Luận văn Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của mycoplasma gallisepticum và chế kháng nguyên, kháng huyết thanh chẩn đoán

Trong sự phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng, với khoảng trên dưới 250 triệu gia cầm hàng năm, ngành chăn nuôi gia cầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm ở nước ta. Chính sách kinh tế thị trường mở cửa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, cũng như sự cạnh tranh mãnh liệt về mọi mặt trong ngành chăn nuôi gia cầm, nhưng sự thiếu kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật xuyên biên giới hay từ vùng này sang vùng khác, đã dẫn đến việc du nhập và xuất hiện nhiều loại bệnh mới ở nước ta. Bệnh dịch đã làm ảnh hưởng rất lớn và nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động thương mại và sức khỏe con người. Chính vì thế, công tác kiểm dịch và phòng chống bệnh ngày càng được quan tâm. Bên cạnh việc tập trung kiểm soát và khống chế các bệnh mới xuất hiện như dịch cúm gia cầm, nổ ra từ cuối năm 2003, các bệnh truyền nhiễm như hội chứng giảm đẻ ở gà (Egg Drop Syndrome), bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis), bệnh viêm sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza) cũng dần được khống chế. Song, vì nhiều lí do khác nhau, việc nghiên cứu chuyên sâu một số bệnh vẫn còn hạn chế, trong đó có bệnh do Mycoplasma ở gia cầm, nguyên nhân chính là Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra

pdf178 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của mycoplasma gallisepticum và chế kháng nguyên, kháng huyết thanh chẩn đoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN THÚ Y ĐÀO THỊ HẢO PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MYCOPLASMA GALLISEPTICUM VÀ CHẾ KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN THÚ Y ĐÀO THỊ HẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MYCOPLASMA GALLISEPTICUM VÀ CHẾ KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC THÚ Y MÃ SỐ: 62 42 50 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. CÙ HỮU PHÚ TS. NGUYỄN NGỌC NHIÊN HÀ NỘI - 2008 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy PGS-TS Cù Hữu Phú và TS Nguyễn Ngọc Nhiên, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận Án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Viện Thú y, cùng các Phòng, Bộ môn, Cơ sở Đào tạo sau đại học, đặc biệt là Bộ môn Vi trùng, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các đề tài khoa học và tiến hành các thí nghiệm liên quan đến Luận Án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGS-TS Trương Văn Dung Giám đốc dự án Jica, GS Kanameda, M., Mr. Kishima, M., Chuyên gia Dự án cũng như Mrs. Imada,I., Viện Thú y Nhật Bản, đã tạo điều kiện cho tôi đến thực tập và triển khai nghiên cứu, chẩn đoán về Mycoplasma là nội dung chính của Luận Án. Tôi xin được chân thành cảm ơn tới GS-TS Phan Thanh Phượng, người thầy đã cho tôi những định hướng nghiên cứu đầu tiên của Luận Án. Tôi luôn ghi nhớ công ơn của cố PGS-TS Lê Văn Tạo, người thầy luôn quan tâm từng bước trong quá trình hoàn thành Luận Án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo cùng cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia, Trạm Nghiên cứu và thử nghiệm thúc ăn gia súc Viện Chăn nuôi, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các nội dung của Luận Án. Tôi xin cảm ơn tất cả các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, gia đình và bè bạn, đặc biệt là chồng và hai con tôi, đã luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành Luận Án. Tác giả Luận Án LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực, do tôi khảo sát nghiên cứu có sự hợp tác và giúp đỡ của tập thể trong và ngoài cơ quan, tôi chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu trong bản luận án này Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2008 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADN Axit deoxyribonucleic Bp Base pair CFU Colony Forming Unit CRD Chronic Respiratory Disease cs Cộng sự GI Growth Inhibition HA Haemagglutination HI HT Haemagglutination inhibition Huyết thanh IFA Indirect Fluorescent Antibody IP Immunoperoxydase IS Infectious Sinusitis hay IS KHT Kháng huyết thanh KN Kháng nguyên MA Mycoplasma Agar MB Mycoplasma Broth MG Mycoplasma gallisepticum MI Mycoplasma ioawe MIT Metabolism Inhibiton Test MM Mycoplasma meleagridis MS Mycoplasma synoviae NDY Nitten Dry Yeast OIE Office International des Epizooties PBS Photsphat Buffered Saline PCR Polymerase Chain Reaction PPLO Pleuro - Pneumo Like - Organism RFLP RA Restriction Flagment Length Polymorphism Rapid Agglutination RPA Rapid Plate Agglutination RSA Rapid Slice Agglutination WB Whole Blood Test MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục ảnh Danh mục bảng Phần mở đầu 1 A. Tính cấp thiết của đề tài 1 B. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Ý nghĩa khoa học 2 Ý nghĩa thực tiễn 3 C. Những đóng góp mới của luận án 3 Phần nội dung 4 Chương 1. Tổng quan tài liệu 4 1.1 Những nghiên cứu về mầm bệnh Mycoplasma gallisepticum(MG) 4 1.1.1 Một số điểm khái quát về Mycoplasma 4 1.1.2 Đặc điểm cấu trúc và huyết thanh học của MG 10 1.1.3 Đặc tính nuôi cấy của MG 11 1.1.4 Đặc tính gây bệnh của MG 11 1.1.5 Đặc tính sinh hoá của MG 12 1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh do Mycoplasma ở gia cầm 14 1.2.1 Tình hình bệnh do Mycoplasma ở gia cầm trên thế giới 14 1.2.2 Tình hình bệnh do Mycoplasma ở Việt Nam 16 1.3 Bệnh do Mycoplasma ở gà 18 1.3.1 Nguyên nhân gây bệnh 18 1.3.2 Cách truyền lây và chất chứa mầm bệnh 22 1.3.3 Loài mắc bệnh và nhân tố ảnh hưởng tới dịch tễ 22 1.3.4 Triệu chứng của bệnh 23 1.3.5 Bệnh tích 26 1.3.6 Chẩn đoán 29 1.3.7 Điều trị 34 1.3.8 Biện pháp khống chế bệnh 35 1.4 Đặc tính miễn dịch của cơ thể gà trong bệnh do Mycoplasma 39 1.4.1 Đặc điểm về sự di truyền của các globulin miễn dịch từ mẹ sang con 39 1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch 41 Chương 2. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 43 2.1 Nội dung nghiên cứu 2.1.1 Phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hoá học của MG 2.1.2 Chế tạo và sử dụng kháng nguyên tự chế để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh Chronic Respiratory Disease (CRD) ở một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp 2.1.3 Chế kháng huyết thanh chẩn đoán và ứng dụng xác định vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG), Mycoplasma synoviae (MS) phân lập được 43 43 43 43 2.2 Nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 43 43 2.2.2 Nguyên liệu 2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44 45 2.3 Phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1 Phương pháp lấy và xử lý mẫu 45 2.3.2 Phương pháp phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hoá học của MG 45 2.3.3 Phương pháp phát hiện kháng thể 48 2.3.4 Phương pháp xác định kháng nguyên 49 2.3.5 Phương pháp phát hiện MG bằng phản ứng nhân gen Polymerase Chain Reaction (PCR) 51 2.3.6 Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm MG trên gà 54 2.3.7 Phương pháp chế kháng nguyên MG 57 2.3.8 Phương pháp chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ 59 2.3.9 Các phương pháp xử lý số liệu 61 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 62 3.1 Kết quả phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn MG, MS 62 3.1.1 Xác định vi khuẩn MG, MS trên các mẫu bệnh phẩm 62 3.1.2 Giám định vi khuẩn MG, MS phân lập được 72 3.1.3 Gây nhiễm bằng MG trên gà để chọn chủng chế kháng nguyên 84 3.2 Chế kháng nguyên MG và đánh giá chất lượng kháng nguyên MG 89 3.2.1 Kết quả chế kháng nguyên 89 3.2.2 Xác định độ đặc hiệu của kháng nguyên 92 3.2.3 So sánh độ nhạy của kháng nguyên tự chế với kháng nguyên của hãng Intervet- Hà Lan 93 3.2.4 Đánh giá chất lượng của kháng nguyên MG tự chế, so sánh với kháng nguyên của hãng Intervet- Hà Lan 94 3.2.5 Xác định tỷ lệ nhiễm MG ở một số giống gà bằng kháng nguyên tự chế 101 3.3 Chế kháng huyết thanh chẩn đoán và ứng dụng xác định vi khuẩn MG, MS phân lập được 106 3.3.1 Chế kháng huyết thanh chẩn đoán 106 3.3.2 Ứng dụng kháng huyết thanh tự chế để xác định vi khuẩn MG, MS phân lập được 110 Kết luận và đề nghị 112 I. Kết luận 112 II. Đề nghị 112 Các công trình liên quan 113 Tài liệu tham khảo 114 Phụ lục 133 DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG SỐ TÊN BẢNG TRANG 1.1 Các đặc điểm phân biệt của giống Mycoplasma 7 1.2 Các đại diện Mycoplasma gây bệnh ở một số động vật 8 1.3 Các loài Mycoplasma phân lập từ gia cầm 9 1.4 Đặc điểm và tính chất của các serotype Mycoplasma ở gia cầm 15 1.5 Tính chất sinh hoá của Mycoplasma ở gia cầm 16 2.1 Thành phần các chất trong phản ứng PCR xác định MG, MS 53 2.2 Điều kiện trong phản ứng PCR xác định MG, MS 53 2.3 Gây nhiễm thực nghiệm MG trên gà 55 2.4 Quy trình gây miễn dịch trên thỏ 60 3.1 Xác định vi khuẩn MG, MS từ máu và dịch họng theo lứa tuổi 63 3.2 Xác định vi khuẩn MG, MS từ máu và dịch họng ở các cơ sở chăn nuôi 67 3.3 Phân lập vi khuẩn MG, MS từ mẫu phổi 70 3.4 Kiểm tra một số đặc tính sinh hoá và khả năng lên men đường của các chủng MG, MS phân lập được 76 3.5 Giám định các chủng MG, MS phân lập bằng phương pháp phát hiện kháng thể 77 3.6 Giám định các chủng MG, MS phân lập bằng phương pháp xác định kháng nguyên 78 3.7 Giám định vi khuẩn phân lập được bằng phản ứng PCR 81 3.8 Kết quả giám định serotype của các chủng MG phân lập 83 3.9 Ứng dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau sau gây nhiễm MG 85 3.10 Đánh giá kết quả của các phương pháp sau 35 ngày gây nhiễm 86 3.11 Kết quả giám định vi khuẩn 88 3.12 Xác định độ thuần khiết, vô trùng của canh khuẩn chế kháng nguyên 91 3.13 Kết quả xác định khả năng ngưng kết ở các lô KN trước và sau khi bảo quản trong tủ lạnh 92 3.14 Xác định độ đặc hiệu của kháng nguyên 93 3.15 So sánh độ nhạy của kháng nguyên tự chế với kháng nguyên Intervet 94 3.16 So sánh sự ngưng kết giữa các lô KN tự chế và KN Intervet bằng phản ứng ngưng kết toàn huyết 95 3.17 So sánh sự ngưng kết giữa KN tự chế và KN Intervet bằng phản ứng ngưng kết huyết thanh nhanh 96 3.18 Xác định nồng độ tối ưu của KN tự chế với huyết thanh dương tính 98 3.19 Xác định hiệu giá ngưng kết của huyết thanh dương tính bằng KN tự chế và KN Intervet- Hà Lan 100 3.20 Tỷ lệ nhiễm MG ở một số giống gà 101 3.21 Kết quả kiểm tra tỷ lệ nhiễm CRD bằng KN tự chế và xác định vi khuẩn MG từ dịch họng bằng phương pháp PCR 102 3.22 Kết quả xác định kháng thể trong máu của gà được tiêm vacxin Nobilis® MGINAC 103 3.23 Thu hoạch kháng huyết thanh 107 3.24 Kiểm tra chất lượng kháng huyết thanh bằng phản ứng ngưng kết nhanh 107 3.25 Xác định hiệu giá ngưng kết của kháng huyết thanh 108 3.26 Xác định kháng huyết thanh bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch 109 3.27 Ứng dụng KHT MG, KHT MS tự chế để xác định các chủng Mycoplasma phân lập được 110 DANH MỤC ẢNH SỐ TÊN ẢNH TRANG 3.1 Phản ứng Multiplex PCR xác định MG, MS trong bệnh phẩm 64 3.2 Khuẩn lạc MS 75 3.3 Khuẩn lạc MG 75 3.4 Giám định MG, MS phân lập bằng phương pháp PCR 82 3.5 Khuẩn lạc MG, MS nhuộm Immunoperoxidaza 133 3.6 Phản ứng lên men đường 134 3.7 Phản ứng khuếch tán trên thạch 134 3.8 Lấy mẫu máu 135 3.9 Huyết thanh làm phản ứng ngưng kết nhanh 135 3.10 Phản ứng ngưng kết và ức chế ngưng kết hồng cầu 135 3.11 Nhân truyền giống qua trứng 136 3.12 Giết thỏ thu hoạch kháng huyết thanh 136 3.13 Chuẩn bị cấy chuyển giống chế kháng nguyên 136 3.14 Kiểm tra giống trên môi trường MA 137 3.15 Kết quả phản ứng ngưng kết khi pha loãng kháng nguyên 137 3.16 Sản phẩm kháng nguyên MG tự chế 137 1 PHẦN MỞ ĐẦU A. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng, với khoảng trên dưới 250 triệu gia cầm hàng năm, ngành chăn nuôi gia cầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm ở nước ta. Chính sách kinh tế thị trường mở cửa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, cũng như sự cạnh tranh mãnh liệt về mọi mặt trong ngành chăn nuôi gia cầm, nhưng sự thiếu kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật xuyên biên giới hay từ vùng này sang vùng khác, đã dẫn đến việc du nhập và xuất hiện nhiều loại bệnh mới ở nước ta. Bệnh dịch đã làm ảnh hưởng rất lớn và nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động thương mại và sức khỏe con người. Chính vì thế, công tác kiểm dịch và phòng chống bệnh ngày càng được quan tâm. Bên cạnh việc tập trung kiểm soát và khống chế các bệnh mới xuất hiện như dịch cúm gia cầm, nổ ra từ cuối năm 2003, các bệnh truyền nhiễm như hội chứng giảm đẻ ở gà (Egg Drop Syndrome), bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis), bệnh viêm sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza) cũng dần được khống chế. Song, vì nhiều lí do khác nhau, việc nghiên cứu chuyên sâu một số bệnh vẫn còn hạn chế, trong đó có bệnh do Mycoplasma ở gia cầm, nguyên nhân chính là Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Bệnh làm giảm sức đề kháng của gà, giảm chất lượng và tỷ lệ thịt xẻ của đàn gà thịt. Trong đàn mái đẻ, bệnh ở dạng ẩn tính làm giảm tỷ lệ trứng, tăng tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp nở hoặc gà con nở ra không khoẻ mạnh. Đối với gà con, bệnh gây chết tỷ lệ không cao, chủ yếu là giảm khả năng sinh trưởng làm cho gà kém phát triển và tiêu tốn nhiều thức ăn trong chăn nuôi, 2 tạo cơ hội cho các bệnh khác phát triển. Với các trại gà lớn, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng và bệnh tích mà triệu chứng của bệnh chủ yếu ở dạng ẩn tính, biểu hiện không rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho người làm công tác thú y. Ở một số trại gà giống, việc chẩn đoán bằng phản ứng ngưng kết nhanh đã được thực hiện, nhưng kháng nguyên Mycoplasma dùng để chẩn đoán vẫn phải nhập từ nước ngoài với giá thành cao nên ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, các loại kháng huyết thanh dùng để định týp vi khuẩn trong phòng thí nghiệm cũng phải nhập ngoại nên không được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm. Trong công tác chẩn đoán, việc phân lập ra vi khuẩn, xác định các đặc tính gây bệnh của mầm bệnh, nhằm mục đích phát hiện sớm và tìm ra hướng phòng và trị bệnh có hiệu quả luôn là những việc làm cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của Mycoplasma gallisepticum và chế kháng nguyên, kháng huyết thanh chẩn đoán” B. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Kết quả nghiên cứu của đề tài có những ý nghĩa khoa học sau đây: - Bổ sung những tư liệu về bệnh do Mycoplasma ở gà trong điều kiện chăn nuôi hiÖn nay ở Việt Nam. - Xác định được các chủng Mycoplasma phổ biến gây bệnh trên đàn gà chăn nuôi cụ thể ở Việt Nam và vai trò của chúng trong hội chứng bệnh đường hô hấp của gà. - Nghiên cứu được quy trình chế tạo kháng nguyên, kháng huyết thanh cho chẩn đoán bệnh. 3 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Đưa ra các phương pháp chẩn đoán và giám định Mycoplasma, có thể xây dựng thành quy trình thường quy. - Chế tạo thành công chế phẩm kháng nguyên và kháng huyết thanh giúp cho việc chẩn đoán Mycoplasmosis nhanh và chi phÝ giảm so với việc sử dụng các chế phẩm tương tự ngoại nhập. C. Những đóng góp mới của luận án: Luận án đã có một số đóng góp mới sau: - Phân lập và xác định được các chủng Mycoplasma phổ biến gây bệnh trên đàn gà nuôi tại Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng phương pháp thường quy chẩn đoán bệnh do Mycoplasma. - Lần đầu tiên nghiên cứu chế tạo được kháng nguyên và kháng huyết thanh phục vụ chẩn đoán bệnh do Mycoplasma ở gà tại nước ta. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Những nghiên cứu về mầm bệnh Mycoplasma gallisepticum (MG) 1.1.1 Một số điểm khái quát về Mycoplasma Trong phân loại học, Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes (Mollis có nghĩa là mềm, cutes có nghĩa là vỏ bọc, da). Lớp vi khuẩn này có khoảng 176 loài, chúng phân bố rộng trong tự nhiên gây bệnh ở động vật có vú, chim, bò sát, chân đốt, thực vật và cá (Dybvig và Voelker, 1996)[48]. Hệ thống phân loại của Mycoplasma trong lớp Mollicutes được xác định như sau ( Razin và cs, 1998)[123] (xem sơ đồ trang bên). Theo phân loại, Mycoplasma là vi sinh vật có vị trí xếp giữa vi khuẩn và virus. Mycoplasma là vi thể sống có thành tế bào không ổn định, chúng được bao bọc bởi màng Plasma gồm các thành phần protein, glycoprotein, glycolipit và phospholipit, hình dạng lúc là hình cầu, hình xoắn, lúc là hình sợi hoặc vòng, kích thước tối thiểu có đường kính 0,3 μm nhưng do hình dạng luôn thay đổi nên có thể qua lọc màng lọc 0,22 μm, Mycoplasma là vi trùng có khả năng tự nhân đôi với kích thước nhỏ nhất (Yoder và Hofstad, 1964)[154], (Razin, 1992)[122]. Mycoplasma không giống với virus ở chỗ chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường nhân tạo không có tế bào. Trước kia, Mycoplasma thường bị nhầm với vi khuẩn dạng L (L-form bacteria), dạng vi khuẩn không có thành tế bào, nhưng vi khuẩn dạng L không có sterols ở trong màng nguyên sinh và chúng có thể chuyển thành dạng có thành tế bào khi thay đổi môi trường sống. Để phân biệt giữa vi khuẩn dạng L-form với Mycoplasma có thể làm như sau: 5 En to m op la sm a ta ce a Entomoplasma (5 loài) Mesoplasma (12 loài) Spiroplasma (33 loài) Acholeplasma (13 loài) A ch ol ep la sm a ta ce ae A na er op la sm a ta le s A na er op la sm a ce ae Anaeroplasma (4 loài) Asteroleplasma (1 loài) A ch ol ep la sm a ta le s En to m op la sm ta le s M ol lic ut es Sp iro pl as m at ac ea e ac ea M yc op la sm a ta le s M yc op la sm a ta ce ae Mycoplasma (102 loài) Ureaplasma (6 loài) H ệ th ốn g ph ân lo ại M yc op la sm a (R az in v à cs 1 99 8) [1 23 ] 6 - Cấy chuyển vi khuẩn nghi dạng L-form sang môi trường không có kháng sinh, vi khuẩn L-form sẽ trở lại khuẩn lạc bình thường có thể qua 5 lần cấy chuyển. - Nhuộm khuẩn lạc với thuốc nhuộm để nhận biết vi khuẩn và phân biệt Mycoplasma với vi khuẩn dạng L-form, khuẩn lạc Mycoplasma giữ màu thuốc nhuộm, khuẩn lạc vi khuẩn dạng L-form làm mất màu thuốc nhuộm. Mycoplasma có khả năng kháng lại những kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào, nhạy cảm với các chất tẩy, cồn, kháng thể, bổ thể (Maniloff và cs, 1992)[98]. Mycoplasma đòi hỏi thành phần dinh dưỡng khá nghiêm ngặt trong quá trình nuôi cấy, có xu hướng thâm nhập và phát triển sâu vào trong môi trường thạch. Ảnh minh hoạ: Khuẩn lạc Mycoplasma Không có bất cứ một loại môi trường nào có thể phù hợp với tất cả các Mycoplasma, nhưng hầu hết các môi trường nuôi cấy Mycoplasma đều được chuẩn bị từ các thành phần chính là nước chiết tim bê, péptôn, chất chiết nấm men, huyết thanh và các thành phần khác. Nhu cầu cholesterol trong thành phần môi trường nuôi cấy là một đặc điểm để phân loại Mycoplasma. (Bảng 1.1) Khuẩn lạc phát triển trong thạch Vùng trung tâm Vùng ngoại vi Bề mặt thạch 7 Bảng 1.1: Các đặc điểm phân biệt của giống Mycoplasma (Mollicutes) (Razin và cs, 1998)[123] Giống Cần Cholesterol Nơi cư trú Các đặc điểm khác Mycoplasma + Động vật Nhiều loài là tác nhân gây bệnh ở ĐV. pH 7.5 Ureaplasma + Động vật Một số gắn với bệnh tật pH 6.0 Sản sinh Urea Acholeplasma - ĐV, đất và nước thải Sống hoại sinh. Spiroplasma + TV, côn trùng Dạng xoắn ốc và di động. Anaeroplasma v Dạ cỏ cừu và trâu bò Sống hội sinh, kỵ khí. (+): Cần Cholesterol; (-): Không cần Cholesterol; v= Thay đổi về nhu cầu Cholesterol. ĐV: Động vật . TV: Thực vật Các loài Mycoplasma gây bệnh chủ yếu ở đường hô hấp của người và động vật, chúng tập trung ở niêm mạc, màng nhầy của vật chủ, trong khi đó các giống Ureaplasma gây bệnh cho người và động vật chủ yếu ở đường tiết niệu và trong quá trình trao đổi chất, chúng cần urea, các giống Spiroplasma gây bệnh trên thực vật và côn trùng, còn các giống Acholeplasma gây bệnh chủ yếu cho động vật, một số ít gây bệnh cho thực vật và côn trùng, ngoài ra chúng còn được tìm thấy ở ngoài tự nhiên như trong phân, nước cống. Cùng với khả năng gây bệnh trên người và động vật, Mycoplasma còn có trong các chế phẩm sinh học như vacxin, môi trường nuôi cấy tế bào và gây ra những khó khăn rất lớn trong nghiên cứu cũng như trong công nghệ sinh học sử dụng tế bào nuôi. Các đại diện Mycoplasma gây bệnh ở một số động vật được trình bày ở bảng 1.2 8 Bảng 1.2 : Các đại diện Mycoplasma gây bệnh ở một số động vật có vú (Theo Razin và cs, 1998) [123] Vật chủ Bệnh Căn nguyên Trâu, bò Viêm phổi M.mycoides,M.bovis, M.dispa. Ureaplasmas Viêm khớp M.bovis, M.bovigenitalium Viêm vú M.bovis, M.canifornicum Sảy thai M.bovis Viêm âm đạo Ureaplasmas, M.bovigenitalium Chưa xác định rõ M.bovirhinis M.alkalescens, M.arginini, M.modicum,
Luận văn liên quan