Thương mại điện tử (TMĐT) là một vấn đề mà hiện nay đang gây rất
nhiều tranh cải về tính khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Không thể
phủ nhận được rằng TMĐT đóng vai trò rất to lớn trong việc làm tăng tính
cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trên thế giới
hiện nay các công ty rất coi trọng hình thức giao dịch này và không ngừng
phát triển nó. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận một điều là TMĐT hiện đang
còn là một cái gì đó khá mới mẽ đối với doanh nghiệp và cả người dân. Đa số
chuyên gia kinh tế cho rằng, còn lâu chúng ta mới có thể "lên mạng mua
hàng" và dẫn chứng ra một loạt các thất bại của các công ty dot.com trong
thập niên 90 vừa qua. Thêm vào đó là chúng ta chưa có luật TMĐT, chưa có
cổng thanh toán, người dân chưa có thói quen mua hàng trên mạng, và chưa
quen sử dụng thẻ tín dụng khi mua hàng. Chúng ta đã gia nhập WTO, tham
gia vào sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh là rất khốc liệt và nghiệt ngã. Đã qua
rồi cái thời mà doanh nghiệp cứ mãi trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Thay vào đó chính là sự đổi mới một cách toàn diện cả về tư duy và công
nghệ và tăng cao năng lực cạnh tranh. Có như thế chúng ta mới có thể phát
triển bền vững. Việc nắm bắt được và triển khai TMĐT sẽ giúp cho các doanh
nghiệp và người dân Việt nam nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh siêu thị nói riêng có được những bước tiến xa và vững chắc.
105 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại Hà Nội và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------
NGUYỄN ANH QUÝ
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 603107
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS THỊNH VĂN VINH
HÀ NỘI – NĂM 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 – NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Thƣơng mại điện tử:
1.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mại
điện tử 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mại điện tử 4
1.1.2 Các mô hình thương mại điện tử 8
1.1.2.1 Mô hình giao dịch B2C (Doanh nghiệp - Người tiêu dùng) 8
1.1.2.2 Mô hình giao dịch B2B (Doanh nghiệp - Doanh nghiệp) 11
1.1.2.3 Mô hình giao dịch C2C (Người tiêu dùng - Người tiêu dùng) 17
1.1.3 Những tác động của thương mại điện tử trong nền kinh tế
thị trường hội nhập 18
1.2 Quy trình chung của thƣơng mại điện tử 20
1.2.1 Quy trình mua bán qua thương mại điện tử 20
1.2.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin 23
1.2.3 Quy trình xác nhận thông tin giao dịch mua hàng 25
1.2.4 Quy trình chọn hàng của khách 26
1.3 Thanh toán thẻ trong thƣơng mại điện tử 27
1.4 Thƣơng mại điện tử với hội nhập kinh tế thế giới 30
1.4.1 Đặc điểm thương mại điện tử hiện nay ở Việt nam và Hà nội 30
1.4.2 Những tác động của thương mại điện tử hội nhập với
kinh doanh thương mại tại Viêt nam và Hà nội 33
1.4.3 Những nội dung cơ bản của thương mại điện tử cần lưu ý
khi tham gia thanh toán trực tuyến ở Hà nội 34
1.5 Những cơ hội và thách thức của thƣơng mại điện tử trong
kinh doanh theo xu thế hội nhập 38
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC
SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM
2.1 Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.1.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện siêu thị (1994-1996) 42
2.1.1.2 Giai đoạn 2: Bắt đầu phát triển về lượng (1997-1999) 43
2.1.1.3 Giai đoạn 3: Cạnh tranh, đào thải và phát triển
(từ cuối năm 1999 đến nay) 45
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên
địa bàn Hà nội 46
2.1.2.1 Về quy mô hoạt động 46
2.1.2.2 Về cơ cấu, hàng hóa, giá cả 47
2.1.2.3 Về nguồn hàng 48
2.1.2.4 Về cơ sở vật chất phục vụ bán hàng 48
2.1.3 Đặc điẻm tổ chức quản lý kinh doanh và bộ máy tổ chức
của các siêu thị tại Hà nội 49
2.2 Thực trạng công tác triển khai mô hình thƣơng mại điện tử tại
Hà nội và Việt nam 52
2.2.1 Bối cảnh chung 52
2.2.2 Thực trạng các mô hình thương mại điện tử
2.2.2.1 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2B 53
2.2.2.2 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2C 55
2.2.2.3 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử C2C 57
2.3 Đánh giá thực trạng công tác thƣơng mại điện tử tại Hà nội
và Việt nam 58
2.3.1 Đánh giá thực trạng 58
2.3.1.1 Đánh giá chung về thực trạng TMĐT tại Hà nội và Việt nam 58
2.3.1.2 Lộ trình triển khai giữa siêu thị và đơn vị triển khai 64
2.3.1.3 Công việc cần triển khai 66
2.3.1.4 Chính sách, quy trình và mẫu biểu bán hàng qua mạng 69
2.3.2 Những ưu điểm và thành tựu đã đạt được của TMĐT
tại Hà nội và Việt nam 70
2.3.3 Những nhược điểm và hạn chế còn tồn tại 76
2.3.4 Nguyên nhân của thực trạng 73
2.3.5 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng thương
mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 74
CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ Ở HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM
3.1 Sự cần thiết phải phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội và Việt
nam 77
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội và
Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 78
3.2.1 Nguyên tắc phát triển thương mại điện tử 78
3.2.2 Yêu cầu phát triển thương mại điện tử 80
3.3 Những giải pháp nhằm phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội
và Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 80
3.4 Các điều kiện để thực hiện giải pháp 90
3.4.1 Điều kiện đối với nhà nước 90
3.4.2 Điều kiện đối với doanh nghiệp 95
3.4.3 Điều kiện đối với người tiêu dùng 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) là một vấn đề mà hiện nay đang gây rất
nhiều tranh cải về tính khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Không thể
phủ nhận được rằng TMĐT đóng vai trò rất to lớn trong việc làm tăng tính
cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trên thế giới
hiện nay các công ty rất coi trọng hình thức giao dịch này và không ngừng
phát triển nó. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận một điều là TMĐT hiện đang
còn là một cái gì đó khá mới mẽ đối với doanh nghiệp và cả người dân. Đa số
chuyên gia kinh tế cho rằng, còn lâu chúng ta mới có thể "lên mạng mua
hàng" và dẫn chứng ra một loạt các thất bại của các công ty dot.com trong
thập niên 90 vừa qua. Thêm vào đó là chúng ta chưa có luật TMĐT, chưa có
cổng thanh toán, người dân chưa có thói quen mua hàng trên mạng, và chưa
quen sử dụng thẻ tín dụng khi mua hàng. Chúng ta đã gia nhập WTO, tham
gia vào sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh là rất khốc liệt và nghiệt ngã. Đã qua
rồi cái thời mà doanh nghiệp cứ mãi trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Thay vào đó chính là sự đổi mới một cách toàn diện cả về tư duy và công
nghệ và tăng cao năng lực cạnh tranh. Có như thế chúng ta mới có thể phát
triển bền vững. Việc nắm bắt được và triển khai TMĐT sẽ giúp cho các doanh
nghiệp và người dân Việt nam nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh siêu thị nói riêng có được những bước tiến xa và vững chắc.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm hệ thống hóa lý luận TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị
trong điều kiện hội nhập kinh tế đồng thời làm rõ thực trạng TMĐT trong lĩnh
vực kinh doanh siêu thị ở Viêt nam mà chủ yếu là ở Hà nội. Từ đó luận văn sẽ
kiến nghị và nêu ra giải pháp nhằm phát triển TMĐT trong lĩnh vực siêu thị ở
Việt nam mà chủ yếu là ở Hà nội.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về
TMĐT trong các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu TMĐT cho các siêu thị ở Hà
nội và có khái quát ở một mức độ nhất định đối với Việt nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến
Về mặt khoa học, đề tài sẽ nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ lý luận
về TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn
đề tài làm rõ thực trạng TMĐT tại Việt nam mà chủ yếu là ở Hà nội, đưa ra
những đề xuất để phát triển TMĐT của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị
trên địa bàn Hà nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Dựa trên những quan điểm khoa học và phương
pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng đi từ lý luận đến thực tiễn,
lấy lý luận để chỉ đạo thực tiễn, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.
- Phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp kinh tế tổng hợp,
thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, suy luận…nhằm khái
quát hóa và tổng hợp để nghiên cứu đề tài. Dựa trên việc khảo sát thực tế về
công tác TMĐT tại một số siêu thị trên địa bàn Hà nội, trên cơ sở đó đưa ra
phương hướng hoàn thiện phù hợp và có khả năng hoàn thiện được.
6. Nội dung kết cấu luận văn
Chương 1 – Những lý luận cơ bản về TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương 2 - Thực trạng TMĐT của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam
Chương 3 - Giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Hà nội và Việt nam
Kết luận
3
CHƢƠNG 1 – NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Thƣơng mại điện tử
1.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thƣơng mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm:
Năm 1996 thuật ngữ thương mại điện tử (TMĐT) chính thức được Hội
đồng liên hợp quốc sử dụng trong “Đạo luật về thương mại điện tử” do Ủy
ban Liên hợp quốc tế về Thương mại quốc tế soạn thảo.
Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện
điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác. Khái niệm này tương tự
với một số quan điểm vào cuối thập kỷ 90:
+ TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực
hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên đại tây
dương, 1977)
+ TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc
chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO,1997)
+ TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một
mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay
quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa kỳ, 2000)
Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại.
Nói cách khác, TMĐT là thực hiện các quy trình cơ bản và các khung cảnh
của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên
mạng máy tính và viến thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.
Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm như mua
4
gì, ở đâu…, đánh giá như có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra
sao…, giao hàng, thanh toán và xác nhận. Các quy trình khung cảnh của một
giao dịch thương mại gồm: diễn tả như mô tả hàng hóa dịch vụ, các điều
khoản của hợp đồng…, hợp thức hóa như là cho thỏa thuận là hợp pháp, uy
tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành
trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể như máy móc, thực
phẩm…song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng
thì đều có thể thực hiện được bằng các phương tiện điện tử.
Từ “thương mại” không chỉ bao hàm nghĩa buôn bán hàng hóa và dịch
vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng hơn bao gồm
các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại. Các mối
quan hệ mang tính chất thương mại gồm các giao dịch sau đây: Giao dịch về
cung cấp, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy
thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư cấp
vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc chuyển nhượng, liên
doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp, kinh doanh chuyên chở
hàng hóa hay hành khách đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
E-commerce (Electronic commerce - TMĐT) là hình thái hoạt động
thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải
in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được
gọi là “thương mại không giấy tờ”).
1.1.1.2 Vị trí, vai trò và tác dụng và lợi ích của TMĐT
TMĐT có vị trí và vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của nó
được thể hiện qua lợi ích của nó như sau:
Thứ nhất, lợi ích đối với quốc gia:
+ Giải quyết vấn đề chung : TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua
5
sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Bên cạnh đó,
TMĐT cũng góp phần vào chủ trương của chính phủ về giảm thiểu lưu thông
tiền mặt.
+ Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực
giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức
sống của mọi người
+ Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với
các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và
TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào
tạo qua mạng. TMĐT giúp các nước nghèo sớm tiếp cận với nền kinh tế số
hóa.
+ Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng
như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua
mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng,
tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình. TMĐT tạo điều kiện cho việc
thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại.
Thứ hai, lợi ích đối với các doanh nghiệp:
+ Mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, tăng doanh số, tăng khả
năng cạnh tranh: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung
cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà
cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn
và bán được nhiều sản phẩm hơn.
+ Nắm bắt được các thông tin về các đối tác tham gia vào quá trình
TMĐT
6
+ Tăng hiệu quả: như giảm chi phí bán hàng và tiếp thị, giảm chi phí
thông tin liên lạc. Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí
in ấn, gửi văn bản truyền thống, giảm chi phí thời gian và giao dịch.
+ Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ
trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế
hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ
như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
+ Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua
Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà
không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
+ Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến
lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell
Computer Corp.
+ Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi
thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo
nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình
của những thành công này.
+ Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và
khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm
thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
+ Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành
chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) [10, tr. 23]
+ Giảm chi phí giao dịch: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi
phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi
phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch internet chỉ bằng khoảng
7
70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện [10,
tr. 27].
+ Củng cố quan hệ khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng:
Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và
khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm
và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng
trung thành.
+ Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ,
giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
+ Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích
bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế,
việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
+ Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện
chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và
chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng
khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt
trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, lợi ích đối với người tiêu dùng:
+ Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách
hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
+ Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
+ Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên
khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ
đó tìm được mức giá phù hợp nhất
8
+ Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản
phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được
thực hiện dễ dàng thông qua Internet
+ Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng
có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các
công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện
(âm thanh, hình ảnh)
+ Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều
có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu
tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
+ Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi
người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và
nhanh chóng.
+ Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận
các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng
+ Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích
bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng
1.1.2 Các mô hình thƣơng mại điện tử
1.1.2.1 Mô hình giao dịch B2C
B2C (Business To Consumer - Doanh nghiệp với Người tiêu dùng): Là
các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng hay còn
gọi là hình thức bán lẻ. Hình thức này xét về qui mô chỉ mang tính chất nhỏ
lẻ, chưa xứng tầm với TMĐT hiện đại [5, tr. 27].
Do đối tượng tham gia mô hình giao dịch này bao gồm doanh nghiệp
và người tiêu dùng nên TMĐT dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và thường
được xã hội chú ý. Đây cũng là phương thức thường được doanh nghiệp lựa
9
chọn trước khi bắt đầu triển khai ứng dụng TMĐT, đặc biệt đối với những
doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới phục vụ đối tượng người tiêu dùng.
Điểm mấu chốt quyết định thành công của một website TMĐT B2C là
khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng. Để thu hút
khách hàng mới, bên cạnh giao diện đẹp và thuận tiện cho việc sử dụng, thông
tin trên website cũng cần phải hết sức phong phú. Kinh nghiệm cho thấy
khách hàng đặc biệt quan tâm tìm kiếm những thông tin mô tả và giá cả hàng
hóa, dịch vụ trên mạng, qua đó so sánh, đối chiếu để dẫn đến quyết định mua
hàng. Việc đáp ứng một cách thuận tiện nhu cầu của người tiêu dùng về khảo
sát giá cũng như sản phẩm là một lợi thế nổi bật của phương thức tiếp thị trực
tuyến mà các nhà kinh doanh cần khai thác triệt để. Một khi khách hàng đã
quan tâm đến website, dùng thử các dịch vụ trên đó và thấy thực sự hiệu quả
thì xác suất quay lại sẽ là rất lớn.
Phương thức mua hàng trên mạng có sức thu hút mạnh với đối tượng là
cán bộ công sở, sinh viên, những người có ít thời gian mua sắm và thường
xuyên có nhu cầu sử dụng mạng Internet. Do đó, khi triển khai các “cửa hàng
trực tuyến”, doanh nghiệp cần lưu ý phân tích thói quen và tâm lý tiêu dùng
của các nhóm đối tượng này để có chiến lược tiếp thị hoặc lựa chọn loại hàng
hóa cho phù hợp.
Mô hình kinh doanh TMĐT theo phương thức B2C phù hợp hơn với
các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu
dùng muốn tìm được thông tin đa dạng về các loại hàng hóa và sản phẩm
khác nhau ngay tại một chỗ. Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa
sẽ khó lòng đáp ứng được nhu cầu này do mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung sản
xuất một vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại
dịch vụ, vốn chỉ đóng vai trò trung gian phân phối sản phẩm, sẽ có lợi thế hơn
10
trong việc tập hợp các nguồn hàng khác nhau để có hàng hóa, sản phẩm trưng
bày phong phú tạo thuận lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Rất nhiều website theo định hướng B2C. Ngoài số lượng đơn hàng, giá
trị trung bình của các đơn hàng cũng phản ánh mức độ thích ứng của người
tiêu dùng đối với phương thức TMĐT. Điều này cũng cho thấy sự tự tin của
người tiêu dùng khi tiến hành giao dịch trên mạng, sự sẵn sàng tham gia các
giao dịch có giá trị lớn dựa vào các thông tin cung cấp trên website TMĐT
của doanh nghiệp.
Thành công của các công ty theo mô hình B2C là nhờ vào những thuận
lợi trong v