Luận văn Nghiên cứu về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện cho công tác bảo dưỡng sửa chữa đường bộ và đề xuất giải pháp để áp dụng tại Việt Nam

Quản lý khai thác và bảo trì đường là một công việc rất quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình đường bộ) ở thời kỳ khai thác (vận hành) để đường đảm bảo hoạt động bình thường theo chức năng của nó; sửa chữa, bảo dưỡng nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. Như ta đã biết đặc điểm của quản lý, khai thác đường bộ là một công việc có nội dung rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng. Quản lý khai thác đòi hỏi mức độ sử dụng kỹ thuật hiện đại theo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật công trình và chất lượng kỹ thuật giao thông. Quản lý khai thác đường cần được xem là một dịch vụ tổng hợp, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu về giao thông: đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, kỹ thuật sửa chữa, cung ứng xăng dầu và ngay cả dịch vụ theo yêu cầu (đặc biệt là đối với giao thông đường dài). Với những đặc điểm trên đây, nhiệm vụ của công tác quản lý khai thác đường là: - Đảm bảo một cơ cấu điều hành, hoạt động quản lý một cách hợp lý có năng lực và hiệu quả. Tổ chức bộ máy theo đúng chức năng hoạt động. - Bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ luôn ở mức đạt yêu cầu. - Bảo đảm chất lượng kỹ thuật giao thông theo yêu cầu “Giao thông, an toàn, thuận tiện và kinh tế” ở các mức độ khác nhau. - Không ngừng đưa tiến bộ khoa học vào các nội dung quản lý: số liệu đầu vào, kỹ thuật công trình, kỹ thuật giao thông và xây dựng luật, tiêu chuẩn có liên quan. Hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý khai thác đường theo mô hình sự nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, đơn vị hoạt động theo hình thức vốn sự nghiệp, các đơn vị thành viên thuộc Nhà nước quản lý. Với cách quản lý này thực tế cho thấy bộ máy quản lý còn rất cồng kềnh, số lượng cán bộ, công nhân viên rất đông nhưng hiệu quả lại thấp, không tạo được sự cạnh tranh trong công tác quản lý, công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên, gây thất thoát và lãng phí rất lớn vốn ngân sách nhà nước; ví dụ như: Hàng năm Nhà nước giao kế hoạch phân bổ vốn quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường, sau khi được phân bổ vốn các đơn vị này tìm mọi cách để sử dụng hết số tiền đã phân bổ hoặc đề xuất bổ sung thêm kế hoạch 06 tháng cuối năm , trong khi thực tế công trình không cần sử dụng hết số vốn đó. Hiện nay, ngoài mô hình quản lý sự nghiệp nêu trên, còn có hai mô hình quản lý khác là: - Quản lý theo doanh nghiệp: Dưới cơ quan quản lý Nhà nước là các doanh nghiệp; doanh nghiệp tự chủ về mọi mặt, thuận lợi về vấn đề khai thác vận hành, tự chủ kinh doanh, nhưng khó khăn khi gặp những vấn đề liên quan đến quản lý hành chính như bảo vệ, an toàn giao thông, ban hành quy chế; - Quản lý theo mô hình Công ty hóa đơn vị sự nghiệp: Đơn vị này có một phần là hoạt động theo quản lý sự nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản lý hành chính, nhưng quản lý kinh doanh thì theo hình thức doanh nghiệp. Ngoài ra khi phân loại theo nội dung quản lý, còn có 02 mô hình: - Mô hình vừa quản lý xây dựng, vừa quản lý khai thác; - Mô hình quản lý xây dựng, quản lý khai thác. Tựu chung lại, chúng ta có thể phân cấp quản lý về khai thác và bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ hiện nay như sau: + Bộ Giao thông vận tải: Là cơ quan quản lý cấp Nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý chung, có trách nhiệm lập kế hoạch, phương hướng giải quyết và đầu tư để dựa trên đó các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện việc bảo dưỡng và khai thác đường bộ được hợp lý nhất. + Cục Đường bộ Việt Nam: Là đơn vị chịu trách nhiệm thống nhất ngành đường bộ trong cả nước, kể cả mạng lưới đường Trung ương và đường địa phương. Cục Đường bộ có các nhiệm vụ và chức năng sau: - Trình Bộ trưởng quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền; quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; - Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật; - Quản lý nguồn vốn bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; công bố đóng, mở các quốc lộ theo uỷ quyền của Bộ trưởng; - Xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế tạo nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ và tổ chức thực hiện; - Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh và công nhận các quốc lộ, phân cấp uỷ thác cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý một số đoạn, tuyến quốc lộ; - Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp giấy lưu hành và hoạt động của xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trong phạm vi toàn quốc; - Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ; thẩm định an toàn giao thông; tổ chức đảm bảo giao thông trên đường đang khai thác; tham gia quản lý tai nạn giao thông trên đường bộ; - Theo dõi và phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành đường bộ. + Các Khu quản lý đường bộ: Khu đường bộ là đơn vị quản lý cơ sở của Cục Đường bộ, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ trong phạm vi của mình (vài nghìn km). Thực hiện kế hoạch duy tu sửa chữa thường xuyên, kế hoạch sửa chữa lớn, xây dựng mới các công trình kỹ thuật hạ tầng giao thông trên địa bàn được phân công quản lý; quản lý chất luợng và thực hiện kiểm tra chất lượng các công trình chuyên ngành giao thông theo phân cấp và uỷ quyền của Cục Đường bộ; quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp dành cho công tác duy tu và sửa chữa thường xuyên công trình cầu, đường bộ, thoát nước, chiếu sáng công cộng và bảo quản công viên - cây xanh theo đúng quy định của Nhà nước; thực hiện cơ chế đấu thầu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp khác để sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản thường xuyên hệ thống công trình cầu, đường, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh theo phân cấp. + Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ: Là đơn vị kinh doanh độc lập hoặc sự nghiệp của Khu Quản lý đường bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài trăm km).

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện cho công tác bảo dưỡng sửa chữa đường bộ và đề xuất giải pháp để áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN THÍ ĐIỂM HỢP ĐỒNG PBC TẠI VIỆT NAM 4.1 - Giới thiệu chung về gói thầu thực hiện thí điểm tại Việt Nam Trong khuôn khổ của Luận án, tôi xin giới thiệu về một dự án thực hiện thí điểm mô hình quản lý dự án bảo dưỡng dựa trên chất lượng thực hiện tại Việt Nam là: Hợp đồng “Thiết kế chi tiết và Quản lý các Hợp đồng bảo dưỡng dựa trên chất lượng thực hiện ở Việt Nam” thuộc Tín dụng của IDA số 3843-VN được ký kết giữa Chủ đầu tư là Cục ĐBVN, đại diện là Ban QLDA Đường bộ 2 và liên doanh tư vấn giữa WSP và KEI. Mục đích của dự án là thử nghiệm xem liệu phương pháp mới thực hiện bảo trì đường có thể được điều chỉnh theo các điều kiện ở Việt Nam hay không và khả năng đem lại lợi ích và tiết kiệm chi phí cho Chính phủ thông qua bảo trì đường với chi phí tổng thể thấp hơn. Các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Luận án này sẽ tập trung vào các yêu cầu chung có thể gặp trong các dự án đường bộ nói chung ở Việt Nam, các khối lượng và yêu cầu mang tính chất riêng của gói thầu trong dự án sẽ không được tác giả đề cập. 4.2 - Các dịch vụ được cung cấp 4.2.1 - Yêu cầu kỹ thuật chung 4.2.1.1 - Phạm vi các dịch vụ sẽ được cung cấp Các dịch vụ do Nhà thầu cung cấp sẽ bao gồm toàn bộ các hoạt động, xây lắp hoặc các công việc khác, mà Nhà thầu cần phải tiến hành để đạt được đúng mức độ phục vụ và các tiêu chuẩn kết quả và chất lượng khác được quy định trong hợp đồng, hoặc bất kỳ yêu cầu nào khác của hợp đồng. Cụ thể, bao gồm các nhiệm vụ quản lý và công việc xây lắp liên quan tới các tài sản và hạng mục về đường bộ. Công tác bảo trì đường bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động sau đây: (a) Trách nhiệm chung : Dịch vụ tuần đường Đảm bảo giao thông tại công trường Quản lý giao thông Thu thập số liệu và phân tích Vệ sinh lòng đường (làn xe và lề đường) (b) Bảo trì mặt đường : Sửa chữa hư hỏng cục bộ ở các lớp mặt đường và sửa chữa bề mặt Sửa chữa ổ gà, cóc gặm và vá Láng nứt Sửa chữa ứa nhựa (c) Bảo trì hệ thống thoát nước : Bảo trì và sửa chữa cống hiện có Bảo trì và sửa chữa cửa vào, cửa ra và các kết cấu khác Bảo trì và sửa chữa rãnh xương cá, bờ và kè Thanh thải công trình đường thuỷ Làm sạch cống, rãnh thoát Làm sạch và bảo trì rãnh đất Sửa chữa hư hỏng sạt lở Bạt lề Bảo trì và sửa chữa rãnh bê tông, kênh, hố ga, hố thu (d) Bảo trì hành lang đường bộ : Bảo trì tất cả các khu vực trong hành lang đường bộ Thông báo cho người vi phạm về những vi phạm gây mất an toàn và bất hợp pháp đối với hành lang đường bộ và báo cáo những vi phạm đó cho Thanh tra đường bộ Giải toả vi phạm hành lang đường bộ với sự hỗ trợ pháp lý của các cơ quan liên quan Bảo trì vỉa hè và kênh rãnh (e) Bảo trì biển báo giao thông và công trình bên đường : Thay thế, sửa chữa và dựng lại các biển báo giao thông Vệ sinh biển báo và gỡ bỏ các biển báo sai phép Sửa chữa và thay thế đinh đường Bảo trì và thay thế sơn kẻ đường Bảo trì và thay thế rào ray và barie Bảo trì và sửa chữa cột km và cọc tiêu Sửa chữa và bảo trì đèn chiếu sáng cho các công trình và đường xe chạy (f) Công trình phòng hộ : Bảo trì các công trình chống xói mòn Bảo vệ taluy đào, đắp (g) Chăm sóc cây cỏ : Kiểm soát cây cỏ trong các khu vực được xác định ở Hình 1 Tưới nước chăm sóc cho cây tuỳ theo từng mùa cho phù hợp; Trồng bổ sung những cây bị chết, mất. (h) Bảo trì các công trình cầu trên đường : Sửa chữa nhỏ các công trình như lan can cầu Bảo trì khe co giãn cầu Bảo trì và thông lỗ thoát nước trên cầu. 4.2.1.2 - Mô tả tổng quan gói thầu Vị trí Đoạn 1 của Quốc lộ 1 bắt đầu từ km0, cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đến Km95+0.00 gần thị trấn Vôi, tỉnh Bắc Giang. Đoạn này chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Mô tả hướng tuyến Đoạn đường này nằm trên Quốc lộ 1 gồm khoảng 95 km đường 2 làn xe bắt đầu từ Lạng Sơn. Tuyến đường này được xây mới chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 - 2002, một số đoạn đã được khai thác 7 năm. Địa hình Con đường này chạy qua hai vùng địa hình khác nhau: Đoạn từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Cầu Lường (Lạng Giang, Bắc Giang) chủ yếu chạy qua địa hình đồi núi. Tuy nhiên, hướng tuyến của đường nằm trên nền đường ổn định và độ dốc dọc không quá lớn. Độ dốc của taluy tự nhiên không lớn, vì vậy nền đường tương đối ổn định. Đoạn từ Cầu Lường đi Vôi chạy qua địa hình sườn núi có độ dốc thấp và một số khu vực đô thị. Nền đắp của đoạn đường này được xây dựng bằng đất đồi hoặc cấp phối đồi tốt. Khí hậu Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C. Nhiệt độ thường dao động từ khoảng 20oC đến 32oC giữa ban ngày và ban đêm. Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng 5 và tháng 6. Nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 và có thể giảm xuống tới 10°C vào ban đêm. Lượng mưa cao nhất hàng tháng (90-350mm) là vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8, với lượng mưa cao nhất là vào tháng 7. Vào mùa khô, lượng mưa không đáng kể. Đặc điểm mặt đường Mặt đường nói chung ở tình trạng tốt. Đây là tuyến đường chính lên biên giới Trung Quốc. Vì thế đây là tuyến đường có nhiều xe chở hàng tải trọng nặng. Lượng xe tải vào ban ngày có vẻ hạn chế, nhưng các số liệu đếm xe hàng ngày cho thấy có tỷ lệ lớn xe chở hàng. Có chứng cứ cho thấy rằng có nhiều xe chở quá tải và tác động đến sự xuống cấp của mặt đường. Tuy nhiên, khi không có kiểm soát xe quá tải, thì nhà thầu bảo trì sẽ phải đưa vào dự toán của họ chi phí cho việc sửa chữa những hư hỏng dự kiến do xe quá tải gây ra. Đoạn đường này được bảo trì tương đối tốt với nhiều đoạn đã được vá. Tuy nhiên, hầu hết các miếng vá không đáp ứng được tiêu chuẩn, xét về độ nhẵn và độ bằng phẳng tương đối so với mặt đường xung quanh. Miếng vá thường là láng nhựa hai lớp, một phương pháp chỉ dùng để láng nứt mà không làm tăng thêm cường độ cho mặt đường, cũng như không làm giảm đáng kể độ ghồ ghề của đường. Có nhiều đoạn đã vá hiện nay cần phải sửa chữa lại. Láng nhựa hai lớp chỉ là biện pháp xử lý tạm thời, cần phải có những biện pháp sửa chữa lâu dài hơn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra cũng có một vài đoạn bị lún, đặc biệt là ở các mố cầu, cần phải được xử lý để đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng thực hiện. Hệ thống thoát nước, cầu, cống Trên tuyến có nhiều cầu và cống gồm nhiều kích cỡ. Các công trình thoát nước đang trong tình trạng tốt. Một số cầu được xây dựng mới còn các cầu khác được nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Nói chung, các cống ngang thường là các cống tròn hoặc cống hộp bê tông đúc sẵn, có cốt thép, được xây dựng tại chỗ để phù hợp với vị trí cụ thể. Tường chắn và các công trình bảo vệ taluy được xây dựng ở một số vị trí. Trang bị an toàn đường bộ Rào ray: Có hai loại rào ray được sử dụng trên đường. Rào ray tôn lượn sóng được dùng trên địa hình bằng phẳng (ví dụ như Bắc Giang), rào ray sơn đỏ trắng được dùng trên các đoạn miền núi (Lạng Sơn). Cột biển báo và cọc tiêu: được lắp đặt theo yêu cầu kỹ thuật và được bảo trì đều đặn. Sơn kẻ đường: Sơn dẻo nhiệt phản quang ở một số vị trí còn đủ tốt và có thể đáp ứng được tiêu chí chất lượng thực hiện còn ở một số chỗ khác thì các vạch sơn sẽ cần phải được làm mới lại để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chất lượng. 4.2.2 - Công việc cải tạo 4.2.2.1 - Tiêu chí thiết kế cho công việc cải tạo Yêu cầu tối thiểu là tất cả các công việc Cải tạo ban đầu sẽ được thiết kế để đạt hoặc vượt các tiêu chí thiết kế trong Tiêu chuẩn kỹ thuật Dự án. Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng các công việc hoàn thành phải có tuổi thọ còn lại phù hợp tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng; vì vậy tất cả các công việc đã được thực hiện trong thời hạn hợp đồng phải tuân thủ hoặc vượt Tiêu chuẩn kỹ thuật dự án, và bộ tiêu chuẩn này được cung cấp trong một tập riêng. 4.2.2.2 - Công việc cải tạo ban đầu sẽ do Nhà thầu thực hiện Hợp đồng này phân biệt hai loại công tác cải tạo. Thứ nhất là có quy định riêng cho công việc cải tạo ban đầu, là công việc phải được thực hiện trong một giai đoạn nhất định để đạt được mức độ dịch vụ quy định trước và với công việc này thì nhà thầu được chào giá riêng theo khối lượng trong Bảng khối lượng trong HSMT. Nhà thầu sẽ tự xác định vị trí chính xác để tiến hành công việc cải tạo ban đầu, miễn là công việc này được hoàn thành trong khuôn khổ thời gian nêu trong Bảng 13, tính từ ngày bắt đầu Hợp đồng. Thứ hai là bất kỳ công việc cải tạo bổ sung nào không nằm trong Bảng khối lượng của công việc Cải tạo ban đầu do Nhà thầu thực hiện để hoàn thành Hợp đồng thì sẽ được đưa vào giá trọn gói hàng tháng do Nhà thầu chào giá cho Dịch vụ Quản lý và Bảo trì và công việc này sẽ phải được thực hiện theo thời gian biểu trong Bảng 13, tính từ ngày bắt đầu Hợp đồng. Mô tả công việc Cải tạo ban đầu Nhà thầu sẽ phải thực hiện khối lượng tối thiểu cải tạo ban đầu. Nhà thầu phải lập dự toán độc lập cho các công việc cải tạo được cho là cần thiết để đưa các tuyến đường đạt được mức độ phục vụ yêu cầu rồi đưa chi phí này vào hạng mục Cải tạo ban đầu hoặc vào giá Dịch vụ Bảo trì. Tuy nhiên, chỉ có những công việc được xác định trong mục Cải tạo ban đầu mới được thanh toán riêng trong hợp đồng. Những công việc khác cần thực hiện để đưa đường đạt được mức độ phục vụ yêu cầu, nhưng lại không nằm trong hạng mục Cải tạo ban đầu, thì nhà thầu sẽ phải đưa vào giá trọn gói Dịch vụ Bảo trì. Các nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc ước tính loại công việc và khối lượng cải tạo cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng Nhà thầu không được phép đòi thanh toán thêm bất kỳ phần việc cải tạo nào không được dự tính trước ngay từ thời điểm chuẩn bị hồ sơ đấu thầu hoặc không được nêu ra trong Hồ sơ dự thầu. Thời gian hoàn thành các công việc cải tạo này là khác nhau và được thể hiện trong Bảng 13. Công việc cải tạo ban đầu nêu ở đây chưa thể coi là đủ để đạt được Mức độ phục vụ mà hợp đồng yêu cầu. Bảng 13 -  Khối lượng cải tạo ban đầu Hoạt động  Thời gian hoàn thành   Thay nắp rãnh bê tông  2 tháng   Sơn kẻ đường (dày 2 mm)  2 tháng   Sơn kẻ đường (dày 5 mm)  2 tháng   Sơn rào hộ lan  2 tháng   Sửa lún lõm mặt đường  2 tháng   Phạm vi Cải tạo ban đầu Nhà thầu sẽ phải tiến hành khối lượng tối thiểu Cải tạo ban đầu theo Bảng khối lượng cải tạo được trình bày trong hồ sơ mời thầu. Danh sách các tài liệu liên quan đến công việc cải tạo để phê duyệt hoặc xem xét Những tài liệu sau đây được xác định theo Điều khoản 8.4.1 của ĐKC: Đánh giá thiết kế mặt đường Số liệu khảo sát hỗ trợ thiết kế Bản vẽ hoàn công của công việc đã hoàn thành (nếu có) Thanh toán cho công việc Cải tạo Công việc Cải tạo được nêu trên đây sẽ được định giá thông qua một khoản trọn gói tách riêng nằm trong Giá Hợp đồng. Nhà thầu sẽ phải lập hoá đơn cho Cải tạo ban đầu trong Báo cáo hàng tháng và căn cứ theo Cải tạo ban đầu thực tế đã tiến hành và được tính giá bằng Đơn giá Sản phẩm đã nêu trong Bảng Khối lượng. Cần lưu ý rằng các Đơn giá Sản phẩm này khác với đơn giá đầu vào thường dùng trong các hợp đồng Xây lắp. Đây là giá cho các sản phẩm hoàn thiện, ví dụ như một chiếc cống, xây dựng lại một phần diện tích, lớp phủ trên một đoạn 1 km. 4.2.3 - Lớp phủ định kỳ 4.2.3.1 - Tiêu chí thiết kế cho lớp phủ định kỳ Yêu cầu tối thiểu là tất cả các công việc lớp phủ định kỳ sẽ được thiết kế để đạt được, hoặc vượt các tiêu chí thiết kế trong Tiêu chuẩn kỹ thuật Dự án. Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng các công việc hoàn thành phải có tuổi thọ còn lại phù hợp tại thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng; vì vậy tất cả các công việc đã được thực hiện trong thời hạn hợp đồng phải đạt hoặc vượt Tiêu chuẩn kỹ thuật dự án, và bộ tiêu chuẩn này được cung cấp trong một tập riêng. 4.2.3.2 - Lớp phủ định kỳ sẽ do Nhà thầu thực hiện Hợp đồng này phân biệt hai loại lớp phủ. Thứ nhất là có quy định riêng cho công việc lớp phủ không tăng cường kết cấu là một phần của cải tạo ban đầu phải được thực hiện trong một giai đoạn nhất định để đạt được Mức độ dịch vụ đã quy định trước và với công việc này thì nhà thầu được chào giá riêng theo khối lượng trong Bảng khối lượng trong Hồ sơ mời thầu. Nhà thầu sẽ tự xác định vị trí chính xác để tiến hành công việc lớp phủ không tăng cường kết cấu này. Thứ hai là lớp phủ định kỳ trong các năm thứ 2 và thứ 3 được lập thành bảng khối lượng riêng và cần phải được tiến hành để tăng cường độ kết cấu cho mặt đường. Ở những chỗ cần phải có lớp phủ định kỳ, Nhà thầu sẽ tiến hành thiết kế lớp phủ theo tiêu chí thiết kế tối thiểu của Chủ đầu tư và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Vị trí chính xác cần rải lớp phủ sẽ được xác định dựa trên việc thu thập và phân tích số liệu mặt đường của nhà thầu; nhà thầu sẽ đưa ra khuyến nghị cho Chủ đầu tư về các vị trí rải lớp phủ. Với những công việc như vậy, cần phải có sự phê duyệt của chủ đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện. Mô tả công việc lớp phủ định kỳ Nhà thầu sẽ phải tiến hành khối lượng cố định lớp phủ định kỳ trong thời gian năm thứ 2 và thứ 3 của hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Nhà thầu không được phép đòi thanh toán cho bất kỳ công việc lớp phủ định kỳ bổ sung nào. Phạm vi công việc lớp phủ định kỳ Nhà thầu sẽ phải tiến hành một khối lượng cố định lớp phủ định kỳ theo Bảng khối lượng lớp phủ định kỳ trong Hồ sơ Mời thầu. Danh sách các tài liệu liên quan đến lớp phủ định kỳ để phê duyệt hoặc xem xét Đánh giá thiết kế mặt đường Số liệu khảo sát hỗ trợ thiết kế Bản vẽ hoàn công của công việc đã hoàn thành (nếu có) Tuy nhiên, nhà thầu có nghĩa vụ phải thu thập số liệu cường độ mặt đường hàng năm, số liệu giao thông hàng tháng và sẽ tiến hành thiết kế mặt đường dựa trên những số liệu mới nhất này. Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả các chi tiết về số liệu, phân tích và thiết kế cho chủ đầu tư, kèm theo một báo cáo khuyến nghị chi tiết về chương trình Lớp phủ định kỳ cho năm tương ứng và chương trình công tác của nhà thầu. Thanh toán cho lớp phủ định kỳ Lớp phủ định kỳ được nêu trên đây sẽ được định giá thông qua một khoản trọn gói tách riêng nằm trong Giá Hợp đồng. Nhà thầu sẽ phải lập hoá đơn cho các công việc lớp phủ định kỳ này trong Báo cáo hàng tháng và căn cứ theo các công việc đã được tiến hành trên thực tế và được định giá bằng Đơn giá Sản phẩm đã nêu trong Bảng Khối lượng. Cần lưu ý rằng các Đơn giá Sản phẩm này khác với đơn giá đầu vào vẫn thường được dùng trong các hợp đồng xây lắp. Đây là giá cho các sản phẩm hoàn thiện, ví dụ như một chiếc cống, xây dựng lại một phần diện tích, lớp phủ trên một đoạn 1 km. Bất kỳ sự sai khác nào về chiều dày hoặc bề rộng lớp phủ đã quy định, sẽ được cân đối để đảm bảo rằng các khối lượng đầu vào nhất quán với Bảng khối lượng trong hồ sơ này, có giá trị bằng với khoản trọn gói cố định. Tuy nhiên, những công việc được thống nhất sẽ được chuyển thành Đơn giá sản phẩm và được thanh toán chẳng hạn như theo km hoàn thành. 4.2.4 - Đảm bảo và Quản lý chất lượng 4.2.4.1 - Chất lượng và khai thác vật liệu Vật liệu do Nhà thầu sử dụng sẽ phải đạt hoặc vượt hơn các tiêu chí chất lượng được nêu chi tiết trong Tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án, được biên soạn thành một tập riêng. Nhà thầu sẽ tự mình quyết định những nơi có vật liệu phù hợp đáp ứng được các yêu cầu chất lượng mà mình có thể khai thác và chỉ ra những loại giấy phép có thể cần có và các khoản thanh toán, nếu có. Trước khi khai thác vật liệu để sử dụng trên các đoạn đường trong hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ (i) tiến hành các thí nghiệm cần thiết để xác định chất lượng vật liệu, và (ii) đảm bảo rằng chất lượng của vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Nhà thầu cũng có thể sử dụng vật liệu từ các nguồn khác, theo đúng như ĐKC, miễn là : (i) việc khai thác vật liệu phải tuân thủ đúng pháp luật, (ii) Nhà thầu đã thông báo cho Chủ đầu tư về dự định khai thác vật liệu của mình, và (iii) nhà thầu đã thấy hài lòng về đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng vật liệu định dùng cho mục đích dự kiến. Trong mọi trường hợp nhà thầu cũng không thể khiếu nại dựa trên việc sử dụng vật liệu kém chất lượng của mình. 4.2.4.2 - Đơn vị tự quản Nhà thầu có nghĩa vụ phải thành lập, trong cơ cấu tổ chức của mình, một Đơn vị với nhân sự là các cán bộ có trình độ có nhiệm vụ liên tục kiểm tra mức độ tuân thủ của Nhà thầu đối với Mức độ chất lượng phục vụ được yêu cầu. Đơn vị tự quản này ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm thực hiện thí nghiệm kiểm soát chất lượng cần thiết đối với các công việc Cải tạo, sửa chữa Khẩn cấp và các công việc khác được thực hiện trong hợp đồng trong nội dung tuân thủ các tiêu chí về chất lượng thực hiện. Đơn vị này cũng sẽ chịu trách nhiệm tạo ra và cung cấp thông tin cần thiết cho Nhà thầu để lập thành tài liệu theo yêu cầu cho Báo cáo Hàng tháng. Nói chung, đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm duy trì liên tục thông tin đầy đủ và chi tiết về tình trạng các đường và đoạn đường nằm trong hợp đồng và cung cấp cho bộ phận quản lý của Nhà thầu toàn bộ các thông tin cần thiết để quản lý và bảo trì hiệu quả các tuyến đường có trong hợp đồng. Đơn vị tự quản ngoài ra còn phải phối hợp chặt chẽ với Giám đốc dự án tiến hành các cuộc kiểm tra chính thức và theo kế hoạch về Mức độ chất lượng dịch vụ một cách đều đặn. Việc nhà thầu có hoặc không tuân thủ các yêu cầu về mức độ dịch vụ sẽ được Đơn vị tự quản báo cáo cho Giám đốc dự án dưới hình thức các bảng biểu có định dạng chuẩn. Mỗi đoạn đường sẽ được báo cáo bằng một bảng riêng. Các bảng này là một phần trong báo cáo hàng tháng của Nhà thầu, và có thể được bổ sung bằng các nhận xét mà không cần theo biểu mẫu chuẩn. 4.2.4.3 - Kế hoạch trao đổi thông tin Trong vòng 28 ngày kể từ ngày bắt đầu hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình bày một kế hoạch trao đổi thông tin cho Giám đốc dự án phê duyệt trong đó đưa ra các chi tiết về một hệ thống trao đổi thông tin toàn diện sẽ được ban lãnh đạo của Nhà thầu thực hiện, bao gồm chi tiết về thiết bị thông tin liên lạc sẽ được huy động để đảm bảo sự tương tác liên tục giữa Nhà thầu và Giám đốc dự án. Kế hoạch trao đổi thông tin phải bao gồm việc trao đổi thông tin hàng ngày giữa Văn phòng quản lý đường và tất cả các địa điểm đang tiến hành công việc, thông báo ngay lập tức về những tình huống khẩn cấp và phổ biến các thông tin cần thiết và phù hợp cho người đi đường. 4.2.4.4 - Quy định công trường và Quy trình công việc Ngoài việc bổ sung và tuân theo các yêu cầu phương pháp luận, yêu cầu kỹ thuật và thủ tục đã quy định trong hợp đồng, Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo Quy định Công trường và Quy trình Công việc để trình nộp cho Giám đốc dự án phê duyệt không muộn hơn 28 ngày sau ngày bắt đầu Hợp đồng. Trong mọi thời điểm, Nhà thầu sẽ phải luôn tuân thủ đầy đủ luật pháp Việt Nam về môi trường, xã hội và lao động. 4.2.4.5 - Vai trò và Trách nhiệm của các Nhân sự chính Trong vòng 28 ngày kể từ ngày bắt đầu Hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình nộp để Giám đốc dự án phê duyệt tên của các nhân sự chính (bao gồm cả nhân sự của Đơn vị tự quản) được giao nhiệm vụ thực hiện Hợp đồng, cùng với vị trí của họ trên một sơ đồ tổ chức cũng như trách nhiệm của họ. Bất kỳ thay đổi nào về tình trạng như đã được duyệt bởi Giám đốc dự án đều phải được báo cáo cho Giám đốc dự án. Tương tự như vậy, những thay thế trong cấu trúc nhân sự chỉ có thể có hiệu lực sau khi đã được Giám đốc dự án phê duyệt. 4.2.5 - Yêu cầu kỹ thuật chất lượng thực hiện Chương này quy định các mức độ chất lượng phục vụ sẽ phải tuân thủ trong hợp đồng, kể cả phương pháp đánh giá hoặc phát hiện, thời gian cho phép để sửa chữa và những sai số được phép. 4.2.5.1 - Mức độ phục vụ của đường và đánh giá Mục  Mức độ phục vụ  Đo đạc/Phát hiện  Thời gian cho phép sửa chữa hoặc thời gian dung sai cho phép   Ổ gà  Kích thước tối đa cho phép của ổ gà bất kỳ = 0 Số lượng tối đa cho phép các ổ gà có đường kính tương đương trên 100 mm trên 1km đường = 0.  Kiểm tra bằng mắt. Dùng thước  Phải sửa chữa trong vòng 2 ngày sau khi phát hiện. Không cho phép dung sai.   Vá  Các miếng vá phải theo hình vuông hoặc chữ nhật, phải bằng với mặt đường xung quanh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 4.doc
  • docBia Luan van.doc
  • docChuong 1.doc
  • docChuong 2.doc
  • docChuong 3.doc
  • docChuong 5 - Ket luan.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Luận văn liên quan