Luận văn Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay

Hằng năm, doanh nghiệp trong các KCN, KCX đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng, phần lớn số công nhân tại các KCN, KCX đang phải sống trong những căn phòng trọ quá tạm bợ, nhếch nhác, ăn uống kham khổ qua ngày; đời sống văn hoá tinh thần thiếu thốn, khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí rất thấp, mặc dù ở ngay các trung tâm đô thị lớn. Vấn đề bức bách đặt ra hiện nay, là hoạt động giải trí của công nhân lao động ở các KCN đã và đang bị dạt ra bên ngoài đời sống văn hoá tinh thần tại địa phương nơi mình làm việc. Và ngay cả trong KCN chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như nhà văn hoá, thể thao, thư viện, công viên, nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của công nhân còn thiếu thốn. Trong khi đó, thu nhập, thời gian, cường độ lao động cao, đa số công nhân mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần tối thiểu, nên công nhân không có điều kiện tham gia các hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần. Hoạt động giải trí là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí không được đáp ứng thoả đáng, nhân cách có nguy cơ bị biến dạng, do đó nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, nhu cầu giải trí của công nhân lao động là rất đơn điệu và tẻ nhạt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa học. Trong khi đó, công nhân lao động là một nhóm xã hội có nhu cầu giải trí cao, muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí bên cạnh đó thiết chế văn hoá và khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động thấp. Nên, họ đã và đang tự phát giải quyết các nhu cầu giải trí của mình, việc giải quyết nhu cầu giải trí đó còn gặp nhiều khó khăn nên dễ tạo nên các khe hở để xuất hiện những kiểu giải trí lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, làm tổn hại đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức, nhất là ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người công nhân Việt Nam trên trường quốc tế

pdf93 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5182 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hằng năm, doanh nghiệp trong các KCN, KCX đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng, phần lớn số công nhân tại các KCN, KCX đang phải sống trong những căn phòng trọ quá tạm bợ, nhếch nhác, ăn uống kham khổ qua ngày; đời sống văn hoá tinh thần thiếu thốn, khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí rất thấp, mặc dù ở ngay các trung tâm đô thị lớn. Vấn đề bức bách đặt ra hiện nay, là hoạt động giải trí của công nhân lao động ở các KCN đã và đang bị dạt ra bên ngoài đời sống văn hoá tinh thần tại địa phương nơi mình làm việc. Và ngay cả trong KCN chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như nhà văn hoá, thể thao, thư viện, công viên, nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của công nhân còn thiếu thốn. Trong khi đó, thu nhập, thời gian, cường độ lao động cao, đa số công nhân mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần tối thiểu, nên công nhân không có điều kiện tham gia các hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần. Hoạt động giải trí là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí không được đáp ứng thoả đáng, nhân cách có nguy cơ bị biến dạng, do đó nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, nhu cầu giải trí của công nhân lao động là rất đơn điệu và tẻ nhạt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa học. Trong khi đó, công nhân lao động là một nhóm xã hội có nhu cầu giải trí cao, muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí bên cạnh đó thiết chế văn hoá và khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động thấp. Nên, họ đã và đang tự phát giải quyết các nhu cầu giải trí của mình, việc giải quyết nhu cầu giải trí đó còn gặp nhiều khó khăn nên dễ tạo nên các khe hở để xuất hiện những kiểu giải trí lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, làm tổn hại đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức, nhất là ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Do vậy, việc tìm hiểu nhu cầu giải trí của công nhân lao động trong KCN, qua đó có giải pháp định hướng và đáp ứng nhu cầu của họ sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng làm việc, chất lượng sống của công nhân lao động hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Quang Minh và Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài - Hà Nội). 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nhu cầu của con người đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau, còn riêng đối với ngành xã hội học nhu cầu của con người được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN thì chưa được đề cập đến. Đây cũng là vấn đề khó và mới, mà tác giả đã và đang kế thừa, vận dụng các công trình gần sát để tìm ra cái mới của các công trình dưới đây, để phục vụ cho luận văn của mình: - Cuốn sách “Nhu cầu động lực và định hướng xã hội” (Nxb Khoa học Xã hội, 2005) của tác giả TS. Lê Thị Kim Chi đã đề cập đến động lực của nhu cầu, tiền đề tạo nhu cầu. Qua đó, làm rõ các căn cứ lý luận và thực tiễn cho luận văn, bởi vì trước nay, có rất ít các công trình nghiên cứu được triển khai theo phương pháp này... sẽ giúp người đọc nhận diện sâu sắc hơn những khía cạnh nhu cầu động lực và phát triển xã hội. Đề tài có thể vận dụng nó để nghiên cứu tiền đề tạo nhu cầu của nhóm công nhân lao động KCN. - Cuốn sách “Nhu cầu giải trí của Thanh niên”, (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) của TS. Đinh Thị Vân Chi đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu giải trí của thanh niên từ góc độ xã hội học, khuân mẫu giải trí của thanh niên hiện nay, đưa ra được xu hưởng biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên. Luận văn có thể kế thừa và so sánh kết quả nghiên cứu về nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp với nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay. - Công trình “Mấy nhận xét về biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà nội hiện nay” (2001) Đinh Thị Vân Chi. Những kết quả chủ yếu của nghiên cứu này là, đã điểm lại sự thay đổi nhu cầu giả trí của người Việt Nam nói chung và của thanh niên nói riêng trong thời gian dài (1945-1965). Đó là, giải trí dưới hình thức tham gia các trò chơi truyền thống từ cá nhân sang các hình thức giải trí mang tính tập thể. Sau đó do những hoàn cảnh của lịch sử hình thức giải trí ít được thực hiện. Khi đất nước đổi mới, do những thay đổi điều kiện kinh tế, xã hội, như xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ năm 1990 trở lại đây, các hình thức giải trí của người dân, cụ thể là thanh niên có những thay đổi, như từ hình thức giải trí tập thể là chủ yếu, chuyển sang hình thức giải trí mang hình thức cá nhân; từ giải trí ở bên ngoài là chính sang hình thức giải trí tại nhà (nghe đài, xem ti vi). Ngoài ra trong bài đã đánh giá được sự thay đổi trong việc tham gia các hình thức giải trí của thanh niên. Các hình thức giải trí được đưa ra xem xét là. (Giải trí cá nhân: đọc báo, nghe đài, cát xét, xem ti vi, giao tiếp; giải trí tập thể: Hoạt động thể thao...). Những nhận xét chủ yếu được rút ra là sự thay đổi nhu cầu giải trí của thanh niên bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc, đặc điểm cơ quan thanh niên làm việc hoặc học tập. Công nhân lao động tại các KCN đa số là những người trẻ họ là những người có nhu cầu giải trí và các hình thức giải trí hiện nay có thể giống như mọi thanh niên khác. Vì thế chúng tôi có thể sử dụng các hình thức giải trí đã được đề cập ở đây để nghiên cứu nhu cầu giải trí của người công nhân lao động. - Đại học Công đoàn (2003)“ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên” do Thạc sỹ Hoàng Thị Nga chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích được thực trạng nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên; đánh giá được những yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng internet như học tập, tư tưởng đạo đức, lối sống... Nhưng nhóm tác giả chỉ dừng lại ở dịch vụ giải trí Internet, tức là mới chỉ đánh giá được một khía cạnh của nhu cầu giải trí của đối tượng. Luận văn, có thể phát triển và bổ sung các hoạt động giải trí khác. Từ đó, luận văn có được ý tưởng mới trong đề tài đó là đánh giá ảnh hưởng của nhu cầu tới tư tưởng đạo đức, lối sống... của công nhân lao động khu công nghiệp. - Đại học Xây dựng (2007): “Khảo sát nhu cầu không gian vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng ở Hà Nội”, chủ trì đề tài: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên, nhóm tác giả đã đề cập tới nhu cầu giả trí của một đối tượng người lao động. Cụ thể, nhân viên văn phòng, với môi trường làm việc cụ thể, trong văn phòng tại Hà nội, đông đúc dân cư, nhiều hạn chế về đảm bảo giao thông... để nghiên cứu về không gian giải trí của họ nhằm nêu những giải pháp phù hợp tạo không gian giải trí phù hợp với điều kiện làm việc của họ. Đề tài đã khẳng định, hầu hết các nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội đều có nhu cầu giải trí trong ngày. Nhu cầu giải trí của họ được đáp ứng tuỳ thuộc vào môi trường làm việc của cơ quan, tình trạng làm việc ở cơ quan của họ. Với đề tài này đã gợi ra những tương đồng trong nghiên cứu của luận văn: đó là khách thể nghiên cứu là những người làm việc mang tính chất công nghiệp. Tuy nhiên điều khác là, không gian giải trí là tại nơi làm việc. Vấn đề kế thừa, phát triển là tìm hiểu động cơ giải trí của họ và những hiệu quả mang lại khi nhu cầu giải trí được đáp ứng; tìm hiểu nhu cầu giải trí tại nơi công cộng của công nhân lao động. - Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007) nghiên cứu đề tài: “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Ths, Trương Thanh Cần làm chủ nhiệm đã đề cập đến thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động trên một số khía cạnh tác động như: đến nhận thức, ý thức tham gia các hoạt động văn hoá ở khu công nghiệp, khu chế xuất và khu nhà trọ; các thiết chế phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ của công nhân các KCN, KCX. Đây là hướng tiếp cận rất gần với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm tác giả đề tài chưa đề cập đến tác động của việc thoả mãn nhu cầu giải trí tới nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các KCN, KCX. Nên luận văn có thể nghiên cứu bù lấp kết quả đó bằng việc làm rõ nhu cầu giải trí của công nhân lao động. - Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2006) nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đời sống, việc làm lao động nữ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp của Công đoàn” do TS. Dương Văn Sao chủ nhiệm đề tài, nhóm tác giả đã đưa ra bức tranh tổng thể và khái quát tình hình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc điểm lao động nữ, việc làm và điều kiện làm việc của lao động nữ; thực trạng đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nữ công nhân lao động. Luận văn, dựa vào thực trạng đời sống, việc làm khó khăn như hiện nay có mối quan hệ với nhu cầu giải trí không? Liệu công nhân lao động thiếu cả hai thì đó có là một trong những nguyên nhân gây đến đình công ở các KCN hiện nay không? - Viện Sử học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008) nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng và phát triển văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” thuộc chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Mã số: KX.03/06-10. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, Chủ nhiệm đề tài và cùng nhóm tác giả đã làm rõ khái niệm, nội hàm của văn hoá và đời sống văn hoá của GCCN Việt Nam, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của công nhân trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học thành công và yếu kém, đồng thời dự báo triển vọng đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, luận văn có thể so sánh một số tiêu chí về hoạt động giải trí của công nhân lao động trong đề tài với hoạt động giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009) nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động của công nhân các khu công nghiệp ở Việt Nam” do TS. Lê Thanh Hà phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn làm chủ nhiệm. Đề tài chỉ đưa ra được về đời sống, thu nhập của công nhân khu công nghiệp, chưa đề cập đến các hoạt động giải trí của công nhân, nhưng đề tài có đề cập đến vấn đề, dự báo xu hướng phát triển khu công nghiệp và công nhân các khu công nghiệp đến năm 2020, nên luận văn có sự kết nối dự báo về nhu cầu giải trí của công nhân lao động trong thời gian tới. Có thể thấy rằng tuy chưa nhiều đề tài nghiên cứu, những việc nghiên cứu nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp đã đặt ra và đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc, mà chưa có một công trình nào từ trước tới nay nghiên cứu sâu. Nó cho thấy đây là một phần cực kỳ quan trọng đối với đời sống tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp. Như vậy, liên quan đến đề tài này, trước đó có khá nhiều các công trình tiếp cận gần sát vấn đề, nhưng chưa có công trình nào trùng lặp với đề tài này trước đó và cũng chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu xem nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp mức độ như thế nào? Kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, tác giả xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động giải trí và nhu cầu giả trí của công nhân lao động KCN; - Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động KCN; - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động KCN hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hoá các khái niệm liên quan; - Hệ thống hoá các nhu cầu giải trí của công nhân KCN; phác thảo các hoạt động giải trí và nhu cầu giải trí phù hợp với công nhân KCN; - Khảo sát thực trạng nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân tại KCN Quang Minh và Bắc Thăng Long; - Nêu ra vấn đề có tính chất lý luận, khoa học về quản lý, định hướng giải trí cho công nhân KCN làm cơ sở khoa học tham khảo cho việc xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động giải trí của công nhân KCN; - Đề xuất một số hình thức giải trí cho công nhân KCN phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chung và điều kiện hoạt động của các KCN hiện nay. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và Bắc Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn: Khu công nghiệp Quang Minh và khu công nghiệp Bắc Thăng Long, TP Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: tháng 7/2009 - 10/2009 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu + Giả thuyết thứ nhất: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp cao và đa dạng; + Giả thuyết thứ hai: Nhu cầu này đối với những đặc điểm cá nhân khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về nhu cầu giải trí; + Giả thuyết thứ ba: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bới các yếu tố cá nhân và các dịch vụ giải trí tại địa bàn cư trú. 5.2. Các biến số - Biến độc lập theo 3 cấp độ  Cấp độ cá nhân: Giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, tay nghề, thâm niên công tác, thời gian rỗi...  Cấp độ nhóm: Tình trạng hôn nhân, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội, bạn bè, người thân...  Cấp độ hoạt động giải trí: Xem ti vi, nghe đài, đọc sách báo; hoạt động thể dục thể thao; giao lưu bạn bè... - Biến trung gian: Điều kiện kinh tế - xã hội. - Biến phụ thuộc: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Biến can thiệp: Kinh tế địa phương, sự phát triển của các KCN. 5.3. Khung lý thuyết điều kiện kinh tế - xã hội đặc điểm cá nhân - Giới tính; - Tuổi; - Tình trạng hôn nhân; - Trình độ học vấn; - Trình độ chuyên môn; - Thâm niên làm việc; điều kiện cá nhân - Thời gian; - Sức khoẻ; - Kinh tế; - Phong tục, tập quán; Thực trạng giải trí - Xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo; - Hoạt động thể dục thể thao; - Giao lưu bạn bè; - Du lịch dã ngoại. nhu cầu giải trí: - Xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo; - Hoạt động thể dục thể thao; - Giao lưu bạn bè; - Du lịch dã ngoại. 6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 6.1. Phương pháp luận Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến của các quy luật. Thừa nhận quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể, luôn xem xét các sự vật hiện tượng của đời sống xã hội trong những mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và đồng thời xem xét chúng trong những khoảng không - thời gian xác định. Đề tài sử dụng các quan điểm của lý thuyết nhu cầu, lý thuyết chức năng định hướng cho luận văn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin phục vụ cho đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp Xã hội học cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích tài liệu: Những đề tài có liên quan đều được kế thừa và vận dụng những thông tin về vấn đề nghiên cứu. Qua phân tích tài liệu, tác giả sẽ có nội dung phong phú và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp này giúp đề tài có thể so sánh các nguồn thông tin từ các quan điểm, các cách nhìn khác nhau để lựa chọn những thông tin chân thực, khách quan làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài sử dụng 323 công nhân lao động để tiến hành điều tra trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp này nhằm tìm kiếm những thông tin trực tiếp, khách quan và là căn cứ cần thiết cho những kết luận khoa học. - Phương pháp thống kê Xã hội học, sử dụng phần mềm SPSS 12.0 để xử lý và phân tích thông tin theo yêu cầu của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp mà tác giả sử dụng phỏng vấn sâu nhằm bổ sung một số thông tin về mặt định tính khi điều tra. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này góp phần hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã thu được đồng thời là cơ sở ban đầu để đưa ra các giả thuyết và hướng nghiên cứu. 6.3. Mẫu nghiên cứu - Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách thang bảng lương của doanh nghiệp, danh sách sổ ở khu lưu trú. - Dung lượng mẫu: + Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu 16 công nhân lao động. + Nghiên cứu định lượng: 323 phiếu an két 7. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn Khu công nghiệp là đối tác tác động một chiều, dẫn đến việc không chú trọng đúng mức đến nhu cầu giải trí của công nhân lao động. Nếu việc làm ổn định, thu nhập cao, thì kéo theo nhu cầu giải trí của công nhân lao động tăng đáng kể về nhiều mặt, nên không coi đó là những đặc điểm vốn có, mà coi đó là đối tượng luôn luôn vận động và biến đổi rất nhanh. Luận văn góp phần làm rõ thêm sự thiếu thốn của hoạt động giải trí trong KCN và nơi cư trú, đồng thời làm rõ thêm nguyên nhân tác động và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của xã hội không làm thoả mãn nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN. Bên cạnh đó, đề tài làm sáng tỏ mối tương quan giữa nhu cầu giải trí với năng suất lao động, với những hệ luỵ nơi cư trú. Qua những đóng góp về mặt khoa học của luận văn về nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay, rút ra ý nghĩa của đề tài như sau: - Về mặt lý luận: áp dụng các lý thuyết của tâm lý về nhu cầu, lý thuyết xã hội học cấu trúc chức năng về giải trí và các phương pháp xã hội học để phân tích và đánh giá mức độ, nhận thức, sở thích và động cơ giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Qua việc tìm hiểu nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài cho thấy, nhu cầu giải trí của công nhân lao động là rất cao nhưng khả năng đáp ứng của xã hội chưa thoả đáng. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 cơ sở thực tiễn về Nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCn hiện nay 1.1. Thao tác hoá khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhu cầu Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài người vận động và phát triển theo quy luật thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội, sự thay thế này chịu sự quy định của sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những lực lượng sản xuất này sẽ góp phần thoả mãn những nhu cầu cơ bản, sống còn và thoả mãn những nhu cầu ngày một cao của con người. Điều đó có nghĩa là nhu cầu kích thích lực lượng sản xuất. Mác viết: “không có nhu cầu thì không có sản xuất”[27, tr.865]. Chứng tỏ, nhu cầu của con người không phải là bất biến mà nó biến đổi và phát triển thường xuyên. Nhu cầu này được thoả mãn, kích thích, bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhu cầu mới với những kích thích mới. Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu, nhu cầu nào lớn hơn thì sẽ chi phối các nhu cầu khác và đòi con người phải đáp ứng nhu cầu đó. C. Mác khẳng định: “Bản thân các nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn. Hoạt động và công cụ để thoả mãn đã có được đưa tới những nhu cầu mới, và sự nảy sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên” [26, tr.40]. Nhưng bên cạnh đó, nhu cầu là một mâu thuẫn, vừa xuất hiện
Luận văn liên quan