Mỗi ngôn ngữ, thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau. Những cấu
trúc này thể hiện tư duy văn hoá dân tộc, tâm lý, trí thông minh và sự tài hoa của người bản
ngữ. Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy. Thành ngữ không chỉ có tác dụng
làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế
nhị, hàm súc. Đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ động vật
199 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 13321 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BẢO
NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG ANH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƠN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. HỒNG DŨNG
TP. HCM - p2003
MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi ngôn ngữ, thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau. Những cấu
trúc này thể hiện tư duy văn hoá dân tộc, tâm lý, trí thông minh và sự tài hoa của người bản
ngữ. Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy. Thành ngữ không chỉ có tác dụng
làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế
nhị, hàm súc. Đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ động vật.
0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Do vị trí quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hút được sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Việc sử dụng thành tố chỉ động vật trong các kết cấu thành ngữ thể hiện nét độc đáo
của nhân dân lao động, phản ánh tâm lý - văn hoá một dân tộc, góp phần tạo nên tính dị biệt
trong cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn, cách nghĩ của mỗi dân tộc đối với hiện
thực khách quan. Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, một trạng thái tình cảm nhưng
mỗi dân tộc sử dụng những yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt. Những yếu tố chỉ động
vật này thể hiện nét ngữ nghĩa - văn hoá của từng dân tộc và thường được gọi là thành tố
văn hoá. Thí dụ, để chỉ chuyện ăn nhiều, người Việt Nam dùng hình ảnh con cọp, con trâu,
con rồng (ăn như hùm đổ đó, ăn như trâu, ăn như rồng cuốn), người Anh lại dùng hình ảnh
con ngựa (eat like a horse). Còn khi chỉ chuyện ăn ít, người Anh dùng hình ảnh con chim (eat
like a bird), người Việt lại dùng hình ảnh con mèo (ăn như mèo). Người Việt Nam dùng hình
ảnh con trâu để chỉ tinh thần làm việc không biết mệt mỏi (hùng hục như trâu lăn), còn
người Anh lại mượn hình ảnh con ngựa (work like a horse) v.v..
Ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và đã có
rất nhiều công trình có giá trị về thành ngữ. Chẳng hạn Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ
(Nguyễn Văn Mệnh, 1972) [59]; Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt (Hoàng
Văn Hành, 1976)[19]; Thành ngữ trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1987) [17]; Biến thể
của thành ngữ, tục ngữ (Vũ Quang Hào, 1993) [111]; Phương pháp trường và việc nghiên cứu
thành ngữ Anh – Việt (Phan Văn Quế, 1994) [87]; Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành
ngữ, tục ngữ (Nguyễn Xuân Hòa, 1994) [63]; Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ
so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ so sánh tiếng Anh) (Lâm Bá Sĩ, 2002) [27]; So sánh
cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt (Hoàng Diệu Minh, 2002) [13].
Riêng về mảng thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan
(1995) khi nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành
ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật [102] có đề cập
đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau
của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. Nguyễn Thuý Khanh trong Đặc điểm trường từ
vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (luận án
phó tiến sĩ, 1996), đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và
có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật”
[57].
Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt (Nguyễn Thúy
Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994).
Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai
thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ, số 4, 1995).
Chú chuột trong kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt (Phương Trang, Ngôn ngữ và
đời sống, số 1, 1996).
Trường nghĩa của một thực từ ( Dương Kỳ Đức, Ngữ học trẻ, 1996).
Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ qua hình ảnh trâu bò trong thành ngữ Việt – Nga –
Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội, 2000).
Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt-Nga-Anh-Pháp và một số tiếng
Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, T/c Khoa học ĐHSP-TP.HCM, số 24, 2000).
Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Phong Hoá, Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2,
2002)
Về tiếng Anh, công trình nghiên cứu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng
Anh tại Việt Nam được xem là tương đối bao quát nhất cho đến bây giờ có lẽ là luận án phó
tiến sĩ của Phan Văn Quế: Ngữ nghĩa của thành ngữ – tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong
tiếng Anh (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) [86]. Luận án này đã đề cập đến thành
tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt khi phân tích bình diện ngữ nghĩa và so sánh, đối
chiếu sự khác biệt về nghĩa giữa thành tố chỉ động vật trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Anh
và tiếng Việt nhưng không vì mục đích nghiên cứu nó mà chỉ nhằm làm sáng tỏ ngữ nghĩa
những thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Anh.
Ngoài ra, có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến thành
tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh:
Sơ bộ tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa của những từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh
(Phan Văn Quế, Nội san Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội, số 1/1996).
Thành ngữ tiếng Anh và dạng đặc biệt của nó: cụm động từø - giới từ (Lê Hồng Lan, Ngôn
ngữ và đời sống, số 2/1996).
Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Phan Văn Quế,
Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000).
Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời
sống, số 2, năm 2000).
Về tác giả nước ngoài nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh, do hạn chế ngoại ngữ nên
chúng tôi chưa tiếp cận được mảng tài liệu này.
Như vậy luận văn này tuy không phải là công trình nghiên cứu đầu tiên, nhưng lại là
công trình nghiên cứu bao quát nhất về thành ngữ tiếng Việt có chứa thành tố chỉ động vật
trong sự đối chiếu với tiếng Anh.
0.3. Đối tượng và phạm vi của luận văn
Việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống thành ngữ của một ngôn ngữ là một công việc đòi
hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài. Trong khuôn khổ luận văn,
chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ở những thành ngữ
có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và trong tiếng Anh. Và trong các thành ngữ
này, chúng tôi chỉ quan tâm chủ yếu đến mặt ý nghĩa văn hoá của các từ ngữ chỉ động vật
mà thôi.
0.4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất và nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp như:
Phương pháp thống kê, nhằm thống kê tất cả những thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ động
vật, từ ngữ chỉ bộ phận động vật, thành ngữ so sánh có thành tố chỉ động vật, thành ngữ
chứa nhiều hơn một thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, luận
văn cũng sử dụng phương pháp này để thống kê tất cả những nghĩa có thể có ở mỗi thành
tố chỉ động vật.
Phương pháp phân tích, để phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa có thể có của những từ
ngữ chỉ động vật trong thành ngữ.
Phương pháp đối chiếu cũng được sử dụng để so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ
có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt – Anh. Qua việc so sánh đối chiếu này,
những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ – văn hoá – xã hội giữa hai ngôn ngữ sẽ
được nhìn thấy một cách rõ ràng.
Cả ba phương pháp kể trên đều có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng kết hợp
xuyên suốt luận văn.
0.5. Tư liệu nghiên cứu
Một trong những nhiệm vụ của luận văn là nhằm thống kê càng nhiều càng tốt những
thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt, nên chúng tôi cố chọn lựa một số tài
liệu tiêu biểu về thành ngữ làm cơ sở cho mọi sự tập hợp và đối chiếu khác. Tài liệu mà
chúng tôi chọn là: Thành ngữ – tục ngữ Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh
biên soạn; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang
Hào; Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Văn Khang; Thành ngữ tiếng Việt của
Lương Văn Đang, Nguyễn Lực. Nhưng tài liệu chủ yếu là cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt
phổ thông do Nguyễn Như Ý chủ biên. Đây là cuốn từ điển mới nhất và tương đối đầy đủ về
thành ngữ tiếng Việt (xuất bản năm 2002). Tuy nhiên, chính tác giả cũng không dám khẳng
định tất cả những đơn vị trong từ điển này là thành ngữ. Theo ông, trong đó “bao gồm một
vài đơn vị chưa xác định rõ là thành ngữ hay tục ngữ, một vấn đề hiện còn để ngỏ trong Việt
ngữ học”[43, tr.7].
Về thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi sử dụng cuốn Oxford Learner’s Ditionary of
English Idioms của H. Warren, (Oxford University Press, 1994); Từ điển thành ngữ Anh
Việt của Trần Thanh Giao (Đà Nẵng, 1995); Từ điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học (Tp.
HCM, 1993).
0.6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận:
Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật là mảng đề tài rất phong phú và lý thú được
nhiều người quan tâm. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần công
sức của mình vào việc xây dựng bộ môn thành ngữ học. Ngoài ra, đề tài còn nhằm góp phần
chứng minh bản sắc văn hoá riêng biệt ở mỗi dân tộc cũng như tính phổ quát văn hoá ở
nhiều dân tộc thông qua so sánh đối chiếu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng
Việt và tiếng Anh.
Về thực tiễn:
Luận văn tập hợp được một khối lượng tư liệu lớn hơn so với những công trình có
trước: 1555 thành ngữ động vật tiếng Việt và 463 thành ngữ động vật tiếng Anh, so với số
liệu tương ứng của Trịnh Cẩm Lan là 904 thành ngữ động vật tiếng Việt và của Phan Văn
Quế là 368 đơn vị gồm cả thành ngữ và tục ngữ động vật tiếng Anh (dẫn theo Phan Văn Quế
[86]). Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu sẽ bao quát hơn, phục vụ tốt cho việc học tập,
giảng dạy và sử dụng thành ngữ. Đề tài còn giúp chúng ta hiểu biết thêm về cái chung và
cái riêng của hai nền văn hoá Việt – Anh trên cơ sở đối chiếu thành ngữ có chứa thành tố
động vật ở hai ngôn ngữ, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và dịch tiếng Anh.
0.7. Bố cục luận văn
Tuy chỉ nghiên cứu một bộ phận của thành ngữ tiếng Việt, nhưng để tạo cơ sở cho
việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà nội dung luận văn yêu cầu, chúng tôi vẫn phải bắt
đầu từ việc tìm hiểu thành ngữ nói chung, sau đó mới đi vào từng khía cạnh của đề tài. Nội
dung đầu tiên cung cấp cái nhìn tổng quan về thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng
Việt và tiếng Anh (chương một). Phần chủ yếu của luận văn nằm ở chương hai: khảo sát
ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt. Ở chương này, ngoài việc
thống kê, luận văn tiến hành miêu tả ngữ nghĩa văn hoá một số từ ngữ chỉ động vật có tần
số xuất hiện cao trong thành ngữ tiếng Việt, miêu tả ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận động
vật, phân tích mối quan hệ giữa các thành tố động vật trong một thành ngữ. Đồng thời
luận văn cũng dành một phần thích đáng để trình bày về thành ngữ so sánh chứa thành tố
động vật. Luận văn cũng chú ý đến việc so sánh đối chiếu với thành ngữ tiếng Anh trên cơ
sở những số liệu thu thập được.
Ngoài 87 trang chính văn, 12 trang danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dành 132
trang cho 6 phụ lục .
Chương một
TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ ĐỘNG VẬT
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
1.1. Khái niệm về thành ngữ
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ (Nguyễn Văn Mệnh [60], Hồ Lê [11], Nguyễn
Văn Tu [62], Đỗ Hữu Châu [71]) và những nhà nghiên cứu văn học Việt Nam (Vũ Ngọc
Phan [110], Dương Quảng Hàm [10], các tác giả cuốn Lịch sử văn học Việt Nam [30]), thành
ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập, kết hợp lại với nhau thành một
khối vững chắc, hoàn chỉnh, khó có thể thay đổi (ví dụ: Thành ngữ mẹ tròn con vuông không
thể đổi thành Mẹ vuông con tròn hay Mẹ cũng tròn con cũng vuông hay Mẹ tròn lắm con
vuông lắm...). Cũng theo các nhà nghiên cứu, thành ngữ thường biểu hiện một khái niệm
tương tự như đơn vị từ, dùng để tạo thành phần câu như từ, nói cách khác, nó có chức năng
như từ; người ta có thể thay thế một thành ngữ bằng một từ tương ứng với nó trong câu. Đây
là một quan niệm phổ biến nhưng không thật thuyết phục. Khái niệm là câu chuyện tư duy,
còn về mặt ngôn ngữ, biểu hiện khái niệm bằng từ hay ngữ là vấn đề khác. Ta có thể thay
Tôi đi guốc trong bụng nó bằng Tôi rất hiểu nó thì rất hiểu là ngữ, chứ không phải từ.
Trong khoảng vài chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn
học Việt Nam rất quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ, song ranh giới giữa
chúng vẫn chưa được xác định rõ rệt. Bởi lẽ giữa chúng có rất nhiều điểm giống nhau: cả hai
đều là những đơn vị có sẵn, cố định, cấu trúc chặt chẽ, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm
và được tái hiện trong giao tiếp. Thậm chí có nhiều người cho rằng không cần thiết tách
riêng thành ngữ và tục ngữ. Chẳng hạn như Trương Đông San, ông gọi chung thành ngữ và
tục ngữ là ngữ vị. Theo ông “ngữ vị là đơn vị ngôn ngữ trên cấp độ từ vị gồm hai từ vị trở
lên được tái hiện trong lời nói dưới dạng có sẵn, cố định về hình thức và nội dung” [105].
Ý kiến đầu tiên đáng chú ý về sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là của Dương
Quảng Hàm [10]. Ông viết: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng
mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè”. Còn theo Vũ Ngọc Phan thì:
“Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý,
một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ
phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý
trọn vẹn” [110]. Nguyễn Văn Mệnh trong bài Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ [59] cho
rằng “có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung của tục
ngữ nói chung mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác
nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói Về hình thức ngữ
pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác
hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”. Cù Đình Tú cho rằng ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh
chưa thật xác đáng vì theo ông: “Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ. Tục ngữ cũng là
một hiện tượng ngôn ngữ. Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ phải căn cứ ngôn ngữ học”.
Giáo sư cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức
năng: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh là những đơn vị tương
đương như từ Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích,
đều là những thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện
nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt
trọn vẹn một ý tưởng” [7]. Tuy nhiên, theo các tác giả của cuốn Tục ngữ Việt Nam, cần
phải xét sự khác nhau của thành ngữ và tục ngữ chủ yếu ở chỗ “như là một hiện tượng ngôn
ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội” và các tiêu chí mà các tác giả đưa ra để phân biệt là
nhận thức luận. Với tiêu chí đó thì tục ngữ chủ yếu là một hiện tượng ý thức xã hội, còn
thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ. Và sự khác nhau về nội dung của thành ngữ và tục
ngữ chính là sự khác nhau về nội dung của hai hình thức tư duy khác nhau: nội dung của
thành ngữ là những khái niệm, nội dung của tục ngữ là những phán đoán. Sự khác nhau về
hình thức tư duy tất yếu sẽ dẫn đến sự khác nhau về chức năng, về cấu tạo ngữ pháp và vị trí
trong lời nói của hai hình thức ngôn ngữ đó (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri,
Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993)[6]. Như vậy việc phân định ranh giới giữa
thành ngữ và tục ngữ tuy khó khăn nhưng không phải là không thể. Chúng tôi rất đồng tình
với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Mệnh: “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phải
là một đường kẻ thẳng băng, song trên đại thể vấn đề có thể tìm ra những đặc điểm khác
biệt khá rõ ràng ở hai phương diện: nội dung và hình thức” [59].
Trên thực tế, nội dung và hình thức của thành ngữ và tục ngữ là hết sức đa dạng,
phong phú và phức tạp. Về hình thức, không phải lúc nào thành ngữ cũng là những cụm từ
cố định. Một số không nhỏ các thành ngữ có kết cấu chủ vị, như nước đổ đầu vịt; ếch ngồi
đáy giếng Hình thức có kết cấu chủ vị này thường là nguyên nhân gây khó khăn trong việc
phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Về mặt nội dung, cả hai đều là những sản phẩm nhận thức
của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản
ánh tri thức của nhân dân, đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng,
đều từ sự khái quát hiện thực để rút ra bản chất, quy luật.
Chúng ta có thể