Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

1.1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25% GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, sinh sống trên diện tích 147.500 ha. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn thì tỉnh Vĩnh Long có đến trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay Vĩnh Long là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú, nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và hiện nay cầu Cần Thơ đang được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước, từ đó đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà Long Hồ là huyện điển hình của Vĩnh Long. Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Long Hồ đã không ngừng tăng cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân Long Hồ vẫn là vấn đề vốn sản xuất. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với nông dân. Chính vì vậy, NHNo & PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho người dân của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2004-2006, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long qua 3 năm 2004-2006 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 - Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thời hạn tín dụng, theo từng ngành trong 3 năm: 2004 – 2006. - Phân tích hiệu quả tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. 1.3. Câu hỏi cần kiểm định: Để tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm, trước tiên cần kiểm định các câu hỏi sau: - Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? - Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hay không? - Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? - Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không? - Tình hình huy động vốn của ngân hàng có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có tăng trưởng qua các năm hay không? - Và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ngày càng hiệu quả hơn hay không? 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1. 4.1. Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2004 – 2006. - Đề tài được nghiên cứu trong thời gian hơn 3 tháng: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007. 1. 4.3. Phạm vi về nội dung Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: - Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ.

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25% GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, sinh sống trên diện tích 147.500 ha. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn thì tỉnh Vĩnh Long có đến trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay Vĩnh Long là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú, nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và hiện nay cầu Cần Thơ đang được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước, từ đó đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà Long Hồ là huyện điển hình của Vĩnh Long. Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Long Hồ đã không ngừng tăng cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân Long Hồ vẫn là vấn đề vốn sản xuất. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với nông dân. Chính vì vậy, NHNo & PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho người dân của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2004-2006, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long qua 3 năm 2004-2006 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thời hạn tín dụng, theo từng ngành trong 3 năm: 2004 – 2006. Phân tích hiệu quả tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. 1.3. Câu hỏi cần kiểm định: Để tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm, trước tiên cần kiểm định các câu hỏi sau: - Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? - Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hay không? - Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? - Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không? - Tình hình huy động vốn của ngân hàng có đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có tăng trưởng qua các năm hay không? - Và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ngày càng hiệu quả hơn hay không? 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1. 4.1. Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2004 – 2006. - Đề tài được nghiên cứu trong thời gian hơn 3 tháng: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007. 1. 4.3. Phạm vi về nội dung Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh. 2.1.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp: ( Khái niệm: Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp ( Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp: * Tính thời vụ Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau: + Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ. + Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và qui trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn. * Chi phí tổ chức cho vay cao: Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là: + Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ. + Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ ( mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…); hiện nay mạng lưới của NHNo & PTNT Việt Nam là lớn nhất cũng chỉ đáp ứng 25% nhu cầu vay của nông nghiệp. + Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. * Ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ,…), làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay. 2.1.1.3 Vai trò của Tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp - Góp phần chuyển dich cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. - Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. - Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ. - Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. - Góp phần tích luỹ cho ngành kinh tế. - Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. - Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn - Tạo công ăn việc làm cho người dân 2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng 2.1.2.1. Điều kiện và đối tượng vay vốn Điều kiện vay vốn - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. - Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở. b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dìa hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. 2.1.2.2. Mục đích tín dụng Để góp phần giảm hiện tượng cho vay nặng lãi đang chèn ép các nhà sản xuất, cá thể, góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, cùng bình đẵng và phát triển trong một trật tự ổn định. Chính vì vậy, Ngân hàng đã xác định mục đích tín dụng là đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Cấp phát tín dụng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Ngoài mục tiêu trên, mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận, hoạt động này nhằm mang lại lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản tín dụng được cấp cho dự án đang hoạt động hiệu quả hay có tính khả thi cao. Về phía khách hàng, khoản tín dụng có ý nghĩa giúp cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định, quy mô hoạt động và lợi nhuận ngày càng cao. 2.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:  Tiền vay phải được sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.  Tiền vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.4. Mức cho vay - Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ Số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác. - Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn. 2.1.2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng Quy trình nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng chỉ mang tính định hướng tổng quát và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý riêng. Tuy nhiên, quy trình cho vay tổng quát của chi nhánh gồm: a) Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. b) Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. c) Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Quyết định cho vay. Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản đảm bảo. Phát tiền vay. Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Thu hồi nợ, gia hạn nợ. Xử lý rủi ro. Thanh lý hợp đồng vay vốn. 1.5.3. Các chỉ tiêu phân tích 1.5.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng; trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Bởi mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau, ...do đó Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. 1.5.3.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ số này càng cao thì được đánh giá càng tốt. 1.5.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. 1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Vòng quay tín dụng của Ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn quay càng nhanh, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại. 1.5.2.5. Lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghĩa là cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện luận văn 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa vào các dữ liệu sau: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Long Hồ năm 2005-2006 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ 2004, 2005, 2006 Niên giám thống kê huyện Long Hồ năm 2005 Sách giáo khoa, Báo, tạp chí, các tài liệu về kinh tế nông nghiệp Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Tổng hợp dữ liệu thu thập. Tiến hành xử lý số liệu Phương pháp mô tả thông qua bảng biểu thống kê Thiết lập bảng, đồ thị, biểu đồ Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm nỗi rõ vấn đề nghiên cứu. Áp dụng phương pháp tỷ số, phương pháp số tuyệt đối, số tương đối qua các năm. ( Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - yo Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. ( Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Chương 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – LONG HỒ 3.1. Giới thiệu về huyện Long Hồ và tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Long Hồ Huyện Long Hồ là một trong 7 huyện - thị của Tỉnh Vĩnh Long, có diện tích đất tự nhiên là 19298,76 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 14448,82 ha Diện tích đất chuyên dùng là: 1194,92 ha Diện tích đất ở là 818,77 ha Diện tích đất chưa sử dụng là 2827,46 ha Với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống kinh rạch chằng chịt tạo nên hệ thống tưới tiêu và thông liên hoàn. Đồng thời, sông rạch với lượng nước ngọt quanh năm ưu đãi cho ruộng lúa, hoa màu cây trái các loại. Ngoài ra, Long Hồ có khí hậu ấm áp và lượng mưa dồi dào. Toàn huyện có 33.593 hộ với 154 ngàn người và hơn 82 ngàn lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm 50 ngàn người, chiếm 32,46%. Số hộ có cơ sở sản xuất kinh doanh là 6.279 hộ, trong đó hộ cơ sở thương nghiệp, dịch vụ 5.161 hộ và hộ cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 833 hộ. Lực lượng lao động trong nông thôn dồi dào với tinh thần cần cù, chịu khó từ đó đã góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp, phát triển kinh tế của huyện. 3.1.2. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Long Hồ 3.1.2.1. Ngành trồng trọt Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa huyện Long Hồ Chỉ tiêu  Đơn vị  2005  2006  2006/2005       %   Diện tích gieo trồng cả năm  Ha  20064,70  19.240,60  -4,11   Năng suất bình quân  Tạ/ha  45,95  44,05  -4,13   Tổng sản lượng  Tấn  92.203,00  84.747,00  -8,09   1. Lúa vụ Đông Xuân   Diện tích gieo trồng  Ha  7226,84  7.119,70  -1,48   Năng suất bình quân  Tạ/ha  61,49  59,48  -3,27   Tổng sản lượng  Tấn  44.419,00  42.347,00  -4,66   2. Lúa Hè Thu   Diện tích gieo trồng  Ha  6.988,33  6.853,33  -1,93   Năng suất bình quân  Tạ/ha  44,04  42,85  -2,70   Tổng sản lượng  Tấn  30,78  29,37  -4,58   3. Lúa Thu Đông   Diện tích gieo trồng  Ha  5.852,50  5.267,60  -9,99   Năng suất bình quân  Tạ/ha  29,06  24,60  -15,35   Tổng sản lượng  Tấn  17.007,00  12.958,30  -23,81   (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội huyện Long Hồ 2006) Cây lúa: Nhìn chung năm 2006, tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm của huyện 19240,6 ha, giảm 4,11% so với diện tích gieo trồng năm 2005. Từ đó dẫn đến tổng sản lượng lúa cả năm giảm 8,09%, tương đương 7.456 tấn. Nguyên nhân là do diện tích gieo trồng các vụ lúa đông xuân, vụ hè thu, cả vụ thu đông đều giảm so với năm 2005. Trong đó: Vụ Đông xuân: diện tích gieo trồng giảm 1,48%, tức 107,14 ha làm cho sản lượng lúa giảm 4,66%. Nguyên nhân là do bà con chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư, lên líp trồng màu, trồng cây lâu năm, đào ao nuôi cá…Mặt khác do lúc sạ bị ảnh hưởng mưa muộn làm chết giống, bà con phải sạ lại nhiều lần, sâu bệnh, dịch hại phát triển mạnh, lúc lúa trổ bị mưa gió gây bệnh lép hạt… Vụ Hè thu: Bên cạnh, sản lượng vụ hè thu cũng giảm đáng kể dẫn đến tổng sản lượng lúa của toàn huyện năm 2006 giảm. Toàn huyện gieo trồng và thu hoạch được 6.853,33 ha đạt 102% so kế hoạch, so
Luận văn liên quan