MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ
không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái,
cân bằng về cảm xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong trạng thái đó cá
nhân nhận ra được các năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress bình
thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng
đồng, xã hội mà mình đang sống[34, tr.23]. Điều này cho thấy tổn thương hay các rối loạn
sức khỏe tâm thần là điều rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Tại Việt Nam, qua điều tra dịch
tễ lâm sàng 10 bệnh tâm thần ở 7 địa điểm tại các vùng địa lý, kinh tế xã hội khác nhau
trong cả nước, với số dân điều tra là 82.908 người, trong thời gian 1 năm (2008-2009) cho
kết quả tỷ lệ mắc chung 10 bệnh tâm thần là 14,2% dân số [34].
112 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 16385 | Lượt tải: 14
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức và thái độ của sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đối với rối loạn sức khỏe tâm thần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Thị Mỹ Duyên
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI
VỚI RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Thị Mỹ Duyên
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI
VỚI RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Chuyên ngành : Tâm Lý Học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đối với rối loạn sức khỏe tâm thần” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2013
Người cam đoan
Ngô Thị Mỹ Duyên
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Thị Thúy Dung, người hướng dẫn khoa học dù rất bận rộn nhưng vẫn
dành thời gian giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Các Thầy Cô giảng dạy và tư vấn khoa học của lớp cao học khóa 22, ngàng Tâm lý
học trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến
thức làm nền tảng cho luận văn này.
Các anh chị em, bạn bè lớp Cao học trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh luôn
động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Các bạn sinh viên trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã rất nhiệt tình giúp
tôi có được những số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Ngô Thị Mỹ Duyên
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 7
4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 8
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH
VIÊN ĐỐI VỚI RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN ....................................... 12
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 12
1.1.1. Ngoài nước ............................................................................................................ 12
1.1.2. Trong nước ............................................................................................................ 13
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................. 14
1.2.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên ....................................................................... 14
1.2.2. Một số vấn đề về rối loạn sức khỏe tâm thần ........................................................ 29
1.2.3. Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức khỏe tâm thần ............... 34
1.2.4. Một số tiêu chí đánh giá nhận thức và thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức
khỏe tâm thần .................................................................................................................. 35
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI
RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN .................................................................... 39
2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu ............................................................................... 39
2.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 39
2.1.2. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................... 40
2.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 41
2.2.1. Khái quát chung sự nhận biết của sinh viên về Rối loạn sức khỏe tâm thần. ....... 41
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về rối loạn sức khỏe tâm thần ........................................ 42
2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức khỏe tâm thần .................................... 65
4
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức
khỏe tâm thần .................................................................................................................. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 84
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 88
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ĐH BK Đại học Bách Khoa
2 ĐH CNTT Đại học Công nghệ thông tin
3 ĐH KHTN Đại học Khoa học tự nhiên
4 ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
5 ĐTB Điểm trung bình
6 HPA Health Promotion Agency
7 RL Rối loạn
8 RLSKTT Rối loạn sức khỏe tâm thần
9 SD Độ lệch chuẩn
10 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
11 XH Xếp hạng
12 WHO Tổ chức Y tế thế giới
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ
không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái,
cân bằng về cảm xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong trạng thái đó cá
nhân nhận ra được các năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress bình
thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng
đồng, xã hội mà mình đang sống[34, tr.23]. Điều này cho thấy tổn thương hay các rối loạn
sức khỏe tâm thần là điều rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Tại Việt Nam, qua điều tra dịch
tễ lâm sàng 10 bệnh tâm thần ở 7 địa điểm tại các vùng địa lý, kinh tế xã hội khác nhau
trong cả nước, với số dân điều tra là 82.908 người, trong thời gian 1 năm (2008-2009) cho
kết quả tỷ lệ mắc chung 10 bệnh tâm thần là 14,2% dân số [34].
Đặc biệt là sinh viên, áp lực từ việc học, những lo toan cho cuộc sống, áp lực thi cử,
khiến họ dễ bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Khi có rối loạn sức khỏe tâm thần, chất lượng
cuộc sống của sinh viên có nguy cơ bị giảm xuống trầm trọng. Có thể khiến sinh viên mất
sự cân bằng về thể chất, cảm xúc, mất niềm tin vào bản thân và không có khả năng đương
đầu cũng như giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, khiến họ không thể hoàn
thành tốt việc học của mình cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nghiêm trọng hơn
là từ các rối loạn sức khỏe tâm thần nhẹ có thể dẫn đến những rối loạn nặng hơn như stress,
lo âu, trầm cảm, kể cả những hành vi tự sát cá nhân và tập thể.
Một số biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần thường thấy ở sinh viên như tình trạng
thường xuyên nhức đầu do thiếu ngủ, lo lắng thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của
bản thân nên dễ rơi vào tình trạng buồn bã, dễ kích động, tâm trạng bất an, lo lắng khi gặp
bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, tình trạng căng thẳng kéo dài vì những áp lực từ việc học
hành, từ bạn bè, từ gia đình
Nhưng trên thực tế, nhiều sinh viên khi có những biểu hiện nói trên lại không cho rằng
đó chính là những biểu hiện của rối loạn sức khỏe tâm thần. Nhận thức sai lầm về các vấn
đề của sức khỏe tâm thần khiến sinh viên không thể nhìn nhận đúng tình trạng sức khỏe tâm
thần của bản thân và coi thường các biểu hiện của sự rối loạn sức khỏe tâm thần. Việc cho
rằng những tổn thương về sức khỏe tâm thần là dành cho những người bị trầm cảm, bị
7
điênđã khiến cho không ít sinh viên không tìm đến sự giúp đỡ chính thức của các nhà
tham vấn, trị liệu cũng như có cái nhìn “miệt thị” đối với những người có những rối loạn về
sức khỏe tâm thần. Chính vì vậy, có một thực tế là khi các bạn trẻ tìm đến với các hỗ trợ
chuyên môn về sức khỏe tâm thần thì đã quá nặng, có những biểu hiện của tự sát [13].
Những thái độ như vậy sẽ góp phần vào việc cản trở sinh viên đi tìm những hỗ trợ chuyên
môn và gây những tác động tiêu cực khác lên tâm lý.
Năm 1948, Liên đoàn sức khỏe tâm thần ra đời ở Anh với sứ mệnh nâng cao ý thức hỗ
trợ phòng và chữa các bệnh tâm thần. Liên đoàn đặt ra ba nhiệm vụ: có thái độ đúng với sức
khỏe tâm thần, nâng cao sức khỏe tâm thần và phòng ngừa các rối loạn sức khỏe tâm thần
và chăm sóc, chữa trị các rối loạn tâm thần và phục hồi sức khỏe tâm thần [8]. Hội khoa
Tâm lý giáo dục Việt Nam hoàn toàn tán thành với những điều quy định trên và sẽ có
chương trình hoạt động. Nhưng cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn rất ít những nghiên cứu về
sức khỏe tâm thần, rối loạn sức khỏe tâm thần. Đặc biệt đối với đối tượng là sinh viên thì
vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định tầm hiểu biết và thái độ của sinh viên đối với các rối
loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng của nó đối với việc tìm đến những hỗ trợ chuyên môn
như thế nào. Nghiên cứu về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức khỏe tâm
thần là một việc làm cần thiết để có sự hỗ trợ chuyên môn đối với các rối loạn sức khỏe tâm
thần của sinh viên. Đó là những lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nhận thức
và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đối với rối loạn sức khỏe
tâm thần”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối
loạn sức khỏe tâm thần. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm định hướng cho sinh viên có
nhận thức và thái độ đúng đối với rối loạn sức khỏe tâm thần hướng đến việc giảm nguy cơ
gặp phải RLSKTT ở sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức
khỏe tâm thần.
3.2. Khách thể nghiên cứu
8
- 400 sinh viên thuộc các trường thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM chưa có nhận thức và thái độ đúng
đối với rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức
khỏe tâm thần là có sự khác biệt theo trường, năm học, giới tính.
- Có những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của
sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức khỏe tâm thần, sự tác động của
môi trường bên ngoài là một trong những yếu tố đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, như: nhận thức, thái độ, sinh
viên, sức khỏe tâm thần, rối loạn sức khỏe tâm thần.
5.2. Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM
đối với rối loạn sức khỏe tâm thần.
5.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm định hướng cho sinh viên có nhận thức và thái độ
đúng đối với rối loạn sức khỏe tâm thần.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của sinh viên đối với các vấn đề sau của rối
loạn sức khỏe tâm thần như sau: Các dạng RLSKTT; Nhận định chung về RLSKTT; Biểu
hiện của RLSKTT; Ảnh hưởng của RLSKTT đến đời sống; Nguyên nhân gây RLSKTT;
Phòng ngừa và chữa trị RLSKTT.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức khỏe tâm
thần ở những mặt sau: Thái độ của sinh viên đối với những người có RLSKTT; Thái độ của
sinh viên đối với việc gia đình có người gặp RLSKTT; Thái độ của sinh viên đối với bản
thân khi gặp phải vấn đề RLSKTT; Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa và chữa
trị RLSKTT
- Tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của sinh viên đối với
rối loạn sức khỏe tâm thần.
6.2. Khách thể
9
Đề tài được giới hạn trong phạm vi những sinh viên của các trường thành viên thuộc
Đại học Quốc gia Tp.HCM:
- 100 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
- 100 sinh viên trường Đại học Bách Khoa
- 100 sinh viên trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
- 100 sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin
6.3. Thời gian
Đề tài dự kiến thực hiện trong thời gian 6 tháng: từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm
2013.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm toàn diện
Vận dụng quan điểm toàn diện vào đề tài ta sẽ thấy nhận thức và thái độ của sinh
viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức khỏe tâm thần được xem xét một cách
toàn diện trên các mặt sau:
- Rối loạn; Sức khỏe tâm thần; Rối loạn sức khỏe tâm thần
- Nhận thức: các dạng RLSKTT, biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân và cách phòng
ngừa và chữa trị RLSKTT
- Thái độ khi gặp các rối loạn sức khỏe tâm thần, thái độ đối với những người có rối
loạn sức khỏe tâm thần, thái độ đối với bản thân khi gặp phải vấn đề RLSKTT, thái độ đối
với việc phòng ngừa và chữa trị RLSKTT
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Hiện nay, trong thành phố lớn và hiện đại như Tp.HCM tỉ lệ gặp phải các rối loạn sức
khỏe tâm thần ngày càng cao và là một vấn đề đang được quan tâm. Việc sinh viên chưa có
những hiểu biết đầy đủ cũng như chưa có thái độ đúng đắn đối với vấn đề này sẽ tạo ra
những nguy cơ cao dẫn đến việc bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Do vậy, việc tìm hiểu về
nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức khỏe tâm
thần để có được những hỗ trợ cần thiết cho sinh viên nhằm giảm nguy cơ gặp phải RLSKTT
là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
10
7.2.1.1. Mục đích
- Tìm ra những cơ sở nghiên cứu nhằm xây dựng khung lý thuyết và công cụ nghiên
cứu cho đề tài.
- Hệ thống hóa những tài liệu nói trên để xây dựng khung lý thuyết và nội dung nghiên
cứu của đề tài
7.1.2. Cách thức
- Tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách, tạp chí chuyên
ngành, các thông tin có liên quan đến đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích điều tra
Chúng tôi xây dựng một bảng hỏi dành cho các bạn sinh viên nhằm tìm hiểu nhận
thức, thái độ của sinh viên đối với rối loạn sức khỏe tâm thần, cũng như tìm hiểu thêm về
các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của sinh viên đối với RLSKTT
b. Cách thức
Sử dụng bảng hỏi tiến hành khảo sát trên sinh viên thuộc các trường thành viên của
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu cho đề tài.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
a. Mục đích
Thu được những ý kiến cụ thể của một số sinh viên. Những ý kiến này sẽ là những
dữ liệu quan trọng mang tính định tính, nhằm làm rõ hơn và mô tả cụ thể hơn các kết quả
thu được từ bảng hỏi.
b. Cách thực hiện
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
một số bạn sinh viên ở mỗi trường thành viên của Đại học quốc gia Tp.HCM theo bảng hỏi
phỏng vấn đã soạn sẵn.
7.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
a. Mục đích
Thu thập ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu nhằm có được sự đánh giá
về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên đối với các vấn
đề về sức khỏe tâm thần. Từ đó định hướng cho việc đề xuất những kiến nghị để nâng cao
nhận thức và thái độ của sinh viên.
11
b. Cách thức
- Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành thu thập
các ý kiến của chuyên gia về kết quả thu được.
7.2.2.4. Phương pháp tọa đàm
a. Mục đích
- Thu thập thông tin, ý kiến đánh giá và quan điểm từ nhiều nguồn đối với vấn đề
nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn.
b. Cách thức
- Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức những buổi tọa đàm về vấn đề nghiên
cứu. Đối tượng tham dự là sinh viên của trường Đại học quốc gia Tp.HCM
7.2.3. Phương pháp toán thống kê
a. Mục đích
Nhằm thống kê các số liệu thu được đối với các vấn đề: nhận thức, thái độ của sinh
viên đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nguyên nhận của nhận thức và thái độ của
sinh viên đối với vấn đề này.
b. Cách thức
Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để nhập và xử lý thống
kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm Chi – quare, Factor
Analyzis làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA
SINH VIÊN ĐỐI VỚI RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngoài nước
Sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn thế
giới vì sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, đến chất lượng cuộc sống của
con người. Theo WHO, những ảnh hưởng về kinh tế do rối loạn sức khỏe tâm thần là rộng
khắp, lâu dài và rất lớn. Nó gây nên chi phí lớn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Theo
báo cáo y tế thế giới (2001), những rối loạn tâm thần và hành vi chiếm khoảng 12% gánh
nặng bệnh tật toàn cầu [34]. Chính vì vậy, sức khỏe tâm thần cũng như rối loạn tâm thần
ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Về sức khỏe tâm thần đã có những nghiên cứu sâu rộng về nhận thức và thái độ của
người dân đối với vấn đế này. Như nghiên cứu vào năm 2007 của một tổ chức ở Ireland về
“Nhận thức và thái độ của người dân Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần”[42].
Nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người dân nhằm thông báo cho sự phát triển nhận thức
về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân Ireland hướng đến việc nâng cao nhận thức và
hiểu biết về sức khỏe tâm thần của người dân. Những người thực hiện nghiên cứu này cũng
có mong muốn phát triển khả năng ứng phó của người dân Ireland đối với những rối loạn
sức khỏe tâm thần. Ngoài ra có thể kể đến nghiên cứu của tổ chức Y tế ở Ireland về “Thái
độ và nhận thức của người dân Bắc Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần” [41]. Những
người thực hiện nghiên cứu này cho rằng đây là nghiên cứu cần thiết để giúp thông tin cho
cộng đồng các vấn đề sức khỏe tâm thần, đồng thời đây là một cách tiếp cận toàn dân đề
hiểu và giải quyết các nguy cơ gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần cũng như các yếu tố bảo
vệ giúp người dân phòng ngừa và chữa trị khi gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần.
Các nghiê