Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, thiên nhiên ngày
càng bị đẩy xa cuộc sống con người nên nhu cầu về hoa trang trí ngày càng trở nên cấp thiết. Sản
xuất hoa cây cảnh trên thế giới, trong đó có hoa trồng thảm, trồng chậu đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao, mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế nhiều nước, nhất là những
nước đang phát triển.
Hoa thảm được trồng ở Việt Nam chưa lâu, số lượng và chủng loại hoa còn ít, chất lượng hoa
kém, màu sắc chưa phong phú, có một số giống hoa đẹp như susi, cúc thúy, dừa cạn, vạn thọ nhưng
đang dần bị thoái hóa do sâu bệnh và do nhân giống vô tính trong một thời gian dài. Ngoài ra, hầu
hết các loại hoa trang trí có nguồn gốc ôn đới nên khó khăn trong việc nhân giống và phát triển các
loại hoa này. Do đó, việc chọn ra được bộ giống theo mùa vụ, đặc biệt cho mùa hè có ý nghĩa hết
sức quan trọng cho việc phát triển hoa chậu, hoa thảm ở Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc.
Để làm cơ sở cho việc phát triển các giống hoa trồng thảm, trồng chậu phục vụ cho việc trang
trí cảnh quan, cũng như góp phần trong việc chuyển đ i cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu xác định giống và
biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa thảm, hoa chậu cho Hà Nội”.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa thảm và hoa chậu cho Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN HOÀI HƢƠNG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA THẢM, HOA CHẬU
CHO HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2017
Luận án này được hoàn thành tại:
Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý
2. GS.TS. Nguyễn Xuân Linh
Phản biện 1:............................................................
Phản biện 2:............................................................
Phản biện 3:............................................................
Luận án này sẽ được bảo vệ tại Hội đồng cấp Viện ở phòng họp
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Lúc..............giờ..... ngày..... tháng ..... năm 2017
Luận án này được lưu tại các thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
3. Viện Di truyền Nông nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, thiên nhiên ngày
càng bị đẩy xa cuộc sống con người nên nhu cầu về hoa trang trí ngày càng trở nên cấp thiết. Sản
xuất hoa cây cảnh trên thế giới, trong đó có hoa trồng thảm, trồng chậu đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao, mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế nhiều nước, nhất là những
nước đang phát triển.
Hoa thảm được trồng ở Việt Nam chưa lâu, số lượng và chủng loại hoa còn ít, chất lượng hoa
kém, màu sắc chưa phong phú, có một số giống hoa đẹp như susi, cúc thúy, dừa cạn, vạn thọ nhưng
đang dần bị thoái hóa do sâu bệnh và do nhân giống vô tính trong một thời gian dài. Ngoài ra, hầu
hết các loại hoa trang trí có nguồn gốc ôn đới nên khó khăn trong việc nhân giống và phát triển các
loại hoa này. Do đó, việc chọn ra được bộ giống theo mùa vụ, đặc biệt cho mùa hè có ý nghĩa hết
sức quan trọng cho việc phát triển hoa chậu, hoa thảm ở Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc.
Để làm cơ sở cho việc phát triển các giống hoa trồng thảm, trồng chậu phục vụ cho việc trang
trí cảnh quan, cũng như góp phần trong việc chuyển đ i cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu xác định giống và
biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa thảm, hoa chậu cho Hà Nội”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được một số giống hoa trồng thảm, trồng chậu mới có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt, có chất lượng cao và đưa ra được các kỹ thuật sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu trang trí và thị
trường, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã b sung những dẫn liệu mới có giá trị về sự sinh trưởng phát triển của các giống hoa
trồng thảm, trồng chậu mới nhập nội cũng như các cơ sở khoa học để từ đó xây dựng biện pháp kỹ
thuật nhân giống, trồng và chăm sóc các loại hoa này, nhằm giới thiệu và phát triển cho sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy về cây hoa nói chung và hoa trồng thảm, trồng chậu nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đã tuyển chọn được 05 giống hoa trồng thảm, trồng chậu mới có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, phù hợp với điều kiện Hà Nội ở các mùa vụ khác nhau, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất
và thị trường.
- Đã xác định được các kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc phù hợp cho các giống được
tuyển chọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người trồng hoa và góp phần làm
đẹp cảnh quan, môi trường.
4. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đánh giá về khả năng thích ứng, sinh trưởng phát triển và ra hoa của tập đoàn các giống hoa
mới, từ đó xác định được 5 giống hoa thảm, hoa chậu phù hợp với điều kiện sinh thái và cho từng mùa vụ,
có thể trồng quanh năm tại Hà Nội. Đồng thời đề tài cũng đã nghiên cứu cơ sở khoa học để đề ra biện
pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cho từng loại hoa, nâng cao năng suất, chất lượng hoa, khắc
phục được những khó khăn ở từng thời vụ trồng, đặc biệt cho sản xuất hoa vào vụ hè.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
- Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm tuyển chọn giống, nhân giống hữu tính, giâm cành và biện
pháp kỹ thuật được triển khai tại Hợp tác xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội. Các thí nghiệm về nhân giống
bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào được thực hiện tại Viện Di truyền Nông nghiệp.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2015
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về hoa thảm, hoa chậu
Hiện nay, khái niệm về cây hoa trồng thảm, trồng chậu trên thế giới và ở Việt nam còn mang tính
tương đối và chưa có khái niệm cụ thể hay chính thức nào. Dựa vào mục đích sử dụng mà hoa thảm,
hoa chậu được khái niệm như sau:
Cây hoa thảm, hoa chậu là những loại hoa được trồng thành thảm trên mặt đất hoặc có thể được
trồng vào bồn, chậu để ghép thành thảm hoa dùng để trang trí cho các công trình kiến trúc công cộng,
đường phố, và được áp dụng nhiều trong việc quy hoạch, thiết kế xây dựng đô thị. Ngoài ra, những
loại hoa này còn được trồng trong chậu, dùng để trang trí ở các ban công, cửa s , các khu biệt thự, nhà
ở, các công viên vui chơi giải trí hoặc ở những khu đường phố và các công trình công cộng,... Cây hoa
thảm, hoa chậu thường có dạng thấp cây, hoa nở trên mặt tán, có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng,
thích hợp cho việc trang trí cảnh quan.
Hoa thảm, hoa chậu hiện nay có rất nhiều loại, đa dạng và phong phú. Trên thế giới hiện đang sử
dụng hoa thảm, hoa chậu để trồng trang trí ph biến ở các đô thị và các công viên, vườn cảnh.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa thảm, hoa chậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa thảm, hoa chậu trên thế giới
Hiện nay sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới trong đó có hoa trồng thảm, trồng chậu đang phát triển
mạnh và mang tính thương mại cao, đã mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế nhiều nước, nhất là
những nước đang phát triển. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của hoa (cắt cành, hoa chậu, hoa
thảm) là 20,6 tỷ USD so với 21,1 tỷ USD trong năm 2011 và gần 8,5 tỷ USD vào năm 2001 (Cindy van
Rijswick, 2015). Việc nghiên cứu, sản xuất và phát triển các giống hoa trồng thảm, trồng chậu không chỉ
riêng các nước châu Á, mà hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm. Việc phát triển hoa cây cảnh
không chỉ mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế của đất nước, mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo
môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng trang trí công cộng và làm cho cuộc sống con
người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa thảm, hoa chậu ở Việt Nam
Với nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ, trong những năm gần đây, bên cạnh các loại hoa cắt cành
truyền thống, hoa chậu hoa thảm đang trở nên ph biến và nhu cầu tăng nhanh chóng, đặc biệt tại các khu
đô thị. Cùng với đó, sản xuất hoa trồng thảm, trồng chậu cũng đang ngày một phát triển, chiếm tỷ lệ không
nhỏ trong ngành sản xuất hoa hiện nay.
Về chủng loại, mấy năm trở lại đây nhiều loại hoa chậu, hoa thảm đã được nhập nội và trồng ở nước
ta như Salvia (Sô đỏ), Torenia (Tô liên), Melampodium (cúc Hoàng đế),.. Ngoài ra, một số loại hoa như
hoa cúc, đồng tiền, lily,.. ngoài việc sử dụng là hoa cắt truyền thống cũng được cải tiến, sử dụng làm hoa
chậu trang trí.
1.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ hoa cây cảnh nói chung và hoa chậu, hoa thảm nói riêng tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, chủng loại hoa, cây cảnh chính gồm có: hoa hồng (770 ha, chiếm 32,77%); hoa
cúc (450 ha, chiếm 19,14%); đồng tiền (259,5 ha, chiếm 11,04%); lily, lan (129,9 ha, chiếm 5,53%); các
loại hoa chậu, hoa thảm có 87,2 ha, chiếm 3,71% diện tích (Sở NN & PTNT Hà Nội năm 2013). Như
3
vậy cho thấy diện tích sản xuất hoa thảm, hoa chậu hiện nay còn ít và chỉ tập trung ở một số quận, huyện
như Từ Liêm, Tây Hồ, Ứng Hòa.
Mức độ đầu tư vật tư cho hoa, cây cảnh khá lớn (hoa hồng từ 80 - 120 triệu đồng/ha, đồng tiền từ 300
- 400 triệu đồng/ha). Đối với diện tích hoa cao cấp như hoa Lily, hoa Lan mức độ đầu tư rất cao, khoảng
từ 3.000 - 9.000 triệu đồng/ha. Riêng đối với hoa thảm, hoa chậu mức đầu tư ban đầu cũng khá cao, từ 350
- 450 triệu đồng/ha/năm, cao hơn mức đầu tư cho hoa cắt cành (như cúc, đồng tiền) và chỉ cho lợi
nhuận trung bình khoảng từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm (Sở NN & PTNT Hà Nội năm 2013).
Như vậy cho thấy so với các loại hoa cắt cành như hồng, cúc, lan, lily thì hiệu quả từ hoa thảm, hoa
chậu chưa cao bằng các loại hoa cắt cành. Để nâng cao được hiệu quả kinh tế cho hoa chậu, hoa thảm trên
1 đơn vị diện tích trước hết phải có được những giống hoa mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người
dân, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất và trang trí tại Hà Nội, ngoài ra, phải có những biện pháp kỹ
thuật về nhân giống, về kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp để duy trì và phát triển những giống hoa này.
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa trồng thảm, trồng chậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa thảm, hoa chậu trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây hoa, cây cảnh trên thế giới đã có từ rất lâu đời, từ 2800 năm trước Công
nguyên. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tuyển chọn và chọn tạo giống, về các kỹ thuật nhân
giống (như nhân giống bằng hạt, giâm cành hay bằng nuôi cấy mô tế bào) cũng như kỹ thuật trồng và
chăm sóc (như nghiên cứu về giá thể, phân bón, chế phẩm dinh dưỡng, chất điều tiết sinh trưởng, tình hình
sâu bệnh hại và một số kỹ thuật khác) cho cây hoa nói chung và hoa trồng thảm, trồng chậu nói riêng.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa thảm, hoa chậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa trồng thảm, trồng chậu là đối tượng mới được nghiên cứu khoảng 10 năm gần đây
và đã có một số ít nghiên cứu về tuyển chọn giống, nhân giống, biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc (về
giá thể, phân bón và chế phẩm dinh dưỡng và một số biện pháp kỹ thuật khác)
Từ các kết quả ở phần t ng quan cho thấy, những nghiên cứu về hoa trồng thảm, trồng chậu trên thế
giới là rất phát triển, tuy nhiên đến nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây hoa trồng thảm, trồng chậu
còn mang tính bước đầu, chưa có nhiều kết quả về giống cũng như nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhân
giống và sản xuất cho cây hoa trồng thảm, trồng chậu. Đặc biệt, tại Hà Nội và các vùng phụ cận, với tốc
độ đô thị hóa nhanh, cộng với khí hậu 4 mùa rõ rệt, do đó cần có bộ giống hoa trang trí cho từng mùa cũng
như các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh trong những năm gần đây. Do vậy,
hướng nghiên cứu của đề tài là nhằm giải quyết một phần những hạn chế đã nêu ở trên, góp phần phát
triển bền vững, đáp ứng nhu cầu các loại hoa trang trí cho sản xuất và tiêu dùng cho Hà Nội và các vùng
phụ cận.
1.5. Một số đặc điểm của các giống hoa thảm, hoa chậu mới nhập nội
Đề tài giới thiệu đặc điểm của 5 loại hoa mới bao gồm: Hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus), Hoa Sô
đỏ (Salvia splendens), Hoa Tô liên (Torenia fournieri), Hoa Dạ yến thảo (Petunia), Hoa Phong Lữ thảo
(Pelargonium inquinans). Căn cứ vào điều kiện thời tiết Hà Nội cũng như đặc điểm của các loại hoa mới,
Hà Nội có thể sản xuất và phát triển các loại hoa theo từng nhóm thời vụ như sau: Vụ Xuân Hè: Tô liên,
Dừa cạn, Dạ yến thảo; Vụ Hè Thu: Tô liên, Dừa cạn; Vụ Thu Đông: Sô đỏ, Phong lữ; Vụ Đông Xuân: Sô
đỏ, Phong lữ và Dạ yến thảo.
Chƣơng II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Giống: 5 loại hoa trồng thảm, trồng chậu là Tô liên (Torenia fournieri), Dừa cạn (Catharanthus
roseus), Sô đỏ (Salvia splendens), Dạ yến thảo (Petunia), Phong lữ (Pelargonium inquinans), bao gồm 25
4
giống, trong đó 20 giống được nhập nội từ Đài Loan, Hà Lan là Tô liên hồng (T2), Tô liên xanh (T3), Tô
liên tím đậm (T4), Tô liên trắng viền tím (T5), Tô liên hồng đậm (T6), Dừa cạn trắng (V2), Dừa cạn hồng
(V3), Dừa cạn đỏ (V4), Sô tím (S2), Sô đỏ tươi (S3), Sô đỏ trắng (S4), Sô đỏ đậm (S5), Dạ yến thảo trắng
P2), Dạ yến thảo đỏ (P3), Dạ yến thảo hồng sọc trắng (P4), Dạ yến thảo hồng (P5), Phong lữ trắng (G2),
Phong lữ hồng (G3), Phong lữ đỏ tươi (G4), Phong lữ đỏ cam (G5); và 5 giống đang trồng ph biến tại Hà
Nội làm đối chứng là Tô liên tím nhạt (T1), Dừa cạn tím (V1), Sô đỏ cao (S1), Dạ yến thảo tím (P1),
Phong lữ đỏ thẫm (G1). Hạt giống được nhập nội năm 2011.
2.1.2. Các chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng:
- IBA (Axit - Indol butyric), chế phẩm Nutra GreenTM, phân hữu cơ sinh học Wokozim dạng hạt ,
phân bón nhả chậm DAI 90 (N.P.K: 18-6-9 + 7Ca + 3Mg + TE), Vimogreen 1.34 BHN
2.1.3.Các loại giá thể: Dớn, cát, đất mùn, trấu hun, xơ dừa, vỏ trấu, xỉ than.
2.1.4. Các loại hóa chất nuôi cấy mô: Các thiết bị, dụng cụ và hóa chất phục vụ nhân giống bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và nhu cầu sử dụng hoa trồng thảm, trồng chậu tại Hà
Nội
2.2.2. Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn các giống hoa trồng thảm, trồng chậu cho Hà Nội
- Đánh giá sự sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của một số giống hoa trồng thảm, trồng
chậu nhập nội ở giai đoạn vườn ươm.
- Đánh giá sự sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của một số giống hoa trồng thảm, trồng
chậu nhập nội ở giai đoạn vườn sản xuất.
2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cho các giống hoa được tuyển chọn.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng gieo hạt
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng giâm cành
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các giống được tuyển
chọn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng
cây hoa trồng thảm, trồng chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cây giống đến sinh trưởng phát triển và chất lượng cây
hoa trồng thảm, trồng chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn, tỉa cành đến năng suất chất lượng cây hoa
trồng thảm, trồng chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng đến năng
suất, chất lượng hoa trồng thảm, trồng chậu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra
- Thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng (như phường, xã, HTX, công ty,), các hộ
nông dân sản xuất hoa trồng thảm, trồng chậu.
- Chọn điểm điều tra và khảo sát ngoài thực tiễn sản xuất và thị trường
- Sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) và điều tra
nông thôn có sự tham gia của nông dân PRA (Participatory Rural Appraisal).
2.3.2. Phương pháp đánh giá, tuyển chọn các giống hoa thảm, hoa chậu mới
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
5
Các thí nghiệm về tuyển chọn giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần
nhắc lại. Thí nghiệm 60 chậu/công thức đối với các thí nghiệm tuyển chọn ở vườn sản xuất, 150
hạt/công thức đối với các thí nghiệm gieo hạt ở vườn ươm. Chọn cây theo dõi theo phương pháp 5
điểm chéo góc, đo đếm 10 cây, sau lấy kết quả trung bình, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần.
2.3.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và thích ứng của một số giống hoa trồng thảm,
trồng chậu nhập nội ở giai đoạn vườn ươm
- Hạt được nhập nội 1 tháng trước khi gieo, các giống thí nghiệm được gieo vào 4 vụ trong
năm:
+ Vụ Xuân Hè (Tô liên, Dừa cạn, Dạ yến thảo): Gieo ngày 5/2
+ Vụ Hè Thu (Tô liên, Dừa cạn): Gieo ngày 5/5
+ Vụ Thu Đông (Sô đỏ, Phong lữ): Gieo ngày 5/8
+ Vụ Đông Xuân (Sô đỏ, Phong lữ và Dạ yến thảo): Gieo ngày 5/10.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2012, tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
2.3.2.3. Đánh giá sự sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của một số giống hoa trồng
thảm, trồng chậu nhập nội ở giai đoạn vườn sản xuất
- Cây con được trồng vào 4 vụ trong năm:
+ Vụ Xuân Hè trồng ngày 5/3
+ Vụ Hè Thu trồng ngày 5/6
+ Vụ Thu Đông trồng ngày 5/9
+ Vụ Đông Xuân trồng ngày 5/11.
- Thời gian thực hiện: 2011 - 2012, tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống
2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành được bố trí theo khối ngẫu
nhiên, nhắc lại 3 lần. Đối với thí nghiệm gieo hạt mỗi công thức 150 hạt. Đối với thí nghiệm giâm
cành mỗi công thức là 150 cành. Thí nghiệm nhân giống nuôi cấy mô môi trường sử dụng là môi
trường MS (Murashige- Skoog, 1962) cơ bản (6,5g/l aga và 30g/l saccaroza) và các chất điều tiết
sinh trưởng theo yêu cầu của mỗi thí nghiệm, số mẫu đưa vào là 30 mẫu/công thức thí nghiệm.
2.3.3.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng gieo hạt:
* Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch hạt đến năng suất, chất lượng hạt giống
- Thí nghiệm tiến hành trên 05 giống đã được tuyển chọn, với 4 công thức, mỗi công thức thu
hạt của 10 cây, chọn các cá thể sinh trưởng phát triển tốt, mang các đặc trưng hình thái của giống,
không bị nhiễm sâu bệnh hại. Hạt sau khi thu được phơi khô dưới nắng nhẹ, bảo quản trong lọ thủy
tinh kín để trong tủ mát ở nhiệt độ 18 - 200C.
- Thí nghiệm ở 02 vụ: vụ Hè Thu đối với giống T2 (Tô liên hồng) và giống V4 (Dừa cạn đỏ),
vụ Đông Xuân đối với giống S3 (Sô đỏ tươi), P5 (Dạ yến thảo hồng) và G5 (Phong lữ đỏ cam).
Gồm 4 công thức thí nghiệm:
CT1: Thu hạt sau khi hoa tàn 90% 10 ngày
CT2: Thu hạt sau khi hoa tàn 90% 15 ngày
CT2: Thu hạt sau khi hoa tàn 90% 20 ngày
CT4: Thu hạt sau khi hoa tàn 90% 25 ngày
- Thời gian thực hiện: năm 2011 - 2012, tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con
giống trong thí nghiệm
6
- Thí nghiệm ở 2 vụ trên 5 giống được tuyển chọn, với 4 công thức/vụ, hạt được lấy vào thời
điểm tốt nhất của thí nghiệm 1.
- Vụ Hè Thu giống thí nghiệm: T2 (Tô liên hồng), V4 (Dừa cạn đỏ)
CT1: Gieo hạt ngày 5/3 CT3: Gieo hạt ngày 5/5
CT2: Gieo hạt ngày 5/4 CT4: Gieo hạt ngày 5/6
- Vụ Đông Xuân giống thí nghiệm: S3 (Sô đỏ tươi), P5 (Dạ yến thảo hồng) và G5 (Phong lữ đỏ
cam)
CT1: Gieo hạt ngày 5/8 CT3: Gieo hạt ngày 5/10
CT2: Gieo hạt ngày 5/9 CT4: Gieo hạt ngày 5/11
- Sử dụng giá thể đất phù sa để gieo hạt. Thời gian thực hiện năm 2012-2013, tại Tây Tựu - Từ
Liêm - Hà Nội.
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự nảy mầm và sự sinh trưởng của cây
giống thí nghiệm.
- Giống nghiên cứu: T2 (Tô liên hồng) và P5 (Dạ yến thảo hồng)
- Thí nghiệm tiến hành với 6 CTTN và gieo hạt vào tháng cho kết quả tốt nhất ở thí nghiệm 2.
CT1: Đất phù sa (ĐPS) (Đ/C) CT4: ĐPS + Mùn rác (1:1)
CT2: Mùn rác CT5: ĐPS + Xơ dừa (1:1)
CT3: Xơ dừa CT6: ĐPS + Mùn rác + Xơ dừa (1:1/2:1/2)
- Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2014, tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
2.3.3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng giâm cành:
Chọn cành giâm là cành bánh tẻ, có 4-6 lá, chiều dài cành giâm 4-6 cm, chồi khỏe, sạch bệnh.
Dùng lưỡi lam sắc cắt chồi, giữ sạch trong các khay đựng chồi và giâm ngay sau khi cắt chồi. Đối
với thí nghiệm về chất kích thích sinh trưởng, nhúng gốc vào dung dịch IBA trong 30 giây rồi đem
giâm.
* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ và chất lượng cành giâm
- Thí nghiệm trên 05 giống hoa được tuyển chọn, với 6 công thức, tại 2 thời vụ:
+ Vụ Hè Thu: giống T2 (Tô liên hồng) và V4 (Dừa cạn đỏ).
+ Vụ Đông Xuân: giống S3 (Sô đỏ tươi), P5 (Dạ yến thảo hồng) và G5 (Phong lữ đỏ cam).
CT1: Cát đen (Đ/C) CT4: Đất mùn + Trấu hun (1:1)
CT2: Đất mùn CT5: Cát đen + Trấu hun (1:1)
CT3: Trấu hun CT6: Cát đen + Đất mùn (1:1)
- Thời gian thực hiện: năm 2012 - 2013, tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ và chất lượng cành
giâ