Nền kinh tế nước ta vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 lâm vào
khủng hoảng trầm trọng, đến cuối thập kỷ 80, cùng với thành công của đại hội Đảng
lần IV (tháng 12 năm 1986) đất nước đã từng bước vượt qua khủng hoảng và phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Tiếp nối những thành công đó, cùng với việc kiểm điểm
sâu sắc những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đại hội
Đảng lần thứ XI đã xác định phương hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn sắp tới
là huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững, phù
hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta. Xây dựng một nền kinh tế mang đậm
bản sắc, và giá trị Việt.
Vậy trong thời đại hiện nay, khi mà đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng,
trong điều kiện ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia tham gia vào nền kinh tế
nước ta. Các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khó có thể cạnh tranh với họ về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, đồng thời yêu cầu
của thực tiễn đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta không thể chỉ là các doanh
nghiệp gia công, là sân sau của các nước phát triển, mà phải vận dụng được những
lợi thế riêng, phải xây dựng nên những thương hiệu riêng, tạo nên một nền kinh tế
mang bản sắc Việt. Từ những yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp của chúng ta
cần phải xây dựng cho mình những kế hoạch mang tính chiến lược và khả thi, để có
thể huy động tối đa mọi nguồn lực của mình trong “cuộc chơi” này. Vậy yếu tố gì
sẽ tạo nên các thế mạnh, tạo nên giá trị riêng, huy động được sức mạnh của tất cả
các thành viên của doanh nghiệp, nếu đó không phải là văn hóa doanh nghiệp
145 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tôn Hoàng Hổ
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
KIÊN GIANG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tôn Hoàng Hổ
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
KIÊN GIANG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Nhận thức của người lao động ở một số doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn tuân theo quy định về trình
bày luận văn thạc sĩ của trường đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh và các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2014
Người cam đoan
Tôn Hoàng Hổ
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô, bạn bè, quí doanh nghiệp và gia đình. Tôi
xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS.Đinh Phương Duy, dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian giảng dạy, giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Các Thầy Cô giảng dạy lớp cao học khóa 23, ngành Tâm lý học trường Đại học
Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, không chỉ để
phục vụ cho việc hoàn thành đề tài này, mà còn là hành trang theo tôi đi vào cuộc
sống.
Các anh chị, bạn bè lớp Cao học trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh luôn
động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Toàn thể lãnh đạo và nhân viên DNTN KH. Công ty TNHH KH, công ty TNHH
TT, Công ty TNHH TPD, Công ty TNHH KL, Công ty TNHH CP đã rất nhiệt tình
giúp tôi có được những số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều
kiện cho con trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Nếu không có những
sự trợ giúp đó, con đã không thể hoàn thành luận văn này.
Tôn Hoàng Hổ
Tác giả đồng ý cho sao chép với các mục đích phi thương mại
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 VHDN Văn hóa doanh nghiệp
2 NLĐ Người lao động
3 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
4 ĐTB Điểm trung bình
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬNVỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6
1.1.1. Ngoài nước ...................................................................................................... 6
1.1.2. Trong nước ...................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ......................................................................................... 9
1.2.1. Nhận thức ........................................................................................................ 9
1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) ................................................................... 16
1.2.3. Người lao động (NLĐ) ................................................................................. 26
1.2.4. Nhận thức của NLĐ về VHDN ..................................................................... 27
1.2.5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ........................................................... 32
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 35
Chương 2.THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI KIÊN GIANG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............ 36
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................... 36
2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 43
2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 43
2.3.1. Thực trạng mức độ nhận biết của NLĐ về VHDN ....................................... 43
2.3.2. Thực trạng mức độ hiểu của NLĐ về VHDN ............................................... 55
2.3.3. Thực trạng mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN ....................................... 77
2.3.4. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhận thức của NLĐ về
VHDN .......................................................................................................... 94
2.3.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ ở một số
DNVVN Tại Kiên Giang về VHDN ............................................................ 95
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 105
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả thành phần trong mẫu nghiên cứu .................................................. 43
Bảng 2.2. Nhận biết của NLĐ về khái niệm VHDN .................................................. 44
Bảng 2.3. Nhận thức của NLĐ về mức độ cần thiết của các nhân tố cấu thành
nên VHDN ................................................................................................. 46
Bảng 2.4. Sự khác biệt trong mức độ nhận biết của NLĐ về VHDN thông qua
việc đánh giá mức độ cần thiết của các nhân tố cấu thành VHDN
theo phương diện bộ phận công tác ........................................................... 51
Bảng 2.5. Sự khác biệt trong mức độ nhận biết của NLĐ về VHDN thông qua
việc đánh giá mức độ cần thiết của các nhân tố cấu thành VHDN
theo phương diện thời gian làm việc tại doanh nghiệp .............................. 53
Bảng 2.6. Nhận thức của NLĐ về lợi ích của VHDN ................................................ 55
Bảng 2.7. Sự khác biệt trong mức độ hiểu của NLĐ thông qua việc đánh giá về
lợi ích của VHDN theo phương diện bộ phận công tác ............................. 58
Bảng 2.8. Sự khác biệt trong mức độ hiểu của NLĐ thông qua việc đánh giá về
lợi ích của VHDN theo phương diện thời gian làm việc tại doanh
nghiệp ......................................................................................................... 59
Bảng 2.9. Đánh giá của NLĐ về các hành vi tích cực tại doanh nghiệp .................... 61
Bảng 2.10. Đánh giá của NLĐ về các hành vi tiêu cực tại doanh nghiệp .................... 63
Bảng 2.11. Sự khác biệt trong đánh giá các hành vi của NLĐ theo phương diện
bộ phận công tác ........................................................................................ 68
Bảng 2.12. Sự khác biệt trong đánh giá của NLĐ về một số hành vi biểu hiện
VHDN theo phương diện thời gian làm việc ............................................. 72
Bảng 2.13. Mức độ vận dụng của NLĐ về yếu tố hữu hình đặc trưng của doanh
nghiệp ......................................................................................................... 77
Bảng 2.14. Mức độ vận dụng của NLĐ về việc tham gia lễ tất niên tại doanh
nghiệp ......................................................................................................... 79
Bảng 2.15. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua việc đánh giá hoạt động
trong buổi lễ tất niên .................................................................................. 80
Bảng 2.16. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử khi đồng
nghiệp đùa quá trớn ................................................................................... 81
Bảng 2.17. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử với thành
viên mới ..................................................................................................... 83
Bảng 2.18. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử với thành
viên mới ..................................................................................................... 84
Bảng 2.19. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong nội
bộ nhóm ..................................................................................................... 85
Bảng 2.20. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong nội
bộ nhóm ..................................................................................................... 86
Bảng 2.21. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong tình
huống khách hàng nhờ trợ giúp ................................................................. 87
Bảng 2.22. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong tình
huống khách hàng góp ý không đúng ........................................................ 88
Bảng 2.23. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong tình
huống khách hàng góp ý không đúng ........................................................ 89
Bảng 2.24. Mức độ vận dụng của NLĐ về VHDN qua hành vi ứng xử trong tình
huống khách hàng phản hồi về đồng nghiệp. ............................................ 90
Bảng 2.25. Mức độ vận dụng các giá trị VHDN của NLĐ thông qua việc đề xuất
các biện pháp nâng cao VHDN.................................................................. 92
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 lâm vào
khủng hoảng trầm trọng, đến cuối thập kỷ 80, cùng với thành công của đại hội Đảng
lần IV (tháng 12 năm 1986) đất nước đã từng bước vượt qua khủng hoảng và phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Tiếp nối những thành công đó, cùng với việc kiểm điểm
sâu sắc những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đại hội
Đảng lần thứ XI đã xác định phương hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn sắp tới
là huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững, phù
hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta. Xây dựng một nền kinh tế mang đậm
bản sắc, và giá trị Việt.
Vậy trong thời đại hiện nay, khi mà đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng,
trong điều kiện ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia tham gia vào nền kinh tế
nước ta. Các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khó có thể cạnh tranh với họ về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, đồng thời yêu cầu
của thực tiễn đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta không thể chỉ là các doanh
nghiệp gia công, là sân sau của các nước phát triển, mà phải vận dụng được những
lợi thế riêng, phải xây dựng nên những thương hiệu riêng, tạo nên một nền kinh tế
mang bản sắc Việt. Từ những yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp của chúng ta
cần phải xây dựng cho mình những kế hoạch mang tính chiến lược và khả thi, để có
thể huy động tối đa mọi nguồn lực của mình trong “cuộc chơi” này. Vậy yếu tố gì
sẽ tạo nên các thế mạnh, tạo nên giá trị riêng, huy động được sức mạnh của tất cả
các thành viên của doanh nghiệp, nếu đó không phải là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa của doanh nghiệp là tập hợp các giá trị tinh túy nhất từ tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp. Nó chi phối cách ứng xử, hành vi của các thành viên
trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và lan tỏa ra môi
trường xung quanh. Nó là tài sản rất quý báu của doanh nghiệp, tạo dựng nền tảng
cho doanh nghiệp bền vững và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn
2
thuần là hoạt động phong trào bề nổi mà còn là phần chìm, phần nền tảng để các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trỗi dậy phát triển bền
vững và lantỏa mạnh mẽ.
Nhưng văn hóa doanh nghiệp không phải là cái tự nhiên mà có, cũng không
phải chỉ là những cái mang tính hành chính, được ban hành rồi thực hiện một cách
máy móc hoặc chỉ là những câu khẩu hiệu mang tính hoa mỹ, hình thức. Mà nó là
kết tinh của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp, hay nói cách khác, chủ thể để
xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
Nhưng thực tế hiện nay, vấn đề văn hóa doanh nghiệp chỉ mới được đề cập đến việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ ở bộ phần quản lý lãnh đạo, chỉ mới tìm hiểu,
nghiên cứu ở các công ty, các tập đoàn lớn, và phần nhiều là những lý thuyết mang
tính vĩ mô. Còn nghiên cứu xuất phát từ bình diện chủ thể của văn hóa doanh
nghiệp- người lao động thì chưa được nghiên cứu nhiều đặc biệt là ở các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, với vai trò là “lá chắn” của nền kinh tế, giúp tạo ra việc làm, duy
trì tính năng động của thị trường lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
địa phương. Nhưng có đặc điểm nổi bật là thiếu vốn và trình độ của người lao động
chưa cao thì hiếm được đề cập đến. Vậy để giúp các doanh nghiệp này xây dựng
một nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng thì trước hết, cần phải tìm hiểu nhận thức
của người lao động về văn hóa doanh nghiệp bởi nhận thức là hoạt động tâm lý khởi
đầu cho các hoạt động tâm lý khác trong quá trình con người hoạt động thực tiễn.
Có nhận thức được đúng đắn thì người lao động mới có thể tiến hành thực hiện tốt
nhiệm vụ, đưa ra được những nhận xét đúng đắn và khách quan về vụ việc cần thực
hiện. Nếu không có nhận thức đúng thì người lao động sẽ không xác định, không
đánh giá được đâu là những giá trị tích cực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đâu là
những giá trị tiêu cực gây cản trở, phá hoại doanh nghiệp. Thậm chí là người lao
động có thể hình thành và lây lan những giá trị mang tính tiêu cực, đề cao lợi ích
của bản thân, đặt trên lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra do không nhận thức đúng
đắn về văn hóa doanh nghiệp nên cũng sẽ dẫn đến hiện tượng người lao động giải
quyết những tình huống phát sinh trong công việc một các bộc phát, cục bộ gây ảnh
3
hưởng đến hiệu suất công việc, uy tín của doanh nghiệp. Vì thế, trong quá trình xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, thì điều đầu tiên cần phải quan tâm là nhận thức của
những chủ thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp - người lao động.
Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với
đặc điểm cơ bản là trình độ của người lao động chưa cao và mỗi thành viên trong
doanh nghiệp đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nơi mà mối quan hệ giữa người
sử dụng lao động với người lao động, giữa người lao động khách hàng, và giữa mối
quan hệ của người lao động với nhau được biểu hiện rất rõ nét.
Về vấn đề nghiên cứu này, để có cái nhìn tổng thể và từ đó đưa ra những biện
pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, thì cần phải tiến hành với nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương trong cả nước. Nhưng do sự hạn chế về
nhiều mặt, người nghiên cứu chỉ chọn nghiên cứu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Kiên Giang, một địa phương có tiềm lực kinh tế khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu
Long, với những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tuy nhiên trong cơ
cấu doanh nghiệp thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, với đặc điểm
chung là tiềm lực về vốn, khoa học kỹ thuật, nhân lực còn hạn chế và cách quản lý
và điều hành theo mô hình gia đình còn nhiều tồn tại trong việc hoạch định chiến
lược phát triển lâu dài. Từ thực tế đó, yêu cầu nghiên cứu nhận thức của người lao
động về văn hóa doanh nghiệp, để từ đó đề ra những biện pháp cụ thể nhằm xây
dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, là cơ sở để các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
đây có thể tận dụng tốt mọi nguồn lực sẵn có, đặc biệt là nguồn lực về con người,
vươn lên phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế của địa phương là rất cần
thiết.
Ngoài ra, yêu cầu về việc xây dựng cơ sở lý luận trong vấn đề nhận thức của
NLĐ về VHDN để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng chưa thấy được đề cập
đến.
Xuất phát từ thực tiễn trên. Người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nhận
thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn
hóa doanh nghiệp”.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của người lao động
ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người lao
động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ về văn hóa doanh nghiệp
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người lao động về văn hóa doanh nghiệp.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người lao động ở 6 doanh nghiệp (có qui mô vừa và nhỏ) tại Kiên Giang.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của người lao động:
- Ở 4 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang với những đặc điểm sau:
Đây là những doanh nghiệp có số lượng lao động không vượt quá 70 người
Quản lý theo mô hình gia đình
Kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào người lao động tại 6 doanh nghiệp trên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: nhận thức, các
mức độ của nhận thức, tâm lí người lao động, vai trò, các đặc trưng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ, văn hóa doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng nhận thức của người lao động về văn hóa doanh nghiệp.
- Đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức của người lao động về văn hóa doanh
nghiệp
6. Giả thuyết nghiên cứu
Người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhận thức về văn hóa
doanh nghiệp ở mức trung bình. Nhận thức không đồng đều trên các mặt của văn
5
hóa doanh nghiệp.
Có sự khác biệt trong nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của người lao động
theo phương diện: bộ phận công tác, thời gian làm việc.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Quan điểm lịch sử
Quan điểm hệ thống cấu trúc
Quan điểm hoạt động - nhận thức
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tham khảo, thu thập tư liệu, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để xây dựng hệ thống cơ sở lí luận cho
đề tài.
7.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng nhận
thức của người lao động về văn hóa doanh nghiệp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tìm hiểu nhận thức về văn hóa doanh
nghiệp của người lao động làm việc tại các vị trí khác nhau.
7.2.4.Phương pháp toán thống kê
Mục đích: Nhằm thống kê các số liệu thu được đối với vấn đề nghiên cứu.
Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 16.0 để
nhập và xử lý thống kê, từ đó làm cơ sờ để bình luận, phân tích các số liệu thu được
từ bảng hỏi.
Thông qua chương trình SPSS, người nghiên cứu tiến hành:
Lập bảng tần số mẫu nghiên cứu, tần số các lựa chọn.
Kiểm nghiệm sự khác biệt bằng các thuật toán ANOVA và Chi bình phương.
6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬNVỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngoài nước
Mặc dù ở các nước Phương Tây, chủ nghĩa tư bản phát triển từ rất lâu, nhưng
trong một thời gian dài, mục tiêu tối đa của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa.
Trong thời gian này, các doanh nghiệp tư bản chủ yếu tập trung bóc lột tối đa sức
lao động của người lao động dẫn đến xu hướng chủ yếu là phi văn hóa, vô văn hóa
trong cách hoạt động của doanh nghiệp [25, tr.13]. Cùng với sự phát triển của văn
hóa nhân