Bóng chuyền là một trong những môn thể thao quần chúng đang được
phát triển rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Bóng chuyền xuất hiện lần
đầu tiên ở nước ta vào những năm 1922. Tuy gặp nhiều khó khăn và trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử đất nước, môn bóng chuyền vẫn không
ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Hình ảnh Bác Hồ tập luyện bóng
chuyền ở Chiến khu trong những lúc thư giãn cũng làm gia tăng sự am hiểu
và lòng hâm mộ của người dân về môn thể thao này. Chính vì thế mà bóng
chuyền ở Việt Nam đã phát triển khá rộng khắp trong nhân dân, bởi lẽ đơn
giản là vì tập môn bóng chuyền ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển
các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, thì nó
còn rèn luyện và phát triển các kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng phối hợp,
hợp tác, làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng làm chủ và hoàn thiện bản
thân, vươn lên, tự chủ, tự tin, tích cực, sáng tạo, kiên trì, bền bỉ trong quá
trình tập luyện và thi đấu.
20 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4965 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh quảng nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC
BẬT CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN – ĐỘI
TUYỂN HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG NAM
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thị Nghi
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Biển
Lớp : 10 STQ
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc
đối với các thầy cô trường Đại học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng, quý thầy cô
khoa Giáo dục Chính trị, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô hiện đang công
tác tại Trung tâm Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám Hiệu trường THPT Nguyễn Văn Cừ,
quý thầy cô trong tổ Thể dục cùng các em học sinh thuộc vận động viên của
trường.
Đây là bước đầu nghiên cứu khoa học, do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
quý Thầy, Cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Biển
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................... 3
3. Giả thiết khoa học của đề tài.................................................................... 4
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 4
5. Nhiệm vụ ................................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
6.1. Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu ...................................... 5
6.2. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 5
6.3.Phương pháp phỏng vấn – tọa đàm ........................................................ 5
6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ............................................................. 6
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 6
6.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 7
7. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 8
7.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8
7.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 8
7.3. Trang thiết bị nghiên cứu....................................................................... 9
7.4. Địa điểm.................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................... 10
1.1. Sức bật và những yếu tố chi phối sức bật........................................... 10
1.1.1. Khái niệm về sức bật ........................................................................ 10
1.1.2. Ý nghĩa của sức bật trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền ........ 10
1.1.3. Vai trò sức bật trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền. ............... 12
1.1.4. Những nhân tố chi phối tới sức bật.................................................. 14
1.2. Đặc điểm môn bóng chuyền. ............................................................... 16
1.3. Nguyên tắc tập luyện ........................................................................... 18
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi từ 16 – 19 ........................................... 19
1.4.1. Về mặt tâm lý ................................................................................... 19
1.4.2. Về mặt sinh lý .................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................. 23
2.1.Cơ sở lý luận ......................................................................................... 23
2.1.1. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề giáo dục thể
chất trường học ........................................................................................... 23
2.1.2. Tổ chức đội tuyển trong học sinh một nhân tố góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong trường THPT Nguyễn Văn Cừ. ........................ 25
2.1.3. Quan điểm về yếu tố sức bật .............................................................. 26
2.1.4. Phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ( sức bật) ......... 27
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sức bật trong bóng chuyền ........................... 31
2.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 32
2.2.1. Sức bật nội dung quan trọng trong huấn luyện thể lực cho vận
động viên bóng chuyền............................................................................... 32
2.2.2. Thực trạng sức bật của các vận động viên nam bóng chuyền - Đội
tuyển học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. ............................. 34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................... 36
3.1 Nhiệm vụ 1: Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức
bật cho nam vận động viên bóng chuyền – Đội tuyển học sinh trường
THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam. ............................................ 36
3.1.1 Thực trạng công tác giảng dạy thể dục thể thao nói chung và huấn
luyện bóng chuyền nói riêng của trường THPT Nguyễn Văn Cừ. .......... 36
3.1.2 Cơ sở vật chất và số lượng giáo viên phục vụ công tác giảng dạy
môn giáo GDTC tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ. ............................... 37
3.1.3. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bật cho nam vận
động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.... 39
3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vận
động viên - Đội tuyển học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Văn
Cừ - Quảng Nam ........................................................................................ 40
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn các bài tập phát triển sức bật
nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện cho nam VĐV bóng chuyền trường
THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. ...................................................... 40
3.2.2 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng
chuyền học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. .............. 41
3. Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả các bài tập ....................... 58
3.3.1. Phân tích các chỉ số thực nghiệm ..................................................... 58
3.3.1.1. Sức khỏe và trình độ sức bật VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trước thực nghiệm............................................................................ 58
3.3.1.2. Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với
trước thực nghiệm sư phạm của nhóm đối chứng thực hiện các bài tập theo
nội dung chương trình huấn luyện hiện hành. .......................................... 62
3.3.1.3.Đối chiếu kết quả các chỉ số thu được sau thực nghiệm sư phạm với
trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm thực hiện các bài tập đề xuất . 63
3.3.1.4. So sánh để đánh giá sự phát triển của các chỉ tiêu chức năng
(mạch, huyết áp), trình độ sức bật của hai nhóm sau 6 tuần thực nghiệm 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 68
1. Kết luận: ................................................................................................. 68
2. Kiến nghị: ............................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70
PHỤ LỤC...72
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1 Kết quả tổng hợp các ý kiến đã được phỏng vấn 33
Bảng 2
Thực trạng sức bật của nam VĐV - Đội tuyển học sinh
THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam. 35
Bảng 3
Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và huấn
luyện TDTT của trường THPT Nguyễn Văn Cừ -
Quảng Nam.
37
Bảng 4
Thống kê số lượng và trình độ cán bộ giáo viên bộ môn
thể dục của trường. 38
Bảng 5
Phân bố LVĐ các bài tập phát triển sức bật được sử
dụng trong huấn luyện VĐV bóng chuyền tại trường
THPT Nguyễn Văn Cừ.
39
Bảng 6
Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ phù hợp của các
bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam VĐV bóng
chuyền – Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn
Cừ – Tỉnh Quảng Nam.
44
Bảng 7
Kết quả các bài tập phát triển sức bật cho nam VĐV –
Đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ được
tán thành.
47
Bảng 8
Phân bố lượng vận động cho các bài tập phát triển sức
bật cho nam VĐV bóng chuyền học sinh trường THPT
Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam.
49
Bảng 9
Kết quả các chỉ số tim mạch của VĐV đội tuyển bóng
chuyền nam học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ -
Tỉnh Quảng Nam (nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng).
60
Bảng 10 Trình độ sức bật của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam
học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ -Tỉnh Quảng
Nam (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng).
61
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
TDTT : Thể dục thể thao
GDTC : Giáo dục thể chất
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
CT : Chỉ thị
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
VĐV : Vận động viên
TW : Trung ương
BGH : Ban giám hiệu
TTN : Trước thực nghiệm
STN : Sau thực nghiệm
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bóng chuyền là một trong những môn thể thao quần chúng đang được
phát triển rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Bóng chuyền xuất hiện lần
đầu tiên ở nước ta vào những năm 1922. Tuy gặp nhiều khó khăn và trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử đất nước, môn bóng chuyền vẫn không
ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Hình ảnh Bác Hồ tập luyện bóng
chuyền ở Chiến khu trong những lúc thư giãn cũng làm gia tăng sự am hiểu
và lòng hâm mộ của người dân về môn thể thao này. Chính vì thế mà bóng
chuyền ở Việt Nam đã phát triển khá rộng khắp trong nhân dân, bởi lẽ đơn
giản là vì tập môn bóng chuyền ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển
các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, thì nó
còn rèn luyện và phát triển các kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng phối hợp,
hợp tác, làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng làm chủ và hoàn thiện bản
thân, vươn lên, tự chủ, tự tin, tích cực, sáng tạo, kiên trì, bền bỉ trong quá
trình tập luyện và thi đấu.
Luyện tập và thi đấu bóng chuyền là hoạt động toàn thân, trong đó chủ
yếu là bàn tay và cẳng tay tiếp xúc bóng. Khi thi đấu kỹ chiến thuật luôn thay
đổi, biến hóa đa dạng, nhưng vẫn mang tính liên hoàn và nhịp điệu. Chính vì
vậy, mà thi đấu bóng chuyền thường diễn ra sôi nổi và có tính hấp dẫn cao,
tính đối kháng, đặc biệt là sự tranh chấp trên lưới diễn ra liên tục. Hoạt động
bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, trong thi đấu thường xuyên có
các tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu của các
cầu thủ trên sân luân phiên thay đổi sau mỗi lần giành quyền phát bóng. Do
vậy, mỗi cầu thủ bóng chuyền phải có thể lực, trình độ kỹ thuật toàn diện, biết
vận dụng nhiều tư thế và kỹ thật đánh bóng khác nhau, có như vậy mới hoàn
thành được chức năng, nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trên sân.
Ngày nay, xu thế bóng chuyền hiện đại là tấn công chiếm ưu thế hơn
phòng thủ. Hoàn thiện tấn công trong bóng chuyền hiện đại là nhờ khả năng
Trang 2
phối hợp tấn công nhanh với tín hiệu, tấn công từ tuyến hai và ba càng được
sử dụng rộng rãi. Lối đánh tốc độ bất ngờ chạy lên đập giả, nhảy giả thường là
đập nhảy một chân. Phản công liên tục, tối đa có hiệu quả và tạo áp lực lâu
dài cho đối phương. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công
của một pha bóng đó là động tác tấn công trên lưới, nhờ có những cú tấn công
quyết định, hiệu quả của các kỹ thuật tấn công mà trận đấu được kết thúc
nhanh hay chậm, thắng lợi hay thất bại. Như vậy, ngoài trình độ điêu luyện về
kỹ chiến thuật thì người tập phải có trình độ thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc
độ tốt mới hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.
Sức mạnh tốc độ được hiểu là năng lực nhanh - mạnh hay nói cách khác
chính là sức bật. Sức bật là năng lực thực hiện bật để nâng trọng tâm cơ thể
lên cao hoặc ra xa một cách nhanh nhất. Trong thi đấu bóng chuyền thì sức
bật của VĐV rất có ý nghĩa trong các tình huống đối kháng với đấu thủ. Nó
rất cần thiết khi thực hiện các thao tác kỹ thuật như phát, chuyền và nhất là
khâu đập bóng. Sức bật tốt sẽ mở rộng được tầm quan sát trên không và tăng
uy lực tấn công.
Trong những năm gần đây, môn thể thao bóng chuyền ở nước ta phát
triển đồng đều cả về mở rộng và nâng cao. Đặc biệt kỹ chiến thuật mới cũng
đã được đưa vào sử dụng. Phương thức tổ chức thi đấu phù hợp đã tạo điều
kiện cho môn bóng chuyền phát triển mạnh trong cả nước, được người dân
ủng hộ, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa xã hội.
Tại trường học các cấp thì môn bóng chuyền được đưa vào giảng dạy
làm môn thể thao tự chọn, ngoài mục đích tăng cường sức khỏe, hoàn thiện
thể chất thì nó phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, từ đó phát huy
được năng lực sở trường của các em. Đây cũng là cái nôi phát hiện tài năng
bóng chuyền, đóng góp cho phong trào thể thao của nhà trường và địa
phương. Những năm gần đây, phong trào tập luyện môn bóng chuyền của học
sinh trong các trường trung học phổ thông tại tỉnh Quảng Nam, trong đó có
trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ đã có bước phát triển, số học
Trang 3
sinh tham gia tập luyện tăng lên rất nhiều so với các môn thể thao khác.
Trường cũng xây dựng được đội tuyển bóng chuyền nam, nữ tham gia các kỳ
thi Hội khỏe Phù đổng của Tỉnh, nhưng thành tích đạt được còn ở mức khiêm
tốn so với các trường trong Tỉnh. Qua thời gian dài quan sát quá trình tập
luyện và thi đấu của đội tuyển, chúng tôi thấy về mặt kỹ thuật các em cũng đã
phần nào đạt được yêu cầu nhưng về mặt thể lực còn rất yếu nên rất hạn chế
khi thực hiện các miếng đánh chiến thuật, dẫn đến kết quả thi đấu thấp. Để
nâng cao thành tích và phát triển phong trào tập luyện và thi đấu bóng chuyền
cho học sinh trong nhà trường nói chung và đội tuyển nam, nữ bóng chuyền
trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ nói riêng thì vấn đề đặt ra ở đây
là phải giải quyết khâu thể lực cho học sinh. Có như vậy các em mới thực
hiện được ý đồ chiến thuật và mới nâng cao được thành tích thi đấu. Xuất
phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG
DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BẬT CHO NAM VẬN
ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN - ĐỘI TUYỂN HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ - TỈNH QUẢNG
NAM”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích lâu dài của công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường là góp phần nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và phát triển các tố
chất thể lực, phát huy tài năng thể thao trong học sinh. Dựa trên khảo sát thực
trạng phong trào thể dục thể thao của nhà trường, đặc biệt là chất lượng tập
luyện và thi đấu của đội tuyển nam bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn
Cừ và qua giải bóng chuyền của học sinh THPT - Tỉnh Quảng Nam trong
khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng. Đề tài tiến hành nghiên cứu ứng dụng các bài
tập phát triển sức bật cho nam vận động viên bóng chuyền đội tuyển học sinh
THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp
thêm cơ sở để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường nói chung và
thành tích thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nói riêng.
Trang 4
3. Giả thiết khoa học của đề tài
Việc tiến hành nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam
vận động viên bóng chuyền - đội tuyển học sinh trong các trường THPT là rất
cần thiết. Nhiều năm gần đây, vấn đề này đã được đặt ra nhưng chưa được
nghiên cứu một cách có khoa học. Nếu biết lựa chọn các bài tập và có phương
pháp tập luyện hợp lý thì không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
vận động viên trong đội tuyển mà nó còn phát huy được tài năng của học sinh
và nâng cao chất lượng của giải, góp phần đưa đội tuyển nam bóng chuyền
THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam đạt thành tích cao hơn nữa.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu
về lĩnh vực môn bóng chuyền cũng như lĩnh vực giáo dục thể chất trường học,
đặc biệt đối với các huấn luyện viên, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và
huấn luyện ở các đội tuyển bóng chuyền. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ứng
dụng các bài tập nhằm phát triển sức bật cho nam vận động viên - Đội tuyển
học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam, có thể vận dụng
biên soạn nội dung huấn luyện thể lực cho đội tuyển bóng chuyền học sinh
THPT tỉnh Quảng Nam.
5. Nhiệm vụ
Để giải quyết mục đích của đề tài, chúng tôi tiến hành đặt ra những
nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 1: Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức
bật cho nam vận động viên bóng chuyền – đội tuyển học sinh trường THPT
Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển sức bật cho nam vận động
viên đội tuyển học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh Quảng Nam.
Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm và đánh giá các bài tập phát triển sức bật.
Trang 5
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau
6.1. Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu
Bằng phương pháp này, chúng tôi đã thu thập phân tích được nhiều tài
liệu của các tác giả trong và ngoài nước, các văn kiện nghị quyết của Đảng và
Nhà nước có liên quan đến vấn đề giáo dục thể chất trong trường học, xác
định được hiện trạng phong trào TDTT và quá trình tập luyện, thi đấu của đội
tuyển bóng chuyền nam học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ... Để đưa ra hình
thức, nội dung, các bài tập không những nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể
chất mà còn phát huy được tài năng bóng chuyền trong học sinh, từ đó nâng
cao được thành tích của đội tuyển, góp phần nâng cao chất lượng của giải
bóng chuyền học sinh THPT tỉnh Quảng Nam.
6.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát quá trình tập luyện và
thi đấu bóng chuyền, quan sát sức bật và mối liên hệ giữa sức bật với hiệu quả
của việc thực hiện kỹ - chiến thuật trong các trận đấu tại giải bóng chuyền học
sinh trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Nam năm 2013. Quan
sát những trận đấu tập trong thời gian thực nghiệm của đội tuyển nam học
sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Quan sát tình hình sức khỏe của học sinh
qua sắc da, hơi thở... để có hướng điều chỉnh kịp thời. Quan sát và thu thập
những số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình thực nghiệm giúp cho việc
rút ra kết luận chính xác hơn.
6.3.Phương pháp phỏng vấn – tọa đàm
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu
nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng phong trào TDTT của học sinh, thực trạng
tập luyện và thi đấu, mối liên hệ giữa sức bật và hiệu quả của việc thực hiện
kỹ chiến thuật.
Trang 6
Đối tượng chúng tôi phỏng vấn là các chuyên gia có kinh nghiệm về
môn bóng chuyền, các huấn luyện viên quốc gia, các giáo viên giảng dạy và
huấn luyên đội tuyển bóng chuyền về vai trò của sức bật trong thực hiện kỹ
chiến thuận bóng chuyền...
Phỏng vấn đối với học sinh là vận động viên trong đội tuyển bóng
chuyền nam trường THPT Nguyễn văn Cừ về tình hình sức khỏe, trình độ tập
luyện, cảm giác sau thời gian thực nghiệm.
6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Qua nghiên cứu, tham khảo các test kiểm tra đánh giá thể lực học sinh
theo chương trình giáo dục thể chất Bộ Giáo dục và đào tạo và test kiểm tra
thể lực của vận động viên bóng chuyền chúng tôi tiến hành các test kiểm tra
sau