Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng đầu Công nguyên và đã trở thành một
trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay,
đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong lịch
sử. Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo của nó trở thành một bộ phận
không thể thiếu của nền văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh công cuộc đổi
mới của đất nước, do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với các
học thuyết tư tưởng và tôn giáo khác, đạo Phật đã có những biến chuyển mạnh mẽ
cùng với sự chuyển mình lớn lao của đất nước. Tình hình đó có tác động không
nhỏ, theo cả hai chiều hướng tích cực, tiêu cực, tới đời sống xã hội, tới lối sống,
đạo đức của xã hội nước ta. Đặc biệt, thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm
lớn của Phật giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy trên. Do yêu cầu
khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước cũng như đóng
góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bẩn sắc
dân tộc mà Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Đại hội Đảng lần
thứ VIII, việc đứng trên lập trường triết học mác-xít để nghiên cứu nhân sinh quan
đạo Phật và sự thể hiện của nó ở các tín đồ đạo Phật hiện nay, chỉ ra những yếu tố
tích cực, phát hiện những giá trị tinh tuý của nó cũng như những mặt hạn chế của nó
chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận cũng như về mặt
thực tiễn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
"Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật hiện
nay" (qua quan sát m ột số chùa ở Hà Nội).
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5995 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN:
Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể
hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật
hiện nay
2
A. Phần mở đầu
1. Tính cấp bách của đề tài
Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng đầu Công nguyên và đã trở thành một
trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay,
đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong lịch
sử. Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo của nó trở thành một bộ phận
không thể thiếu của nền văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh công cuộc đổi
mới của đất nước, do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với các
học thuyết tư tưởng và tôn giáo khác, đạo Phật đã có những biến chuyển mạnh mẽ
cùng với sự chuyển mình lớn lao của đất nước. Tình hình đó có tác động không
nhỏ, theo cả hai chiều hướng tích cực, tiêu cực, tới đời sống xã hội, tới lối sống,
đạo đức của xã hội nước ta. Đặc biệt, thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm
lớn của Phật giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy trên. Do yêu cầu
khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước cũng như đóng
góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bẩn sắc
dân tộc mà Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Đại hội Đảng lần
thứ VIII, việc đứng trên lập trường triết học mác-xít để nghiên cứu nhân sinh quan
đạo Phật và sự thể hiện của nó ở các tín đồ đạo Phật hiện nay, chỉ ra những yếu tố
tích cực, phát hiện những giá trị tinh tuý của nó cũng như những mặt hạn chế của nó
chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận cũng như về mặt
thực tiễn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
"Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo Phật hiện
nay" (qua quan sát một số chùa ở Hà Nội).
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhân sinh quan Phật giáo (nguyên thủy) là một đề tài đã được nhiều nhà
khoa học, Phật tử nghiên cứu, đặc biệt trong thời gian gần đây, cụ thể là:
- Năm 1984, Tiến sĩ Peter D. Santina viết cuốn sách "Fundamentals of
Buddhism" (Nền tảng của đạo Phật). Cuốn sách được Thích Tâm Quang dịch
sang tiếng Việt năm 1996. Trong cuốn sách này, tác giả trình bày 12 bài giảng về
lịch sử ra đời của đạo Phật và những phần giáo lý căn bản nhất của đạo Phật như:
tứ diệu đế, lý nhân duyên, nghiệp, ngũ uẩn,... Tác giả xuất phát từ quan niệm của
một Phật tử ở phương Tây, có hiểu biết sâu sắc phần giáo lý nên khi trình bày,
tác giả cố gắng làm rõ từng nội dung trong quan niệm nhân sinh của đạo Phật
nguyên thủy.
- Năm 1984, ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện triết học xuất bản
cuốn "Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam" tập hợp 25 bài
tham luận của các nhà nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nước ta như các
giáo sư Trần Văn Giầu, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Đức Sự, Trần Bạch Đằng, Hà
Văn Tấn, Phan Đại Doãn, Trần Đình Hượu,... trong cuộc hội thảo về "Mối quan
hệ giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam". Trong tập bài tham luận này,
các tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ tác động qua lại giữa Phật
giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, tính chất của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
và đề cập đến một số tông phái Phật giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo
tới chủ nghĩa yêu nước, tới văn hóa Việt Nam,...
- Năm 1988, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản cuốn "Lịch sử Phật
giáo Việt Nam" của Viện Triết học do PGS Nguyễn Tài Thư chủ biên. Cuốn sách
đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam từ đầu
Công nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
4
- Năm 1994, tác giả Thích Tâm Thiện viết cuốn "Tìm hiểu nhân sinh
quan Phật giáo" do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Đây
là cuốn nhập môn Phật học. Tác giả trình bày Duyên sinh - Vô ngã qua các thời
kỳ, trong các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già,... cuối cùng nhận diện
Phật giáo trong sự đối chiếu với các học thuyết triết học, thấy được vị trí và giá
trị của Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của Phật giáo. Tuy nhiên, trong
tác phẩm này, tác giả trình bày nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy dưới góc
độ một Phật tử.
- Năm 1997, TS Nguyễn Hùng Hậu viết cuốn "Lược khảo tư tưởng Thiền
Trúc Lâm Việt Nam" Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản. Trong đó tác giả
phân tích khía cạnh bản thể luận, quan niệm nhân sinh của các thiền sư thời Trần
như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Pháp Loa, Huyền
Quang,... ở đây, tác giả mới đề cập giai đoạn Phật giáo phát triển đến đỉnh cao -
thời kỳ Nhà Trần.
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu về nhân sinh quan Phật
giáo về mặt lý luận, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu những biểu
hiện của nhân sinh quan Phật giáo ở các tín đồ Phật giáo tại Hà Nội - một trung
tâm Phật giáo lớn của cả nước trong điều kiện công cuộc đổi mới của đất nước
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là:
+ Trình bày một cách có hệ thống về nhân sinh quan Phật giáo (nguyên
thủy), rút ra những mặt tích cực và hạn chế của nó.
5
+ Phân tích những biểu hiện của quan niệm nhân sinh ở các tín đồ đạo
Phật hiện nay (tập trung ở tín đồ Hà Nội).
- Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề thuộc nhân sinh quan của
Phật giáo như: Quan niệm về con người và cuộc đời con người, quan niệm về
giải thoát và con đường giải thoát.
+ Phân tích những biểu hiện của quan niệm nhân sinh Phật giáo ở tín đồ
đạo Phật Hà Nội hiện nay qua niềm tin tôn giáo, việc thực hiện lễ nghi và sự thực
hành giới luật của họ. Từ đó rút ra những kết luận về ảnh hưởng của nó đến đời
sống xã hội nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về triết học và lịch sử triết học, kết hợp với phương pháp luận
nghiên cứu triết học phương Đông.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp các phương pháp: phân tích
với tổng hợp, lôgic với lịch sử,, quan sát, phỏng vấn,...
5. Cái mới của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống quan niệm nhân sinh Phật
giáo (nguyên thủy), chỉ ra những giá trị tích cực cùng những hạn chế của nó; đi
6
sâu nghiên cứu những biểu hiện của quan niệm nhân sinh đạo Phật ở các tín đồ
đạo Phật ở Hà Nội trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay.
6. ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và tìm hiểu lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.
7
B. Phần nội dung
Chương 1
Quan niệm của Phật giáo (nguyên thủy)
về nhân sinh
Phật giáo là một hệ thống triết học - tôn giáo. Nếu như các trường phái
triết học Hy Lạp cổ đại như Milê, Êlê chủ yếu bàn về những vấn đề thế giới quan,
bản thể luận như đi tìm bản nguyên của thế giới, bản chất của thế giới, trạng thái
của thế giới,... Còn những vấn đề về con người họ lại bàn tương đối ít thì trái lại,
ở Phật giáo, bên cạnh những tư tưởng, quan niệm về thế giới, vấn đề nhân sinh
quan không chỉ được đặt ra ngay từ đầu mà còn là nội dung tư tưởng chủ yếu bao
trùm lên toàn bộ hệ thống. Đặc điểm này của đạo Phật bị chi phối bởi chính hoàn
cảnh lịch sử của đất nước ấn Độ cổ đại - nơi đã sản sinh ra đạo Phật.
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng của sự hình thành
nhân sinh quan Phật giáo
- Về điều kiện kinh tế - xã hội: Từ thế kỷ VI (trước Công nguyên) đến
thế kỷ I (sau Công nguyên), chế độ chiếm hữu nô lệ mang tính chất gia trưởng
kiểu phương Đông đã khá phát triển ở ấn Độ. Do việc mở mang các công trình
thuỷ lợi, sản xuất nông nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp tách hẳn khỏi nông
nghiệp. Nhiều thành phố trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp
quan trọng thời kỳ này như Benares, Sravasti... Nhiều con đường thương mại
thuỷ bộ đã hình thành. ấn Độ đã giao dịch buôn bán khá rộng rãi với các nước
8
trong vùng như Trung Quốc, ả rập, Trung á... Nhưng xã hội ấn Độ vẫn bị bóp
nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn cùng với chế độ phân
biệt màu da, chủng tính khắc nghiệt.
Xã hội ấn Độ lúc này được chia thành bốn đẳng cấp cách biệt: 1.
Tăng lữ thuộc đẳng cấp Bàlamôn; 2. Vua chúa thuộc đẳng cấp Kshatiya; 3. Nông
dân, thợ thủ công và thương nhân thuộc đẳng cấp Vaishya; 4. Nô lệ thuộc đẳng
cấp Shudra. Bàlamôn và vua chúa là giai cấp thống trị; nông dân, thợ thủ công,
thương nhân và nô lệ thuộc giai cấp bị trị. Bốn đẳng cấp này theo chế độ thế tập, cha
truyền con nối tạo thành một tổ chức xã hội bất công.
- Về văn hóa - tư tưởng: ấn Độ cổ đại là một đất nước có một nền triết
học phong phú hết sức bề thế xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XV trước công
nguyên đã xuất hiện bộ kinh điển Rg Vêđa. Đó là những bài ca tán có tính chất
thần thoại nhưng đã bao hàm nhiều tư tưởng về vũ trụ và nhân sinh quan. Tiếp
theo trong khoảng 1000-800 năm trước công nguyên là thời đại Brahman. Đến
thời kỳ 800-600 năm trước công nguyên là triết học Upanishad. Upanishad là
một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Vêđa. Xu hướng chính của
Upanishad là nhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm tôn giáo, vốn có trong kinh
Vêđa về cái gọi là "tinh thần sáng tạo tối cao" sáng tạo ra thế giới này. Upanshad
cho rằng thế giới vô ngã Brahman hay "tinh thần vũ trụ tối cao" là thực thể duy
nhất, tồn tại vĩnh viễn, là cái từ đó nảy sinh ra và chi phối mọi cái tồn tại. Atman
(tiểu ngã) chỉ là một phần hiện thân của Brahman (đại ngã); linh hồn sống của
con người chỉ là sự biểu hiện của "tinh thần tối cao" trong cơ thể con người. Vì
vậy, linh hồn cá biệt về bản chất là đồng nhất với "linh hồn tối cao" cũng tồn tại
vĩnh viễn, tuyệt đối, bất diệt. Trong Upanishad cũng đặt vấn đề là chính do
những ham muốn, dục vọng và những hành động của con người nhằm thoả mãn
những ham muốn trong đời sống trần gian đã gây những hậu quả, gieo đau khổ
cho kiếp này và cả những khiếp sau gọi là nghiệp báo Karma. Do vậy linh hồn
9
bất tử bị sự luân hồi nên không nhận ra và trở về đồng nhất với chân bản của nó
được. Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi sự chi phối của đời sống nhục dục,
của thế giới hiện tượng cảm tính như ảo ảnh thường biến, đạt tới sự đồng nhất
với "tinh thần vũ trụ tối cao", con người phải tu luyện hành động karma- yoga và
tu luyện tri thức jâna- yoga, nhận ra chân bản của mình.
Triết lý duy tâm tôn giáo của Upanishad giải thích căn nguyên của thế
giới bằng nguyên lý " tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối, bất diệt là cơ sở cho
những học thuyết triết học duy tâm sau này và đã đóng vai trò là cơ sở lý luận
cho đạo Bàlamôn ở ấn Độ cổ đại. Kinh Upanishad đã đề cập đến những vấn đề có
ý nghĩa triết học thực sự như mối quan hệ giữa tinh thần vũ trụ (Brahman) và linh
hồn cá thể (Atman), Thuyết luân hồi, nghiệp, nhân quả v.v...
Tóm lại, thế giới quan thần thoại, tín ngưỡng tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm
trong thánh kinh Vêđa, kinh Upanishad và đạo Bàlamôn đã trở thành hệ tư tưởng
thống trị đời sống tinh thần của ấn Độ cổ. Uy thế của nó mạnh mẽ tới mức, tư
tưởng triết lý duy tâm ấy được mệnh danh là tư tưởng chính thống của ấn Độ cổ
và tất cả những môn phái triết học vô thần, duy vật, chống lại uy thế của khinh
Vêđa và triết lý tôn giáo Bàlamôn đều bị coi là những tư tưởng triết học không
chính thống. Sự thống trị khắc nghiệt về xã hội, chính trị, tư tưởng trên đã làm
nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc trong đời sống xã hội và tất yếu dẫn đến sự
phản kháng của quần chúng lao động đòi hỏi một sự tự do, công bằng, bình đẳng
xã hội. Đây chính là những nhu cầu của hiện thực lịch sử làm xuất hiện các
trường phái tư tưởng mới ở ấn Độ trong thời kỳ này. Đạo Phật xuất hiện chính
trong bối cảnh lịch sử trên với tư cách là một hệ tư tưởng phản đối chế độ phân
biệt đẳng cấp xã hội, phủ nhận uy thế của kinh Vêđa, chống giáo lý duy tâm
hoang đường của Bàlamôn giáo, bác bỏ uy quyền thần thánh và phương pháp tu
hành khổ hạnh, xây dựng niềm tin vào chính con người. Nó là sự khẳng định một
đạo lý, một đường hướng cứu khổ mới cho con người.
10
Theo các sử liệu ghi lại, người sáng lập ra Phật giáo là Thích-ca-mâu-ni,
có tên thật là Siddhartha (Tất-đạt-đa), họ là Gautama (Gô-ta-ma), thái tử con vua
Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya, có kinh đô là thành Kapilavastu
(Catylavê) ở phía Bắc ấn Độ. Phật Thích ca sinh năm 563 (trước Công Nguyên).
Năm 29 tuổi ông đã quyết định từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tu. Sau bảy năm
liền tu luyện ông đã ngộ đạo và tìm ra con đường giải thoát con người khỏi
những nỗi khổ đè nặng trong đời sống xã hội ấn Độ cổ đại. Sau khi tìm ra con
đường giải thoát, ông truyền bá những tư tưởng của mình cho chúng sinh ở ấn Độ
và tìm các đệ tử lập ra các đoàn thể Phật giáo. Ông mất năm 80 tuổi (năm 483
trước Công nguyên).
Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viết
thành văn, thể hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn, gọi là "Tam tạng "
(Tripitaka) gồm ba bộ phận: 1. Tạng Kinh (Sutrapitaka) ghi những lời Phật dạy
về đạo Phật. 2. Tạng Luật (Vinaya pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật. 3.
Tạng Luận (Adhidharma pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình
chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả về sau này.
Nơi sinh ra Phật giáo là ấn Độ và Phật giáo là sản phẩm trực tiếp của xã
hội ấn Độ cổ đại với những mâu thuẫn đẳng cấp gay gắt. Cho nên ngay từ đầu,
Phật giáo là tôn giáo của đại đa số những người đẳng cấp thấp ở ấn Độ, những
người cần được an ủi về mặt tâm linh trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt.
Chính vì vậy, Phật giáo đã quan tâm đến vấn đề nhân sinh: quan niệm về con
người và cuộc đời con người, vấn đề sướng, khổ, vấn đề giải thoát...
1.2. Quan niệm về con người
Đạo Phật ra đời khi mà xã hội ấn Độ lúc bấy giờ đã có một nền văn minh
phát triển rực rỡ, với một di sản tư tưởng và tôn giáo rất bề thế. Vì vậy, để cho
11
triết thuyết của mình có thể đứng vững trước thuyết tạo thần của đạo Bàlamôn,
Đức Phật đã xây dựng thuyết nhân duyên sinh làm nền tảng cho học thuyết của
mình
Kinh Phật nói rằng: "Nhất thiết pháp, nhân duyên sinh".
Với thuyết nhân duyên sinh, Phật muốn nói lên một định lý: mọi sự vật,
vạn pháp trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành; sự vật, vạn pháp
sẽ biến diệt khi nhân duyên tan rã.
Nhân là nguyên nhân, là năng lực tiềm ẩn của mọi sự hình thành, biến
đổi. Không có gì là không có nguyên nhân. Duyên là những quan hệ, những điều
kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi hiện hành. Tất cả
các hiện tượng đều nương nhau mà thành lập - Nói nương nhau có nghĩa là sự vật
tác động, kết hợp, chi phối, ảnh hưởng, đối đãi lẫn nhau mà thành. Tất cả mọi
hiện tượng đều có quan hệ mật thiết với nhau, không một hiện tượng nào được
thành lập, ngoài sự nương vào nhau, ngoài sự liên hệ trực tiếp với nhau. Đó là
nhân duyên.
Nói về thuyết nhân duyên, trong kinh "Phật Tự Thuyết" (tiểu bộ I tr.
291) đã có câu:
Nhược thử hữu, tắc bỉ hữu,
Nhược thử sinh, tắc bỉ sinh,
Nhược thử vô, tắc bỉ vô,
12
Nhược thử diệt, tắc bỉ diệt.
Nghĩa là:
Cái này có thì cái kia có,
Cái này sinh thì cái kia sinh,
Cái này không thì cái kia không,
Cái này diệt thì cái kia diệt [3, 95]
Tất cả các pháp đều sinh diệt và tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với
nhau, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập và trường tồn, nhất thành bất
biến.
Trong Kinh "Thủ Lăng Nghiêm "có đoạn viết:
Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sinh
Nhân duyên biệt ly, hư vọng danh diệt.
Cho nên sinh cũng chẳng thực sinh, mà diệt cũng chẳng thực diệt. Khi
nhân duyên hội họp thì nói là sinh, khi nhân duyên tan rã thì nói là diệt.
Kể từ đây: - Số thứ nhất là số thứ tự của tài liệu tham
khảo.
- Số thứ hai trở đi là số trang tài liệu tham khảo.
13
Trong kinh "Đại Bát Niết Bàn" có viết:
"Nhất thiết chư pháp, bản vô hữu tính, nhân duyên cố sinh, nhân duyên
cố diệt".
Nghĩa là:
Hết thảy mọi pháp,
Đều không có tự tính,
Vì nhân duyên mà sinh,
Vì nhân duyên mà diệt.
ở một chương khác Phật lại nói:
Tòng duyên sinh cố,
Danh chi vi hữu,
Vô tự tính cố,
Danh chi vi vô [3, 96]
Có nghĩa là:
14
Tùy theo duyên mà hiện ra hình như có sinh, cho nên gọi là "có"; bởi
không có tự tính, cho nên gọi là "không". Sự vật chỉ "có" một cách giả tạo, một
cách vô thường, nhân duyên hội họp thì sự vật là "có", nhân duyên tan rã thì sự
vật là "không".
Thế giới vũ trụ, vạn pháp, con người đều cấu thành bởi vô số nhân và
trùng trùng duyên khởi. Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hòa hợp
chúng hiện hữu một cách giả hợp. Bởi thế tìm kiếm đến cùng không thấy vạn
pháp có "thủy" và xét đến muôn đời, muôn kiếp về sau cũng không thấy vạn
pháp có "chung".
Thuyết nhân duyên sinh cho chúng ta thấy chỉ có nhân và có duyên chứ
không thực có sự vật. Tất cả những pháp có mặt trên cuộc đời, thế gian này từ thế
giới của sự vật, hiện tượng cho đến thế giới bí ẩn của ý niệm sâu xa đều do các
nhân, các duyên tương tác lẫn nhau mà hình thành: do cái này có mà cái kia mới
có. Từ đó, Phật giáo cho rằng, sự vật không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng phải
do một đấng thiêng liêng nào tạo ra mà mọi sự vật sinh ra là đều có nguyên nhân
của nó. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ
duyên mới tạo ra quả được. Quả sinh ra lại có thể nếu gặp đủ duyên, biến thành
nhân, để rồi sinh ra quả khác và lại thế nối tiếp nhau sinh sinh hóa hóa. Nhưng
Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân đã sinh ra nó, quả có thể hơn nhân nếu đủ
duyên tốt. Trái lại, quả có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu. Sự vật là một chuỗi
nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng.
Sự duyên khởi dây chuyền của một sự vật đối với tất cả sự vật, của tất cả sự vật
đối với một sự vật thì gọi là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Đó là thuyết nhân
quả.
Giáo lý nhân duyên sinh của Phật giáo đưa đến hai hệ quả trực tiếp:
thuyết vô thường và thuyết vô ngã, chi phối nhân sinh quan Phật giáo.
15
Thuyết vô thường (Amicca) là một trong những thuyết cơ bản trong giáo
lý Phật, là một cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những
con người tu dưỡng theo giáo lý Phật.
Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Theo thuyết vô
thường chỉ ra các pháp (sự vật, hiện tượng, con người) luôn biến dịch, không có
gì là thường trụ, bất biến. Sự chuyển biến ra trong từng sátna (Kshana) - sự
chuyến biến rất nhanh trong thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một cái nháy
mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đã vụt chấm dứt.
Sự chuyển biến này diễn ra nhanh chóng, ngấm ngầm thường ta không nhận thức
kịp mà kết quả là dẫn đến sự chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ
chuyển sang một trạng thái mới. Do vậy, vạn vật vô tình trong vũ trụ đều tuân
theo qui luật: Thành - trụ - hoại - không. Mọi vật được cấu thành, trụ một thời gian,
biến chuyển đi đến diệt, hoại thành không.
Các sinh vật đều tuân theo qui luật: Sinh - trụ - dị - diệt.
Chung quanh ta, sự vật biến chuyển không ngừng. Theo luật vô thường
thì không phải khi vạn vật sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt,
mà từng phút, từng giây, từng sátna, sự sống và sự chết đã từng liên tiếp xảy ra.
Từ thuyết vô thường, Phật nói sang thuyết vô ngã (Anatta): Vô ngã là
không có cái Ta trường tồn vĩnh cửu. Theo nguyên lý duyên sinh, các sự vật đều
là các pháp duyên sinh. Tất cả sự vật (các pháp) có hình, có tướng đều do những
bộ phận hợp lại mà thành, đều là nhất hợp tướng, đều có thể chia chẻ ra được. Tất
cả sự vật đều đối đãi với nhau mà thành lập: Tâm đối với cảnh, cảnh đối với thân,
lớn đối với nhỏ, dài đối với ngắn, sống đối với chết, có đối với không. Tất cả sự
vật đều do đối đãi với nhau mà th