Luận văn Nghiên cứu xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thì lượng rác sinh ra ngày càng lớn, đặc biệt là rác sinh hoạt. Ước tính có khoảng 5.500 tấn rác sinh hoạt được thải ra mỗi ngày ở TP. HCM, dự đoán vào năm 2010, lượng rác sẽ gia tăng lên tới 7.600 tấn/ngày. Lượng rác sinh hoạt gia tăng dẫn đến lượng nước rỉ rácnước rác sinh ra ngày càng nhiều. Ô nhiễm bởi nước rác từ lâu đã là vấn đề nan giải, được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại TP HCM, hàng loạt nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau đã được triển khai, với mục tiêu cuối cùng là xác định phương án xử lý nước rác thích hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải, không gây nguy hại đến sinh thái môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nước rác sinh ra từ các bãi chôn lấp, nước rác phát sinh tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều bởi mức độ gây ô nhiễm cao: COD rất cao lên đến 75.000 mg/l, pH lại rất thấp dao động khoảng 4.3 – 5.4, SS lên đến 3.500 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao dao động từ 1.500 – 2.300 mg/l. Nước có mùi hôi, chua nồng. Ô nhiễm bởi nước rác đang là vấn đề bức xúc, cần được giải quyết ngay cấp thiết tại các trạm trung chuyển. Hiện nay, phần lớn nước rác tại các trạm trung chuyển đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây tác hại trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận. Tại một số trạm trung chuyển, nước rác được chuyên chở đến các bãi chôn lấp, với tổng chi phí vận chuyển và xử lý khá cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp xử lý nước rác tại trạm trung chuyển là hết sức cần thiết.

doc160 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC ÉP RÁC TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN GVHD: ThS. NGUYEÃN THÒ THANH PHÖÔÏNG SVTH : NGUYEÃN PHAÏM KHÖÔNG DUY MSSV: 90100445 BOÄ MOÂN KYÕ THUAÄT MOÂI TRÖÔØNGGVHD: ThS. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG SVTH : NGUYỄN PHẠM KHƯƠNG DUY MSSV: 90100445 BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, 12/2005 TP. HOÀ CHÍ MINH, 01/2006 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nhiệm vụ luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ và động viên của mọi người. TôiEm xin gởi lòng biết ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Văn Phước và Cô Nguyễn Thị Thanh Phượng đã hướng dẫn tận tình và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Bách Khoa – Tp. HCM đã cho tôiem những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin cảám ơn các ý kiến đóng góp cho luận văn của các Anh Chị khóa trên. Xin cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ ân cần của Bạn bè. Cảm ơn hai em Bùi Đức Nguyện và Nguyễn Đăng Quân đã trợ giúp tôi hoàn thành các thí nghiệm. Cuối cùng, xin gởi lòng kính yêu vô hạn đến Ba, Mẹ và Gia đình đã luôn quan tâm và động viên tôicon trong suốt thời gian qua. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2005 MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Khối lượng CTRSH TP. HCM trong giai đoạn 2005 - 2013 7 Bảng 1.2 Thành phần CTRSH tại các trạm trung chuyển 7 Bảng 1.3 Thành phần, tính chất nước ép rác trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp 15 Bảng 1.4 Thành phần, tính chất nước rác tại 2 BCL Gò Cát và Phước Hiệp tại các thời gian khác nhau 16 Bảng 2.1 Các phương pháp xử lý nước rác 19 Bảng 2.2 Một số kết quả xử lý nước rác sử dụng RO 30 Bảng 2.3 Một số kết quả xử lý nước rác bằng phương pháp sinh học kị khí 39 Bảng 2.4 Các thông số động học của quá trình xử lý nước rác bằng bùn hoạt tính 44 Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần và tính chất nước rác ban đầu 51 Bảng 3.2 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước rác 53 Bảng 3.3 Các phản ứng oxy hóa khử trong quá trình phân hủy kị khí các aminoacids 56 Bảng 3.4 Thế oxy hóa của một số chất oxy hóa 60 Bảng 3.5 Năng lực oxy hóa tương đối của một số chất 61 Bảng 4.1 Các phản ứng sinh hóa với cơ chất sinh metan và độ kiềm 71 Bảng 4.2 Tốc độ khử nitrat khi sử dụng methanol và acid acetic làm nguồn CHC 87 Bảng 4.3 Biến thiên pH và COD của mô hình LSHKK1 theo thời gian 95 Bảng 4.4 Biến thiên hàm lượng cơ chất của mô hình LSHKK2 theo thời gian 96 Bảng 4.5 Biến thiên hàm lượng cơ chất trong mô hình bùn hoạt tính 99 Bảng 4.6 Kết quả thí nghiệm xử lý nước rác bằng mô hình lọc sinh học hiếu khí 102 Bảng 4.7 Sự thay đổi độ màu khi thay đổi hàm lượng hóa chất 103 Bảng 4.8 Sự thay đổi nồng độ COD khi thay đổi hàm lượng hóa chất 103 Bảng 4.9 Sự thay đổi độ màu khi thay đổi hàm lượng hóa chất 105 Bảng 4.10 Sự thay đổi nồng độ COD khi thay đổi hàm lượng hóa chất 105 Bảng 4.11 Khái toán chi phí xử lý nước ép rác 107 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Hệ thống quản lý CTR 5 Hình 1.2 Sơ đồ thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác đô thị TP.HCM 9 Hình 2.1 Công nghệ xử lý nước rác BCL Gò Cát và Tam Tân (CENTEMA) 47 Hình 2.2 Công nghệ xử lý nước rác BCL Gò Cát theo thiết kế Vermeer 48 Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 1 (USEPA) 49 Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 2 (USEPA) 49 Hình 3.1 Phương pháp nghiên cứu xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển 54 Hình 3.2 Mô hình lọc sinh học kị khí 1 64 Hình 4.1 Biến thiên hàm lượng COD và hiệu quả xử lý trong mô hình LSHKK1 với HRT = 24h. 68 Hình 4.2 Biến thiên hàm lượng COD và hiệu quả xử lý trong mô hình LSHKK1 với HRT = 48h. 69 Hình 4.3 Biến thiên pH trong mô hình LSHKK1 69 Hình 4.4 Biến thiên hàm lượng N-NH3 và TKN trong mô hình LSHKK1 74 Hình 4.5 Biến thiên hàm lượng N-NH3 trong mô hình LSHKK1 với HRT = 24h 74 Hình 4.6 Biến thiên hàm lượng N-NH3 trong mô hình LSHKK1 với HRT = 48h 75 Hình 4.7 Biến thiên hàm lượng N-NH3 theo thời gian trong mô hình BHT 76 Hình 4.8 Biến thiên hàm lượng N-NH3, N-NO2, N-NO3 theo thời gian trong mô hình BHT 77 Hình 4.9 Biến thiên hàm lượng COD theo thời gian trong mô hình BHT 77 Hình 4.10 Biến thiên pH theo thời gian trong mô hình BHT 77 Hình 4.11 Biến thiên hàm lượng N-NOx trong mô hình LSHKK2 khi không bổ sung CHC 80 Hình 4.12 Biến thiên hàm lượng COD trong mô hình LSHKK2 khi không bổ sung CHC 80 Hình 4.13 Biến thiên pH trong mô hình LSHKK2 khi không bổ sung CHC 80 Hình 4.14 Sự tương quan giữa tỷ lệ COD/NOx và hiệu suất khử N-NOx của mô hình LSHKK2 khi không bổ sung CHC 81 Hình 4.15 Biến thiên hàm lượng N-NOx trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung methanol 84 Hình 4.16 Biến thiên hàm lượng COD trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung methanol 84 Hình 4.17 Biến thiên pH trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung methanol 84 Hình 4.18 Biến thiên hàm lượng N-NOx trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung acid acetic 85 Hình 4.19 Biến thiên hàm lượng COD trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung acid acetic 85 Hình 4.20 Biến thiên pH trong mô hình LSHKK2 khi bổ sung acid acetic 85 Hình 4.21 Sự tương quan giữa tỷ lệ COD/NOx và hiệu suất khử N-NOx của mô hình LSHKK2 có bổ sung CHC 86 Hình 4.22 Biến thiên hàm lượng COD qua các mô hình 89 Hình 4.23 Biến thiên pH qua các mô hình 89 Hình 4.24 Biến thiên hàm lượng Nitơ tổng qua các mô hình 90 Hình 4.25 Biến thiên hàm lượng N-NOx qua các mô hình 91 Hình 4.26 Biến thiên hàm lượng N-NH3 qua các mô hình 91 Hình 4.27 Biến thiên hàm lượng COD của mô hình LSHKK1 theo thời gian 95 Hình 4.28 Biến thiên hàm lượng N-NOx của mô hình LSHKK2 theo thời gian 97 Hình 4.29 Biến thiên hàm lượng N-NH3 và N-NOx của mô hình BHT theo thời gian 100 Hình 4.30 Đồ thị biễu diễn quan hệ x - y 100 Hình 4.31 Biến thiên hàm lượng COD của mô hình lọc sinh học hiếu khí 102 Hình 4.32 Biến thiên độ màu Pt – Co theo liều lượng hóa chất 103 Hình 4.33 Biến thiên hàm lượng COD theo liều lượng hóa chất 104 Hình 4.34 Biến thiên độ màu Pt – Co theo liều lượng hóa chất 106 Hình 4.35 Biến thiên hàm lượng COD theo liều lượng hóa chất 106 PHẦN LIỆT KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp BHT Bùn hoạt tính BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological oxygen demand) CENTEMA Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường CHCBNCHC Cacbon hữu cơ CITENCO Công ty Môi trường Đô thị TP. HCM COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand) CTR Chất thảài rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HRT Thời gian lưu nước (Hydraulic retention time) LSHKK1 Lọc sinh học kị khí 1 LSHKK2 Lọc sinh học kị khí 2 MLSS Chất rắn lơ lửng hỗn dịch (Mixed liqour suspended solids) MLVSS Chất rắn lơ lửng hỗn dịch bay hơi (Mixed liqour volatile suspended solids) RO Thẩm thấu ngược (Reverse osmosis) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKN Tổng nitơ Kjeldhal (Total Kjeldhal nitrogen) TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSS Tổng chất rắng lơ lửng (Total suspended solids) U.S. EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (U.S Envirmental Protection Agenncyey) UASB Bể kị khí dòng chảy ngược (Uplow anaerobic slugde blanket) VITTEP Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường VSS Tổng chất rắn bay hơi (Volatile suspended solids) TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay ở TP. HCM, số lượng các trạm trung chuyển rác, các trạm ép rác kín ngày càng tăng nhằm giảm số lượng các điểm tập kết, trung chuyển rác chưa hợp vệ sinh. Tuy nhiên, tại các trạm trung chuyển rác, vấn đề ô nhiễm do nước ép rác gây ra vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phần lớn nước ép rác hiện nay được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước của thành phố dẫn đến các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các ô nhiễm thứ cấp… Vấn đề xử lý nước ép rác tại các trạm trung chuyển đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường là một vấn đề rất cấp bách. Vấn đề đặt ra khi xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển là khử COD và Nitơ với hàm lượng rất cao. Ngoài ra các yếu tố cần xem xét khi xử lý nước ép rác là pH thấp, hàm lượng SS cao. Thực hiện nghiên cứu xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển số 350B Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, TP. HCM trong điều kiện phòng thí nghiệm, luận văn đã đạt được các kết quả sau: Đề xuất được một công nghệ xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển có hiệu quả cao, ổn định. Hiệu quả xử lý COD đạt 98 - 99,9%, hiệu quả khử Nitơ đạt 89 – 93%. Nước sau xử lý đạt COD < 100 mg/ l, Nitơ tổng < 60mg/l, đạt tiêu chuẩn thải TCVN 5945-1995 loại B. Tuy thành phần và tính chất nước rác luôn biến động nhưng hệ thống hoạt động ổn định, ít bị sốc tải. Chưa phát hiện các ảnh hưởng bởi yếu tố Canxi đến hoạt động của các mô hình trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm. GIỚI THIỆU CHUNG 1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thì lượng rác sinh ra ngày càng lớn, đặc biệt là rác sinh hoạt. Ước tính có khoảng 5.500 tấn rác sinh hoạt được thải ra mỗi ngày ở TP. HCM, dự đoán vào năm 2010, lượng rác sẽ gia tăng lên tới 7.600 tấn/ngày. Lượng rác sinh hoạt gia tăng dẫn đến lượng nước rỉ rácnước rác sinh ra ngày càng nhiều. Ô nhiễm bởi nước rác từ lâu đã là vấn đề nan giải, được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại TP HCM, hàng loạt nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau đã được triển khai, với mục tiêu cuối cùng là xác định phương án xử lý nước rác thích hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải, không gây nguy hại đến sinh thái môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nước rác sinh ra từ các bãi chôn lấp, nước rác phát sinh tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều bởi mức độ gây ô nhiễm cao: COD rất cao lên đến 75.000 mg/l, pH lại rất thấp dao động khoảng 4.3 – 5.4, SS lên đến 3.500 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao dao động từ 1.500 – 2.300 mg/l. Nước có mùi hôi, chua nồng. Ô nhiễm bởi nước rác đang là vấn đề bức xúc, cần được giải quyết ngay cấp thiết tại các trạm trung chuyển. Hiện nay, phần lớn nước rác tại các trạm trung chuyển đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây tác hại trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận. Tại một số trạm trung chuyển, nước rác được chuyên chở đến các bãi chôn lấp, với tổng chi phí vận chuyển và xử lý khá cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp xử lý nước rác tại trạm trung chuyển là hết sức cần thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung vào haicác mục tiêu chính: Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp sinh học để xử lý nước rác tại trạm trung chuyển. Xác định công nghệ phù hợp xử lý nước rác trạm trung chuyển nhằm góp phần giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước rác gây ra. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nước ép rác tại trạm trung chuyển rác, số 350B Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, TP. HCM. Đề tài chỉ mới nghiên cứu trên các mô hình tĩnh. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao gồm các mục sau: Khảo sát hiện trạng hoạt động và chất lượng môi trường của các trạm trung chuyển ở TP. HCM. Tổng quan các công nghệ xử lý nước rỉ rác. Phân tích, đánh giá nhằm tìm ra phương án xử lý phù hợp. Xác định thành phần và tính chất nước rác ở đầu vào và sau qua từng mô hình xử lý, từ đó định hướng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu công nghệ xử lý nước rác trạm trung chuyển: Nghiên cứu hiệu quả xử lý lọc sinh học kị khí nhằm tìm ra tải trọng thích hợp cho quá trình khử COD và chuyển hóa nitơ hữu cơ sang nitơ ammonia cho quá trình nitrat hóa tiếp sau. Nghiên cứu hiệu quả khử ammonia của quá trình bùn hoạt tính. Nghiên cứu hiệu khử nitrat của quá trình lọc sinh học kị khí. Nghiên cứu quá trình xử lý hóa học nhằm xử lý triệt để hàm lượng chất hữu cơ để đạt tiêu chuẩn thải loại B. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp phân tích Các chỉ tiêu được phân tích theo Standard Methods for the Examination of Wastewater (APHA, 1985, 1992). Việc phân tích các chỉ tiêu trước và sau mỗi mô hình xử lý nhằm đánh giá hiệu quả xử lý, từ đó định hướng các quá trình xử lý tiếp theo. b. Phương pháp điều tra và tổng hợp Tổng hợp các kết quả điều tra và phân tích thực tế về thành phần và tính chất nước rác tại trạm trung chuyển, từ đó đề ra giải pháp xử lý và tiến hành nghiên cứu trên mô hình. Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước rác đã được áp dụng thành công, các nghiên cứu về xử lý nước rác đã được thực hiện. Từ đó kế thừa, tìm ra các giải pháp thích hợp, hạn chế các sai lầm cũng như các trở ngại có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu. c. Phương pháp nghiên cứu trên mô hình Áp dụng phương pháp mô hình hoá nhằm xây dựng mô hình và khảo sát thực nghiệm trên mô hình. Tính toán các thông số động học. Sử dụng các mô hình thí nghiệm để nghiên cứu khả năng xử lý nước ép rác tại trạm trung chuyển. d. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp, đo đạt, tính toán các số liệu nghiên cứu. Thể hiện, thống kê các kết quả, thông số bằng đồ thị, biểu đồ. Phân tích, đánh giá, nhận xét các thông số thực nghiệm. Xử lý số liệu, báo cáo. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Đề xuất được công nghệ xử lý phù hợp, đạt hiệu quả cao, ổn định cho nước ép rác tại trạm trung chuyển. Giải quyết vấn đề ô nhiễm do nước rác gây ra. CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ÉP RÁC TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠTRÁC THẢảIĐÔ THỊ 1.1.1 Thành phần của chất thải rắn đô thị, cụ thể là chất thải rắn sinh hoạt là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành phần và tính chất nước ép rác tại các trạm trung chuyển. Do đó, cần có những hiểu biết về nguồn gốc, thành phần, tốc độ phát sinh và vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị để có thể dự đoán thành phần và tính chất của nước rác trạm trung chuyển. 1.1.1 Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn đô thị 1.1.1.1 Khái niệm Rác thải rthu gom trong khu vực đô thị được gọi là chất thải rắnCTR đô thịi. Chất thải rắn đô thị là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó và chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu dọn.[4] Thành phần của chất thải rắn đô thị, cụ thể là chất thải rắn sinh hoạt là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành phần và tính chất nước ép rác tại các trạm trung chuyển. Do đó, cần có những hiểu biết về nguồn gốc, thành phần, tốc độ phát sinh và vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị để có thể dự đoán thành phần và tính chất của nước rác trạm trung chuyển. Quản lý chất thải rắn (CTR) có thể định nghĩa là việc kiểm soát sự hình thành, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tái sử dụng, tái sinh và đổ bỏ CTR sao cho vẫn đảm bảo tốt nhất về sức khỏe cộng đồng, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, mỹ quan và các vấn đề môi trường khác. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR được minh họa ở hình 2.1. Việc quản lý CTR ở đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Thu gom, xử lý có hiệu quả với chi phí nhỏ nhất. Đảm bảo sức khỏe của người lao động trực tiếp tham gia việc xử lý chất thải. Ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật nhằm thu gom, xử lý hiệu quả hơn. Đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề quản lý CTR. Nguồn phát sinh CTR Phân loại, lưu trữ tại nguồn Thu gom (hẻm và đường phố) Tách, tái chế và xử lý Chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển Hình 1.1 Hệ thống quản lý CTR 1.1.1.2 Nguồn gốc CTR Nguồn gốc, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất chương trình quản lý CTR. CTR đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: Từ khu dân cư (chất thải sinh hoạt). Từ các khu thương mại. Từ các cơ quan, bệnh viện, trường học… Từ các công trình xây dựng. Từ các dịch vụ công cộng. Từ các nhà máy xử lý. Từ các nhà máy công nghiệp. Từ các hoạt động nông nghiệp. CTR có thể phân loại theo các cách sau: Theo vị trí hình thành: rác trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố… Theo thành phần vật lý và hóa học: phân biệt dựa trên thành phân vô cơ, hữu cơ, kim loại, phi kim, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo, gỗ… Theo bản chất nguồn tạo thành: CTRSH: là chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm thương mại… CTR công nghiệp: các phế thải từ nguyên liệu trong quá trình sản xuất, phế thải trong các quá trình sản xuất bao bì, hóa chất… CTR từ nông nghiệp: chất thải và mẫu thừa từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng… CTR từ xây dựng: là các phế thải như đất đá, bê tông, gạch, xà bần… Theo mức độ nguy hại: CTR nguy hại: gồm các hóa chất dễ gây cháy nổ, độc hại, chất phóng xạ, chất oxy hóa… Chất thải y tế nguy hại: các loại bông băng, nẹp dùng trong khám bệnh, gạc, các mô bị cắt, các chất thải phóng xạ… Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Trong CTRĐT thì chất thải không độc hại chiếm tỷ lệ lớn nhất. CTR tập trung về các trạm trung chuyển chủ yếu là CTR sinh hoạt (CTRSH). 1.1.1.3 Thành phần của CTRSH Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 kg/người.ngày đến 0,80 kg/người.ngày. Thành phần của CTRSH cũng rất đa dạng và thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các mùa trong năm, điều kiện khí hậu, kinh tế và nhiều yếu tố khác như tập quán, tái sinh CTR, việc thu nhặt phế liệu… Thành phần CTR là yếu tố rất quan trọng trong việc dự đoán đặc tính của nước rác tại các trạm trung chuyển. Do đó, cần có những quan tâm cần thiết trong việc dự đoán sự thay đổi thành phần CTR. Các số liệu nghiên cứu và thống kê cho thấy lượng CTR được thải ra tại TP. HCM khoảng 4000tấn/ngày, bình quân khoảng 0,5 – 1,2kg/người.ngày (CENTEMA, 2000). Tốc độ xả CTR tăng theo từng năm khoảng 15 – 20%. Bảng 1.1: Khối lượng CTRSH TP. HCM trong giai đoạn 2005 - 2013 Năm Khối lượng CTRSH tấn/năm tấn/ngày 2005 2.160.351 5.919 2006 2.307.096 6.321 2008 2.460.803 6.742 2009 2.617.024 7.170 2010 2.778.015 7.611 2011 2.929.944 8.027 2012 3.081.873 8.443 2013 3.233.801 8.860 (Nguồn: CITENCO, 2004) Thành phần CTRSH tại trạm trung chuyển của TP. HCM được như sau: Bảng 1.2: Thành phần CTRSH tại các trạm trung chuyển Thành phần % Khối lượng Độ ẩm (%) Độ tro (%) Thực phẩm Nylon Cao su mềm Cao su cứng Gỗ Mốp xốp Giấy Thủy tinh Kim loại Da Xà bần Sành sứ Carton Da Lon đồ hộp Pin Bông gòn Tre, rơm rạ, lá cây Vỏ sò, xương động vật Bã sơn Thừng đựng sơn Mica 72,0-94,0 1,6-9,6,4 0,5-5,8 0,0-13,0 0,0-4,5 0,0-1,6 0,0-5,8 KĐK-1,2 KĐK-5,5 0,0-5,6 0,0-0,5 0,0-1,9 0,0-5,5 0,0-0,8 0,0-6,5 0,0-4,3 0,0-1,0 0,0 0,0-0,9 0,0 0,0-3,0 0,0-KĐK 0,0-KĐK 58,7-85,2 11,6-60,5 2,5-8,8 1,6-41,9 2,3-5,3 3,1-4,2 2,7-16,2 3,2-40,9 10,1-55,6 - - 0,8 - 8,0-9,2 20,1-66,7 - - - 10,0 - - - - 3,4-12,3 0,0 0,0 7,0-7,5 - - - 2,4-2,6 4,7-9,1 - - - - - 12,5-13,0 - - - - - - - - Độ tro (% trọng lượng khô); KĐK: không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%. (Nguồn: VITTEP, 2003) Từ số liệu thống kê ở trên ta thấy, CTRSH tại TP. HCM có chứa một phần rất lớn là thực phẩm (65 – 95%), độ ẩm 70 – 85%. Các thành phần hữu cơ dễ bị phân hủy chiếm phần lớn, cho nên nước rỉép rác tại các trạm trung chuyển có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ phân hủy sinh học. 1.2. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THU GOM, TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN RÁC TP. HCM 1.2.1 Phương thức thu gom, vận chuyển rác tại TP. HCM Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Hệ thống thu gom và vận chuyển của TP. HCM bao gồm các đội vận chuyển của Công ty Môi trường Đô thị TP. HCM; các công ty, xí nghiệp, công trình đô thị của 22 quận, huyện; hợp tác xã vận tải công nông; hệ thống thu gom CTR tư nhân và một số dịch vụ thu mua các loại rác tái chế. Rác từ nguồn phát sinh sẽ được thu gom
Luận văn liên quan