Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ

Xã hội loài người càng phát triển thì ngôn ngữ âm thanh càng hoàn thiện và nó thực sự đã là thành tựu vô giá của con người. Tuy vậy, cử chỉ điệu bộ vẫn không bị tước đoạt giá trị giao tiếp vốn có của nó. Cử chỉ điệu bộ được coi là phương tiện giao tiếp thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất và có hiệu quả nhất sau ngôn ngữ âm thanh. Tác động qua lại giữa cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể. Nói cách khác, cử chỉ điệu bộ là hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngôn ngữ lời nói (giao tiếp bằng lời). Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Trong giao tiếp, kênh lời nói và chữ viết là kênh ngôn ngữ, còn các kênh nét mặt, tư thế, cử chỉ, trang phục, cự li là các thành phần của sự giao tiếp phi ngôn ngữ” [19, tr. 42]. Thật vậy, giao tiếp phi ngôn ngữ (hay giao tiếp không lời) bao gồm những dấu hiệu cơ bản sau đây: nét mặt, tư thế, cử chỉ, khoảng cách, trang phục, khung cảnh tự nhiên, khung cảnh xã hội Những kênh này “không nói bằng lời” cụ thể nhưng lại hàm chứa những thông tin rất chuẩn xác, chân thật giúp ta nhận diện và hiểu được những thông điệp, tình cảm, tính cách của người đối thoại một cách trọn vẹn hơn.

pdf165 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3858 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH _________________ Leâ Thò Thuûy NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN CUÛA NGOÂN NGÖÕ CÖÛ CHÆ LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ NGOÂN NGÖÕ HOÏC Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2009 BỘ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH _________________ Leâ Thò Thuûy NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN CUÛA NGOÂN NGÖÕ CÖÛ CHÆ Chuyeân ngaønh : Ngoân ngöõ hoïc Maõ soá : 60 22 01 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ NGOÂN NGÖÕ HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA KHOA HOÏC: GS.TS. NGUYEÃN ÑÖÙC DAÂN Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của chính bản thân còn có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn học cùng khóa. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc thầy Nguyễn Đức Dân, người đã hết lòng hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và động viên tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn qúi thầy cô đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng qúi báu. Xin cảm ơn Phòng khoa học công nghệ & sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện và bảo vệ luận văn. Sau cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cỗ vũ, khích lệ để tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 Lê Thị Thủy NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT PL : Phụ lục tr. : Trang & : và / : Hoặc/hay N1a : Nhóm học sinh - sinh viên nam N1b : Nhóm học sinh - sinh viên nữ N2a : Nhóm người lao động nam N2b : Nhóm người lao động nữ N3 : Nhóm người nội trợ TB : Trung bình MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội loài người càng phát triển thì ngôn ngữ âm thanh càng hoàn thiện và nó thực sự đã là thành tựu vô giá của con người. Tuy vậy, cử chỉ điệu bộ vẫn không bị tước đoạt giá trị giao tiếp vốn có của nó. Cử chỉ điệu bộ được coi là phương tiện giao tiếp thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất và có hiệu quả nhất sau ngôn ngữ âm thanh. Tác động qua lại giữa cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể. Nói cách khác, cử chỉ điệu bộ là hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngôn ngữ lời nói (giao tiếp bằng lời). Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Trong giao tiếp, kênh lời nói và chữ viết là kênh ngôn ngữ, còn các kênh nét mặt, tư thế, cử chỉ, trang phục, cự li là các thành phần của sự giao tiếp phi ngôn ngữ” [19, tr. 42]. Thật vậy, giao tiếp phi ngôn ngữ (hay giao tiếp không lời) bao gồm những dấu hiệu cơ bản sau đây: nét mặt, tư thế, cử chỉ, khoảng cách, trang phục, khung cảnh tự nhiên, khung cảnh xã hội Những kênh này “không nói bằng lời” cụ thể nhưng lại hàm chứa những thông tin rất chuẩn xác, chân thật giúp ta nhận diện và hiểu được những thông điệp, tình cảm, tính cách của người đối thoại một cách trọn vẹn hơn. Albert Maerabian nhận định: “Trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) là 7%, qua các phương tiện âm thanh (gồm giọng điệu, giọng nói, ngữ điệu và âm thanh) là 38%, còn qua các phương tiện không bằng lời là 55%” [Dẫn theo 24, tr. 9]. Cùng quan điểm trên, Giáo sư Berdwissel nhấn mạnh: “Giao tiếp chỉ bằng lời trong khi trò chuyện chiếm chưa đến 35%, còn hơn 65% thông tin được trao đổi nhờ giao tiếp không lời” [Dẫn theo 24, tr. 9]. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho là kênh bằng lời dùng để truyền đạt thông tin, trong khi các kênh không bằng lời dùng để “thảo luận”. Vì vậy khi một tín hiệu bằng lời không trùng khớp với kí hiệu không lời thì người ta trông đợi vào những thông tin không lời nhiều hơn để nhận biết ý định và thông tin thực sự của người đối thoại. Trong hệ thống giao tiếp không lời, cử chỉ là một phương tiện đặc trưng, tập trung phản ánh nhiều thông tin sinh động nhất của con người. Thậm chí, có những tình huống cử chỉ là công cụ giao tiếp duy nhất1. Khi xét về ngôn ngữ cử chỉ, bàn tay là một mã giao tiếp phong phú nhất. Krout [31, tr. 149] đã xác định được khoảng 5.000 kiểu cử chỉ khác nhau của bàn tay diễn tả các cung bậc rất tinh tế của tình cảm và thái độ con người. Do vậy, việc nghiên cứu ý nghĩa của các cử chỉ nói chung và cử chỉ bàn tay nói riêng là lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ”. Như vậy, đề tài sẽ mang những ý nghĩa sau: - Về mặt lí luận: Đề tài vận dụng lí thuyết của Kí hiệu học để giải thích về mặt kí hiệu của cử chỉ và lí thuyết Tâm lý học giao tiếp làm rõ các sắc thái biểu cảm của con người trong mỗi cử chỉ. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vần đề 2.1. Khái quát Trong lịch sử của loài người, các nhà nghiên cứu nhận thấy vai trò của cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Tác giả Marr [Dẫn theo 11, tr. 28] khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây một triệu đến một triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây năm vạn đến năm mươi vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hóa, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc và với cả các bộ lạc khác, có thể là công cụ phát triển khái niệm của mình. Còn Phi Tuyết Hinh [13] cho rằng trước khi “ngôn ngữ âm thanh” bắt đầu hình thành (khoảng 5000 hay 4000 trước công nguyên) thì cử chỉ điệu bộ chính là thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người. Những khai quật khảo cổ học đã chứng 1 Ở Úc có một bộ lạc thổ dân mang tập tục một phụ nữ nếu chồng bị chết thì phải im lặng trong bốn năm. Trong thời gian này, người phụ nữ chỉ có thể dùng cử chỉ để “nói” với người xung quanh minh điều đó. Ở Mê-hi-cô, người ta đã tìm thấy những bức tranh tường, những đồ gốm, trên đó, có thể hình dung được cách đây hàng ngàn năm, những người Indien Maia “nói với nhau bằng điệu bộ” như thế nào: ngón trỏ của tay phải chỉ ra phía trước để hỏi “mấy?”. Bàn tay trái chỉ vào tai để bảo “hãy cẩn thận”, “hãy chú ý” hoặc “hãy nghe”. Bên cạnh đó, người ta nêu giả thuyết là lối chữ viết, hình vẽ của những người Mê-hi-cô xưa rất phức tạp, chủ yếu là một thứ ngôn ngữ điệu bộ.Như vậy, ngôn ngữ cử chỉ có từ rất xa xưa. Cùng quan điểm với hai tác giả trên, Erika Fischer - Lichte [9, tr.112] nhận định: “Việc nghiên cứu những kí hiệu động tác (ngôn ngữ cử chỉ - Luận văn) có một lịch sử dài lâu - nó bắt đầu từ thời Aristoteles”. Trọng tâm các mối quan tâm chủ yếu là những kí hiệu được thực hiện bởi đôi bàn tay, được đề cập một cách hết sức chi tiết qua môn hùng biện. Người ta đã không ngừng tiến hành những cuộc thử nghiệm, tìm ra những mã “tự nhiên” của kí hiệu bàn tay và ghi nhận lại. Sau đó, bộ môn nghiên cứu khoa học các động tác lấy xuất phát điểm chính từ luận đề về tính hiệu lực chung của ngôn ngữ động tác. Tuy nhiên, việc chối bỏ luận đề này đã mở đường cho nghiên cứu một cách có hệ thống những kí hiệu động tác, trong tư cách một hệ thống sản sinh ý nghĩa. Trong công trình Kí hiệu học sân khấu: nghệ thuật và điện ảnh của mình, Fischer Lichte Erika [Dẫn theo 9, tr. 114 -115] đã đề cập đến 3 tác giả sau: (1) Người đầu tiên là Wilhelm Wundt (nhà dân tộc học trong khu vực tiếng Đức) trong tác phẩm 10 tập đồ sộ của ông về Tâm lí các dân tộc. Chương thứ hai về Ngôn ngữ điệu bộ trong tập một mang tựa đề Ngôn ngữ của tác phẩm này, được xuất bản năm 1900, thuật lại những cuộc tranh cãi quan trọng nhất về kí hiệu động tác trong thời gian trước khi xuất hiện môn nghiên cứu ứng xử và giao tiếp hiện đại. Nó cũng đồng thời thể hiện quá trình thử nghiệm đầu tiên, phân loại và hệ thống hóa kí hiệu động tác một cách khoa học. Với những luận cứ và dẫn chứng thuyết phục, Wundt đã cố gắng chứng minh sự phụ thuộc của những động tác đối với nền văn hóa. (2) Cũng mang tính mở đầu kỉ nguyên như vậy, trong vòng ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp là những kết quả nghiên cứu của Marcel Mauss, được tác giả tóm tắt và giải thích trong bản thuyết trình về Những kĩ thuật cơ thể, báo cáo năm 1934 và xuất bản năm 1935. Trong tác phẩm này, Mauss đã trình bày rằng, không phải chỉ những động tác trao đổi và thể hiện mà thậm chí cả những kĩ thuật của cơ thể như ngủ, nghỉ ngơi, chuyển động, chăm sóc cơ thể, ăn uống, vv trong mỗi một nền văn hóa đều được thực hiện khác nhau bởi vì những động tác thực hiện chúng đều mang tính đặc thù của nền văn hóa. (3) Tác phẩm thứ ba, cuối cùng đã chứng minh một cách quyết định tính sai lầm của luận đề hiệu ứng chung là cuốn sách Gesture, Race and Culture của David Efron, xuất bản lần đầu năm 1941. Với tác phẩm tiên phong này, Efron muốn phản lại những kết luận được bộ máy tuyên truyền phân biệt chủng tộc của chủ nghĩa phát xít dựng ra và truyền bá rộng rãi, rằng giống người Do Thái chỉ dựa trên những điều kiện dân tộc của họ đã chuyển động khác. Ông đã nghiên cứu những người dân xứ Nam I-ta-li-a cũng như những người Do Thái phương Đông tại New York những động tác thông dụng nhất. Cùng kết qủa nghiên cứu này, Efron chứng minh rằng những động tác có thể được học hỏi giống như những ngôn ngữ, rằng chúng không hề xuất phát từ xu hướng bẩm sinh hoặc từ những chương trình theo thuyết quyết định. Ngoài ra, trong dân gian có chuyện kể rằng: tu sĩ người Pháp Charles Michel de I’Epée (1712 - 1789) một lần trú mưa trong một ngôi nhà có hai chị em sinh đôi vừa câm vừa điếc. Ông thấy, bằng những cử chỉ hai chị em trao đổi với nhau rất chính xác những điều mà họ muốn diễn tả. Điều này đã gây ấn tượng rất mạnh tới tu sĩ I’Epée. Từ đó, ông mày mò sáng tạo ra thứ ngôn ngữ cử chỉ, dùng bàn tay và ngón tay cho những người câm điếc [5, tr. 158]. Nhìn chung, ngôn ngữ cử chỉ thịnh hành vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu khi mà ngôn ngữ của loài người chưa phát triển, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Nhưng về thành tựu nghiên cứu “Giao tiếp không lời” nói chung và “Ngôn ngữ cử chỉ” nói riêng mang tính chất sâu và rộng thì còn khiêm tốn so với các ngành khoa học khác. Theo Pease Allan nghiên cứu, cuối thế kỷ 20 đã xuất hiện nhiều nhà khoa học - xã hội học mới - chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp không lời. Tác giả nhận định: “Tưởng chừng như là vô lý là - trong một triệu năm tiến hóa của loài người, các quan điểm giao tiếp không bằng lời chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc mang tính hệ thống khoa học từ những năm 60, và xã hội bắt đầu biết đến sự tồn tại của chúng chỉ sau khi Julius Fast công bố cuốn sách của mình vào năm 1970” [24, tr. 8]. Cuốn sách tổng kết những nghiên cứu về các phương diện giao tiếp không bằng lời do các nhà khoa học - hành vi học tiến hành trước năm 1970. Hơn ba thập kỷ gần đây, ngôn ngữ cử chỉ đã và đang được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Theo tài liệu chúng tôi được biết, tính đến nay, đề tài này đã có những công trình tiêu biểu ở trong và ngòai nước như sau: 2.2. Những nghiên cứu tiêu biểu 2.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề ngôn ngữ cử chỉ đã sớm được một số nhà nghiên cứu nổi tiếng ở nước ngoài quan tâm như: Fast Julius (1971), Gerand J. Nierenbegr & Henry H.Calero (1971), Pease Allan (1981), Pease Allan & Barbara (2004), Fischer Lichte Erika (1994), Roger E. Axtell (2003), Harry Collis (2000) Luận văn xin điểm qua những nét chính trong lí thuyết của các tác giả trên: (1) Fast Julius [41] với công trình Body language - được coi là tác phẩm tiêu biểu đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể, tác giả đã phân tích các nội dung khá phong phú gồm 11 chương như: The body is the message, the wonderful world of touch, the silent language of love, body and language: use and abuse (2) Gerard J. Nierenberg và Heney H. Calero [10] khai thác cử chỉ dưới góc độ trạng thái tâm lí: cởi mở, tự vệ đánh giá, nghi ngờ, sẵn sàng, dè dặt, hợp tác, giận dữ (3) Pease Allan [24] phân tích mỗi thành tố ngôn ngữ cử chỉ một cách riêng biệt như: cử chỉ của lòng bàn tay, cử chỉ của bàn tay và cánh tay, cử chỉ của bàn tay kết hợp với khuôn mặt, dấu hiệu của ánh mắtTác giả đã khảo sát những cử chỉ này chủ yếu là ở những nền văn hóa của cộng đồng châu Âu và được rất nhiều độc giả đón nhận. Và đến năm 2004, Pease Allan & Barbara [25] đã trở thành hai chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực giao tế nhân sự và ngôn ngữ cử chỉ. Họ đã cho ra đời công trình Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể bao gồm 19 chương với nhiều nội dung đa dạng kết hợp hình ảnh minh họa, trình bày rất chi tiết. Chẳng hạn: quyền lực nằm trong tay bạn, điều kì diệu của nụ cười và tiếng cười, dấu hiệu của cánh tay, những khác biệt về văn hóa, 13 điệu bộ phổ biến mà bạn nhìn thấy mỗi ngày (4) Fischer Lichte Erika [9] dưới góc độ kí hiệu học sân khấu đã miêu tả Kí hiệu học của những hoạt động không lời bao gồm: kí hiệu nét mặt, kí hiệu động tác và kí hiệu động tác có chuyển đổi trong không gian. Trong đó, tác giả đánh giá: “Kí hiệu động tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sân khấu. Có thể tồn tại sân khấu không có ngôn ngữ, không có âm thanh, không có hóa trang, không có trang trí, không có đạo cụ và ánh sáng, song không thể tồn tại một sân khấu hoàn toàn từ bỏ những chuyển động cơ thể của diễn viên, tức là những kí hiệu động tác” [9, tr. 110]. (5) Roger E. Axtell [34] đã công bố quyển sách “Gesture - The Do’s and taboos of body language around the world” (Cử chỉ những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới). Tác giả đã chia ra thành 6 chương với những nội dung đi từ khái quát đến cụ thể như sau: sức mạnh của cử chỉ, những cử chỉ phổ biến nhất, các cử chỉ từ đầu đến chân, cử chỉ tối hậu, những cử chỉ quan trọng cần nhớ và danh mục cử chỉ từng quốc gia. (6) Harry Collis [42] trình bày một phần về Body Language (ngôn ngữ hình thể) trong quyển sách 101 American Customs (101 phong tục Mỹ) với những cử chỉ như: Shaking Hands (bắt tay), The “OK” Sign (cử chỉ “OK”), Thumbs Up - Thumbs Down (cử chỉ giơ ngón cái lên và xuống), The High Five (hai người đánh lòng bàn tay vào nhau) 2.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước, vấn đề ngôn ngữ cử chỉ cũng bắt đầu được nghiên cứu. Sau đây, người viết xin giới thiệu những nét cơ bản của các tác giả: Trần Tuấn Lộ (1993), Nguyễn Văn Lê (1996), Nguyễn Thiện Giáp (2005, 2007), Minh Đức và Nam Việt (2007), Đặc biệt là hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân (2006) và Nguyễn Quang (2008). (1) Trần Tuấn Lộ [20] đã giới thiệu tới người học giáo trình “Tâm lý học giao tiếp”. Trong tài liệu này, tác giả có trình bày khái lược về “Ngôn ngữ, cử chỉ, cử động và hành động trong giao tiếp”. (2) Nguyễn Văn Lê [18] trong tài liệu Giao tế nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu chọn lọc, biên tập và giới thiệu 14 bài làm hay của thí sinh thuộc trường Đại học Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh. Sau đó, đến năm 1999, trong Nhập môn khoa học giao tiếp [19], ông đã dành trọn một chương viết về Sự giao tiếp phi ngôn ngữ. Ông phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm: nét mặt, tư thế, cử chỉ, khoảng cách, trang phục, giao tiếp bằng đồ vật, khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội. (3) Nguyễn Thiện Giáp [11, tr. 26-29] đã xem Thuyết ngôn ngữ cử chỉ là một trong những giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Nội dung này đã được mở rộng thành Những yếu tố phi lời trong hội thoại [12, tr. 90-93]. Ông đánh giá: “Những yếu tố phi lời xuất hiện song song với các tín hiệu bằng lời, hòa lẫn với các tín hiệu bằng lời, cùng với các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” [12, tr. 93]. Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là một vấn đề mới, bước đầu được quan tâm xem xét trong những công trình nghiên cứu của tác giả. (4) Minh Đức và Nam Việt [7] trong tác phẩm Ngôn ngữ của bàn tay có đề cập tới: lịch sử bàn tay, vai trò giao tiếp của taynhưng nội dung trọng tâm chủ yếu là trình bày nhận biết vận mệnh của con người căn cứ vào cấu tạo của bàn tay, đường chỉ tay. (5) Nguyễn Đức Dân [5] trong công trình nghiên cứu Kí hiệu học - một số vấn đề cơ bản đã trình bày phần Ngôn ngữ cử chỉ trong chương Biểu tượng và những kí hiệu phi ngôn ngữ là một đối tượng của Kí hiệu học. Tác giả đề cao sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ - thứ ngôn ngữ không lời trong giao tiếp nói chung, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cử chỉ và xác định có những ngôn ngữ cử chỉ khác nhauCông trình này đặt nền móng cho việc đưa kí hiệu trở thành một môn khoa học thực sự ở Việt Nam. (6) Nguyễn Quang [31] trong quyển sách Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa” đã phân tích khá chi tiết Giao tiếp phi ngôn từ thông qua cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. Tác giả chia ngoại ngôn ngữ thành 3 loại: ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường. Trong Ngôn ngữ thân thể bao gồm: nhãn giao, diện hiện, đặc tính thể chất, cử chỉ, tư thế, hành vi động chạm.Có thể nói, tại Việt Nam, Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa của Nguyễn Quang là công trình nghiên cứu rất đáng ghi nhận. Nguyễn Thiện Giáp đánh giá: “Công trình này cần được truyền bá rộng rãi và cần được sử dụng làm tài liệu cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ học. Đồng thời, nó cũng là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến ngôn ngữ, giao tiếp và văn hóa” [31, tr. 15]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp, còn có những tác phẩm đề cập đến một các gián tiếp như: - Thế nào là cử chỉ văn minh của AĐôrôkhốp [1] năm 1982 (Nguyễn Tam Cường dịch) miêu tả và định hướng cho con người những cử chỉ nào là đúng và sai để hành xử cho phù hợp nơi công cộng. - Ngôn ngữ bí ẩn của cơ thể (Decoding the secret language of your body) của Rush Martin [35] trình bày với 4 chương cơ bản sau: lời than thở thì thầm của cơ thể, những tiếng rên rỉ lớn hơn, cơ thể của phụ nữ nói thay cho tâm trí họ, những tiếng kêu thét của phụ nữTác giả đã mô tả cách thành công chữa trị bằng tâm lý ở những bệnh nhân của mình. Nhưng ông còn muốn khái quát rộng hơn với thiện chí đề ra phương cách phòng ngừa chung các bệnh tật, thậm chí cách tự nâng cao sức khỏe nói chung. Ngoài ra, còn một số bài viết được đăng trên các tạp chí, trang web đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ cử chỉ: - Trên các tạp chí: + “Lời chào với cái bắt tay với nụ cười”, Hoàng Tuệ , Ngôn ngữ (2), năm 1984. + “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp”, Thục Khánh Ngôn ngữ, (3), năm 1990. + “Từ những cái bắt tay ở Giơnevơ tháng 7/1954”, Thạch Anh, Quan hệ quốc tế, (21), năm 1991. + “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ”, Phi Tuyết Hinh , Ngôn ngữ, (4), năm 1996. + “Ngôn ngữ cử chỉ trong dạy học ngoại ngữ”, Nguyễn Qúy Mão, Nghiên cứu giáo dục, (299), năm 1997. + “Ánh mắt có thể gây chết người”, Quang Duy, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, (13), năm 1999. + “Cử chỉ - thứ ngôn ngữ không lời”, Nguyễn Đức Dân, “Kiến thức ngày nay” (353), năm 2000. + “Hình dáng điệu bộ của cấp dưới cũng là điều quan trọng”, P.H, Khoa học và công nghệ, (17), năm 2004. + “Cử chỉ trong giao tiếp”, Nguyễn Quang, Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, (42), năm 2008. + v.v - Trên các trang web: + “Thử đọc ý nghĩ qua ngôn ngữ cơ thể”, trên ngày 25/4/2006. + “Ngôn ngữ cơ thể mạnh hơn cả lời nói”, trên ngày 12/3/2007. + “Giao tiếp phi ngôn ngữ”, trên ngày 2/4/2008. + “Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp”, trên muabancongty.com, ngày 15/4/2008. + “Bị từ chức vì có cử chỉ cắm sừng”, trên ngày 6/7/2009. + v.v Ở trên, luận văn
Luận văn liên quan