, ngày 22/4/2003, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 84 bệnh viện,
trong đó có bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [18].
Sau quyết định phê duyệt đó, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã
tích cực triển khai nhiều hoạt động để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Tuy vậy,
các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường của bệnh viện vẫn mang tính chắp vá,
nhiều chỉ số ô nhiễm qua giám sát vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên trong thời gian qua, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề
tài: "Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên", với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế.
Chƣơng 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến
nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp
làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của
các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện
pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải
nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan
truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương
nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm
khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người
phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế. [57], [58], [60], [61].
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh
viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và
chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng [34].
Bảng 1.1. Chất thải y tế theo giƣờng bệnh trên thế giới [53]
Tuyến bệnh viện Tổng lƣợng CTYT(kg/GB) CTYT nguy hại (kg/GB)
Bệnh viện trung ương 4,1 - 8,7 0,4 - 1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 - 4,2 0,2 - 1,1
Bệnh viện huyện 0,5 - 1,8 0,1 - 0,4
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát triển
có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh
hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn (truyền
nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với
tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình
chứa khí có áp suất cao) [17], [63].
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả
năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và
chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên
cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động vật, các phần
của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất
thải phóng xạ [63].
1.1.3. Quản lý chất thải y tế
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý
chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn
thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là
nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo
lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện
điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng
có nắp đậy [64].
Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường khu
vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát tốt CTYT, chưa có
khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm
90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland đã đi đầu trong
công tác xử lí CTYT, Malaixia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo
và các hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo [64].
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt rác
bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng ở các
nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra một số
phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin đã áp dụng phương pháp
xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại
thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối
nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp [59].
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định [21]:
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người
và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn
hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu huỷ an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải
y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Theo kết quả khảo sát của Vụ Điều trị - Bộ Y tế tại 24 bệnh viện năm 1998, cho
thấy tỷ lệ phát sinh chất thải y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau.
Trong cùng một bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ có lượng chất thải rắn y tế phát sinh
khác nhau, trong một bệnh viện đa khoa, khoa hồi sức cấp cứu, khoa sản, khoa ngoại có
lượng CTYT phát sinh lớn nhất. Dẫn từ [17], [40].
Bảng 1.2. Chất thải y tế phát sinh theo giƣờng bệnh tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện Đơn vị Tổng lƣợng CTYT CTYT nguy hại
Bệnh viện trung ương (kg/GB) 0,97 0,16
Bệnh viện tỉnh (kg/GB) 0,88 0,14
Bệnh viện huyện (kg/GB) 0,73 0,11
Chung (kg/GB) 0,86 0,14
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh là cơ sở quan trọng để xác định khối lượng
thu gom, công suất lò đốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số công trình
nghiên cứu trong nước về tổng lượng CTYT phát sinh trên địa bàn cả nước có sự sai
lệch: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiển... 50 - 70 tấn/ngày; kết quả nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cứu của Nguyễn Huy Nga (Bộ Y tế) là 16,5 tấn.ngày; kết quả nghiên cứu của Lê
Doãn Diên 37,5 tấn ngày; theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 là 57,5
tấn/ngày; của Bộ Xây dựng là 34 tấn/ngày. Sở dĩ có sự chệnh lệch như vậy vì một
số đề tài khi nghiên cứu về lượng CTYT phát sinh có xét đến cả chất thải xây dựng,
bùn bể phốt.... Một số đề tài nghiên cứu khác chỉ xét đến lượng CTYT phát sinh khi
cần thiêu đốt. Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (2001) tại 280 bệnh viện lượng
CTYT phát sinh mỗi ngày khoảng 429 tấn/ngày, trong đó lượng CTYT nguy hại
khoảng 34 tấn/ngày, ước tính tổng lượng khoảng 15 triệu tấn/năm CTYT, trong đó
có khoảng 21.000 tấn/năm CTYT nguy hại. Dự báo đến năm 2010, lượng CTYT
nguy hại sẽ có khoảng 25.000 tấn/năm [17], [28].
1.2.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế
Căn c