Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á với đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km và trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Do đó, Việt Nam có tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước. Thực tế cho thấy, trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, cơ cấu; ngoài sản phẩm đông lạnh còn có rất nhiều loại sản phẩm chế biến sẵn; mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu tổng sản phẩm xuất khẩu, sản lượng của các sản phẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm khác ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều doanh nghiệp của VN đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách. Theo số liệu thống kê của Bộ thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 của cả nước ước đạt 2,65 tỷ USD, năm 2006 khoảng 3,2 tỷ USD và năm 2007 là 3,75 tỷ USD. Với kết quả đạt được, Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Từ đó thấy rằng, thủy sản ngày càng trở thành lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế nước ta, thu hút rất nhiều nhân lực và tài lực và cần có nhiều chương trình, dự án nhằm khai thác hiệu quả nguồn tiềm năng. Đặc biệt, đây là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển cũng như đang tiềm ẩn không ít nguy cơ cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các ban ngành có liên quan cần phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành, tập huấn, phổ biến kiến thức về hội nhập cho lao động, mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương nhằm tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thu hút vốn tài trợ đầu tư phát triển ngành. Trong các tỉnh cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Sóc Trăng là tỉnh luôn đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là tỉnh nằm cuối lưu vực sông Hậu tiếp giáp với biển Đông, có trên 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, với dãy rừng ngập mặn ven biển và các cửa sông là nơi cư trú sinh sản của các giống loài thuỷ sản. Do điều kiện tự nhiên Sóc Trăng có nhiều sông, kênh rạch thông ra biển hình thành 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt nên tiềm năng phát triển nuôi thủy sản rất lớn trên 100.000 ha. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hàng chục công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu như: Cty cổ phần thủy sản Stapimex, Cty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, Cty TNHH Kim Anh, Cty TNHH Phương Nam, Cty TNHH Út Xi Trong những năm gần đây, ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nước nói chung, của ngành nói riêng lên cao rất nhiều.

doc96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ______( ( (______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S TRẦN BÁ TRÍ LÊ HOÀNG XUÂN GIAO MSSV:4043420 Lớp: Tài Chính khóa 30 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đã học. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Trần Bá Trí đã tận tình chỉ dẫn, góp ý kiến quý báu cho đề tài của em. Em xin gửi đến Ban Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng lời cảm ơn chân thành về việc tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các anh, chị phòng tín dụng, những người trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Ngân hàng. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, thầy Trần Bá Trí cùng các cô chú, anh, chị ở Ngân hàng dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2008. Sinh viên thực hiện. Lê Hoàng Xuân Giao LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Xuân Giao NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Sóc Trăng, ngày…..tháng…..năm 2008 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên người hướng dẫn: Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên: Mã số sinh viên: Chuyên ngành: Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 200…. NGƯỜI NHẬN XÉT MỤC LỤC trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 Mục tiêu chung 2 Mục tiêu cụ thể 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 Không gian 3 Thời gian nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu 5 2.1.2 Vai trò của ngân hàng 5 2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng 6 2.1.4 Bản chất tín dụng 7 2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng 8 2.1.6 Bộ máy tín dụng – Quá trình cho vay 8 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 11 2.1.8 Khái quát về tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản 12 2.1.9 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17 2.2.2 Phương pháp phân tích 17 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG 19 3.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM 19 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG 19 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng 19 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành 21 3.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21 3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận 22 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007 23 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 23 3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm 27 3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2008 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 35 4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 35 4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 36 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 45 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay 45 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay 49 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 52 4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ so với tổng doanh số thu nợ 52 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ 57 4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 60 4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ 60 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ 64 4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG 66 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 70 4.7.1 Dư nợ / Vốn huy động 70 4.7.2 Hệ số thu nợ 70 4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng 71 4.8 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 71 4.8.1 Rủi ro lãi suất 71 4.8.2 Rủi ro tỷ giá 74 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG 77 5.1 PHÂN TÍCH SWOT 77 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG 79 5.2.1 Đối với khách hàng 79 5.2.2 Đối với nguồn nhân lực 79 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80 6.1 KẾT LUẬN 80 6.2 KIẾN NGHỊ 81 6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành 81 6.2.2 Đối với Ngân hàng 82 6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản 83 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận. 24 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 28 Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng 31 Bảng 4: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp được tài trợ tại Ngân hàng 36 Bảng 5: Tình hình tài trợ xuất khẩu thủy sản 37 Bảng 6: Doanh số cho vay từng khách hàng 39 Bảng 7: Doanh số thu nợ từng khách hàng 41 Bảng 8: Dư nợ của từng khách hàng 43 Bảng 9: Tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số cho vay 46 Bảng 10: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu 50 Bảng 11: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh số cho vay 50 Bảng 12: Tình hình thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số thu nợ 54 Bảng 13: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu 58 Bảng 14: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh số thu nợ 58 Bảng 15: Tình hình dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng dư nợ 61 Bảng 16: Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ tài trợ xuất khẩu 64 Bảng 17: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu dư nợ 64 Bảng 18: Tình hình tài trợ xuất khẩu thủy sản bằng phương thức chiết khấu L/C 68 Bảng 19: Lãi suất USD bình quân 72 Bảng 20: Tỷ giá USD bình quân 74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình vận động của tín dụng 7 Sơ đồ 2: Bộ máy tín dụng 9 Sơ đồ 3: Quá trình cho vay 10 Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 15 Sơ đồ 5: Mạng lưới hoạt động NHNo & PTNT Sóc Trăng 20 Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức 21 Biểu đồ 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng 27 Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 29 Biểu đồ 3: Tình hình hoạt động tín dụng 32 Biểu đồ 4: Tình hình tài trợ xuất khẩu 37 Biểu đồ 5: Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vay 46 Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số thu nợ 54 Biểu đồ 7: Dư nợ tài trợ xuất khẩu so với tổng dư nợ 61 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt DN: doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐVT: đơn vị tính NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NH: Ngân hàng KH: khách hàng TS: thủy sản TTXKTS: tài trợ xuất khẩu thủy sản VN: Việt Nam Tiếng Anh L/C: Letter Credit: thư tín dụng WTO: World Trade Organization: tổ chức thương mại thế giới CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á với đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km và trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Do đó, Việt Nam có tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước. Thực tế cho thấy, trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, cơ cấu; ngoài sản phẩm đông lạnh còn có rất nhiều loại sản phẩm chế biến sẵn; mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu tổng sản phẩm xuất khẩu, sản lượng của các sản phẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm khác ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều doanh nghiệp của VN đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách. Theo số liệu thống kê của Bộ thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 của cả nước ước đạt 2,65 tỷ USD, năm 2006 khoảng 3,2 tỷ USD và năm 2007 là 3,75 tỷ USD. Với kết quả đạt được, Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Từ đó thấy rằng, thủy sản ngày càng trở thành lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế nước ta, thu hút rất nhiều nhân lực và tài lực và cần có nhiều chương trình, dự án nhằm khai thác hiệu quả nguồn tiềm năng. Đặc biệt, đây là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển cũng như đang tiềm ẩn không ít nguy cơ cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các ban ngành có liên quan cần phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành, tập huấn, phổ biến kiến thức về hội nhập cho lao động, mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương nhằm tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thu hút vốn tài trợ đầu tư phát triển ngành. Trong các tỉnh cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Sóc Trăng là tỉnh luôn đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là tỉnh nằm cuối lưu vực sông Hậu tiếp giáp với biển Đông, có trên 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, với dãy rừng ngập mặn ven biển và các cửa sông là nơi cư trú sinh sản của các giống loài thuỷ sản. Do điều kiện tự nhiên Sóc Trăng có nhiều sông, kênh rạch thông ra biển hình thành 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt nên tiềm năng phát triển nuôi thủy sản rất lớn trên 100.000 ha. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hàng chục công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu như: Cty cổ phần thủy sản Stapimex, Cty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, Cty TNHH Kim Anh, Cty TNHH Phương Nam, Cty TNHH Út Xi… Trong những năm gần đây, ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nước nói chung, của ngành nói riêng lên cao rất nhiều. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này được duy trì và phát triển thì nhân tố đóng vai trò quan trọng là sự tài trợ vốn tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT). Do đó, người viết đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài tốt nghiệp để tìm hiểu thêm về tình hình hoạt động của Ngân hàng cũng như tìm hiểu về ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thông qua việc nghiên cứu hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn 2005 – 2007. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. - Phân tích sơ bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ ở lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thuỷ sản so với tổng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tài trợ xuất khẩu. - Phân tích nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản theo phương thức thư tín dụng L/C. - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong công tác tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản. - Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng trong những năm tiếp theo. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại phòng tín dụng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Sóc Trăng 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu phát sinh trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do hoạt động của Ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau mà thời gian thực tập và vốn kiến thức của bản thân lại có hạn nên nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay để hỗ trợ cho việc xuất khẩu thuỷ sản của một số công ty trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2007. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần thơ” của tác giả Liễu Thanh Quý, năm 2003. - Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương An Giang” của tác giả Nguyễn Ngọc Bửu Châu, năm 2003. - Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tỉnh An Giang” của tác giả Lâm Thị Cẩm Thi, năm 2004. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu Có nhiều khái niệm về Ngân hàng. Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán; và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Những chức năng chủ yếu của Ngân hàng đa năng hiện nay là: - Chức năng tín dụng - Chức năng quản lý tiền mặt - Chức năng uỷ thác - Chức năng bảo hiểm - Chức năng môi giới - Chức năng đầu tư và bảo lãnh - Chức năng lập kế hoạch đầu tư - Chức năng thanh toán - Chức năng tiết kiệm 2.1.2 Vai trò của ngân hàng Ngân hàng có những vai trò cơ bản sau: - Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế khác để đầu tư. - Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (phát hành và bù trừ Séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,…) - Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán (phát hành thư tín dụng) - Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán. - Vai trò thực hiện chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ góp phần điều tiết tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu kinh tế xã hội. Có thể nói rằng sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mà xu hướng là chuyển mạnh từ chi phí của thời gian lao động sang chi phí máy móc, số lượng lao động nhìn chung sẽ giảm, máy móc ngày càng đảm nhận nhiều giao dịch thông thường. Ngày nay hoạt động của nhiều ngân hàng điện tử đã mở rộng phạm vi thị trường nhanh - tạo sự rút ngắn về mặt địa lý – các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng phải trực tiếp cạnh tranh để tồn tại. Mặc dù hiện nay ngành ngân hàng trong giai đoạn chuyển tiếp có nhiều thay đổi nhưng con người làm việc trong ngành ngân hàng phải đảm bảo các phẩm chất: trung thực, tin cậy, cẩn thận và sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới trong quá trình đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ của ngân hàng. 2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng a. Tín dụng Là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời hạn nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận. Như vậy trong định nghĩa trên chứa đựng những nội dung sau: - Quan hệ tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, một bên chuyển giao tiền hoặc hàng hoá cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên chuyển giao tiền hoặc hàng hoá được gọi là người cho vay. Bên nhận tiền hay hàng hoá được gọi là người đi vay. - Người đi vay chỉ sử dụng tiền hay hàng hoá trong thời gian nhất định, hết thời hạn cam kết người đi vay phải hoàn trả lại lượng giá trị nêu trên cho người đi vay. Thường thì giá trị khoản trả lớn hơn giá trị khoản vay. Đó là phần lợi tức mà người cho vay nhận được. Quy trình vận động của tín dụng có thể diễn tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình vận động của tín dụng Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các loại chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng. b. Cấp tín dụng Là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 2.1.4 Bản chất tín dụng Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất kỳ phương thức sản xuất nào chăng nữa thì tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như sự chuyển dịch vốn từ một chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác. Từ doanh nghiệp, cá nhân tạm thời thừa vốn đến doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn. Trong quan hệ tín dụng, người vay chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã định. Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Tóm lại: Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên dù vận động theo hình thức nào thì tín dụng cũng mang 3 đặc điểm cơ bản: - Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. - Có thời hạn sử dụng được xác định do thỏa thuận giữa người đi vay và cho vay. - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới dạng lãi tức. 2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng - Là hoạt động kinh doanh chủ yếu, tạo doanh thu lớn nhất của các Tổ chức tín dụng Việt Nam. - Là hoạt động có nhiều bên, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia. - Là hoạt động trên phạm vi rộng (mọi nơi của đất nước và ở ngoài nước). - Là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro, có lúc rủi ro xảy ra nghiêm trọng làm giảm năng lực tài chính của Ngân hàng, làm thua lỗ cho Doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. - Khi tổn thất vốn phải xử lý trách nhiệm người gây ra. - Hoạt động tín dụng phải tuân theo pháp luật, áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. - Tổ chức tín dụng được hướng dẫn cụ thể và qui định thực hiện nhưng không được trái pháp luật. 2.1.6 Bộ máy tín dụng - Quá trình cho vay a. Bộ máy tín dụng - Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình ký hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng. - Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Sơ đồ 2: Bộ máy tín dụng b. Quá trình cho vay Quá trình cho vay có thể mô tả một cách khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Quá trình cho vay 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá
Luận văn liên quan