Luận văn Phân tích hiệu quả cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa khu vực và trên thếgiới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tưvà phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sựphát triển bền vững. Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO nền kinh tếcàng phát triển mạnh mẻhơn, điều này tạo ra cơhội lớn đểphát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn, thửthách đòi hỏi ta phải vượt qua. Đểtận dụng cơhội và vượt qua thửthách cần phải phát huy sức mạnh nội lực của đất nước, đểphát huy được sức mạnh nội lực đòi hỏi sựtham gia của mọi tầng lớp dân cư. Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tếbất kỳdoanh nghiệp nào cũng cần vốn do đó đòi hỏi phải có sựhỗtrợvốn từphía Ngân hàng, chứng tỏNgân hàng có một vịtrí cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Mọi hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng nói riêng đều cùng một mục tiêu là tạo ra lợi nhuận. Thông qua hiệu quả cho vay của Ngân hàng không những giúp ta thấy được hiệu quảhoạt động của Ngân hàng mà còn phản ánh hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, các tổchức kinh tếvà các thành phần kinh tế. Do đó đạt hiệu quảcho vay và nâng cao hiệu quảcho vay luôn là vấn đề được sựquan tâm của các Ngân hàng và nó trởthành điều kiện tất yếu đểNgân hàng tồn tại và phát triển.

pdf70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S THÁI VĂN ĐẠI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN MSSV: 4043135 Lớp: Kế Toán 01 Khóa 30 Cần Thơ – 2008 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 1 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Cùng với xu hướng toàn cầu hóa khu vực và trên thế giới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO nền kinh tế càng phát triển mạnh mẻ hơn, điều này tạo ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn, thử thách đòi hỏi ta phải vượt qua. Để tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách cần phải phát huy sức mạnh nội lực của đất nước, để phát huy được sức mạnh nội lực đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư. Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần vốn do đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng, chứng tỏ Ngân hàng có một vị trí cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mọi hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng nói riêng đều cùng một mục tiêu là tạo ra lợi nhuận. Thông qua hiệu quả cho vay của Ngân hàng không những giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế. Do đó đạt hiệu quả cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay luôn là vấn đề được sự quan tâm của các Ngân hàng và nó trở thành điều kiện tất yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, vừa có thể trồng trọt, chăn nuôi lại có tiềm năng về thủy sản vì Trà Vinh vừa có biển vừa có nước ngọt quanh năm nên thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2007 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh tiếp tục ổn định và phát triển, các cơ chế chính sách của Nhà nước và Ngân hàng ngày LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 2 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN càng hoàn thiện, công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi, chủ động hơn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù tỉnh Trà Vinh là tỉnh nghèo, thu nhập của đa số người dân còn thấp nên khả năng tích lũy kém, sản phẩm công nghệ còn thấp kém, bên cạnh đó các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khả năng mở rộng phát triển sản xuất và năng lực hoạt động còn hạn chế, từ đó có rất ít dự án đầu tư. Chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng để đẩy mạnh phát triển tiềm năng của mình. Khi một nền kinh tế phát triển và có nhu cầu về vốn thì vai trò của Ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn, và với chức năng là mạch máu lưu thông nền kinh tế càng được thể hiện rõ nét. Với phương châm “ đi vay để cho vay ” thì cho vay là hoạt động chính nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, chính vì vậy mà cho vay đạt hiệu quả như thế nào là vấn đề rất quan trọng đối với Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, đồng thời góp phần hỗ trợ vốn phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu nhằm giúp Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay của mình đồng thời nâng cao lợi nhuận, từ đó có những kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả cho vay và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh (MHB Trà Vinh). 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - So sánh, phân tích biến động các khoản mục cho vay: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo địa bàn và theo thời hạn cho vay qua 3 năm ( 2005 – 2007). - Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh. - Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 3 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình cho vay của Ngân hàng trong 3 năm ( 2005 – 2007 ) được thực hiện như thế nào ? - Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ xấu qua 3 năm ( 2005 – 2007 ) biến động như thế nào? biện pháp nào nhằm thu hồi nợ xấu tại MHB Trà Vinh? - Hoạt động cho vay của MHB Trà Vinh đạt hiệu quả như thế nào? - Biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian khoảng 3 tháng thực tập tại Ngân hàng ( từ 11/2/2008 đến 25/4/2008). - Sử dụng các số liệu về tình hình cho vay năm 2005 – 2007 và các tài liệu khác phục vụ cho việc phân tích từ phòng kế toán và phòng tín dụng của Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh. 1.4.2. Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh. - Địa chỉ: 57 Phạm Hồng Thái, phường 3, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo địa bàn và theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Tham khảo tiểu luận và luận văn sau: - Tiểu luận: Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ SVTH: Dương Trung Nghĩa, lớp tài chính K27, Trường ĐHCT Theo sinh viên Dương Trung Nghĩa hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ hoạt động khá hiệu quả, dư nợ trung và dài hạn tăng cao do Ngân hàng làm tốt công tác thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Đánh giá thu nhập, chi phí, doanh thu của Ngân hàng các năm. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại MHB Cần Thơ. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 4 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - Luận Văn : Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh huyện Ô Môn SVTH: Đặng Nguyên Hưng, lớp Tài chính K28, Trường ĐHCT Tác giả đã phân tích được tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng MHB chi nhánh Ô Môn, đánh giá thu nhập, chí phí, doanh thu của Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích trên tác giả đã đưa ra những nhận xét về vấn đề phân tích, đồng thời đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá được tình hình cho vay, thu nợ, nợ xấu tại MHB Ô Môn, để từ đó đưa ra giải pháp. Ngoài ra, còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay như: doanh số thu nợ / doanh số cho vay, tổng dư nợ / tổng tài sản, nợ xấu / tổng dư nợ…. Luận văn này đi sâu phân tích hiệu quả cho vay tại MHB Trà Vinh, bên cạnh việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình nguồn vốn, tình hình cho vay, luận văn còn bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay như: thu nhập lãi / chi phí lãi, thu nhập lãi / tài sản, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi khác, đồng thời còn phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 5 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân trong nền kinh tế hàng hoá. Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán….dựa vào lời hứa sẽ thanh toán lại trong tương lai của bên kia ( thụ trái - người cho vay) Như vậy, “ tín dụng ” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất. Đều phản ánh một bên là người đi vay, một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. 2.1.1.2. Phân loại tín dụng a. Căn cứ vào thời hạn của tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được dùng cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ sản xuất và các doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, dùng để cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và có thời hạn thu hồi vốn nhanh. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 6 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến mở rộng sản xuất có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình cơ sở hạ tầng (đường, cầu, các công trình công cộng khác….) Đối với hình thức cho vay trung hạn và dài hạn thì việc trả nợ được phân làm nhiều kỳ, căn cứ vào tiến trình trích khấu hao cơ bản và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng nông nghiệp: Là loại tín dụng cho vay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, thường áp dụng cho vay theo vụ, mùa để hộ sản xuất chi tiêu về nhu cầu cần thiết. c. Căn cứ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng - Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay. - Tín dụng không có đảm bảo: là loại tín dụng có sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ Ngân hàng cho khách hàng vay vốn. 2.1.2. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với vốn cho vay phát ra trong một kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính bằng: tháng, quý, năm. Về bản chất, lợi tức là một phần lợi nhuận được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất vật chất mà người đi vay trả cho người cho vay theo mức đã sử dụng vào quá trình sản xuất. Lợi tức là một phần của lợi nhuận được biểu hiện ra bên ngoài như “giá cả ” của tiền tệ. Tiền lãi mà bên vay phải trả được tính trên số tiền vay theo lãi suất và tính trên số dư hàng ngày của tiền vay trên cơ sở một năm. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 7 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Có hai cách tính lãi: Lãi đơn: được áp dụng với những khoản vay mà việc tính lãi và trả lãi được thực hiện cho từng kỳ hạn trả nợ. Công thức tính: Lãi kép: số lãi thu được sau N chu kỳ cho cách tính lãi kép: Trong đó: I: Số lãi phải trả Vo: Vốn gốc Ls: Lãi suất N: Thời hạn 2.1.3. Vai trò và sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 2.1.3.1. Vai trò Tín dụng góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của nhân dân, là người bạn đắc lực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, là người bạn đường trong tiến trình phát triển kinh tế. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Nó giúp cho nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ, trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức vay vốn, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sản xuất…Vì thế tín dụng không chỉ đơn giản là cải thiện đời sống cho nhân dân tạo công ăn việc làm cho xã hội mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội. 2.1.3.2. Sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động tín dụng có vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư nhưng không có vốn hoặc thiếu vốn với những người có vốn hoặc các doanh nghiệp có vốn nhưng không có cơ hội đầu tư, từ các yếu tố đó thì hoạt động tín dụng đã hình thành. Từ những năm thực hiện chính sách mở cửa đến Số lãi phải thu = số nợ gốc * thời gian sử dụng vốn vay * lãi suất I = Vo ( 1+ Ls )N – vo LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 8 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN nay ở Việt Nam đã hình thành nhiều hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang đi vào hoạt động trong cả nước. Khi xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành Ngân hàng và các tổ chức tín dụng chủ trương đổi mới hoạt động của mình nhằm từng bước hội nhập với thị trường tiền tệ khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quản lí ngoại hối thống nhất, tập trung, minh bạch, từng bước kịp thời và phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ trong tình hình mới. 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng 2.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay a. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay vốn chưa thu hồi. b. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. c. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ Ngân hàng so sánh giữa 2 chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. d. Nợ xấu Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu (NPL) là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. e. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ( % ) Chỉ số này xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 9 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Dư nợ Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động = * 100% Vốn huy động f. Hệ số thu nợ (%) Nó phản ánh hoạt động thu nợ của Ngân hàng với hoạt động cho vay. Nó phản cho ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Nếu hệ số thu nợ cao thì khả năng thu hổi vốn của Ngân hàng càng nhanh, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là tốt và ngược lại. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = * 100% Doanh số cho vay g. Hệ số rủi ro tín dụng (%) Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì nợ xấu trên tổng dư nợ của một Ngân hàng tối đa là 5%. Nợ xấu hệ số rủi ro tín dụng = * 100% Tổng dư nợ h. . Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Chỉ tiêu này cho biết độ luân chuyển tín dụng, thời gian thu hồi vốn vay nhanh hay chậm. Đồng thời, cho ta thấy được hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = * 100% Dư nợ bình quân LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 10 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN 2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng a. Hệ số chênh lệch lãi (%) * 100% Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản có trong việc tạo ra mức lãi ròng. Mức lãi ròng được các nhà quản lý Ngân hàng theo dõi chặt chẽ bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán được khả năng sinh lãi của Ngân hàng. Tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của Ngân hàng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng từ lãi suất. b. Hiệu quả đầu tư vào thu lãi Thu nhập lãi Hiệu quả đầu tư vào thu lãi = x 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường sự luân chuyển của tổng tài sản, đánh giá Ngân hàng sử dụng tài sản của mình như thế nào. c. Chi phí lãi trên Tổng tài sản Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được Ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận Ngân hàng trong tương lai. Tổng chi phí lãi Chi phí lãi / Tổng tài sản = x 100% Tổng tài sản d. Thu nhập lãi trên chi phí lãi (lần) Thu nhập lãi Thu nhập lãi / chi phí lãi = x 100% chi phí lãi Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mà Ngân hàng bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Hệ số chênh lệch lãi (%) Thu nhập lãi ròng Tổng tài sản = LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 11 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN e. Thu nhập lãi ròng / số cán bộ Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh năng suất lao động của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập lãi ròng, chỉ số này tăng chứng tỏ chất lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao nên cho vay đạt hiệu quả cao. f. Thu nhập lãi ròng / dư nợ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh những khoản vay mà Ngân hàng chưa thu được trong việc tạo ra thu nhập ròng, có nghĩa là nếu những khoản vay này thu hồi được thì sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập ròng cho Ngân hàng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Luận văn được thực hiện tại Ngân hàng phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán và phòng tín dụng như: báo cáo thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh; cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn; báo cáo tổng kết cuối năm, sau đó tiến hành nghiên cứu, so sánh, phân tích và xử lý. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. 8y = y1 - yo Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau 8y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THS.THÁI VĂN ĐẠI 12 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN + Phương pháp so sánh bằng số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 – y0 8y = * 100% y0 Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau. 8y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp đánh giá cá biệt: phương pháp này được thực hiện sâu theo từng vấn đề, từng chỉ tiêu, từng hiện tượng. Nó thường được áp dụng khi có những thay đổi bất thường nhằm đánh giá, tìm hiểu bản chất của vấn đề. - Thống kê, tổng hợp số liệu, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích tài chính.
Luận văn liên quan