Luận văn Nhân nhanh invitro hoa Dendrobium

Từ xưa tới nay, lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan ở Việt Nam đẹp vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng nhiều ý nghĩa.Cùng với sự phát triển của ngành trồng lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện khí khí hậu nhiệt đới cận của nước ta như Dendrobium, Mokara, Cattleya, Trong đó lan Dendrobium được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao.Bởi bên cạnh giá trị thẩm mỹ mà Dendrobium mang lại thì Dendrobium còn được sử dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, đối với y học loài hoa này cũng có nhiều giá trị nhất định.Với giá trị như vậy hoa Dendrobium hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu to lớn cho ngành sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu giống của thị trường trong nước, hàng năm chúng ta phải nhập một số lượng lớn các giống hoa Lan (kể cả giống và cành hoa) từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Do đó giá thành của các cây giống còn rất cao. Nếu đầu tư một vườn Lan với diện tích tối thiểu khoảng 1000m2 nhà lưới thì số lượng cây giống đầu tư trung bình là 4000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 - 80 triệu đồng/1000m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa Lan Dendrobium là rất cao. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang là vấn đề nóng hiện nay.[8]

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân nhanh invitro hoa Dendrobium, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1. Đặc điểm sinh học của lan Dendrobium 2 1.1.1. Sự phân bố của Lan Dendrobium 2 1.1.2. Đặc điểm hình thái 2 1.2. Môi trường và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây Dendrobium 4 1.2.1. Nhiệt độ 4 1.2.2. Độ ẩm 5 1.2.3. Tưới nước 6 1.2.4. Ánh sáng 6 1.2.5. Nhu cầu phân bón 7 1.2.6. Cấu tạo giá thể 8 1.2.7. Thay chậu 9 1.3. Một số sâu bệnh và cách phòng trị 9 1.4. Gía trị kinh tế, tình hình sản xuất lan Dendrobium ở Việt Nam và trên thế giới 11 1.4.1. Tình hình sản xuất lan Dendrobium ở Việt Nam 11 1.4.2. Tình hình sản xuất lan Dendrobium trên thế giới 13 1.5. Phương pháp nhân giống lan Dendrobium 13 1.5.1. Phương pháp cắt đoạn thân Dendrobium 13 1.5.2. Phưong pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng 15 1.5.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu 15 1.5.2.2. Phương pháp khử trùng 15 1.5.2.3. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng 16 1.5.3. Phương pháp nuôi cấy mô phát sinh hoa tự Dendrobium 16 1.5.3.1. Vật liệu 16 1.5.3.2 Phương pháp 17 1.5.3.3. Kết quả 17 PHẦN 2 QUY TRÌNH NHÂN NHANH LAN DENDROBIUM 19 2.1. Sơ đồ quy trình 19 2.2. Thuyết minh quy trình 20 2.2.1. Nguyên liệu, điều kiện gieo hạt trong ống nghiệm 20 2.2.2. Khử trùng quả lan Dendrobium 20 2.2.3. Môi trường thích hợp để gieo hạt 21 2.2.4. Tạo protocorm 22 2.2.5. Nhân nhanh protocorm 23 2.2.6. Ra rể 23 2.2.7. Tái sinh cây invitro hoàn chỉnh 24 2.2.8. Chuyển cây con invitro ra vườn ươm 24 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 25 3.1. Kết luận 25 PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 MỞ ĐẦU Từ xưa tới nay, lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan ở Việt Nam đẹp vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng nhiều ý nghĩa.Cùng với sự phát triển của ngành trồng lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện khí khí hậu nhiệt đới cận của nước ta như Dendrobium, Mokara, Cattleya,…Trong đó lan Dendrobium được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao.Bởi bên cạnh giá trị thẩm mỹ mà Dendrobium mang lại thì Dendrobium còn được sử dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, đối với y học loài hoa này cũng có nhiều giá trị nhất định.Với giá trị như vậy hoa Dendrobium hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu to lớn cho ngành sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu giống của thị trường trong nước, hàng năm chúng ta phải nhập một số lượng lớn các giống hoa Lan (kể cả giống và cành hoa) từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Do đó giá thành của các cây giống còn rất cao. Nếu đầu tư một vườn Lan với diện tích tối thiểu khoảng 1000m2 nhà lưới thì số lượng cây giống đầu tư trung bình là 4000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 - 80 triệu đồng/1000m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa Lan Dendrobium là rất cao. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang là vấn đề nóng hiện nay.[8] Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, đây là kỹ thuật có thể nhân nhanh được hàng loạt các cây con giống có năng suất và phẩm chất tốt như bố mẹ chọn lọc. Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân ra hàng ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền, đồng thời giảm tác hại cho cây giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cây giống và giảm giá thành. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “Nhân nhanh invitro hoa Dendrobium ” nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp tiến hành của quy trình nhân nhanh giống hoa lan Dendrobium bằng phương pháp invitro. PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của lan Dendrobium [1],[2] 1.1.1. Sự phân bố của Lan Dendrobium Dendrobium là giống Lan gồm hơn 1600 loài thuộc họ Orchdaceae, phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và Úc Châu. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Dendrobium vô cùng phong phú. Điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng, có nhiều loài chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài trung gian, cũng có loài thích nghi với bất cứ điều kiện khí hậu nào. 1.1.2. Đặc điểm hình thái + Rễ Sự đa dạng về hình thái và cấu trúc rễ làm cho Dendrobium phù hợp với nhiều điều kiện sống như: - Khi sống ở đất thì rễ mập, thân rễ bò dài hay ngắn, mập hay mảnh mai đều giúp đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Hệ rễ vừa làm nhiệm vụ lấy nước, muối khoáng hấp thu chất dinh dưỡng trên vỏ cây gỗ, chúng được bao bởi một lớp mô hút ẩm dày, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Ngoài ra, nó còn làm nhiệm vụ bám chặt vào giá thể để giữ cây khỏi gió cuốn đi. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phù thuộc chung vào cơ thể. - Ở loài sống hoại sinh thì rễ có dạng búi nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn hút chất dinh dưỡng từ xác thực vật. Nhiều loài lại có hệ rễ đan thẳng thành một búi chằng chịt, nó là nơi thu gom mùn vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng. + Thân Dendrobium thuộc nhóm đa thân ( sympodial), chúng vừa có thân thật vừa có giả hành. Gỉa hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, dự trữ nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Cấu tạo giả hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả hành có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp. + Lá Phong lan đều là cây tự dưỡng do đó nó phát triển rất đầy đủ hệ thống lá, có rất nhiều lá dài và lá hình trụ. Về màu sắc, phiến lá thường có màu xanh bóng, nhưng đôi khi hai mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sặc sở. + Hoa Hoa có thể mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa cô độc. Các chồi hoa không những mọc trên các giả hành mới mà có thể mọc trên giả hành cũ. Bên trong hoa có cột nhị nhụy nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái ở mặt trước. Cột này thường dài, thẳng hay cong về phía trước. Nhị gồm hai phần, bao phấn và hốc phấn. Bao phấn nằm ở cột nhị nhụy. Còn hốc phấn thì lõm lại, mang khối phấn và thường song song với bao phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do có tinh bột, sáp hay chất sừng. Vì thế giống Dendrobium là những loài hoa rất lâu tàn, trung bình từ 1-2 tháng. + Qủa Qủa phong lan thuộc loại quả nang nở ra theo 3-6 đường nứt dọc. Khi chín quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài quả chỉ mở theo 1-2 khía dọc, thậm chí không nứt ra, và hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này mục nát. + Hạt Hạt cấu tạo bởi một phôi chưa phân hóa, trên một máng lưới nhỏ, xốp chứa đầy không khí. Hạt rất nhiều và nhỏ bé, trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nặng chỉ bằng một phần mười đến một phần ngàn mg. 1.2. Môi trường và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây Dendrobium 1.2.1. Nhiệt độ [7] Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của Lan Dendrobium. Vào mùa hè Nhiệt độ cao cây phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây này thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 10-16°C và ban ngày vào khoảng 21-32OC. Nếu nhiệt độ ở ngoài trời cao hơn chúng ta nên tưới cây thường xuyên hơn, cây sẽ không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay nóng cháy.Vì đa dạng về chủng loại nên mỗi loài Dendrobium cần một nhiệt độ nhất định. + Đối với nhóm Dendrobium ưa lạnh, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ lý tưởng là 15OC, những giống này được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Myanmar trên độ cao 1000m như các loài Vảy Cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy Tiên Tím (Dendrobium amabile), Long Nhãn Kim Điệp (Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25OC, thì cây vẫn sống, nhưng phát triển yếu hơn và hiếm bao giờ ra hoa. + Đối với nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của Châu Úc, Indonexia, Malaixia và các loài của giống Dendrobium lai hiện được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các loài của nhóm này là 25OC. Tuy nhiên các giống Dendrobium lai chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều. + Đối với nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh và vùng nóng. Ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn. Ví dụ các loài Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum, nhiệt độ lý tưởng của các loài này là 20OC. 1.2.2. Độ ẩm [7] Độ ẩm thích hợp giúp cho cây được phát triển nhanh hơn, hoa cũng tươi tốt và lâu tàn. Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng, vào ban ngày cây cần độ ẩm khoảng từ 40-60%, vào ban đêm độ ẩm thích hợp từ 60-90% thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân.Với độ ẩm cao, lá cây và rễ cây sẽ có thể hút hơi nước trong không khí khi cần thiết. 1.2.3. Tưới nước [7] Nước rất quan trọng cho cây để tăng trưởng. Vào mùa hè cây cần nước nhiều hơn là mùa đông. Nếu thiếu nước cây sẽ không phát triển và có thể bị chết khô. Nhìn thấy thân cây hoặc lá cây bị nhăn nheo, chúng ta biết là cây bị thiếu nước. Vào mùa hè chúng ta có thể tưới 2 lần một tuần, nếu trồng trong chậu nhựa, còn mùa đông chỉ tưới mỗi tuần một lần là đủ. Tưới quá nhiều nước, cây sẽ bị úng thủy, thối rễ và tạo cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm rồi chết. Riêng đối với những giống Dendrobium được trồng ở TPHCM thì chu kỳ tưới nước lại khác hơn: từ tháng 5 đến tháng 11 tưới nước 2 lần/ngày, từ tháng 12 đến tháng 2 tưới nước 3 lần/ngày và từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 tưới nước 1 lần/ngày. Sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nắng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết định sự ra hoa của loài Dendrobium. 1.2.4. Ánh sáng [9] Dendrobiun là giống ưa sáng nên có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay khuếch tán ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che với độ che sáng 30% dưới đấtt và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.000-30.000 lm/m2 rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium. Các chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có khoảng cách 25cm cho các loài có dạng lớn và 15cm cho các loài có dạng nhỏ, nhằm mục đích tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống, ta nên trồng một loài Dendrobium đồng nhất trong giàn, hoặc nếu một giàn trồng nhiều giống khác nhau nên chọn những cây cùng kích thước (để sự phân bố ánh sáng được điều hòa) và những cây cùng tuổi (để việc sử dụng phân bón dễ dàng hơn). Dendrobiun có thể trồng dưới ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta phải tập cho các cây thích nghi từ từ và các chậu khi trồng phải treo hởi khít vào nhau. Đối với các loài thuộc giống Dendrobium, phải nên nhớ, thà rằng cây bị bỏng lá vì thừa ánh sáng hơn là thiếu. Thiếu ánh sáng đối với các loài thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cũng rất ít, cây èo ọt. Trái lại, thừa ánh sáng đối với các loài thuộc giống Dendrobim, chỉ làm cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn đảm bảo cây ra hoa nhiều và đẹp. Dù sao điều kiện ánh sáng lý tưởng vẫn cho kết quả tối nhất. 1.2.5. Nhu cầu phân bón [9] Dendrobim thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rất nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau.Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng. Phân heo có thể dùng rất tốt bằng dạng tưới pha thật loãng hay phân khô vò chặt thành từng viên dài đặt phía trên bề mặt giá thể. Phân bánh dầu khô cũng được dùng hữu hiệu bằng cách ngâm nước rồi pha thật loãng để tưới hay dùng thắng từ viên bánh dầu khô: dùng đầu ngón tay đặt cách xa giả hành khoảng 5cm. Rễ lan sẽ hấp thụ dần dần các dưỡng chất được phóng thích qua quá trình tưới bước. Một số các loại phân hữu cơ khác cũng được dùng như phân tôm cá, phân trâu bò khô… Các loại phân vô cơ được dùng, thường có công thức N-P-K 30-10-10 dùng 3 lần/1 tuần với nồng dộ 1 muỗng cà phê/lít. Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1) một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân N-P-K 10-20-30 làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân N-P-K 30-10-10 bằng phân N-P-K 10-20-20 với chu kỳ bón như trên cho đến khi hoa tàn. Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân cho Dendrobium, hay đúng hơn giảm và không bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trưởng hằng năm của nó. Thường Dendrobium hoàn tất thời kỳ tăng trưởng vào tháng 9 đến tháng 10 khi mà những lá cuối cùng của nó thấy được trên đỉnh giả hành và thân. Thời kỳ tăng trưởng hoàn tất, cần giảm nước tưới và thức ăn từ từ cho đến khi không còn gì nữa trong một thời gian chừng 4 tuần, vào lúc này cây cần càng nhiều ánh nắng càng tốt- phối hợp với điều kiện khí hậu tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát nên những giống thay lá hằng năm chuẩn bị rụng lá để hình thành phát hoa. Các giống không thay lá ít biểu lộ hơn và thường chỉ rụng một đến hai lá ở các giả hành và thân già ít khi các nhà vườn trồng lan, dùng các loại phân riêng rẽ, thường phân bón được dùng ở dạng hỗn hợp gồm vô cơ, và đôi khi những chất phụ gia là các loại sinh tố và các nguyên tố vi lượng. 1.2.6. Cấu tạo giá thể [9] Mặc dù rất dễ chịu về điều kiện ánh sáng nhưng Dendrobium rất nhạy cảm khi cấu tạo giá thể không thích hợp. Chậu trồng Dendrobium phải là những chậu có những lỗ nhỏ để tạo độ thoáng và giúp cho cây không bị úng. Tuy nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm nhưng không làm thối căn hành. Dễ chịu hơn lan Hồ Điệp, giá thể dành cho Dendrobium là loại dễ kiếm, rẻ tiền: xơ dừa (phải được ngâm thuốc chống mốc trước khi sử dụng). Và không nên tưới nước nhiều, như thế sẽ làm cây bị thối vì quá ẩm. Tuy nhiên cũng có người dùng nguyên trái dừa như một cái chậu làm giá thể cho cây, khoét một lỗ dưới đáy trái dừa để tạo độ thoáng cho cây. Nhưng giá thể tốt nhất dành cho Dendrobium là than. 1.2.7. Thay chậu [9] Dendrobium là một giống lan rất nhạy cảm khi cấu tạo giả thể không thích hợp cho việc phát triển của nó và biểu hiện là một số cây con mọc trên ngọn thân của các giả hành. Khi có điều này xảy ra phải tiến hành thay chậu , vì chắc chắn các giá thể trong chậu đã bị hư. Hiện tượng này là do cấu tạo một giá thể quá ẩm như xơ dừa. Chỉ một thời gian ngắn thay giá thể, xơ dừa bị mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước. Chính vì thế các rễ hoàn toàn trong điều kiện úng nước sẽ bị thối toàn bộ. Ngoài ra dính lớp mùn là điều kiện sinh sống thuận lợi của các côn trùng các loài này tác động cùng với sự bất lợi vì thừa nước, cắn phá toàn bộ rễ của cây lan. Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên ngọn để duy trì nòi giống. Quan sát hiện tượng các cây con mọc trên chồi ngọn cũng sẽ giúp các nhà vườn kiểm tra xem cách trồng như thế đã hợp lý chưa? Nhất là về điều kiện nước tưới và bón phân. Ngoài ra với chu kỳ 2 năm một lần, ta nên thay chậu vì trong quá trình sinh trưởng, ít nhiều chậu bị đóng rêu, giá thể bị hư hao, cây mất cân đối. 1.3. Một số sâu bệnh và cách phòng trị [9] + Gián và cuốn chiếu Vì lan Dendrobium cần được bón nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi trường xơ dừa sẽ mục nát sau một thời gian ngắn được trồng. Đây là 2 nguyên nhân gây ra nhiều sâu bệnh hại cho các loài dán và con tiêu cắn phá rễ trong giá thể. + Một loại rệp màu vàng Chúng thường xuất hiện trên bề mặt lá cây, có kích thước rất nhỏ như đầu cây tăm, chúng có tác hại sẽ hút nhựa cây làm cho cây thiếu sự sống. Đối với những loài côn trùng như thế ta chỉ cần dùng Serpa, Bassa, nồng độ 1/500 là có thể tiêu diệt chúng. + Nấm và virut Khi cây không được vệ sinh kỹ lưỡng ta sẽ thấy xuất hiện nấm trên thân cây. Hoặc khi thấy cây bị khô thân ở gần gốc và giả hành làm cho giả hành khô và chết thì lúc đó cây đã bị virut tấn công. Để ngừa bệnh ta nên dùng những loại thuốc trị nấm như Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400, chu kỳ phun là ½ tháng phun 1 lần. + Bệnh thối giả hành Cây Dendrobium cũng thường bị bệnh này do quá ẩm, bị nấm mốc làm giả hành bị thối mềm nhũn, thường ở rễ gốc rồi cả giả hành. Nên cắt bỏ những giả hành bị thối, bôi thuốc trừ nấm Zineb, Alliette hoặc ViCarben vào chổ vết cắt và xịt thuốc cho cả giàn lan, để tránh lây lan sang cây khác. + Bệnh virut Đối với Dendrobium thì ít có, nhưng khi bị bệnh thì lá có nhiều đốm. Cần để riêng chúng ra để tránh lây lan qua cây kế cận, cắt bỏ hết chỗ bị bệnh rồi xịt thuốc kháng sinh như Streptomicine, pénéciline. Nếu không khỏi, tốt nhất là nên đốt bỏ (vì chưa có thuốc đặc trị). Nên phòng bệnh hơn trị bệnh, cho nên nhất thiết phải vệ sinh môi trường, không nên mua cây lan bi bệnh về trồng chung, dễ bi lây bệnh. 1.4. Gía trị kinh tế, tình hình sản xuất lan Dendrobium ở Việt Nam và trên thế giới 1.4.1. Tình hình sản xuất lan Dendrobium ở Việt Nam [7] Ở Việt Nam, lan là một loại thực vật đa dạng trải dài từ Bắc vào Nam nên từ lâu đã được trồng làm cảnh trong nhà. Gần đây, một số nhà vườn đã trồng và cung cấp lan Dendrobium cắt cành cho thị trường trong nước. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam hiện nay là 2500 ha nhưng hoa lan chỉ chiếm 5 – 6 %. Mặt khác, hiện nay trong nước chưa có hệ thống sản xuất và cung cấp quy mô lớn mà chỉ nhân giống theo phương thức cổ truyền từ hạt, mầm, củ và lai. Tuy giá thành rẻ và dễ làm nhưng chất lượng giống không cao, dễ nhiễm bệnh, cây phát triển không đồng đều về chất lượng nên không thể cạnh tranh với các nhà vườn Thái Lan, Singapore. Hơn nữa, TS Trần Viết Mỹ - Giám đốc trung tâm nghiên cứu KHKT nông nghiệp và khuyến nông TP. Hồ Chí Minh cho biết: do nguồn lan cắt cành trong nước không đủ nhu cầu nên mỗi tuần Thành Phố phải nhập hơn 20.000 cành từ Thái Lan. Với giá 4000đ/cành thì mỗi năm, Thành Phố phải chi khoảng 4 tỷ đồng nhập lan cắt cành. Giống hoa lan đang là khoảng trống lớn, giá giống lan hiện nay khá cao (45.000 – 50.000đồng/cây). Các doanh nghiệp, công ty giống, viện nghiên cứu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Chỉ riêng nhập từ Thái Lan khoảng 40.000cây/tháng thì ta đã tốn bạc tỷ để nhập giống lan. Đây là một thực tế chưa có hướng giải quyết. TS Dương Hoa Xô – Giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh trăn trở, việc phụ thuộc nguồn giống từ Thái Lan, Đài Loan là một bất cập trong khi tiềm năng nhân giống, cấy mô hiện nay của thành phố còn bỏ ngõ. Nhân giống phục vụ thị trường nội địa, tham gia vào chương trình phát triển hoa lan đang là yêu cầu cấp bách. Hiện TP Hồ Chí Minh có 50 ha trồng hoa lan, trừ các địa phương còn khó khăn trong vấn đề nước ngọt, còn lại đều thuận lợi phát triển hoa lan. Lan cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và Mokara hiện được trồng nhiều do lợi nhuận từ hai loài này khá cao, có thể đạt thu nhập trên 1 tỷ dồng/ha. Chương trình phát triển hoa, cây kiểng, TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 2010 đã được Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh thông qua với mục tiêu TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt kim ngạch sản xuất hoa kiểng 15 triệu USD vào năm 2010. Để phấn đấu đạt mục tiêu trên, TP Hồ Chí Minh đã đề ra các giải pháp: Xây dựng, quy hoach tổng thể các làng, phố hoa, kiểng, các chợ đầu mối giao dịch về hoa kiểng, và tạo điều kiện mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học k
Luận văn liên quan