Tóm tắt Luận án Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Hơn 88 năm, từ khi Đảng ra đời cho đến nay chưa có thời kỳ nào lại đề cập nhiều đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý như giai đoạn hiện nay. Tình trạng này nan rộng ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực chất, đây là tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đề cập đến vấn đề này Đảng liên tục đưa ra các chỉ thị, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng này, cụ thể là: Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) với nội dung cốt lõi là 3 vấn đề cấp bách và 4 nhóm giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã đưa ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, Đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các Nghị quyết trên đều đã đi vào cuộc sống và có tác dụng không nhỏ. Tuy nhiên, việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức cán bộ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thẳng thắn đánh giá về công tác khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ chưa đạt yêu cầu như mong muốn. “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”[34, tr. 21-22]; Nhận thấy vấn đề khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề cấp bách cần phải quyết liệt thực hiện, tôi chọn vấn đề “Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức và thực trạng việc khắc phục tình trạng này, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, khái quát về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng khắc phục tình. trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và nêu một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Thứ ba, luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

docx28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐẶNG THÁI BÌNH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THA HÓA VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 92 29 001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Phúc Thăng HÀ NỘI – 20 MỞ ĐẦU 1.  Lý do chọn đề tài Hơn 88 năm, từ khi Đảng ra đời cho đến nay chưa có thời kỳ nào lại đề cập nhiều đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý như giai đoạn hiện nay. Tình trạng này nan rộng ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực chất, đây là tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đề cập đến vấn đề này Đảng liên tục đưa ra các chỉ thị, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng này, cụ thể là: Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) với nội dung cốt lõi là 3 vấn đề cấp bách và 4 nhóm giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã đưa ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, Đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các Nghị quyết trên đều đã đi vào cuộc sống và có tác dụng không nhỏ. Tuy nhiên, việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức cán bộ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thẳng thắn đánh giá về công tác khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ chưa đạt yêu cầu như mong muốn. “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”[34, tr. 21-22]; Nhận thấy vấn đề khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề cấp bách cần phải quyết liệt thực hiện, tôi chọn vấn đề “Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”  làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức và thực trạng việc khắc phục tình trạng này, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, khái quát về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng khắc phục tình. trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và nêu một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Thứ ba, luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về đạo đức con người, đạo đức cán bộ, xây dựng đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, luận án có tham khảo các kết quả của những công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp “duy vật biện chứng” và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin. Luận án cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ quan niệm tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. - Góp phần làm rõ yêu cầu cấp thiết của việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của thực trạng việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. - Luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của tình trạng tha hóa đạo đức và quan niệm khắc phục tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ ở Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và vấn đề chống tiêu cực ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn: Triết học; Đạo đức học và các môn liên quan đến giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong các trường Chính trị, học viện, trường Đại học và các trường Cao đẳng. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 7 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình khoa học nghiên cứu tình trạng tha hóa cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đặc biệt tập trung vào vấn đề tha hóa đạo đức. Cụ thể: 1.1. Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa và tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Lý luận về đạo đức Trên cơ sở phân tích những công trình Bàn về giá trị đạo đức ở Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả Phạm Văn Đức (2002) có bài viết: “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”. Tác giả Lê Duy Chương (2007) “Thấm nhuần tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh” [13]. Cùng chủ đề này, tác giả Đoàn Quốc Thái (2010) có bài viết “Bàn thêm về khái niệm “giá trị đạo đức”[132]. Viết về lĩnh vực đạo đức, tác giả Mai Xuân Hợi (2014) có bài: “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” [55]. Ngô Thành Can (2017): “Đạo đức công chức trong thực thi nhiệm vụ” Nhà xuất bản Tư pháp 1.1.2. Lý luận về tha hóa Phạm trù “tha hóa” được hình thành từ rất sớm trong lịch sử triết học cận đại. Tuy nhiên, phạm trù “tha hóa” được trình bày một cách hệ thống bắt đầu từ triết học Đức cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, tha hóa đã trở thành một phạm trù nổi bật nhất, trung tâm nhất và được các nhà triết học nổi tiếng như Hêghen và Phoiơbắc, sau này là Mác sử dụng. Có một số công trình đã nghiên cứu về vấn đề này: Tác giả Vũ Quang Tạo (2008) có bài viết: “C. Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại ngày nay” [131]. Đi sâu bàn về lý luận tha hóa, tác giả Ngô Đình Xây (2010) với bài viết: “G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác” [155 Vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014) có bài viết: “Tha hóa đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam ” . Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam số 11. Tóm lại, từ những công trình trên cho thấy, các nhà lý luận bàn về tha hóa ở nhiều góc độ khác nhau, cách vận dụng khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng, lĩnh vực vận dụng. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của các nhà khoa học. Tác giả luận án vận dụng khái niệm tha hóa vào vấn đề đạo đức, với mục đích nhằm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, khi mà tình trạng này đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. 1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng, nguyên nhân việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay Tác giả Nguyễn Tiến Nghĩa /2013) có bài viết: “Tham nhũng-nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa”. Đi vào một vấn đề cụ thể, tác giả Vũ Ngọc Lâm (2013) với bài viết: “Có hay không “sân sau” của cán bộ”, [64]. Tác giả Vũ Ngọc Hoàng (2015) có bài viết: “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”[54]. Từ những công trình trên, các tác giả đã chỉ ra tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là hiện tượng có thật diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó là những chất liệu tốt để tác giả luận án có thể tham khảo để có những nhận định đúng đắn về tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Những công trình liên quan đến quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) Viện khoa học xã hội Việt Nam với đề tài “Tệ nạn quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng chống” (2006) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Khiếu Linh (2015) cũng có bài: “Giải pháp nhằm phát huy vai trò báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”. Tác giả Nguyễn Huy Hiệu (2016) “Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Nhị Lê (2016) có bài viết: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng: Bình tĩnh phòng ngừa, chủ động ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ” [65]. Tóm lại, Từ các công trình nghiên cứu trên, công trình nào cũng đề cập đến lý luận, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. Việc phân chia vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp trong các công trình kể trên chỉ mang tính tương đối, bởi trong các vấn đề lý luận đã có thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. Những công trình kể trên là những nguồn tài liệu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn để tác giả luận án kế thừa triển khai đề tài luận án tiến sĩ của mình. 1.4. Những vấn đề đặt ra trong tổng quan tình hình nghiên cứu luận án Trên cơ sở nhận thức những quan điểm của các nhà triết học, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả luận án tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa các quan điểm trước Mác, quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về tha hóa, luận án làm rõ thêm việc vận dụng phạm trù này vào trong đời sống xã hội. Đồng thời luận án cũng hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng. Từ đó, luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Luận án làm khái niệm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay và nội dung của khái niệm này Thứ ba, Luận án phân tích thực trạng việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Thứ tư, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THA HÓA VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.1. Quan niệm tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Một số điểm đặc thù của đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay 1.1.1.1. Khái niệm đạo đức Luận án phân tích một số thuật ngữ đạo đức và khái niệm đạo đức ở các góc độ tiếp cận khác nhau, đồng thời chỉ ra mối quan hệ của đạo đức, tính chất của đạo đức. Từ cách phân tích, tác giả luận án khái quát khái niệm của đạo đức. “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực xã hội, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn thể xã hội). Căn cứ vào những chuẩn mực ấy người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện, ác về cái không được làm (vô đạo đức) và về nghĩa vụ phải làm”. [146, tr. 738]. 1.1.1.2. Đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuẩn mực đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Thứ nhất, luận án đi sâu phân tích khái niệm cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý: Phân biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý với cán bộ công chức. Từ phân tích trên luận án chỉ ra khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thứ hai, luận án phân tích chuẩn mực đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ cơ sở đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ phân tích trên rút ra khái niệm. 1.1.2. Những biểu hiện tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 1.1.2.1. Khái niệm tha hóa. Luận án làm rõ quan điểm của các nhà kinh điển trước Mác về “tha hóa” như Hêghen, Rút Xô, PhoiơbắcĐặc biệt luận án đi sâu phân tích quan điểm của Mác về “lao động bị tha hóa”| đồng thời rút ra một số kết luận về phương thức, nguồn gốc, tác hại của tha hóa trong lĩnh vực xã hội. Từ phân tích quan điểm về “tha hóa của các nhà kinh điển, luận án khái quát một số quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực này. Từ phân tích trên luận án chỉ ra “ tha hóa” là sự biến đổi căn bản về chất của các sự vật, hiện tượng. Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng theo hướng tiêu cực hoặc tích cực cũng tùy thuộc vào cách thức, đối tượng và hoàn cảnh vận dụng. Như vậy, với cách giải thích và tiếp cận trên thì hoàn toàn có thể vận dụng phạm trù tha hóa trong triết học vào làm rõ tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2.2. Phân biệt khái niệm tha hóa với chuyển hóa, suy thoái, thoái hóa. Luận án làm rõ sự giống và khác nhau giữa khái niệm tha hóa và chuyển hóa: tha hóa và suy thoái: tha hóa và thoái hóa. Từ những phân tích trên cho thây: khái niệm tha hóa trong triết học được vận dụng rất đa dạng như: tha hóa tôn giáo, tha hóa lao động, tha hóa quyền lực, tha hóa đạo đứcTừ khái niệm tha hóa về đạo đức có thể chỉ ra vấn đề tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. 1.1.2.3. Tha hóa về đạo đức, tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và những biểu hiện của nó Mục này, luận án làm rõ khái niệm tha hóa về đạo đức; tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý Từ khái niệm trên luận án chỉ ra những biểu hiện tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam được khái quát trên 3 phương diện kinh tế, chính trị, lối sống. 1.2. Vấn đề khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.2.1. Khái niệm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.2.1.1. Khái niệm “khắc phục” Phần này, luận án phân tích một số quan điểm về khắc phục, từ những phân luận án đưa ra khái niệm khắc phục: khắc phục là một khái niệm dùng để chỉ các biện pháp của các chủ thể nhất định để ngăn cản, phòng tránh, hạn chế nhằm loại bỏ những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển, làm cho sự phát triển diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp 1.2.1.2. Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận lãnh đạo quản lý Trên sở lý luận về khắc phục, luận án làm rõ khái niệm Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. 1.2.2. Chủ thể, phương thức khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.2.2.1. Chủ thể khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chủ thể của khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, quần chúng nhân dân và các cá nhân tham gia vào quá trình ngăn cản, phòng tránh, hạn chế nhằm loại bỏ tình trạng này. 1.2.2.2. Phương thức và nội dung khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. *.Phương thức khắc phục Để khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải sử dụng tổng hợp các lực lượng với nhiều cách thức khác nhau. Thứ nhất, Sử dụng tổng hợp các lực lượng Thứ hai, Sử dụng nhiều biện pháp: * Nội dung khắc phục tập trung vào các lĩnh vực sau: Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực kinh tế. Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực chính trị. Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực lối sống 1.2.3. Những nhân tố tác động đến việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Tác động đến việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhân tố. Trong đó có thể phân thành hai loại là những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan. 1.2.3.1. Điều kiện khách quan Luận án làm rõ các điều kiện khách quan tác động đến việc khắc phục như: Điều kiện kinh tế - xã hội; Điều kiện chính trị - xã hội; Trình độ văn hóa - xã hội; Tình hình quốc tế. 1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan Trong việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân tố chủ quan giữ vai trò cực kỳ to lớn. Nhân tố chủ quan ở đây chính là trình độ, trí tuệ của chủ thể; ý chí, nghị lực, quyết tâm của chủ thể và năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của các chủ thể. Chúng ta có thể nói đến vai trò của nhân tố chủ quan thể hiện ở các chủ thể khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước nước Việt Nam; Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội; Vai trò của quần chúng nhân dân; Vai trò của cơ quan, đơn vị công tác; Vai trò cua mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý. Như vậy, khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của các cán bộ lãnh đạo quản lý là một quá trình. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó vai trò của nhân tố chủ quan là nhân tố hết sức quan trọng. Chủ quan không thể quyết định khách quan nhưng chủ quan lại quyết định sự thành bại của con người trong việc cải tạo tự nhiên hoặc cải tạo xã hội. Vì vậy, trong trường hợp này chính nhân tố chủ quan quyết định kết quả của việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chúng ta hoàn toàn thấy rõ điều đó khi nhìn lại các giai đoạn phát triển lịch sử của nhân loại và của chính Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Bằng những lý luận ngắn gọn luận án đã quyết tâm làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ khái niệm đạo đức, chuẩn mực đạo đức của người cán bộ lãnh đạ
Luận văn liên quan