Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình trước đây. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế trong và ngoài nước, giúp cho nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người đơn thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ.
Tuy nhiên, thực tiễn về nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em làm con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi. Vì do không được pháp luật công nhận nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của cả người nhận nuôi và người được nuôi nhất là trong lĩnh vực thừa kế, nhiều tranh chấp về di sản, về quyền thừa kế đã xảy ra và đã gây không ít khó khăn cho cơ quan giải quyết.
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ sẽ trở nên rối rắm. Lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi không đăng ký nhưng đã phát sinh trên thực tế nói riêng, việc bảo vệ quyền lợi của người được nuôi và người nhận nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Luật Nuôi con nuôi ra đời với những điều khoản quy định riêng về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với những “công dân tí hon”, những chồi non của đất nước, tạo tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết nuôi con nuôi.
Luật Nuôi con nuôi với quy định điều chỉnh đối với việc nuôi con nuôi không đăng ký, nhưng đã phát sinh trên thực tế (hay còn gọi là con nuôi thực tế) có ý nghĩa hết sức to lớn. Luật đã quy định rõ điều kiện và thủ tục riêng đối với con nuôi thực tế. Theo đó, việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, khi trên thực tế quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục nhau như cha mẹ và con và hiện tại sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ đó vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống thì được pháp luật công nhận và được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhận nuôi con nuôi trong thời hạn 05 năm bắt đầu kể từ ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (01/01/2011).
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình trước đây. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế trong và ngoài nước, giúp cho nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người đơn thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ.
Tuy nhiên, thực tiễn về nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em làm con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi. Vì do không được pháp luật công nhận nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của cả người nhận nuôi và người được nuôi nhất là trong lĩnh vực thừa kế, nhiều tranh chấp về di sản, về quyền thừa kế đã xảy ra và đã gây không ít khó khăn cho cơ quan giải quyết.
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ sẽ trở nên rối rắm. Lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi không đăng ký nhưng đã phát sinh trên thực tế nói riêng, việc bảo vệ quyền lợi của người được nuôi và người nhận nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Luật Nuôi con nuôi ra đời với những điều khoản quy định riêng về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với những “công dân tí hon”, những chồi non của đất nước, tạo tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết nuôi con nuôi.
Luật Nuôi con nuôi với quy định điều chỉnh đối với việc nuôi con nuôi không đăng ký, nhưng đã phát sinh trên thực tế (hay còn gọi là con nuôi thực tế) có ý nghĩa hết sức to lớn. Luật đã quy định rõ điều kiện và thủ tục riêng đối với con nuôi thực tế. Theo đó, việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, khi trên thực tế quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục nhau như cha mẹ và con và hiện tại sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ đó vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống thì được pháp luật công nhận và được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhận nuôi con nuôi trong thời hạn 05 năm bắt đầu kể từ ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (01/01/2011).
Trước đây Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ chỉ công nhận con nuôi thực tế đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xác lập trước ngày 01/01/2001(ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực), còn các trường hợp quan hệ nuôi con nuôi xác lập sau ngày 01/01/2001 mà không đăng ký sẽ không được pháp luật công nhận, các quan hệ nuôi con nuôi ở vùng khác mà không thực hiện thủ tục đăng ký thì không được công nhận có giá trị pháp lý và chưa có văn bản nào quy định thêm về vấn đề này. Luật Nuôi con nuôi công nhận con nuôi thực tế, nhưng do còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể, nhất là đối tượng áp dụng quy định có phải chỉ điều chỉnh đối với các dân tộc thiểu số hoặc điều chỉnh đối với tất cả công dân Việt Nam khi thỏa điều kiện luật định? Bên cạnh đó là điều kiện, hệ quả xác lập con nuôi thực tế… do đó, có thể phần nào làm cho người nhận nuôi con nuôi và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng luật để giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi. Ngoài ra, là để hiểu thêm về bản chất và ý nghĩa của việc con nuôi thực tế trong xã hội hiện nay. Với những lý do trên mà người viết chọn đề tài: “Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu về “Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành” nên trong luận văn này người viết chủ yếu đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: khái niệm con nuôi thực tế, bản chất, ý nghĩa của con nuôi thực tế, nội dung pháp lý của con nuôi thực tế trong Luật Nuôi con nuôi và các quy định khác có liên quan, tìm ra những vướng mắc và trên cơ sở đó người viết nêu ra một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện thêm những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thực tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ: tháng 1/2011 đến tháng 4/2011.
- Nguồn thông tin:
Tài liệu chủ yếu được thu thập từ: các văn bản luật, internet, báo và tạp chí chuyên ngành và trong các giáo trình.
- Về nội dung:
Chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi nghiên cứu chế định nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nuôi con nuôi thực tế sẽ được pháp luật công nhận khi thỏa những điều kiện luật định, khi đó quyền và lợi ích của cả cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ được pháp luật bảo vệ. Với đề tài luận văn: “Nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành” người viết nghiên cứu nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận chung về vấn đề nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam.
- Đi sâu vào phân tích từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế thiếu sót của chế định nuôi con nuôi thực tế từ đó đề ra hướng giải quyết cũng như những kiến nghị để cụ thể hóa các quy định trong luật và đi đến mục đích cuối cùng là tạo sự chặt chẽ thống nhất và hoàn thiện các quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho việc áp dụng luật của các cán bộ Tư pháp được thuận lợi hơn và tránh mắc phải những sai lầm.
- Trao dồi và củng cố lại kiến thức đã tiếp thu trong suốt quá trình học tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phân tích phát triển và phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đề ra hướng giải quyết cho những vấn đề đã đặt ra.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp truyền thống gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về nuôi con nuôi và con nuôi thực tế ở Việt Nam.
- Chương 2: Cơ sở pháp luật về con nuôi thực tế.
- Chương 3: Những vướng mắc và hướng hoàn thiện đối với pháp luật về nuôi con nuôi thực tế hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ CON NUÔI
THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi
Con nuôi là một người được người khác nhận làm con nhưng không trực tiếp sinh ra, người nhận con nuôi gọi là cha nuôi, mẹ nuôi. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi giống như quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Việc nhận con nuôi phải tuân theo những quy định của pháp luật.
Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi...; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Theo Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Nếu như quan hệ cha mẹ đẻ và con đẻ được xác lập trên cơ sở là quan hệ huyết thống thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được thiết lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyện vọng của các đương sự và sự tuân thủ các quy định của pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Như vậy, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không có quan hệ huyết thống với nhau như cha mẹ – con ruột, nhưng người nuôi xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ con không được xác lập bằng con đường sinh sản mà theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đương sự, đặc biệt là của người nuôi. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con và việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Khái niệm con nuôi thực tế
Việc nhận con nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo pháp luật tại thời điểm phát sinh, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng có điểm khác là quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi của họ không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát sinh quan hệ. Đến thời điểm này thì quan hệ của họ vẫn được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi nếu hiện tại quan hệ đó vẫn còn và cả hai bên còn sống và họ tiến hành đi đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực.
Như vậy, nuôi con nuôi thực tế cũng là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, con nuôi thực tế là người được nhận làm con nuôi khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký trong thời gian luật định nhưng quan hệ nuôi con nuôi được công nhận và có giá trị pháp lý từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, không phải từ thời điểm đăng ký khi thỏa các điều kiện.
1.1.3 Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Về chủ thể: quan hệ nuôi con nuôi thực tế là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác là công dân Việt Nam với nhau. Người nhận nuôi không sinh ra người được nuôi, họ có thể biết hoặc không biết cha mẹ ruột của đứa trẻ là ai. Người nhận nuôi không phân biệt nam hay nữ, đã có gia đình hay chưa có gia đình miễn là có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi và có người được nuôi cần có người chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng…
- Về ý chí: giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, nhất là từ người nhận nuôi, Nhà nước không thể bắt một người có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi phải nhận một đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn cần có người nuôi dưỡng về làm con nuôi của mình.
- Về khách quan: người nhận nuôi và người được nuôi đã cùng chung sống với nhau trong một mái nhà, gắn bó, cư xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Về hình thức: việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình lúc xác lập, không có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Luật Nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi của họ sẽ được công nhận và có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi nghĩa là quan hệ của họ sẽ không tính từ thời điểm đăng ký như quan hệ nuôi con nuôi khác nếu họ có những đặc điểm quan hệ nuôi con nuôi trên, đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ cha mẹ con vẫn còn tồn tại, cả hai bên còn sống và đi đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015). Như vậy, trong thực tế có nhiều dạng quan hệ nuôi con nuôi nhưng chỉ khi một quan hệ nuôi con nuôi có đầy đủ các dấu hiệu trên thì mới được công nhận là nuôi con nuôi thực tế.
1.2 Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế
Có thể nói, bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha mẹ và con được xác lập phù hợp với mong muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện rõ ràng, công khai trong cuộc sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm phát sinh quan hệ, nay đã được Nhà nước công nhận khi họ có đủ các điều kiện. Do đó, trong khi việc nuôi con nuôi theo pháp luật chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con nuôi tiến hành dưới sự giám sát của Nhà nước thì việc nuôi con nuôi thực tế chỉ là sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi, được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận tại thời điểm xác lập.
( Ý chí của người nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi. Người nuôi con nuôi muốn thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thoả mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và gia đình. Bản thân người nhận nuôi con nuôi mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Nhu cầu của người nuôi là lí do chủ yếu dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thường có suy nghĩ kĩ càng trước khi đi đến quyết định nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất của vấn đề vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốn nhận nuôi con nuôi có phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng hay không. Còn đối với nuôi con nuôi thực tế thì vấn đề này lúc xác lập không thể xác định rõ được nhưng thực tế tâm lý dân cư, cũng như cách sống của con người Việt Nam thì đối với những người có gia đình thì việc nhận nuôi thường có sự đồng ý của cả hai vợ chồng, xuất phát từ lòng nhân đạo hoặc đã sống với nhau đã lâu nhưng không có con, sẽ rất không bình thường nếu việc vợ hoặc chồng nhận con nuôi trong khi chồng (vợ) tỏ ra thờ ơ.
( Ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi
Việc cho con mình làm con nuôi người khác thường là việc làm bất đắc dĩ trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Do đó, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đương nhiên hay được cử (cha mẹ đẻ đứa trẻ chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được) luôn cân nhắc, suy nghĩ kĩ trước khi quyết định cho con mình làm con nuôi với mong muốn đứa trẻ sẽ có môi trường, điều kiện sống tốt hơn, khi bản thân họ không thể có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ. Việc cho con làm con nuôi thường xuất phát từ sự tự nguyện, phù hợp với mong muốn và tình cảm của cha mẹ đẻ, phù hợp với lợi ích của người con nuôi. Mọi sự tác động, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép… để có được sự đồng ý của cha mẹ đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi cũng đều không hợp pháp và về nguyên tắc không có giá trị pháp lý.
( Ý chí của người được nhận làm con nuôi
Đối với con nuôi thực tế thì sự đồng ý của đứa trẻ tuy chưa được coi là có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hoặc không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… cũng là yếu tố quan trọng xác lập quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi.
( Ý chí của Nhà nước
Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua sự công nhận (hay không công nhận) quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi thực tế đó thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi (hay từ chối đăng ký nuôi con nuôi) trên cơ sở xem xét các điều kiện nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nuôi con nuôi thực tế được công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Như vậy, việc nuôi con nuôi thực tế là sự gặp gỡ của các ý chí, từ sự mong muốn xác lập quan hệ cha mẹ – con, mong muốn cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, từ tình cảm yêu thương gắn bó với nhau và quan hệ đó được họ hàng, hàng xóm biết và hiện nay được Nhà nước công nhận.
Có quan điểm cho rằng: “Con nuôi thực tế cũng giống như con nuôi trên danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi, (có một số ít trường hợp có văn bản viết tay giữa hai gia đình). Tuy nhiên loại con nuôi này khác với con nuôi trên danh nghĩa là người con nuôi ở hẳn với cha mẹ nuôi và gắn bó với cha mẹ nuôi”. Có thể nhận thấy quan hệ con nuôi thực tế và con nuôi danh nghĩa có dấu hiệu giống nhau là đều không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, song về bản chất của hai quan hệ là khác nhau, cụ thể là:
- Quan hệ con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không phải là một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh. Ngược lại, con nuôi thực tế là một hiện tượng xã hội đã được pháp luật điều chỉnh.
- Quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi (như điều kiện về chủ thể giữa các bên, kinh tế, hoàn cảnh gia đình…), nhưng quan hệ con nuôi thực tế chỉ có thể được công nhận có giá trị pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi nhưng không đăng ký nuôi con nuôi.
- Quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con nuôi thực tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau.
- Quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con theo luật định (khi được công nhận).
Trong thực tế đời sống có thể tồn tại nhiều dạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi để lấy phúc, nuôi con nuôi trên danh nghĩa… Dựa trên những dấu hiệu bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế có thể phân biệt, xác định khi nào một quan hệ nu