Luận văn Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc

Đi cùng sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ đời sống xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển con người ngày càng tăng, trong đó nhu cầu thịt trứng sữa tăng cao, tất yếu thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Thống kê năm 2013 của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm ở Việt Nam khoảng 314,8 triệu con gia cầm và lượng chất thải là 22,52 triệu tấn. Trong quy trình nuôi gia cầm (gà thịt, gà đẻ trứng, gia cầm, chim cút ) ở quy mô hộ gia đình và trang trại (từ vài trăm con đến hàng chục nghìn con), các chủ trang trại phải sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa lót nền chuồng, để giữ cho nền chuồng được khô và hạn chế sự ô nhiễm môi trường, chất lót chuồng thường nhiều gấp 4 - 5 so với lượng phân thải ra. Ở Việt Nam, các trang trại nuôi gia cầm thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. Mức độ nhiễm khuẩn trong môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi vượt từ 20 - 25 lần so với tiêu chuẩn về môi trường (TCN 10) của Bộ NNPTNT [4]. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chuồng trại chăn nuôi cũng đã được áp dụng ở Việt Nam. Ví dụ như sử dụng chế phẩm vi sinh vật EM phun cho các trang trại chăn nuôi, có tác dụng làm giảm mùi hôi, ngăn chặn ruồi và các côn trùng có hại, tăng chất lượng sản phẩm. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang nghiên cứu và triển khai thử nghiệm mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật (Balasa) để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi lợn, gà (mô hình chăn nuôi sinh thái) đã mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường như: giảm sự phát sinh mùi, chất thải rắn và nước thải trong quá trình chăn nuôi.

doc25 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3150 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN CAO HỌC Chuyên ngành: Công nghê sinh học Đề tài: “Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc” Giáo viên hướng dẫn: Học viên thực hiện : Lớp : Công nghệ sinh học – K5A Thái Nguyên 5, 2014 s MỞ ĐẦU Đi cùng sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ đời sống xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển con người ngày càng tăng, trong đó nhu cầu thịt trứng sữa tăng cao, tất yếu thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Thống kê năm 2013 của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm ở Việt Nam khoảng 314,8 triệu con gia cầm và lượng chất thải là 22,52 triệu tấn. Trong quy trình nuôi gia cầm (gà thịt, gà đẻ trứng, gia cầm, chim cút ) ở quy mô hộ gia đình và trang trại (từ vài trăm con đến hàng chục nghìn con), các chủ trang trại phải sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa lót nền chuồng, để giữ cho nền chuồng được khô và hạn chế sự ô nhiễm môi trường, chất lót chuồng thường nhiều gấp 4 - 5 so với lượng phân thải ra. Ở Việt Nam, các trang trại nuôi gia cầm thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. Mức độ nhiễm khuẩn trong môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi vượt từ 20 - 25 lần so với tiêu chuẩn về môi trường (TCN 10) của Bộ NNPTNT [4]. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chuồng trại chăn nuôi cũng đã được áp dụng ở Việt Nam. Ví dụ như sử dụng chế phẩm vi sinh vật EM phun cho các trang trại chăn nuôi, có tác dụng làm giảm mùi hôi, ngăn chặn ruồi và các côn trùng có hại, tăng chất lượng sản phẩm... Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang nghiên cứu và triển khai thử nghiệm mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật (Balasa) để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi lợn, gà (mô hình chăn nuôi sinh thái) đã mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường như: giảm sự phát sinh mùi, chất thải rắn và nước thải trong quá trình chăn nuôi. Trong nhiều năm qua Phòng vi sinh vật môi trường của Viện Công nghệ môi trường đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật tuyển chọn ở Việt Nam để xử lý phế thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và nước thải. Hiện nay, phòng đang nghiên cứu và hoàn thiện chế phẩm vi sinh Sagi Bio-2 để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm cho các hộ nông dân. Việc đánh giá hiệu quả của chế phẩm Sagi Bio-1 trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ứng dụng các sản phẩm khoa học vào thực tiễn. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc” Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 khi sử dụng để bổ sung chất lót chuồng nuôi gia cầm nhằm hạn chế phát sinh mùi hôi thối và ức chế các vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi gia cầm, góp phần cải thiện môi trường nông thôn. - Phát triển ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 vào xử lý ô nhiễm môi trường chuồng trại chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi gia cầm và mức độ ô nhiễm môi trường tại 1 số xã có mật độ chăn nuôi gia cầm cao của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. - Sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi gà tại 1 số hộ chăn nuôi tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích đánh giá chất lượng không khí chuồng nuôi (tổng vi khuẩn hiếu khí, sự phát sinh mùi H2S, NH3) giữa các chuồng nuôi gia cầm sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 và không sử dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi gia cầm. - Phân tích đánh giá sự biến động của các vi sinh vật hữu ích sử dụng để sản xuất chế phẩm Sagi Bio-1 (xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Lactobacillus) trong chất lót chuồng nuôi gia cầm giữa các chuồng nuôi gia cầm sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 và không sử dụng chế phẩm vi sinh. - Đánh giá sự biến động của các nhóm vi sinh vật gây bệnh bao gồm E.coli, Salmonella, Nấm mốc trong chất lót chuồng nuôi gia cầm giữa các chuồng nuôi gia cầm sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 và không sử dụng chế phẩm vi sinh. PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hiện trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.3. Hiện trạng môi trường ở Tam Dương - Vĩnh Phúc Tam Dương là huyện trung du của tỉnh Vĩnh Phúc. Với diện tích tự nhiên là 10.718,55 ha, dân số 95.964 người theo thống kê năm 2009 của tỉnh Vĩnh Phúc [37], Những ngày đầu tái lập, huyện Tam Dương còn gặp muôn vàn khó khăn, thách thức do là huyện thuần nông. Kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu. Khi đó, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu với 65,3%; Tiểu thủ công nghiệp chiếm 18,4%; Thương mại - dịch vụ chỉ chiếm 18,4%. Đến nay, Tam Dương trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. Cơ cấu vật nuôi, cây trồng, được mạnh dạn chuyển đổi; nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Huyện đã xây dựng được 3 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 50ha. Năm 2012, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 1000 tỷ đồng, chiếm 68% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện, tăng 10% so với năm 2011. Và chủ lực, mũi nhọn trong phát triển chăn nuôi của Tam Dương vẫn là chăn nuôi gia cầm. Đến nay, có thể khẳng định Tam Dương là huyện có số lượng gia cầm lớn nhất tỉnh (chiếm 1/3 tổng đàn gia cầm toàn tỉnh) [37]. Trên địa bàn toàn huyện mới chỉ có 30% số hộ chăn nuôi dân đăng ký thu gom, xử lý rác thải, 90% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không chịu đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Công tác quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều bất cập. Dịch vụ vệ sinh môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc vật chết ra các kênh mương còn phổ biến. Theo kết quả khảo sát năm 2010 tại một số xã có nhiều hộ chăn nuôi đã được Chi cục Thú y tỉnh công bố, nồng độ khí NH3, H2S có trong không khí tại một số nơi đã cao hơn mức cho phép từ 1 – 2,3 lần, độ nhiễm khuẩn coliform cao hơn gấp 3,2 lần TCCP; nước thải nhiễm E. Coli và tỷ lệ số mẫu nước thải nhiễm trứng giun cao. Hàm lượng COD trong nước thải từ 314 – 542mg/l, cao hơn giới hạn cho phép từ 1,57 – 2,71 lần, hàm lượng BOD từ 182,5 – 406,4mg/l vượt TCCP từ 1,22 – 2,7 lần. Thực tế, do chưa thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường nên tình hình dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều huyện, địa phương trong tỉnh như dịch tai xanh ở lợn tại huyện Tam Đảo; dịch cúm gia cầm ở huyện Tam Dương; dịch lở mồm long móng ở xã Hồng Phong (Lập Thạch); [29; 37]. Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải chăn nuôi. Ngoài việc tạo ra nguồn phân bón hữu cơ dồi dào cho phát triển nông nghiệp, hạn chế nguồn sâu bệnh, tái chế các chất phế thải nông nghiệp thành phân bón còn góp phần giảm chi phí sản xuất. Đây là một sản phẩm được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 1.2. Các vấn đề môi trường trong chuồng trại chăn nuôi gà 1.2.1. Thành phần chất thải chăn nuôi [9] 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà đến môi trường Chăn nuôi gà ở Việt Nam chủ yếu sản xuất tập trung tại các hộ quy mô nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất của chất thải chăn nuôi để có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết. Trên thực tế, thực trạng chăn nuôi theo phương pháp truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do thiết kế chuồng hở và việc vệ sinh không đảm bảo, nên mùi hôi của thức ăn và phân gà toả ra môi trường bên ngoài gây tình trạng hôi thối, mất vệ sinh. Nghiêm trọng nhất là nạn ruồi, nhặng phát sinh từ trang trại gà ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Việc thải phân và nước rửa chuồng trực tiếp ra môi trường gây ra mùi hôi thối cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người [4]. 1.3. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia cầm Hệ vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi gồm nhiều nhóm VSV có hoạt tính sinh học khác nhau giữ vai trò hết sức quan trọng trong chu trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các chất mùn mà cây trồng có thể sử dụng được. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập các nhóm VSV có khả năng phân huỷ các hợp chất phổ biến, là thành phần chính trong chất thải chăn nuôi gồm xenluloza, tinh bột, protein và VSV có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, vi khuẩn gây thối. 1.3.1. Vi sinh vật phân giải xenluloza. 1.3.2. Vi sinh vật phân giải tinh bột 1.3.3. Vi sinh vật phân giải protein 1.3.4. Vi khuẩn lactic sinh tổng hợp axit lactic và bacterioxin 1.4. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và trên thế giới 1.4.1. Công nghệ EM 1.4.2. Công nghệ ozon 1.4.3. Sử dụng chế phẩm Balasa – N01 làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Chế phẩm vi sinh Sagi Bio-1 của Phòng Vi sinh vật môi trường – Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được sản xuất từ các chủng vi khuẩn Lactobacillus và xạ khuẩn Streptomyces. - Các hóa chất cần thiết cho phân tích. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Chất độn, lót chuồng nuôi gà tại Tam Dương, Vĩnh phúc. - Không khí trong khu vực chăn nuôi gà 2.3. Thiết bị và hoá chất 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan trắc đánh giá tác động, trong quá trình xử lý và sau khi xử lý để đánh giá tác động của chế phẩm lên chất thải chăn nuôi gia cầm. - Phương pháp đo, thống kê, phân tích, so sánh với các tiêu chuẩn qui định. - Các phương pháp phân tích, đánh giá mật độ Vi sinh vật gây bệnh,... theo tiêu chuẩn Standards method (USA). - Phương pháp thu mẫu khí và phân tích các khí NH3 và H2S theo TCVN 6620:2000 PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm môi trường tại 1 số xã có mật độ chăn nuôi gia cầm cao của huyện Tam Dương Để đánh giá thực trạng ô nhiễm do chăn nuôi gia cầm tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đã tiến hành quan trắc thu mẫu không khí, lấy mẫu chất thải tại khu vực chăn nuôi của một số hộ chăn nuôi tại Tam Dương để phân tích, nhằm đưa ra những đánh giá, kết luận chính xác từ đó nghiêm cứu và đưa ra các phương án xử lý phù hợp với tình hình cụ thể. Khu chăn nuôi nhà ông Nguyễn Đức Tô Một chuồng gà Ai cập nhà ông Quyền Hình 3.1. Một số hình ảnh khảo sát tại các hộ chăn nuôi gà ở Tam Dương Ngày 10 tháng 7 năm 2013 chúng tôi đã khảo sát, thu mẫu tại một số hộ gia đình chăn nuôi gia cầm xen kẽ trong khu dân cư với quy mô từ 1000 đến 4000 con gia cầm tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương và có các kết quả phân tích được tổng hợp trong bảng dưới đây. Trong quá trình khảo sát bằng cảm quan chúng tôi nhận thấy mùi hôi thối, mùi khai xung quanh khu vực chăn nuôi rất khó chịu, một lượng lớn ruồi, nhặng xuất hiện ở đây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người dân, gây mất mỹ quan. Càng đến gần các chuồng nuôi gia cầm thì mùi càng sộc gây cảm giác khó chịu. Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu khảo sát tại các hộ gia đình ở thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương Chỉ tiêu phân tích M1 M2 M3 M4 M5 Vi sinh vật tổng số (CFU/g) 9,5.109 7,5.109 8,0.1010 3,1.1010 7,0.1010 Nấm men (CFU/g) 0 0 0 0 0 Nấm mốc (CFU/g) 1,2.104 2,0.103 4,1.103 2,5.104 1,1.104 Xạ khuẩn (CFU/g) 1,0.103 0 2,1.102 0 0 Samonella (CFU/g) 1,5.105 5,0.104 1,5.105 1,3.103 2,0.105 T – Coliform (MPN/g) 1,6.109 5,4.109 3,5.109 1,4.108 9,2.107 F – Coliform (MPN/g) 5,4.106 7,0.107 2,2.108 5,4.107 9,2.107 Chú thích: M1: Mẫu lấy tại điểm gần máng thức ăn chuồng gà công nghiệp M2: Mẫu lấy tại điểm xa máng thức ăn chuồng gà công nghiệp M3: Mẫu lấy tại điểm gần máng thức ăn chuồng gà Ai cập M4: Mẫu lấy tại điểm xa máng thức ăn chuồng gà Ai cập (M1-M4 lấy tại hộ ông Nguyễn Ngọc Quyền) M5: Mẫu lấy tại chuồng gà Ai cập nhà ông Nguyễn Đức Tô Kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho thấy: Xạ khuẩn xuất hiện trong các mẫu khảo sát có khuẩn lạc màu đỏ chiếm mật độ lớn, đạt đến 1,0.102 CFU/g. Các chủng vi sinh vật gây bệnh như: Salmonella, Coliform rất cao. Mật độ Salmonella lên đến 105 CFU/g, mật độ Coliform chịu nhiệt trong chất lót chuồng lên đến 107 CFU/g. Sự tồn tại mật độ vi sinh vật gây bệnh ở mật độ cao ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đàn gia cầm cũng như con người nếu để tiếp xúc với nguồn nước sinh hoạt hay thực phẩm. Ngoài ra, sự phát triển bùng nổ của các vi sinh vật gây bệnh cũng là nguyên nhân ức chế các vi sinh vật có lợi khác phát triển do sự canh tranh dinh dưỡng cũng như môi trường sống. Kết quả phân tích trong bảng 3 cũng cho thấy mật độ của vi khuẩn khử sulfat và vi khuẩn kị khí rất cao, đặc biệt là vi khuẩn kị khí lên đến 106CFU/g. Sự phát triển mạnh của vi sinh vật kị khí trong chất lót chồng là nguyên nhân phát sinh mùi hôi thối cho không khí trong chuồng nuôi. Kết quả phân tích nồng độ khí NH3 và H2S trong chuồng nuôi được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu khí khảo sát tại các hộ gia đình ở thị trấn Hợp Hoà, huyện Tam Dương Chỉ tiêu phân tích M1 M2 M3 M4 M5 Khí NH3 (mg/L) 8,21 7,96 8,04 8,12 7,98 Khí H2S (mg/L) 20,02 19,08 22,40 21,2 22,02 Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên cho thấy nồng độ các khí NH3, H2S – nguyên nhân gây các mùi hôi thối, mùi khai trong môi trường không khí xung quanh khu vực chăn nuôi ở các mẫu khảo sát đều ở mức cao. Mật độ các loại vi sinh vật gây bệnh như Salmonella, Coliform, nấm mốc, trong mẫu chất thải lấy tại các hộ gia đình cũng rất lớn. Đây chính là nguy cơ gây nên các bệnh dịch cho vật nuôi cũng như con người nếu để tiếp xúc với nguồn nước sinh hoạt hay thực phẩm. Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy nồng độ các khí NH3, H2S – nguyên nhân gây các mùi hôi thối, mùi khai trong môi trường không khí xung quanh khu vực chăn nuôi ở các mẫu khảo sát đều ở mức cao. Như vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải bổ sung các vi sinh vật có lợi vào chất độn lót chuồng ngay từ ban đầu với mật độ cao nhằm chiếm lĩnh môi trường, gây sự ức chế cho sự sinh trưởng, phát triển của các chủng vi sinh vật gây hại ngay từ ban đầu. 3.2. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Sagi Bio-1 bổ sung vào chất lót chuồng nuôi gia cầm Đánh giá hiệu quả xử lý các thông số gây mùi hôi, thối của chuồng trại chăn nuôi gia cầm H2S, NH3, các vi sinh vật gây bệnh trong phân gia cầm như: Tổng coliform, fecal Coliform, salmonella, sự biến động của các vi sinh vật hữu ích sử dụng để sản xuất chế phẩm Sagi Bio-1 (xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Lactobacillus) trong phân gia cầm khi bổ sung chế phẩm vi sinh vật vào chất độn lót chuồng nuôi, chúng tôi đã tiến hành bố trí các thí nghiệm như sau: Chất lót chuồng nuôi gia cầm (vỏ trấu) được trải đều lên mặt sàn chuồng nuôi, sau đó phun đều chế phẩm vi sinh lên trên bề mặt chất lót chuồng với liều lượng 05 lít chế phẩm cho 100 m2 sàn chuồng. Trong quá trình nuôi quan sát sự thay đổi độ ẩm của chất lót trong chuồng để tiến hành bổ sung thêm. Thí nghiệm được bố trí như sau : 1. Đối chứng 1 (ĐC1): Chuồng nuôi gà Ai Cập đang đẻ (500 con), không phun chế phẩm vi sinh vật. 2. Thí nghiệm 1 (TN1): Chuồng nuôi gà Ai Cập đang đẻ (500 con). Phun chế phẩm vi sinh vật với liều lượng 5 lít chế phẩm/100m2 chuồng trại. 3. Đối chứng 2 (ĐC1): Chuồng nuôi gà hậu bị (500 con). Không phun chế phẩm vi sinh vật. 4. Thí nghiệm 2 (TN2): Chuồng nuôi gà hậu bị (500 con). Phun chế phẩm vi sinh vật với liều lượng 5 lít chế phẩm/100m2 chuồng trại. Các ô đặt thí nghiệm tại các trang trại nuôi gà ở xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cả 4 ô đặt thí nghiệm đều thay chất độn, lót chuồng mới (trấu) trước khi phun chế phẩm. Riêng các ô thí nghiệm (TN1, TN2) không rắc vôi bột xuống nền sàn. 3.2.1. Đánh giá hiệu quả xử lý mùi của chế phẩm vi sinh bổ sung vào chất lót chuồng Chúng tôi tiến hành lấy mẫu khí ở các ô ĐC1, TN1, ĐC2, TN2 để phân tích đánh giá. (Do mùi phát tán nhanh trong không khí nên chúng tôi đã chọn các chuồng nuôi cách xa nhau nhằm đảm bảo tính khách quan). - Thời gian lấy mẫu khí và mẫu phân: từ 7 - 10 ngày 1 lần - Chỉ tiêu phân tích đánh giá: Mẫu khí H2S, NH3 trong không khí Ngoài ra còn tiến hành đánh giá bằng cảm quan: Bằng cảm quan có thể nhận thấy mùi hôi thối đã giảm một cách rõ rệt ở các ô phun chế phẩm vi sinh vật theo thời gian, duy trì độ ẩm tốt hơn. Đánh giá cả thời gian thí nghiệm cho thấy thời gian sử dụng chất độn lót chuồng (chủ yếu ở đây là trấu) kéo dài thêm được 10 đến 30 ngày so với ô không phun chế phẩm vi sinh vật. Các đồ thị dưới đây sẽ cho thấy sự giảm của nồng độ các khí NH3, H2S trong không khí khu vực chuồng trại chăn nuôi; Sự giảm mật độ của các vi sinh vật gây bệnh như: nấm mốc, Salmonella, Tổng coliform, fecal coliform và sự gia tăng mật độ của các vi sinh vật có lợi như xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn lactic trong chất thải chăn nuôi qua từng ngày ở mẫu thí nghiệm so với mẫu đối chứng. Lấy mẫu chất thải chăn nuôi Thu mẫu khí H2S và NH3 Hình 3.2. Các thao tác lấy mẫu tại khu vực chăn nuôi gia cầm Qua các đợt theo dõi, đánh giá bằng cảm quan cho thấy, mùi hôi thối ở các chuồng phun chế phẩm giảm nhẹ sau 2 – 5 ngày phun, từ ngày thứ 7 trở đi thì mùi hôi thối, mùi khai đã giảm rõ rệt so với các chuồng không phun chế phẩm. Mặt khác, sau khi phun chế phẩm độ ẩm trong chuồng được duy trì ở mức độ cho phép, do đó thời gian bổ sung chất độn, lót chuồng kéo dài thêm được 5 – 7 ngày, thời gian sử dụng chất độn, lót chuồng được duy trì 45 – 60 ngày, so với chuồng không phun chế phẩm thì đã kéo dài thời gian thay trấu từ 15 – 30 ngày tùy vào từng đối tượng là gà hậu bị hay gà Ai cập. Hình 3.3. Nồng độ khí NH3 trong môi trường không khí chăn nuôi gà Để lý giải những kết quả trên chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu định kỳ và thực hiện các phép phân tích, từ đó sẽ có những cơ sở khoa học để khẳng định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật khi bổ sung vào chất độn, lót chuồng trong việc khử mùi và xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm. Qua đồ thị trên cho thấy nồng độ NH3 ở các mẫu thí nghiệm có sự biến động theo thời gian do khí NH3 sinh ra trong quá trình bài tiết hàng ngày cũng như quá trình chuyển hóa NH3 thành Nitrat của các vi sinh vật bổ sung trong chế phẩm. Từ ngày 17/8/2013 đến ngày 3/9/2013 nồng độ NH3 ở các mẫu thí nghiệm (có phun chế phẩm vào chất độn lót chuồng) thấp hơn 50 – 75% so với các mẫu đối chứng (không phun chế phẩm). Bên cạnh đó qua đồ thị ta có thể thấy nồng độ khí NH3 ở cả mẫu ĐC và TN ở chuồng Ai Cập có nhỏ hơn so với chuồng hậu bị do giống gà Ai cập hoạt động đảo bới nhanh nhẹn hơn gà hậu bị, quá trình này cũng thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật trong khu vực chăn nuôi. Từ đây có thể thấy được hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật trong xử lý khí NH3 sinh ra trong quá trình bài tiết của gà, và hiệu quả tốt hơn đối với gà Ai Cập. Hình 3.4. Nồng độ H2S trong môi trường không khí khu vực chăn nuôi gà Đồ thị trên cho thấy hiệu quả xử lý khí H2S sinh ra qua quá trình bài tiết của chế phẩm vi sinh vật khi bổ sung vào chất độn, lót chuồng. Ở các mẫu thí nghiệm nồng độ khí H2S luôn thấp hơn ở các mẫu đối chứng, nồng độ khí H2S ở các mẫu thí nghiệm có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian và thấp hơn gần một nửa so với nồng độ khí H2S trong các chuồng đối chứng. Điều này cho thấy hiệu quả xử lý mùi H2S (mùi trứng thối) của chế phẩm vi sinh vật khi bổ sung vào chất độn chuồng. Việc giảm được nồng độ các khí N
Luận văn liên quan